Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Thấy chồng vất vả nuôi mình tháng mấy chục triệu, cô vợ tự tay rút ống thở

Anh run rẩy đứng không vững khi bác sĩ đuổi ra ngoài, họ ra sức hô hấp và cứu chị nhưng chị đã không qua khỏi. Chưa khi nào người ta thấy anh tuyệt vọng khóc to đến thế.

  Thấy chồng vất vả nuôi mình tháng mấy chục triệu, cô vợ tự tay rút ống thở

ảnh minh họa

Anh chị đều muộn vợ muộn chồng khi đến với nhau chị đã 30 tuổi còn anh sắp chạm đầu 4. Chắc có lẽ vì vậy mà khi cưới nhau về họ đều trân trọng đối phương vô cùng. 30 tuổi chị đủ biết mình nên làm gì để trở thành bà vợ tốt, còn anh anh cũng chăm chỉ làm việc để có thể chăm lo cho gia đình.

Họ sống bên nhau rất hạnh phúc, nhưng khổ nỗi anh chị lại bị muộn con. Cưới nhau về 3 năm sau chị mới có bầu, khỏi phải nói khi đó họ vui mừng đến nhường nào. Nhưng bầu đến tháng thứ 3 thì chị bị động thai phải nằm trên giường bất động mấy tháng liền. Hồi đó anh cứ sáng đi làm trưa về cơm nước cho vợ chiều lại đi, trông anh vất vả chạy tới chạy lui mà chị chảy nước mắt. Nhiều đêm nằm ôm chồng chị hỏi:

Thấy chồng vất vả nuôi mình tháng mấy chục triệu, cô vợ tự tay rút ống thở

(Ảnh minh họa)

- Anh có mệt lắm không, em thương anh nhiều lắm nhưng em không giúp được gì đã thế lại làm gánh nặng cho anh nữa.

- Mệt gì, chăm vợ chăm con là hạnh phúc chứ sao lại mệt. Chỉ cần em khỏe con khỏe là anh vui rồi, em đừng nghĩ ngợi gì mà ảnh hưởng đến con, mai anh đón bà ngoại xuống trò chuyện với em cho vui nhé.

Chị đưa tay quẹt nước mắt thấy cảm động vô cùng, anh là vậy luôn ân cần và chu đáo, cưới nhau mấy năm cuộc sống tuy vât vả nhưng chưa 1 lần chị nghe anh than thở.

Rồi con chị chào đời trong niềm hạnh phúc vỡ òa của cả nhà, hôm đó anh đã khóc. Ôm lấy con mà anh cứ nức nở khiến ai nhìn vào cũng thấy vừa thương vừa cảm động. Cuộc sống của họ trôi qua bình yên như thế cho đến khi con chị vừa vào đại học.

Lúc này áp lực kinh tế lớn hơn vì mỗi tháng anh chị phải gửi cho con 1 khoản để nó chi tiêu. Đứa bé cũng vào cấp 3 nên anh phải cày cuốc gấp đôi để lo toan cuộc sống, nhưng dù sao họ vẫn thấy vui vì khi đó có anh có chị cùng nhau cố gắng.

Đùng phát chị đổ bệnh, bệnh của chị ngày càng nặng. Ngày cầm giấy khám trên tay chị rụng rời tay chân, chị thương anh thương cả con lại sợ họ lo lắng nên chị im lặng giấu giếm chuyện mình có bệnh. Chị lén mua thuốc uống nhưng tháng nào không có tiền chị lại cố chịu đau chính vì vậy mà bệnh chị càng ngày càng nặng. Đây là căn bệnh hiếm gặp nên điều trị rất tốt kém, anh không hề biết chị bị ốm cho đến 1 ngày về nhà anh thấy chị nằm trên đống thức ăn ngổn ngang giữa nhà.

Hốt hoảng anh đưa vợ đi cấp cứu thì rụng rời khi nghe bác sĩ phán bệnh của chị đã đến giai đoạn cuối. Chị phải nhập viện điều trị, mỗi tháng tiền phòng bệnh tiền thuốc cũng đến vài ba chục triệu. Nhà có gì anh bán hết mà cũng chẳng đủ, anh vay mượn khắp nơi rồi xin việc vào ban đêm để tranh thủ đi làm.

Con trai chị sáng đi học chiều đi làm thêm khuya thì vào trông mẹ cho bố đi bốc vác. Nhìn chồng và con ngày 1 gầy đi mà chị xót lắm, chị đòi về nhưng anh không cho. Từ ngày nằm viện việc tắm rửa thay quần áo cho vợ tự tay anh làm hết, ai nhìn vào cũng khen anh khéo chăm vợ.

Tháng này qua tháng khác như thế thực sự tài sản trong gia đình chị đã cạn kiệt. Nhìn anh đầu tóc mỗi ngày 1 bạc mà chị xót, nhiều đêm nằm nghĩ mình chỉ là gánh nặng cho chồng con mà thôi nên lần đó chị quyết định lấy chút sức lực còn lại rút ống chuyền và ống thở ra khỏi người. Khi anh đi vệ sinh vào thấy thế thì gào lên: “Bác sĩ ơi cứu… cứu vợ tôi”. Rồi anh ôm chầm lấy chị:

- Em ơi sao em lại làm thế, em đừng bỏ anh. Em đi rồi bố con anh biết sống sao đây.

Anh run rẩy đứng không vững khi bác sĩ đuổi ra ngoài, họ ra sức hô hấp và cứu chị nhưng chị đã không qua khỏi. Chưa khi nào người ta thấy anh tuyệt vọng khóc to đến thế. Anh cứ ôm lấy vợ mãi, rồi anh lau người cho chị, lúc thuê xe đưa chị về anh cũng tự tay bế vợ rất nhẹ nhàng nâng niu chứ không để lên xe đẩy.

Nhìn khuôn mặt anh khắc khổ, ai cũng hiểu anh đã đau đớn đến thế nào. Với nhiều người người thân bị bệnh rồi qua đời có khi họ lại thấy nhẹ nhõm vì trút được gánh nặng. Người bệnh đỡ đau mà gia đình cũng đỡ tội, nhưng dường như anh chưa chuẩn bị tâm lý để rời xa chị.

Vợ mất mấy ngày liền anh không ăn uống gì, người ta thấy anh tối tối lại phi xe ra mộ vợ ngồi có khi giữa đêm hoặc sáng mới về. Ai hỏi thì anh bảo: “Cô ấy sợ ngủ 1 mình lắm, vợ tôi sợ bóng tối, sợ cô đơn nên tôi ra trò chuyện cùng cô ấy”. Sau các con khóc lóc van xin bố hãy sống vì chúng thì anh mới bắt đầu cố ăn uống để không ngã bệnh.

Mấy năm sau họ vẫn thấy anh ngày ngày đi làm về rồi tranh thủ ra mộ vợ, chưa 1 lần anh nghĩ đến việc đi bước nữa điều đó khiến họ cảm phục về thứ được gọi là tình nghĩa vợ – chồng

Theo blogtamsu

Related Posts: