Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Cấm xe máy: Nếu người dân quay lại đi xe lam…

Việt Nam có thể cấm xe máy mà quay lại đi xe lam, xe ba gác được không?

Cấm xe máy đi máy bay

Hạn chế phương tiện cá nhân, cụ thể là xe máy và ô tô nhằm mục đích cuối cùng là giảm ách tắc, giảm tai nạn giao thông và giảm ô nhiễm môi trường. Đó cũng chính là những mục tiêu của sự phát triển giao thông bền vững.

Cấm xe máy: Nếu người dân quay lại đi xe lam…

Việt Nam có thể cấm xe máy mà quay lại đi xe lam, xe ba gác được không?

Tuy nhiên, đặt vấn đề phải cấm xe máy ngay lúc này là khó khả thi. PGS.TS Từ Sỹ Sùa – Đại học GTVT Hà Nội cho biết, hiện chúng ta chưa hội tụ đầy đủ cơ sở để tính đến chuyện cấm xe máy. Tất nhiên, chưa hội đủ không có nghĩa là không làm gì, vấn đề của vị chuyên gia là phải tìm ra giải pháp, giải pháp đó phải dựa trên lộ trình cụ thể để thực hiện.

Lộ trình đó là bao giờ có tàu điện ngầm, bao giờ có đường sắt trên cao, đến năm bao nhiêu thì có mấy bãi đỗ xe ngầm, sức chứa của mỗi bãi…

Lộ trình đó phải đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân để người dân không mua sắm xe mới, đồng thời cũng phải tuyên truyền để các nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất xe máy rút dần vốn về nước. Phải làm song song như vậy mới mong mang lại hiệu quả.

Theo vị PGS, ở Việt Nam, trong ba loại xe cá nhân chủ yếu, xe máy vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn. Trong khi, mục tiêu phát triển xe buýt từ này tới năm 2020 phải đáp ứng được 40% nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, hiện xe buýt mới chỉ đáp ứng được khoảng 8%. Như vậy, muốn cấm xe máy phải trả lời được câu hỏi: Cấm rồi người ta đi bằng gì? Không đi xe máy dân có chuyển sang đi ô tô hay đi bằng máy bay?

“Điều kiện tối thiểu phải đạt từ 40-50% mới có thể tính bỏ xe máy được.

Thêm nữa, nguyên tắc trong giao thông là với những thành phố từ một triệu dân trở lên nhất thiết phải làm tàu điện ngầm bởi sức chứa của xe buýt hữu hạn, nếu không ách tắc là tất yếu.

Cấm xe máy: Nếu người dân quay lại đi xe lam…

Xe máy lao lên vỉa hè thoát ùn tắc.

Ngược lại nếu chuyển sang ô tô thì nguy cơ tắc đường còn lớn hơn rất nhiều. Đó đều là những tác nhân gây ùn tắc, không riêng gì xe máy”, PGS Sùa nói.

Vị chuyên gia cho biết thêm, ở một số nước có điều kiện cơ sở hạ tầng nghèo nàn, xe buýt không phát triển nhưng họ đã cấm xe máy thành công nhưng chắc chắn Việt Nam sẽ không muốn đi theo lựa chọn đó.

“Tôi đã đi nhiều nước, có nước đã cấm xe máy trong điều kiện kinh tế, hạ tầng cơ sở còn yếu kém, nghèo nàn hơn Việt Nam rất nhiều. Người dân cũng miễn cưỡng thực hiện nhưng họ quay lại đi xe đạp thồ và đi xe túc túc. Vậy Việt Nam có thể cấm xe máy mà quay lại đi xe lam, xe ba gác được không?”, vị chuyên gia đặt câu hỏi?

Theo vị PGS, đưa ra đề xuất nhưng giải pháp vẫn mang tính hành chính đơn thuần mà chưa tạo ra được sự thay đổi đồng bộ. Trong đó cốt lõi giao thông công cộng vẫn chưa phát triển để người dân có quyền lựa chọn phương tiện thay thế thì không bao giờ hiệu quả. Giải pháp trên chỉ mang tính mệnh lệnh, có thể thực hiện được ý đồ chính trị nhưng không giải tỏa được bức xúc của người dân.

Nói mãi mất thiêng

PGS.TS Từ Sỹ Sùa cho hay, Bắc Kinh – Trung Quốc cũng là một ví dụ để Việt Nam học tập. Tuy nhiên, từ khi nên ý tưởng cấm xe máy, Trung Quốc đã vạch ra những kế hoạch rất cụ thể. Trong đó, các vấn đề về môi trường sinh thái sẽ được giải quyết thế nào, phương tiện công cộng phải đáp ứng ra sao… Tất cả đều được Trung Quốc thực hiện theo lộ trình, rất bài bản. Đấy là lý do Trung Quốc cấm xe máy thành công.

Ở Việt Nam, lập luận cấm xe máy vì đang trông chờ vào bức tranh về hạ tầng giao thông 10 năm sau sẽ có đổi khác, việc này cũng khiến ông lo ngại. Ông lo ngại về một căn bệnh gọi là bệnh “ảo tưởng” của nhiều người Việt.

“Tôi còn nhớ, ngày xưa nhiều người cũng nói với tôi “bao giờ cho đến năm 2010″ để có thể nhìn thấy một bức tranh khác về Hà Nội. Tuy nhiên, khi đến năm 2010 thì bức tranh đó đã nhìn thấy nhưng không được như mong đợi. Vì vậy, nói mãi mà không làm được thì mất thiêng đi”, PGS Sùa thẳng thắn.

Ông đặt câu hỏi, đến năm 2020 Việt Nam có thể làm thêm được tuyến đường sắt nữa không? Vốn ở đâu? Hơn nữa, một dự án các nước làm trong 5 năm thì Việt Nam kéo dài tới 10 năm. Cứ vậy đến bao giờ mới thay đổi được?

“Bức tranh vẽ ra thì đẹp nhưng không thực tế. Vì vậy, giữ được như hiện nay, không nằm trong tóp những nước ùn tắc nhất thế giới là mừng lắm rồi”, ông Sùa nói.

(Theo Đất Việt)

Related Posts: