Với cơ sở vật chất trường học như hiện nay, để vừa đảm bảo khung chương trình vừa cho nghỉ thứ bảy là bất khả thi.
Đề xuất cho tất cả học sinh phổ thông được nghỉ ngày thứ bảy nhận được sự đồng thuận của phụ huynh và học sinh. Ông Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng THPT Nguyễn Du, TP HCM) cũng đồng tình, nhưng cho rằng khó thực hiện. Theo phân phối chương trình, học sinh THPT có 30 tiết mỗi tuần. Trường đang học từ thứ hai đến thứ sáu, mỗi ngày 8 tiết, sáng học chính khóa 5 tiết, chiều học chuyên đề.
Trường Nguyễn Du phải học đủ 6 ngày trong tuần mới đáp ứng đủ khung chương trình. Nếu nghỉ thứ bảy, trường phải tăng số tiết chính khóa trong ngày nhưng cũng không thể quá 9 tiết mỗi ngày. “Thời khóa biểu khi đó rất kín, không còn quãng nghỉ và không có thời gian để các em học kỹ năng sống, tham gia hoạt động ngoại khóa”, ông Phú nói.
Thời khóa biểu một số lớp tại trường THPT Nguyễn Du, TP HCM. Ảnh: Mạnh Tùng.
Với trường học một buổi mỗi ngày, bài toán càng khó hơn. Bởi mỗi buổi chỉ được học tối đa 5 tiết, nay chỉ học 5 buổi trong tuần thì số tiết đạt được chỉ là 25.
Theo ông Phú, mấu chốt cho việc nghỉ thứ bảy phải là giảm tải chương trình. Ông hy vọng sách giáo khoa mới sẽ nhẹ nhàng hơn, thiết kế khung chương trình sẽ giảm số tiết học, từ đó các trường mới sắp xếp thời khóa biểu hợp lý để học sinh được nghỉ trọn thứ bảy.
Trong khi đó, hiệu trưởng một trường THCS ở quận 12 khẳng định cơ sở trường học hiện chưa đáp ứng để vừa dạy đủ chương trình theo quy định, vừa nghỉ thứ bảy. Hiện bộ phận giáo vụ đã sắp xếp các tiết học nhẹ nhàng như công nghệ, thể dục vào ngày học cuối tuần nhưng cũng không thể dồn tiết trong từng buổi quá khung quy định.
Theo ông, ở một số quận xa trung tâm như 12, Bình Tân, Tân Phú, áp lực dân số lớn, việc đảm bảo đủ chỗ học đã khó, số trường dạy hai buổi mỗi ngày rất hiếm nên được nghỉ thứ bảy là điều không dám nghĩ tới.
Đồng quan điểm với đồng nghiệp tại TP HCM, ông Phan Linh Khánh (Phó phòng Giáo dục Trung học – Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng) nói tâm lý chung nhà trường và giáo viên đều mong được nghỉ thứ bảy để việc dạy và học trở nên nhẹ nhàng. Ông cũng tán thành, song với điều kiện hiện có ở trường học thì rất khó thực hiện.
Ngay ở TP Đà Lạt rất hiếm trường trung học đảm bảo đủ cơ sở vật chất để dạy hai buổi mỗi ngày, phần lớn trường dạy một buổi. Các trường ở huyện thì càng khó khăn hơn. Không đảm bảo dạy hai buổi, các trường không thể sắp xếp “dồn tiết” để nghỉ thứ bảy.
Về tương lai gần, theo ông Khánh, cần giảm tải chương trình bởi đây là chìa khóa duy nhất giảm số tiết, giờ học. Nếu cơ sở vật chất tốt, các trường sẽ sắp xếp dạy hai buổi cho một tuần 5 ngày, ngoài giờ học chính khóa sẽ là giờ tự học, học kỹ năng.
“Ngoài giờ dạy, giáo viên soạn giáo án, chấm bài, tham gia hoạt động chuyên môn, kèm học sinh yếu kém tại trường. Thời gian làm việc của họ như một công chức, làm toàn thời gian trường học, được nghỉ ngơi hoàn toàn sau giờ làm và cuối tuần”, ông Khánh nói.
Bằng kinh nghiệm quản lý giáo dục, nhà giáo Trần Mậu Minh (nguyên Hiệu trưởng THCS Trần Văn Ơn, quận 1, TP HCM) cho biết cách đây gần 10 năm, ông đã sắp xếp cho học sinh của trường nghỉ thứ bảy mà vẫn đảm bảo được khung chương trình.
Với các môn không chiếm phòng học như Tin học (thực hành ở phòng máy) và Thể dục (học ở sân trường), ông đề nghị phụ huynh cho con em học chéo buổi. Tức là học chính khóa buổi sáng thì sẽ có 1-2 buổi chiều lên trường học Tin học, Thể dục. Nhờ đó, ông vẫn đảm bảo đủ chương trình khung, vừa để học sinh có kỳ cuối tuần trọn vẹn.
“Hiện, muốn làm điều này rất khó vì số tiết tối thiểu đã lên 27-28, các tiết chào cờ, sinh hoạt chủ nhiệm là bắt buộc trong khi các giờ kỹ năng sống, sinh hoạt ngoại khó cũng không thể bỏ. Muốn học sinh được nghỉ thứ bảy thì cần bàn tới phương án phân phối lại chương trình”, nhà giáo Minh đề xuất.
Phụ huynh mong chờ nghỉ thứ bảy
Ông Nguyễn Nghĩa Dũng (ngụ quận Thủ Đức, TP HCM) có hai con gái học lớp 7 và lớp 10. Vợ chồng là viên chức nên được nghỉ trọn cuối tuần, song cứ sáng thứ bảy thì ông vẫn đưa hai con đi học rồi đón chúng về.
Theo ông Dũng, phần lớn phụ huynh ở trung tâm thành phố làm ở những cơ quan, doanh nghiệp cho nghỉ thứ bảy nên không muốn cho con đi học ngày này. “Cha mẹ được nghỉ, con cái thì đi học nên thành thử cuối tuần của cả gia đình không trọn vẹn. Tôi nghĩ nên sắp xếp lại thời khóa biểu hợp lý hơn để các cháu không phải học thứ bảy nữa”, ông chia sẻ.
Có con trai đang học lớp 11 trường THPT Giồng Ông Tố (quận 2), bà Phan Thị Nguyệt ủng hộ đề xuất cho học sinh trung học được nghỉ thứ bảy và mong điều này được luật hóa. Bởi học sinh hiện học cả tuần rất căng thẳng, từ học chính khóa đến học thêm nên nếu có kỳ cuối tuần trọn vẹn kéo dài sẽ giúp các em được nghỉ ngơi nhiều hơn.
“Nghỉ ở nhà không có nghĩa là chỉ có chơi, các cháu có thể tự học, học nhóm nhưng tâm lý sẽ thoải mái, thư giãn hơn”, bà Nguyệt nói.
Với những phụ huynh lao động tự do, kinh doanh buôn bán không nghỉ ngày thứ bảy, họ cho rằng việc cho con em nghỉ ngày này cũng không ảnh hưởng lớn đến công việc. “Khác với cấp tiểu học, học sinh còn nhỏ nên phụ huynh cần nhà trường giữ trẻ, còn ở cấp THCS và THPT, các cháu đã lớn, có thể tự lo khi một mình ở nhà”, một phụ huynh cho biết.
Học sinh THPT tại TP HCM sau một giờ thi ngày cuối tuần. Ảnh: Mạnh Tùng.
Vấn đề “cân nhắc quy định các trường phổ thông không dạy vào thứ bảy” được ông Phan Thanh Bình (Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng) đặt ra tại Hội nghị góp ý về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) ở TP HCM đầu tuần này.
Đề xuất được một số đại biểu tán thành. Bà Phan Thị Thu Hà (nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp) cho rằng thời gian học phổ thông hiện được tính theo tổng số tiết học hoặc theo tuần, tùy theo điều kiện của địa phương. Do đó, các tỉnh thành có thể sắp xếp sao cho đủ số giờ quy định mà học sinh được nghỉ thứ bảy.
Theo bà Hà, để các trường nghỉ hẳn cuối tuần sẽ đồng bộ với công tác của Sở và Phòng Giáo dục cấp huyện. “Nhiều khi trường học có sự việc xảy ra trúng ngày thứ bảy, cần báo cáo cấp trên thì họ lại nghỉ. Ngày thứ bảy nghỉ cũng tạo cho giáo viên có nhiều thời gian làm công tác đoàn thể, soạn bài”, bà Hà nói.
Theo Vnexpress
Tin mới nhất

7 điều phụ huynh thông minh thường làm trước năm học mới
16:10:41 24/08/2018
Để chuẩn bị cho việc trở lại trường, bạn cần rèn cho con thói quen ngủ sớm và dậy sớm.
Dự án đào tạo nghề tiêu chuẩn CHLB Đức: Học viên tốt nghiệp sẽ có cơ hội nhận mức lương khởi điểm nghìn Euro
15:41:23 24/08/2018
Theo thỏa thuận ký kết gần đây giữa Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội và Công ty Dreiling Maschinenbau, Bang Thueringen, CHLB Đức, 12 học viên khóa đầu tiên của Dự án đào tạo Kỹ sư thực hành nghề Kỹ thuật điện (FiVe) sau khi tốt ngh...
Hà Nội: Trường chuẩn thừa nhận giáo viên thu sai nhiều khoản
13:22:53 24/08/2018
“Nhà trường không hề có chỉ đạo gì về những khoản thu như trên. Tất cả những giáo viên thu sai sẽ phải trả lại cho phụ huynh học sinh. Chúng tôi sẽ chỉ đạo rà soát, giáo viên nào thu sai thì sẽ phải chịu trách nhiệm”. Đó là khẳng định c...
