Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

Chồng nào mà nói: “Việc nhà của vợ, đàn ông chỉ làm việc lớn” thì đúng vừa tệ vừa hèn

Ngay khi sinh con gái, trong niềm vui của người mẹ, trong niềm hạnh phúc vì con ra đời là nỗi lo khôn nguôi. Không phải tôi lo gia đình chồng nói này nọ hay chồng không vui, mà tôi lo cho chính cô con gái bé bỏng của tôi khi phải sống trong một xã hội còn đầy định kiến với quan điểm “trọng nam khinh nữ”.

  Chồng nào mà nói: “Việc nhà của vợ, đàn ông chỉ làm việc lớn” thì đúng vừa tệ vừa hèn

Ảnh minh họa

Câu nói “phụ nữ là khổ” dường như luôn ám ảnh phụ nữ Việt Nam khi mà ngay từ nhỏ những chuẩn mực dành cho con gái đã hà khắc hơn con trai rất nhiều. Con gái phải “ngoan ngoãn”, “đi nhẹ nói khẽ cười duyên”, con gái phải biết phụ mẹ làm việc nhà, trông em, rửa chén, quét nhà… Trong khi con trai thì có quyền chơi, có quyền phá, có quyền không làm việc nhà vì “con trai hiếu động và khó bảo”.

Lớn hơn một chút thì con gái phải đoan trang, thùy mị, phải nữ tính, phải hiền thục, phải biết thu vén, nội trợ… chứ nếu không đến nhà bạn trai nấu không được nồi canh cua thì bị chửi nhục mặt cả dòng tộc chứ chả giỡn. Còn con trai mà chỉ cần giúp mẹ đặt nồi cơm là đã được khen là ngoan là giỏi.

Rồi khi làm vợ, làm mẹ thì mặc nhiên trở thành giúp việc không công cho chồng, cho nhà chồng. Dù cho cũng học hành tử tế, công ăn việc làm ngon lành, kiếm tiền chẳng thua chồng nhưng định kiến “phụ nữ phải nội trợ” vẫn đè nặng trên vai phụ nữ.

“Trong một khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, thì trong mười bốn việc làm ở nhà, phụ nữ – vợ, bà, con gái,… – làm mười hai việc, và đàn ông – cha, ông, con trai,… – làm hai việc. Người ta đùa, bảo đàn ông thì sao mà làm việc nhà, vì sao ư, vì đấy là “việc của đàn bà”, và họ cho rằng nhiệm vụ của mỗi phụ nữ là phải phục dịch người đàn ông nói riêng và cả gia đình nói chung chỉ vì họ là phụ nữ. Vặn vẹo mãi, thì các anh các chú mới bực dọc ông ổng lên rằng với cái khí quân tử tung hoành bốn phương của họ, thì việc quẩn quanh bốn góc nhà là sự sỉ nhục.

Họ bảo họ có việc quan trọng hơn phải làm.

Ô thế việc gì?

Họ bận làm trụ cột.

Ồ, “trụ cột”? Thật thú vị khi người đàn ông vẫn khư khư giữ quan niệm rằng họ là cái chống cột đình trong gia đình khi mà ở xã hội hiện nay, mức độ đóng góp tài chính gia đình giữa vợ và chồng gần như ngang nhau.

Thế tại sao lại có việc này? Ấy là do cả xã hội này đã và đang mặc định rằng đó là việc của đàn ông con trai, là ngay từ khi họ sinh ra với cơ thể nam, họ đã phải gánh trên vai cái trách nhiệm làm trụ cột, dù chỉ là mang tính hình thức.

Định kiến là đây. Định kiến bắt đầu từ đây bạn à. Định kiến bắt đầu từ việc người chồng và người vợ cùng phải đi làm, nhưng người chồng lại có đặc quyền nằm ườn trên sofa vào buổi tối, trong khi người vợ lại quần quật với bao công việc không tên khác. Định kiến bắt đầu từ hai chữ “trụ cột”, cùng sự hãnh diện đến lố bịch của vô số các ông về cái cột đình của mình, và sự cam chịu của các mẹ, các bà, các cô, các chị.”

