Hôm 29/2, tờ Rodong Simun của Triều Tiên tuyên bố, nước này vừa thử nghiệm thành công loại tên lửa chống tăng có sức mạnh khủng khiếp.
Theo truyền thông Triều Tiên, loại tên lửa thử nghiệm được miêu tả là loại vũ khí phục vụ chiến tranh du kích, có trọng lượng nhẹ, dễ mang vác và có khả năng bảo vệ Triều Tiên thoát khỏi xe tăng, thiết xa, thậm chí tàu chiến của địch. Trong ảnh: Triều Tiên thử tên lửa chống tăng mới.
Tên lửa này được định danh là Bulsea-2 – trong tiếng Triều Tiên có nghĩa Phượng Hoàng-2. Theo một số trang tin quân sự Mỹ, Phượng Hoàng-2 chính là bản sao tên lửa dẫn đường 9K11 Fagot chống xe tăng được Liên Xô sản xuất từ những năm 1960. Trong ảnh: Triều Tiên thử tên lửa chống tăng mới.
Nguyên bản Fagot có khả năng phá hủy xe tăng NATO trên chiến trường. Loại hỏa tiễn này có tầm bắn 2km và có thể đâm xuyên lớp giáp dày tối đa 58cm. Trong ảnh: Triều Tiên thử tên lửa chống tăng mới.
Dù được coi là bản sao của Fagot nhưng Triều Tiên đã có những cải tiến, đặc biệt ở hệ thống điều khiển khiến dòng tên lửa này trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều. Trong ảnh: Triều Tiên thử tên lửa chống tăng mới.
Cụ thể, trong khi Fagot của người Nga dùng lệnh điều khiển tên lửa từ cần lái được truyền đến quả đạn qua dây dẫn thì với Bulsea-2, Triều Tiên khẳng định tên lửa được dẫn đường bằng laser. Trong ảnh: Triều Tiên thử tên lửa chống tăng mới.
Tên lửa dẫn đường bằng laser chống xe tăng có ưu thế giàn phóng và thiết bị laser có thể đặt ở 2 địa điểm khác nhau. Do đó, trong trường hợp chiến tranh du kích, quân đội Triều Tiên sẽ khiến kẻ thù rất khó đối phó với hệ thống vũ khí này. Trong ảnh: Triều Tiên thử tên lửa chống tăng mới.
Được biết, tổ hợp tên lửa chống tăng Fagot thường gồm 3 thành phần chính: đạn tên lửa 9M111 đặt trong ống phóng; giá phóng 9P135; thiết bị dẫn đường 9S451 và kính ngắm 9Sh119 (phóng đại gấp 10 lần và tầm nhìn 5 lần). Toàn bộ tổ hợp phóng có trọng lượng chỉ 22,5kg.
Trong đó, đạn tên lửa 9M111 có trọng lượng 11,5kg, đường kính thân 120mm, lắp đầu đạn thuốc nổ lõm (hoặc đầu đạn 2 lượng nổ chuyên trị giáp ERA), tốc độ hành trình 186m/s khi ổn định, tầm bắn hiệu quả từ 70-2.500m.
Khi triển khai chiến đấu, giá phóng 3 chân 9P135 sẽ được dựng lên, tiếp đó là khối thiết bị dẫn đường 9S451 được đặt lên trên rồi mới tới ống phóng tên lửa. Thiết bị kính ngắm quang học cho xạ thủ đặt ở bên trái. Khi bắn, một máy phát khí sẽ đẩy lên lửa ra khỏi ống phóng với tốc độ 80m/s. Sau đó, động cơ rocket nhiên liệu rắn tên lửa sẽ kích hoạt đưa nó bay tới mục tiêu.
Lệnh điều khiển tên lửa từ cần lái được truyền đến quả đạn qua dây dẫn. Thiết kế kiểu này đảm bảo tên lửa “miễn trừ” mọi thủ đoạn gây nhiễu của đối phương. Xạ thủ sẽ theo dõi vị trí tên lửa qua một đèn hồng ngoại ở phía sau đuôi tên lửa. Hệ dẫn đường này được đánh giá là có độ chính xác lên đến 90%.
Tuy nhiên, công nghệ này không còn phù hợp với chiến tranh hiện đại đòi hỏi sự cơ động, bất ngờ. Và có thể đây chính là nguyên nhân khiến Triều Tiên không còn dùng dây dẫn để điều khiển tên lửa của mình.
Theo_Báo Đất Việt