Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017

Foxconn sẽ tự động hóa hoàn toàn chuỗi sản xuất iPhone

Điều này đồng nghĩa với việc hàng triệu nhân công có thể mất việc, ảnh hưởng lớn đến tương lai sản phẩm này.

Trong một báo cáo mới từ DigiTimes, Dai Jia-peng – một lãnh đạo Foxconn – đã đặt ra kế hoạch 3 giai đoạn, theo đó tự động hóa toàn bộ các dây chuyền sản xuất của họ tại Trung Quốc. 

Ý tưởng cuối cùng là tự động hóa việc sản xuất máy tính cá nhân, màn hình LCD và tất nhiên là cả iPhone, sản phẩm nổi bật nhất của họ.

Theo đó, Foxconn đã thiết kế robot sản xuất riêng với tên gọi Foxbots, và đang cho ra lò hơn 40.000 chiếc. Một vài trong số đó đã đạt "giai đoạn 1", tức hỗ trợ công nhân tại các chuỗi sản xuất. Foxconn cũng đã hoàn thành một chuỗi lắp ráp hoàn toàn tự động – giai đoạn 2 – tại Thành Đô, Trùng Khánh và Trịnh Châu.

Foxconn sẽ tự động hóa hoàn toàn chuỗi sản xuất iPhone

Hình ảnh này có thể nhanh chóng biến mất tại nhà máy Foxconn, Trung Quốc. Ảnh: Fortune.

Giai đoạn 3 sẽ là lúc toàn bộ nhà máy được tự động hóa, chỉ cần vài nhân công để quản lý.

Tự động hóa sẽ giúp tốc độ phát triển của Foxconn tăng vọt, giảm giá thành nhân công về lâu dài. Lượng tiền bạc tiết kiệm được có thể dùng để thâu tóm các thương hiệu nhỏ, như Sharp vừa rồi, biểu trưng cho quá trình chuyển hóa mạnh mẽ quyền lực công nghệ từ tay các gã khổng lồ Nhật Bản.

Hệ quả của nó với toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc có thể chưa chắc chắn. Foxconn đi lên nhờ nguồn nhân công giá rẻ và làm thuê cho các ông lớn từ những năm 1990. Quá trình này đã biến các vùng hẻo lánh thành thành thị và trung tâm công nghiệp, chính sách ít nhiều được chính phủ Trung Quốc ủng hộ.

Quá trình tự động hóa có thể khiến nhân công thất nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế tiêu thụ và thị trường nội địa đang lên của Trung Quốc. Vào tháng 3, Foxconn đã cắt giảm 60.000 lao động sau khi tự động hóa một nhà máy.

Một lãnh đạo Foxconn nói với BBC rằng các công ty khác sẽ "theo tấm gương này".

Tự động hóa cũng gây nhiều xáo trộn kinh tế – chính trị ở Mỹ, vấn đề này có thể còn chứa đựng nhiều hệ quả khổng lồ hơn tại Trung Quốc bởi các khác biệt về thể chế chính trị.

James Fallows từ The Atlantic tháng trước nhận định "sự ổn định ngắn hạn cũng như chính sách dài hạn về công việc, lương bổng và tiêu chuẩn sống" sẽ là "nền tảng của sự lãnh đạo chính phủ".

Lê Phát

Theo Zing

Related Posts:

  • Những smartphone đột phá nhất nửa đầu 2017Làng di động nửa đầu 2017 vẫn chứng kiến nhiều đột phá về thiết kế, tính năng trên smartphone. Ngoài những tên tuổi gạo cội, thị trường còn đón nhận thêm nhiều hãng hoàn toàn mới. Trái với những nhận định rằng thiết kế trên … Read More
  • Pokemon Go vẫn đang ’sống’ tốtGame này gần đây vẫn đứng thứ 2 doanh thu trên App Store tại Mỹ và chưa bao giờ ra khỏi bảng xếp hạng top 10 ứng dụng tại Anh. Khi Pokemon Go ra mắt vào tháng 7/2016, trò chơi này nhanh chóng tạo nên cơn sốt trên t… Read More
  • Thêm một ‘người mới’ muốn vực dậy thương hiệu Nokia tại VNĐại diện HMD Global bày tỏ tham vọng đưa Nokia trở thành thương hiệu smartphone hàng đầu tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất. “Chúng tôi ở đây để nắm bắt trái tim của thế hệ người dùng mới tại Việt Nam”, ông Shane Chiang –… Read More
  • Sự ra đi lặng lẽ của Yahoo – cựu vương Internet13/6 là ngày Yahoo hoàn tất việc "bán mình", bị đổi tên và trở thành bằng chứng cho thấy những tên tuổi lớn trên Internet cũng có lúc lụi tàn.  Cuối tuần trước, hãng Internet Mỹ lừng danh một thời tuyên bố chính thức về… Read More
  • CEO Asus: ‘ZenFone sẽ tập trung vào thiết kế và camera’Giám đốc điều hành Asus – Jerry Shen – khẳng định thiết kế và camera là 2 yếu tố hãng sẽ tập trung nâng cấp để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng ZenFone. Tại triển lãm Computex diễn ra đầu tháng 6 ở Đài Loan, Asus … Read More