Chưa hết, là phụ nữ, là vợ thì phải “xây tổ ấm” mặc dù bây giờ việc “xây nhà” đã là việc chung, nhưng việc “xây tổ ấm” vẫn là của riêng phụ nữ mà thôi. Như nhà tôi đây, từ mua cái nhà đến cái xe nhất nhất đều do vợ một tay lo liệu, chồng chỉ góp ý kiến kiểu: “Tùy vợ, vợ cứ xem cái nào được thì nói chồng đi coi cùng”, thế đấy. Thế nhưng, mọi người vẫn nói kiểu: “Lấy chồng giỏi sướng quá, mua được nhà được xe ở cái thành phố này đâu có dễ” hay kiểu “Chắc chồng con này làm lớn lắm chứ nó cũng làm nhân viên như mình sao mua nhà nổi”. Ngại ghê.

Thế nhưng, dù việc lớn việc bé gì cũng đến tay nhưng nếu để tình cảm chồng nhạt nhòa hay gia đình lục đục thì cũng do lỗi của vợ không khéo léo, không quan tâm chồng con, “cơm không ngon, canh không ngọt”… Đấy, cái định kiến nó ghê gớm vậy đấy, thế nên cứ sinh là nữ là tự nhiên đã thấy một tương lai đen tối rồi. 

Ở xã hội này, phụ nữ có giỏi cũng chả được ai công nhận. Ai cũng nghĩ phải dựa vào chồng, vào nhà chồng thì may ra mới sướng chứ sức phụ nữ thì làm được cái gì. Và khi được cả xã hội tung hô như vậy thì mặc nhiên người đàn ông cũng tự cho là mình giỏi, mình đã hoàn thành trách nhiệm rồi, và nếu vợ có đòi hỏi chia sẻ công việc nhà, hay công việc chăm sóc con sẽ bị cho là “đòi hỏi”, là “không biết điều”. Thế nên làm phụ nữ ở Việt Nam là khổ nhất.

Do đó, nói thiệt đẻ con gái tôi thương đứt cả ruột. Tôi muốn nói với con gái tôi rằng: 

“Con này, con đừng bao giờ để cho bản thân mình bị cuốn vào những dòng xoáy của định kiến kia nhé.

Con cũng đừng bao giờ để cho ai đó nói phải làm cái này hay làm cái kia chỉ để theo đúng chuẩn mực, bởi vì điều này: chuẩn mực tuyệt vời nhất là chính là bản thân con. Con chính là người tự đặt ra chuẩn mực cho bản thân và theo đuổi nó chứ không phải ai khác.

Bởi vì

giới tính không phải là một lý do để biện hộ;

giới tính không phải là một lý do để đánh giá, chê trách, hay chỉ trích;

giới tính không phải là một lý do để cảm thấy tự ti hay tủi thân;

giới tính không phải là một lý do để cảm thấy hãnh diện hay tự kiêu;

giới tính chỉ là giới tính.

Và hơn hết, bởi vì bất kỳ ai cũng xứng đáng được lắng nghe, được nói, được tôn trọng và yêu thương một cách bình đẳng, và được tự do thể hiện chính bản thân họ, mà không bị giới tính, hay đúng hơn: định kiến, ràng buộc.”

Theo Webtretho

  • “Nhà nghèo thế kia không có cửa vào nhà này đâu nhé”, 3 năm sau...
  • Nhiều khi tôi chẳng biết mình kiếm tiền để làm gì
  • Sau đêm động phòng, chồng nhếch mép: ‘Không phải vờ vịt, hóa ra tôi cũng là thằng đổ vỏ’
  • Đêm tân hôn, thấy vợ len lén ra ngoài nghe điện thoại, tôi đứng tim khi nghe được nội dung
  • Bẽ bàng bị bạn trai cũ làm nhục ngay trong lễ đính hôn
  • Có lẽ tôi quá lụy tình khi yêu anh là mối tình đầu
  • Chồng hờ hững, vợ có nguy cơ ngã vào vòng tay người cũ
  • Thấy vợ kêu già nua, xấu xí, người chồng đã nói một câu...
  • Vợ và mẹ cùng ở trong đám cháy dữ dội, chồng chỉ lao vào cứu vợ ra để mẹ chết tức tưởi...
  • “Con gái à, Tết đừng về. Hãy ở lại nhà chồng đón Tết nghe con!”

Related Posts: