Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

Những điều cần lưu ý khi nộp hồ sơ ĐKDT đại học 2017

Để chọn đúng và trúng tuyển trường đại học mình yêu thích, trong khâu đăng ký dự tuyển đại học năm 2017, thí sinh cần tìm hiểu rõ quy chế và quy trình xét tuyển của trường mình mong muốn.

Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 đã kết thúc và thông báo điểm. Các em học sinh đã vượt qua bước đầu tiên và tiếp theo là công cuộc tìm kiếm các nghành, trường phù hợp với bản thân mình để nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển (ĐKDT). Các trường sẽ công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển và công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 trước 17h ngày 1/8. Dưới đây là những điều cần lưu ý trước khi nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển đại học năm 2017:

Những điều cần lưu ý khi nộp hồ sơ ĐKDT đại học 2017

Thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia 2017. Ảnh: Việt Chinh

Chuẩn bị những gì?

Phần hồ sơ ĐKDT bao gồm:

Bì đựng phiếu ĐKDT có dán ảnh, Phiếu số 1, Phiếu số 2, Hướng dẫn ghi phiếu ĐKDT THPT quốc gia và xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng.

Bản sao 2 mặt Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân trên 1 mặt của tờ giấy A4

2 ảnh 4×6 kiểu chân dung, chụp trong vòng 6 tháng. Mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh. 2 ảnh này đựng trong phong bì nhỏ.

Ngoài ra, phải dán thêm 1 ảnh vào vị trí đã xác định ở mặt trước bì đựng phiếu ĐKDT.

Trước khi làm hồ sơ

Tra cứu kỹ càng thông tin về mã Sở Giáo dục, mã tỉnh/huyện, mã xã/phường, mã trường THPT, đối tượng ưu tiên tuyển sinh, khu vực tuyển sinh.

Chuẩn bị các giấy tờ xác nhận đối tượng ưu tiên nếu có.

Tìm hiểu rõ cách xét tuyển của các trường

Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và được làm tròn đến 0,25; cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực.

Đối với thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo điều kiện phụ do mỗi trường thông báo, nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên người có nguyện vọng cao hơn.

Thí sinh được xếp theo thứ tự tổng số điểm từ cao xuống thấp. Khi xét tuyển sẽ chọn thí sinh có điểm từ cao đến thấp dần cho đến khi đủ chỉ tiêu.

Cân nhắc khi thay đổi nguyện vọng

Dự kiến, các trường ĐH, CĐ sẽ lấy 70% cho nguyện vọng 1. Tuy nhiên, khi trúng tuyển nguyện vọng 1 thì thí sinh sẽ không được xét các nguyện vọng bổ sung. 

Trong khoảng thời gian xét tuyển. Thí sinh được thay đổi nguyện vọng hoặc rút hồ sơ sang một trường khác để hợp hơn với khả năng của mình. Thí sinh cần nhớ chỉ được thay đổi nguyện vọng duy nhất 1 lần.

 Theo Mộc Anh/Reatimes.vn

Related Posts:

  • Cảng cá Lạch Quèn chung tay dọn rác làm sạch biểnChiến dịch “Hãy làm sạch biển" tại Cảng cá Lạch Quèn, là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động “Hành trình tình nguyện theo dấu lịch sử” và hướng tới kỷ niệm 20 năm Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè (2000 – 2019).  … Read More
  • 'Đội quân tóc dài' về vùng khó khănNhững ngày hè tháng 7, đội tình nguyện Trường ĐH Lao động Xã hội do Phùng Văn Khánh (SN 1998) làm đội trưởng hành quân lên Vạn Linh còn nhiều khó khăn của huyện Chi Lăng, Lạng Sơn. Đội có 20 thành viên, trong đó có đến 14 bạn… Read More
  • Mùa hè xanh trên cao nguyên“Biệt đội tình nguyện dép tổ ong” Công trình điểm vui chơi giải trí cho học sinh điểm trường tiểu học Tiểu học Ngô Gia Tự, xã Đắk Môl, huyện Đắk Song (tỉnh Đắk Nông) tới nay đã gần hoàn thành. Nhóm Thanh niên  tình nguyệ… Read More
  • Giới trẻ Tokyo xoay sở thế nào ở căn hộ siêu nhỏ 'duỗi chân không nổi'?Sotaro Ito, 25 tuổi, sống trong căn hộ 9,46 m2 với gác xép ở quận Koenji, Tokyo. Căn hộ giống một bàn làm việc, chỉ riêng bàn máy tính và ghế chiếm 1/3 căn phòng. Cạnh tường có chiếc gối để tựa khi đọc sách và không thể duỗi … Read More
  • Những người chứng minh học nghề không hề thua kémĐại học không phải là “con đường duy nhất” Câu chuyện của Nguyễn Văn Thiết, chàng trai từng giành được Huy chương Vàng kỳ thi Tay nghề ASEAN năm 2016, danh hiệu Người thợ trẻ giỏi Thủ đô 2016, đồng thời là top 10 Gương m… Read More