Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

Chuẩn bị cho con vào lớp 1 ở các nước như thế nào?

Không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước khác trên thế giới, phụ huynh cũng rất coi trọng việc chuẩn bị cho con vào lớp 1. Cùng tìm hiểu xem họ chuẩn bị và chọn trường cho con như thế nào?

Nhật Bản:

Ở Nhật sau khi hoàn tất các lớp mầm non, phụ huynh sẽ đăng ký cho con vào bậc tiểu học và được phân tuyến về trường gần nhà để đảm bảo trẻ đi học không quá xa. Và một trong những yêu cầu bắt buộc đối với trẻ là phải tự đi học, bố mẹ không cần phải đưa đón mỗi ngày.

Chuẩn bị cho con vào lớp 1 ở các nước như thế nào? - Hình 1

Ở Nhật, nền giáo dục luôn khuyến khích trẻ sống tự lập ngay từ những cấp học đầu tiên (Ảnh: businessinsider)

Trước khi nhập học, bố mẹ sẽ dắt con đi bộ đến trường vài lần để nhắc nhở bé một số tình huống có thể xảy ra và cách xử lý cho phù hợp cũng như cho trẻ làm quen với con đường đến trường.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, trẻ sẽ được hướng dẫn cụ thể không được la cà trên đường đi học và về nhà; chỉ đi những tuyến đường cố định, không đi sang những tuyến đường khác; muốn đi chơi phải về nhà cất sách vở và xin phép bố mẹ; giáo viên sau giờ học sẽ kiểm tra các khu vực trong sân trường, lớp học để đảm bảo không có trẻ nào còn sót lại,…

Để chuẩn bị cho con vào lớp 1, bố mẹ ở Nhật còn phải dạy con cách tự lập, ý thức được trách nhiệm của mình. Cụ thể, sáng sớm khi thức dậy bé phải biết tự gấp chăn màn, làm vệ sinh cá nhân, sau đó ăn sáng và soạn đồ dùng học tập để đến lớp. Bé có thể đi cùng bạn bè, vừa đi vừa nói chuyện và ngắm cảnh vật xung quanh một cách vui vẻ, hào hứng.

Mỹ:

Ở Mỹ, học sinh ở lớp mẫu giáo lớn sẽ được “học trước” chương trình. Các em được dạy và học cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết (học chữ, viết câu, làm toán) trước khi vào lớp 1. Chương trình lớp 1 là sự nối tiếp chứ không phải là sự lặp lại của lớp mẫu giáo lớn này. Để đạt được những yêu cầu trên, giáo viên phụ trách các lớp mẫu giáo lớn ở Mỹ hoàn toàn tuân thủ theo những quy định của Ủy ban Giáo dục mà bang đó đưa ra.

Chuẩn bị cho con vào lớp 1 ở các nước như thế nào? - Hình 2

Tại Mỹ, quá trình chuẩn bị cho bé vào lớp 1 cũng diễn ra không mấy nhẹ nhàng như ở Việt Nam (Ảnh: ecoleflorida)

Khi các bé bước vào giai đoạn chuẩn bị vào lớp 1, các bậc phụ huynh ở Mỹ phải trải qua quá trình chọn trường để làm hồ sơ nhập học cho con. Tuy nhiên, các bé sẽ được kiểm tra đầu vào để đánh giá năng lực của trẻ. Sau khi có kết quả, giáo viên chủ nhiệm sẽ có buổi gặp riêng với bé và phụ huynh vào ngày đầu năm để đặt ra mục tiêu cho cả năm học dựa trên mong muốn, thực lực của bé và sự theo dõi của bố mẹ.

Trong khoảng thời gian chuẩn bị cho con vào lớp 1, phụ huynh cũng cho các bé học thêm các lớp năng khiếu như ballet, guitar, đàn piano hay các lớp thể thao như bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bầu dục, cờ vua,… để bé rèn luyện ngay từ nhỏ. Theo chính sách giáo dục của Mỹ, nếu sau khi kết thúc trung học, bé có năng khiếu về thể thao sẽ được các trường đại học “trải thảm đỏ” cấp học bổng tuyển thẳng vào trường.

