Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

Sẽ ra sao nếu Pokemon GO được người Việt phát triển và phát hành tại Việt Nam?

Để được phát hành một sản phẩm game online tại Việt Nam, bất kỳ đơn vị phát hành trong nước nào cũng cần tuân thủ rất rất nhiều bước được quy định trong luật pháp Việt Nam. Hãy thử tưởng tượng, nếu Nintendo là một công ty của Việt Nam, nó sẽ cần làm những gì để ra mắt Pokemon GO ngay trên “sân nhà”?

Những ý tưởng dưới đây được chia sẻ bởi anh Long Vũ (Long Metal) hiện đang làm việc tại NPH Gosu (đang vận hành Cửu Âm Chân Kinh) tại Việt Nam, các yếu tố luật pháp được dẫn theo các văn bản quy định của nhà nước. Game4V  đã xin phép được trích nguyên văn.

Sẽ ra sao nếu Pokemon GO được người Việt phát triển và phát hành tại Việt Nam?

Status của anh Long trên trang cá nhân.

1. Nintendo phải có giấy phép G1 để chứng minh mình có quyền cung cấp trò chơi trực tuyến. Trong đó hồ sơ sẽ bao gồm: Đơn đề nghị cấp phép; Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với ngành nghề tương ứng; Sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm; Đề án cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến, bao gồm các hạng mục như: kế hoạch cung cấp dịch vụ, sơ đồ hệ thống thiết bị, phương thức, kế hoạch kết nối và phân phối trò chơi, mô tả hệ thống thanh toán của trò chơi, phương án đảm bảo dịch vụ, quyền lợi của trò chơi, mô tả hệ thống thiết bị (phần cứng, phần mềm) để đảm bảo an toàn và bảo mật.

Sẽ ra sao nếu Pokemon GO được người Việt phát triển và phát hành tại Việt Nam?

2. Nintendo phải xin phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi G1 tại Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và truyền thông. Trong đó bao gồm: Nhân sự tốt nghiệp từ đại học trở lên quản lý nội dung trò chơi và diễn đàn người chơi; Tên thuần Việt của sản phẩm là gì; mô tả gameplay trò chơi; trích xuất các đoạn hội thoại trong game nhằm tránh vi phạm thuần phong mỹ tục; trích xuất các hình ảnh item, nhân vật nhằm rà soát tính bạo lực; trích xuất hình ảnh nhân vật để xem có 18+ hay không; phương án hạ tầng, phương án chăm sóc khách hàng, hotline hỗ trợ; bảng liệt kê các từ cấm trong game; phương án quản lý giờ chơi, quản lý người chơi, yêu cầu người chơi phải nhập số chứng minh nhân dân thật và trên 18 tuổi; phương án quản lý các đoạn hội thoại trong game.

3. Hệ thống quản lý thanh toán cho các trò chơi điện tử của Nintendo phải đặt tại Việt Nam và kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán của Việt Nam, bảo đảm cập nhật, lưu trữ chính xác, đầy đủ và cho phép người chơi có thể tra cứu được thông tin chi tiết về tài khoản thanh toán của mình.

Sẽ ra sao nếu Pokemon GO được người Việt phát triển và phát hành tại Việt Nam?

4. Thêm logo thông báo game 18+ trong trò chơi theo đúng quy định của bộ đề ra.

5. Thêm các câu cảnh báo “chơi game quá 180 phút có hại cho sức khỏe” và chạy liên tục 15 phút 1 lần.

6. Đối với mỗi bản cập nhật, Nintendo phải xin phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi. Bao gồm các hạng mục như trong mục 2.

7. Trong khoảng thời gian 45 ngày kể từ ngày nộp đơn, trò chơi sẽ có được phê duyệt nội dung kịch bản và được cấp phép tại VN.

8. Yêu cầu phụ: Mỗi bộ hồ sơ nên kèm USB cơ sở dữ liệu, tài liệu kèm theo của sản phẩm.

Có thể thấy, để ra mắt được một sản phẩm game tại thị trường Việt Nam đang cần quá nhiều các thủ tục. Ngược lại, các sản phẩm game nước ngoài lại không phải chịu các quy định này (Pokemon GO chẳng hạn), chính sự thiếu công bằng này đã khiến cho thị trường Game trong nước trở nên khó quản lý, nguồn tiền bị chảy vào túi các đơn vị phát hành nước ngoài (mà không phải chịu thuế).

Theo Game4V

Related Posts: