Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Đức: Khủng hoảng chính trị, bà Merkel chưa chắc ghế thủ tướng

Nỗ lực lập chính phủ liên hiệp của Thủ tướng Đức Angela Merkel đang gặp trở ngại lớn sau khi một đối tác tiềm tàng rút khỏi đàm phán, đẩy đất nước rơi vào khủng hoảng chính trị.

Đức: Khủng hoảng chính trị, bà Merkel chưa chắc ghế thủ tướng

Bà Angela Merkel đến dự đàm phán về lập chính phủ mới hôm 19-11. Ảnh: Reuters

Bà Merkel hôm 20-11 cho biết sẽ thông báo với tổng thống rằng mình không thể lập chính phủ liên hiệp sau khi đảng Dân chủ Tự do (FDP) có động thái nói trên.

“Là thủ tướng, tôi sẽ làm mọi thứ để bảo đảm đất nước được điều hành tốt trong những tuần lễ khó khăn sắp tới” – bà Merkel trấn an người dân sau khi đàm phán đổ vỡ.

Thủ lĩnh FDP Christian Lindner cho biết lý do đảng này rút khỏi đàm phán cuối ngày 19-11 là họ không tìm được tiếng nói chung với đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của bà Merkel và đảng Xanh về những vấn đề chủ chốt, như nhập cư, khí hậu và chi tiêu sau hơn 4 tuần thương thảo.

FDP muốn khống chế số lượng người xin tị nạn được Đức chấp nhận mỗi năm – một biện pháp bị đảng Xanh phản đối.

Ngoài ra, theo ông Lindner, 3 đảng trên không thể xây dựng đủ lòng tin lẫn nhau để bảo đảm chính phủ sắp tới hoạt động ổn định trong 4 năm.

Diễn biến trên khiến nước Đức đối mặt 2 lựa chọn chưa từng có thời hậu Thế chiến II: Bà Merkel lập chính phủ thiểu số với đảng Xanh hoặc tổng thống Đức kêu gọi bầu cử mới sau khi các đảng không lập được chính phủ.

Đảng của bà Merkel trở nên suy yếu sau khi số ghế tại hạ viện sụt giảm trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 9, một phần vì quyết định mở cửa biên giới đón hơn 1 triệu người xin tị nạn năm 2015.

Ngay trước bầu cử, đảng trung tả Dân chủ Xã hội (SPD) đã từ chối bắt tay với đảng của bà Merkel để lập chính phủ đại liên hiệp như từng làm trước đó. SPD hiện là đảng lớn thứ 2 tại quốc hội. Trong khi đó, bà Merkel không chịu liên minh với đảng cực hữu Sự lựa chọn khác cho nước Đức (AfD), đảng lớn thứ 3 tại quốc hội, khiến lựa chọn của bà ngay từ đầu đã khoanh vùng với đảng FDP và đảng Xanh.

Việc nền kinh tế lớn nhất châu Âu không thể lập chính phủ mới có thể tác động tiêu cực đến một loạt vấn đề, từ cải cách khu vực đồng euro, chính sách của Liên minh châu Âu đối với Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong nước, đã xuất hiện cảnh báo tình trạng không chắc chắn kéo dài sẽ có hại cho nền kinh tế.

Theo P.Võ

Người Lao Động

Tin liên quan

Related Posts:

  • Giáo viên bản ngữ thất nghiệpChưa bao giờ khó khăn như lúc này! Kết thúc buổi học tiếng Pháp, thầy Antoine (một giáo viên Pháp ngữ đã sống và dạy tiếng Pháp ở Hà Nội 12 năm) hỏi chúng tôi: “Trong lớp ai có nhu cầu luyện cấp tốc thì đăng ký, học một thầy … Read More
  • Chuyến 'chu du tình người' của Richard LereaÔng lão 67 tuổi (California, Mỹ) này dừng lại hành trình khám phá nhiều đất nước của mình vào đúng ngày 30 Tết Canh Tý, khi gặp nạn ở Hội An và được chuyển ra điều trị hơn một tháng trời trong vòng tay yêu thương của ngư… Read More
  • Chuyện chống dịch nơi tuyến đầu Phan ThiếtNgày 10/3, khi Bình Thuận xuất hiện trường hợp đầu tiên dương tính với virus Corona chủng mới (BN34) tại thành phố Phan Thiết, đồng loạt cán bộ, nhân viên khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) xác định tinh thần: “Chống … Read More
  • Phần lớn mắc Covid-19 là người trẻ tuổi: Chuyên gia y tế nói gì?Chiều tối ngày 21/3, Bộ Y tế cho biết 10 bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Đáng chú ý, có 2 bệnh nhân đã 2 lần liên tiếp âm tính với virus SARS-CoV-2. Cùng ngày, Việt Nam ghi nhận thêm 3 ca mắc mới Covid-19. Việt Na… Read More
  • Bản tin 8H: Nhân sự mới Bộ Tư pháp, Bộ TN&MTBộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long (giữa) trao quyết định cho các nhân sự mới được bổ nhiệm. Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Tư pháp. Ảnh: VGP Chiều 19/3, Bộ Tư pháp tổ chức triển khai công tác nhân sự tại Văn phòng Bộ và Tổng cục Thi hành… Read More