Trung Quốc:

Bất chấp những quy định mới, nhiều phụ huynh Trung Quốc vẫn thúc ép con mình – những đứa trẻ ở độ tuổi mầm non phải đi học thêm để chuẩn bị vào trường tiểu học.

Chuẩn bị cho con vào lớp 1 ở các nước như thế nào? - Hình 3

Nhiều trẻ em Trung Quốc có lịch học thêm dày đặc trước khi vào lớp 1 (Ảnh: bigthink)

Những trung tâm học thêm dành cho trẻ em mẫu giáo hiện rất phổ biến ở Trung Quốc, phần lớn thường xuyên chật kín học sinh. Các bậc phụ huynh cho biết, họ đăng ký cho con theo học các lớp này vì họ muốn chuẩn bị cho con cái tốt hơn khi vào lớp 1.

Một số phụ huynh còn cho biết có trường tiểu học yêu cầu học sinh hoàn thành 60 câu hỏi toán học trong vòng có 5 phút. Họ cho rằng nếu không được học thêm ngoài chương trình học ở mẫu giáo, học sinh khó lòng theo kịp chương trình khi vào tiểu học.

CHLB Đức:

Theo quy định của Chính phủ, giáo dục mầm non là tùy chọn cho tất cả trẻ em từ 3 đến 6 tuổi, không thuộc trong hệ thống giáo dục Đức. Nếu trẻ có đi học mầm non thì các trường mẫu giáo hay những “kitas” ở Đức cũng không quá chú trọng đến việc học hành.

Chuẩn bị cho con vào lớp 1 ở các nước như thế nào? - Hình 4

Trong khi trẻ em Việt Nam phải học đủ thứ để chuẩn bị vào lớp 1 thì trẻ em ở Đức được vui chơi thỏa thích (Ảnh: ytn news)

Thực tế, cả giáo viên và phụ huynh đều không khuyến khích con em mình biết đọc quá sớm. Họ cho rằng bọn trẻ có thể cùng nhau học chữ khi bắt đầu vào lớp 1. Vì thế, trẻ em ở trường mẫu giáo Đức chưa được dạy cách đọc và viết cho đến khi 6 tuổi.

Ở Đức, khi học lớp 1, trẻ em cũng không bị ép học hành quá nặng, học như chơi và chơi như học. Thông thường các trường ở đây luôn dành nửa ngày để dạy học với 2 lần nghỉ ra chơi ngoài trời. Ở lớp, trẻ được bắt đầu học chữ, học con số, được tô màu… và đặc biệt không bị ép phải cầm bút tay phải, viết chữ đứng hay xiên. Ngoài ra, trẻ còn được học và thực hành cách ứng xử với bố mẹ, thầy cô, với người lớn, bạn bè, được rèn luyện lòng tự tin và tác phong dạn dĩ, tập dượt phát biểu, thảo luận, phản biện trước đám đông.

Singarore:

Phụ huynh hay lo lắng khi con bắt đầu vào lớp 1, lo trẻ sẽ gặp khó khăn khi thích ứng với môi trường mới và không theo kịp chương trình học. Tại Singapore, giải pháp cho vấn đề này là các lớp học chuyển tiếp.

Chuẩn bị cho con vào lớp 1 ở các nước như thế nào? - Hình 5

Trẻ mẫu giáo ở Singapore được dạy cách ghép câu tiếng Anh trong các lớp chuyển tiếp (Ảnh: thanhnien)

Nhiều bậc cha mẹ Singapore chọn cách cho con tham gia các lớp học chuyển tiếp từ mẫu giáo vào lớp 1. Những lớp học này thường được các trung tâm giáo dục tổ chức. Hầu hết trẻ trong các lớp này đều 6 tuổi và chuẩn bị vào lớp 1. Đây là những khóa học ngắn, tập trung vào một số chủ đề chuyên biệt, trong đó có tiếng Anh, tiếng Hoa và Toán.

Số lượng mỗi lớp thường ít, chỉ là một nhóm nhỏ học sinh. Các em được giới thiệu và giải thích một số khái niệm quan trọng của chương trình lớp 1. Ngoài ra, thầy cô tại các trung tâm còn chỉ ra những nhận thức sai lầm của bé về trường tiểu học. Phương pháp này có thể giúp trẻ thích ứng nhanh khi chính thức vào lớp 1.

Phụ huynh hay lo lắng khi con bắt đầu vào lớp 1, lo trẻ sẽ gặp khó khăn khi thích ứng với môi trường mới và không theo kịp chương trình học. Tại Singapore, giải pháp cho vấn đề này là các lớp học chuyển tiếp.

Nhiều bậc cha mẹ Singapore chọn cách cho con tham gia các lớp học chuyển tiếp từ mẫu giáo vào lớp 1. Những lớp học này thường được các trung tâm giáo dục tổ chức. Hầu hết trẻ trong các lớp này đều 6 tuổi và chuẩn bị vào lớp 1. Đây là những khóa học ngắn, tập trung vào một số chủ đề chuyên biệt, trong đó có tiếng Anh, tiếng Hoa và Toán.

Số lượng mỗi lớp thường ít, chỉ là một nhóm nhỏ học sinh. Các em được giới thiệu và giải thích một số khái niệm quan trọng của chương trình lớp 1. Ngoài ra, thầy cô tại các trung tâm còn chỉ ra những nhận thức sai lầm của bé về trường tiểu học. Phương pháp này có thể giúp trẻ thích ứng nhanh khi chính thức vào lớp 1.

HOA HẠ (tổng hợp)

Theo baodansinh.vn

Tin mới nhất

Hà Nội: Hỗ trợ các trường bị mưa lũ để sẵn sàng cho năm học mới

Hà Nội: Hỗ trợ các trường bị mưa lũ để sẵn sàng cho năm học mới

11:17:17 26/08/2018

Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết công tác chuẩn bị cho năm học mới của các đơn vị trên địa bàn bị úng ngập đến nay đã hoàn tất. Các trường có thể khai giảng năm học mới theo đúng kế hoạch đề ra.
Nôn nao trước thềm năm học mới

Nôn nao trước thềm năm học mới

11:13:34 26/08/2018

Chỉ còn ít ngày nữa, tiếng trống khai giảng năm học mới 2018-2019 sẽ chính thức vang lên. Tuy nhiên, những ngày qua, không khí chuẩn bị cho ngày tựu trường đã nhộn nhịp khắp cả nước.
Nghệ An quán triệt các khoản thu, công bố đường dây nóng về tình hình năm học mới

Nghệ An quán triệt các khoản thu, công bố đường dây nóng về tình hình năm học mới

10:46:12 26/08/2018

Các khoản thu không được tính trích phần trăm chi trả công thu tiền. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục không thu gộp các khoản thu và đóng góp vào đầu năm học để giảm bớt khó khăn cho người học và cha mẹ người học. Đó là nội dung Công văn...
Ba điều phụ huynh nên làm để con cảm thấy được yêu thương

Ba điều phụ huynh nên làm để con cảm thấy được yêu thương

09:49:25 26/08/2018

Bạn không thể dành 100% thời gian bên con, điều này ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển não bộ của trẻ nếu bạn không khéo léo.
Giáo dục Malaysia đang hút sinh viên quốc tế

Giáo dục Malaysia đang hút sinh viên quốc tế

09:33:03 26/08/2018

Nếu như trước đây, nhiều gia đình có điều kiện thường cho con em mình đi du học ở Mỹ hay các nước châu Âu thì hiện nay cơ hội du học đang mở ra cho rộng rãi các đối tượng sinh viên ngay ở khu vực Đông Nam Á. Trong đó, Malaysia đang thu ...
Quảng Ngãi: Thiếu giáo viên do cắt giảm hợp đồng lao động

Quảng Ngãi: Thiếu giáo viên do cắt giảm hợp đồng lao động

07:46:57 26/08/2018

Sau khi cắt giảm số hợp đồng lao động theo chủ trương chung, nhiều huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi rơi vào tình trạng thiếu giáo viên đứng lớp. Đây là nỗi lo của ngành Giáo dục tỉnh này trong năm học mới 2018 - 2019.
Hà Tĩnh: Hơn 1.200 trẻ chưa được đến trường vì thiếu giáo viên

Hà Tĩnh: Hơn 1.200 trẻ chưa được đến trường vì thiếu giáo viên

22:40:14 25/08/2018

Trong khi hàng triệu học sinh cả nước hân hoan tựu trường thì hơn 1.200 trẻ mầm non ở Hà Tĩnh không được nhận vào lớp.
Nữ thủ khoa nhà nghèo miền Tây ước mơ trở thành nhà kinh doanh thời trang

Nữ thủ khoa nhà nghèo miền Tây ước mơ trở thành nhà kinh doanh thời trang

21:40:50 25/08/2018

Phải sống với ông bà ngoại từ nhỏ nhưng Võ Tiểu Thanh đã vượt qua nghịch cảnh và đỗ thủ khoa trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 của tỉnh Sóc Trăng. Ước mơ của em là được bước tiếp con đường học vấn sau đó trở thành nhà kinh doanh t...
Dự án Làng đại học treo 20 năm, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nói gì?

Dự án Làng đại học treo 20 năm, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nói gì?

21:35:23 25/08/2018

Nói về việc Làng đại học Đà Nẵng 'treo' suốt 20 năm, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho rằng, nếu dự án không sớm được triển khai sẽ bị chia năm xẻ bảy.
Hiệu trưởng Trường Marie Curie: Không cần tăng lương giáo viên, chỉ cần cho nghỉ việc những người yếu kém

Hiệu trưởng Trường Marie Curie: Không cần tăng lương giáo viên, chỉ cần cho nghỉ việc những người yếu kém

21:31:49 25/08/2018

Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie (Hà Nội) cho rằng, khi sắp xếp lại đội ngũ quản lý, cho nghỉ việc những người có năng lực yếu kém thì năng suất lao động tăng, lương nhà giáo sẽ tăng mà không cần chính sách ưu đãi nào.
Đề xuất cao đẳng thuộc hệ thống giáo dục đại học

Đề xuất cao đẳng thuộc hệ thống giáo dục đại học

21:22:14 25/08/2018

Các chuyên gia cho rằng chuẩn quốc tế về phân loại giáo dục ISCED-2011 do UNESCO ghi rõ, giáo dục đại học bao gồm Hệ cao đẳng, Cử nhân hoặc tương đương, thạc sĩ hoặc tương đương và tiến sĩ hoặc tương đương.
Trường Tiểu học Đô thị Việt Hưng bị "tố" thu nhiều khoản vô lý: Thu sai, trả lại là xong?

Trường Tiểu học Đô thị Việt Hưng bị "tố" thu nhiều khoản vô lý: Thu sai, trả lại là xong?

21:18:44 25/08/2018

Sau khi phụ huynh phản ánh, báo chí vào cuộc, Trường Tiểu học Đô thị Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) đã trả lại nhiều khoản tiền thu sai cho phụ huynh. Tuy nhiên, phụ huynh băn khoăn đặt câu hỏi: Lẽ nào trường cứ thu sai, khi bị phản ánh ...
Trò chơi nhạy cảm của học sinh Cần Thơ gây bức xúc: Bộ GD-ĐT yêu cầu xử lý nghiêm

Trò chơi nhạy cảm của học sinh Cần Thơ gây bức xúc: Bộ GD-ĐT yêu cầu xử lý nghiêm

21:14:50 25/08/2018

Đại diện Bộ GD-ĐT yêu cầu trường Đại học Cần Thơ, Sở GD-ĐT Cần Thơ kiểm tra, xác minh vụ việc và làm rõ mức độ vi phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định.
Nam sinh lớp 5 ở Mỹ bị phạt vì gọi cô giáo là 'quý bà'

Nam sinh lớp 5 ở Mỹ bị phạt vì gọi cô giáo là 'quý bà'

20:45:02 25/08/2018

Tamarion bị bắt chép phạt từ "ma'am" (quý bà) nhiều lần vào một tờ giấy và đưa về cho bố mẹ ký.
Điểm tuyệt đối ACT, SAT không đảm bảo trúng tuyển Harvard

Điểm tuyệt đối ACT, SAT không đảm bảo trúng tuyển Harvard

20:41:08 25/08/2018

Đa số ứng viên của những đại học top đầu có điểm số nổi trội nên không dễ gây được chú ý với bộ phận tuyển sinh.
Nhiều Ban thế có phải là hồng phúc của dân tộc?

Nhiều Ban thế có phải là hồng phúc của dân tộc?

20:18:12 25/08/2018

Sự tồn tại của các “Ban chỉ đạo” liệu có phải là nét “đặc sắc” của hệ thống cơ quan quyền lực Việt Nam thời hiện đại?
"Trường Đại học phải có khả năng lôi kéo con em mình ở lại học tập"

"Trường Đại học phải có khả năng lôi kéo con em mình ở lại học tập"

20:14:16 25/08/2018

Các trường từ phổ thông đến Đại học phải có khả năng lôi kéo con em mình ở lại học tập chứ không phải để các em phải sang nước khác học tập.
Cha mẹ có biết không, con em mình đã vào mùa đội nắng tập khai giảng đấy!

Cha mẹ có biết không, con em mình đã vào mùa đội nắng tập khai giảng đấy!

20:10:55 25/08/2018

Sự rập khuôn, hình thức của nhiều trường học đã và đang giết chết những buổi lễ khai giảng thật sự mang đầy ý nghĩa.
Làm sao có Luật, người ta thích làm chủ tịch Hội đồng trường hơn hiệu trưởng

Làm sao có Luật, người ta thích làm chủ tịch Hội đồng trường hơn hiệu trưởng

20:06:02 25/08/2018

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình nhấn mạnh.
4 đề xuất nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT chuyên

4 đề xuất nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT chuyên

19:40:20 25/08/2018

Năm 2018, trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) lập nên kỳ tích trong lịch sử của nhà trường cũng như các trường chuyên trong cả nước khi giành tới 6 huy chương Olympic quốc tế và khu vực, trong đó có 3 huy chương vàng.
Nước ngoài khuyến khích cá nhân, tổ chức biên soạn SGK

Nước ngoài khuyến khích cá nhân, tổ chức biên soạn SGK

18:59:10 25/08/2018

Ở nhiều nước, giáo viên, học sinh chọn SGK từ nhiều bộ của nhiều nhà xuất bản. Bộ Giáo dục đóng vai trò kiểm duyệt sách, không độc quyền biên soạn hay xuất bản.
Kế toán trường học lập khống hồ sơ rút tiền ngân sách hơn 1,5 tỷ đồng

Kế toán trường học lập khống hồ sơ rút tiền ngân sách hơn 1,5 tỷ đồng

18:55:27 25/08/2018

Từ năm 2013 đến tháng 8/2017, kế toán trường THCS Nghi Vạn (Nghệ An) tính sai lương cho giáo viên hơn 440 triệu đồng, lập khống các khoản chi trả với tổng số tiền hơn 1,1 tỷ đồng.
TP HCM không gò bó giáo viên bằng giáo án

TP HCM không gò bó giáo viên bằng giáo án

18:51:58 25/08/2018

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM cho biết, với định hướng đổi mới người giáo viên phải sáng tạo nhiều cách làm hay chứ không còn phụ thuộc giáo án.
Đề xuất nghỉ học ngày thứ Bảy: Chuyên gia kiến nghị để các trường tự bố trí lịch học

Đề xuất nghỉ học ngày thứ Bảy: Chuyên gia kiến nghị để các trường tự bố trí lịch học

18:48:02 25/08/2018

Lo ngại việc cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, chuẩn đầu ra, GS-TS Nguyễn Quý Thanh - Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, không nên đưa ra quy định cứng “học sinh được ng...
Những tồn tại chủ yếu trường ĐH cần tập trung cải thiện

Những tồn tại chủ yếu trường ĐH cần tập trung cải thiện

17:58:07 25/08/2018

Trong giai đoạn từ tháng 1/2016 đến 31/5/2018, bốn Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) Việt Nam đã đánh giá ngoài 122 trường ĐH. Có 117 trường ĐH/học viện đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Trường ĐH Thành Đô: Hướng tới đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam

Trường ĐH Thành Đô: Hướng tới đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam

17:52:28 25/08/2018

Trường ĐH Thành Đô sẽ là cầu nối giữa Trường ĐH Tongmyong và các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam và là địa chỉ đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao, phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp Hàn Quốc, hướng tới trở thành cơ sở đà...
Chống lạm thu bằng công khai, minh bạch

Chống lạm thu bằng công khai, minh bạch

17:44:47 25/08/2018

Gần 2 tuần nữa là đến ngày HS vào năm học mới 2018 – 2019 nhưng ngay từ giữa tháng 8, Sở GD&ĐT các địa phương đã đồng loạt đưa ra các hướng dẫn về thu, sử dụng học phí và các khoản thu khác năm học 2018 - 2019 trên trang web chính thức ...
Đồng bằng sông Cửu Long: An toàn cho thầy, trò vùng lũ

Đồng bằng sông Cửu Long: An toàn cho thầy, trò vùng lũ

17:39:19 25/08/2018

Hiện nay, mực nước lũ ở các tỉnh đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long đang dâng cao nên việc đảm bảo an toàn cho HS là hết sức quan trọng. Trước tình hình nước lũ diễn biến phức tạp, công tác huy động HS ra lớp và đưa rước HS đến trường đư...
Kỳ thú chuyện chàng bảo vệ tự học 7 ngôn ngữ thế giới

Kỳ thú chuyện chàng bảo vệ tự học 7 ngôn ngữ thế giới

17:34:44 25/08/2018

Một nhân viên bảo vệ tên là Khairul gần đây thu hút sự chú ý của giới truyền thông Malaysia, bởi anh đã tự học và tập nói những câu đơn giản bằng 7 thứ tiếng.
Hà Nội tập trung tổ chức nghiêm túc kì thi nghề THPT 2018

Hà Nội tập trung tổ chức nghiêm túc kì thi nghề THPT 2018

17:32:15 25/08/2018

Đánh giá sự quan trọng của kì thi nghề phổ thông cấp THPT năm 2018, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý đặc biệt đến sự nghiêm túc của kì thi.
Cộng đồng người Việt ở Nga phát huy truyền thống đoàn kết, hiếu học

Cộng đồng người Việt ở Nga phát huy truyền thống đoàn kết, hiếu học

17:31:29 25/08/2018

Cộng đồng người Việt ở thành phố Pscov, vùng Tây-Bắc nước Nga có khoảng gần 100 người, luôn đoàn kết, gắn bó và hướng về quê hương.
Ngành Giáo dục TPHCM tiếp tục đổi mới-hội nhập trong năm học mới

Ngành Giáo dục TPHCM tiếp tục đổi mới-hội nhập trong năm học mới

17:25:56 25/08/2018

Ngày 25/8, tại Đài tiếng nói nhân dân TPHCM (VOH) đã diễn ra buổi “Đối thoại cùng chính quyền Thành phố” do Hội đồng nhân dân TPHCM phối hợp với VOH thực hiện có chủ đề “Năm học 2018-2019: Giáo dục và đào tạo Thành phố tiếp tục đổi mới-...
Thành phố Hồ Chí Minh không yêu cầu học sinh có đủ sách giáo khoa ngày học đầu

Thành phố Hồ Chí Minh không yêu cầu học sinh có đủ sách giáo khoa ngày học đầu

17:03:14 25/08/2018

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu khẳng định, thành phố không yêu cầu học sinh có đủ sách giáo khoa ngày học đầu tiên.
Hiệu trưởng lên tiếng vụ học sinh lớp 10 chơi trò phản cảm: 'Ai không chơi bị hạ hạnh kiểm là lời đồn thổi vô căn cứ'

Hiệu trưởng lên tiếng vụ học sinh lớp 10 chơi trò phản cảm: 'Ai không chơi bị hạ hạnh kiểm là lời đồn thổi vô căn cứ'

16:59:43 25/08/2018

Mới đây, Ban Giám hiệu Trường Trung học phổ thông – Thực hành sư phạm (THPT – THSP thuộc Đại học Cần Thơ) đã thông tin chính thức về học sinh của trường này chơi trò chơi phản cảm gây phản ứng trong dư luận.
Nội quy bị kêu khắt khe: Lãnh đạo Học viện Báo chí muốn chấn chỉnh kiểu học đại học “nhàn nhã”

Nội quy bị kêu khắt khe: Lãnh đạo Học viện Báo chí muốn chấn chỉnh kiểu học đại học “nhàn nhã”

16:54:50 25/08/2018

Giám đốc Học viện Báo chí Tuyên truyền cho rằng, nội quy mới nhằm chấn chỉnh tình trạng 1/3 sinh viên trong lớp dùng điện thoại di động vào mục đích riêng và quan điểm cứ lên đại học là "nhàn nhã".
Học sinh chơi trò "nhạy cảm", hiệu trưởng nhận trách nhiệm qua loa là xong?

Học sinh chơi trò "nhạy cảm", hiệu trưởng nhận trách nhiệm qua loa là xong?

16:51:03 25/08/2018

Trước sự việc hình ảnh học sinh chơi trò “nhạy cảm” bị phát tán trên mạng, Hiệu trưởng trường THPT Thực hành Sư phạm (Đại học Cần Thơ), đơn vị tổ chức trò chơi, đã đứng ra nhận trách nhiệm.
Tìm lại ý nghĩa của ngày khai giảng

Tìm lại ý nghĩa của ngày khai giảng

16:45:13 25/08/2018

“Sao đi học cả tháng rồi mới khai giảng vậy mẹ?” - câu hỏi của cậu con trai học lớp 2 khiến chị Nguyễn Thuỳ Linh (TX.Sơn Tây, Hà Nội) bối rối bởi chính chị cũng không lý giải nổi. Đem câu chuyện này đi hỏi, chị Linh cũng chỉ nhận được c...
Y khoa Phạm Ngọc Thạch chưa thu học phí, chờ cơ chế tự chủ

Y khoa Phạm Ngọc Thạch chưa thu học phí, chờ cơ chế tự chủ

16:00:58 25/08/2018

Tân sinh viên nhập học trường này chỉ đóng các khoản phí hồ sơ, hành chính, thẻ sinh viên, khám sức khỏe, các loại bảo hiểm.
Nghệ An: Gia đình quá khốn khó, nữ sinh trúng tuyển vào ĐH Y dược có nguy cơ phải từ bỏ ước mơ

Nghệ An: Gia đình quá khốn khó, nữ sinh trúng tuyển vào ĐH Y dược có nguy cơ phải từ bỏ ước mơ

15:48:23 25/08/2018

Chưa đầy một tuần nữa là tới ngày Nguyệt sẽ phải vào Trường ĐH Y dược Thái Bình nhập học. 12 năm học với quyết tâm, ước mơ cháy bỏng được học tiếp đại học, trở thành người thầy thuốc chữa bệnh cứu người giờ đây có nguy cơ khép lại vì ho...
Nghệ An: Rơi nước mắt cảnh giáo viên vùng cao lội bộ hàng chục cây số đến trường sau lũ

Nghệ An: Rơi nước mắt cảnh giáo viên vùng cao lội bộ hàng chục cây số đến trường sau lũ

15:41:21 25/08/2018

Con đường duy nhất vào trường đã bị cơn lũ giữa tháng 8 xóa sổ hoàn toàn. Các thầy cô giáo Trường Tiểu học Mường Típ 1 (xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) phải đi bộ hàng chục cây số, cắt núi, lội suối để vào trường kịp năm học mới.
Ba bản án lạ lùng dưới triều Nguyễn

Ba bản án lạ lùng dưới triều Nguyễn

11:00:36 25/08/2018

Dù hàng trăm năm đã trôi qua nhưng ba bản án dành cho những công thần như Lê Văn Quân, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành của triều Nguyễn vẫn khiến hậu thế ngạc nhiên.
Đắk Lắk: Tòa án chuyển hồ sơ vụ giáo viên kiện nhà trường sang Công an để điều tra

Đắk Lắk: Tòa án chuyển hồ sơ vụ giáo viên kiện nhà trường sang Công an để điều tra

10:44:51 25/08/2018

Nhận thấy nhà trường đã đơn phương cắt hợp đồng trái với quy định pháp luật, 5 thầy cô giáo trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) đã tiến hành khởi kiện trường ra tòa.
Thanh Hóa: Trao thưởng gần 1,5 tỷ đồng đến HS, GV đạt giải quốc gia, quốc tế

Thanh Hóa: Trao thưởng gần 1,5 tỷ đồng đến HS, GV đạt giải quốc gia, quốc tế

10:41:22 25/08/2018

Tối ngày 24/8, tại Trung tâm hội nghị 25B (TP Thanh Hóa), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Hội khuyến học; Quỹ Khuyến học, khuyến tài Nguyễn Đan Quế và Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đã phối hợp tổ chức lễ tuyên dương học sinh v...

Related Posts:

  • Cách làm nước lau cửa kính đơn giản mà hiệu quả Những cửa kính bám bẩn thường gặp ở các gia đình thành phố. Với việc tự làm cho mình một bình xịt nước lau kính tự nhiên và có cách lau kính đúng thì các bạn sẽ chẳng cần phải bận tâm cửa kính bẩn làm xấu nhà mình nữa. Cách … Read More
  • Vì sao bạn nên tập thiền Thiền không chỉ giúp thư giãn tinh thần mà còn hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Gần đây, ngày càng nhiều người tìm đến thiền để giảm bớt căng thẳng cuộc sống. Không chỉ đơn thuần giúp cơ thể thư giãn, thiền còn … Read More
  • Cách làm diều sáo truyền thống chơi vui ngày hè Trò chơi thả diều được lưu truyền từ xưa đến nay, là một trò chơi mà bao đứa trẻ miền quê điều yêu thích. Với trò chơi không chỉ để vui chơi, giải trí mà còn giúp con trẻ của bạn thêm sự năng động, rèn luyện sức khỏe cũng nh… Read More
  • Cô gái nhiễm vi khuẩn ăn thịt người qua đường tình dục Nữ bệnh nhân ở Anh được xác định mắc một loại vi khuẩn lây qua đường tình dục có thể ăn mòn mô. Trường hợp trên xảy ra tại Southport (Anh) năm ngoái song gần đây mới công bố, tờ Liverpool Echo đưa tin. Cô gái giấu tên khoảng… Read More
  • Cách làm đèn trang trí Kirigami độc đáo Nghệ thuật cắt giấy Kirigami là một môn nghệ thuật nổi tiếng của Nhật Bản dù không phổ thông như bộ môn xếp giấy Origami. Hôm nay, Wikicachlam sẽ hướng dẫn các bạn làm một chiếc đèn theo phong cách này. Các bạn đừng nghĩ cắt… Read More