Khó khăn trong việc dạy con ở tuổi dậy thì
13:19:11 24/08/2018
Giai đoạn bước vào Trung học cơ sở đánh dấu sự trưởng thành về nhận thức cũng như hoàn thiện về bản thân của con trẻ. Đây vẫn được coi là một trong những thời điểm nhạy cảm nhất đối với việc giáo dục con trẻ nói chung, cũng như định hướ...
Đề nghị bỏ 'biên chế vĩnh viễn' đối với giáo viên
12:58:46 24/08/2018
Sáng 24.8, tại hội thảo góp ý dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi), ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội đề nghị cần có lộ trình bỏ biên chế vĩnh viễn đối với cán bộ, giáo viên trường công lập.
Hiệu trưởng Trường ĐH Huflit lên tiếng về nghi vấn bằng cấp
12:55:10 24/08/2018
Sau nhiều ngày im lặng, ngày 22.8, tiến sĩ Trần Quang Nam, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (Huflit), đã trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên về những nghi vấn xung quanh bằng cấp của mình.
Năm 2019 sẽ cải tiến quy trình tổ chức thi, chấm thi THPT quốc gia
12:50:15 24/08/2018
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - Bộ GD-ĐT, cho biết năm 2019 sẽ có những điều chỉnh trong kỳ thi THPT quốc gia để đảm bảo sự nghiêm túc, khách quan và quyền lợi của thí sinh.
Đề nghị cửa hàng phục vụ cả ngày lễ, buổi tối để giải quyết thiếu SGK
11:11:44 24/08/2018
Trước tình trạng người dân vẫn tiếp tục chưa mua được sách giáo khoa (SGK) cho con em, ông Nguyễn Đức Thái, Chủ tịch Hội đồng thành viên Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục VN, đã ký công văn yêu cầu khẩn trương phục vụ đầy đủ, kịp thời SGK cho...
Thu hút thí sinh bằng nhiều phương thức tuyển sinh
11:08:56 24/08/2018
Nhìn vào bức tranh tuyển sinh các trường ĐH trong vài năm gần đây, có thể thấy trường có sự chuẩn bị nhiều về phương thức xét tuyển sẽ chủ động hơn.
Nghệ An: Lũ cuốn sập nhà, nhiều giáo viên xã biên giới phải thuê nhà trọ
10:55:04 24/08/2018
Dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão số 4, nhưng hoàn lưu bão đã làm cho địa bàn huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) chịu ảnh hưởng khá nặng nề. Đặc biệt, hàng chục nhà ở giáo viên, trường học trên địa bàn đã bị thiệt hại nặng nề, nhiều các giáo...
Nam sinh tự kỷ trúng tuyển trường âm nhạc danh giá ở Mỹ
10:16:54 24/08/2018
Từng bị bạn bè bắt nạt vì tự kỷ, Ciaran xem việc trúng tuyển Cao đẳng âm nhạc Berklee là thành tích lớn nhất trong đời.
Đạo làm thầy và chống tham nhũng trong bài thi đỗ trạng lừng danh sử Việt
09:47:04 24/08/2018
Theo các tài liệu sử học còn lưu truyền đến ngày nay, trong bài thi Đình, trạng nguyên Vũ Kiệt đã có bài làm xuất sắc, chứng minh được trí tuệ uyên bác của mình trên nhiều lĩnh vực khác nhau như văn hóa, giáo dục, chống tham nhũng. Nó đ...
Thanh Hóa sẽ xử lý nghiêm lạm thu đầu năm học
09:43:59 24/08/2018
Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã có văn bản gửi xuống các trường học quán triệt các khoản lạm thu đầu năm, nếu đơn vị nào xảy ra sai phạm sẽ yêu cầu địa phương đó xử lý nghiêm.
Truyện thiếu nhi chứa ngôn từ, nội dung nhảm nhí: NXB Thế giới lên tiếng
09:36:11 24/08/2018
Giám đốc Nhà xuất bản Thế giới Trần Đoàn Lâm vừa lên tiếng về việc dư luận phản ánh cuốn truyện "Nicôlét và kho báu của Paturon" chứa nội dung, ngôn từ nhảm nhí.
Ai đọ nổi với Bộ để dứt độc quyền sách giáo khoa?
09:27:07 24/08/2018
Làm sao có thể xóa độc quyền sách giáo khoa khi Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn đang "ôm" việc thực hiện một bộ sách và rất khó để có cạnh tranh lành mạnh!
Kết thúc xét tuyển ĐH 2018: Phân hóa rõ chất lượng từng trường qua điểm đầu vào
07:51:58 24/08/2018
Mùa tuyển sinh 2018 sắp kết thúc, về cơ bản, công tác xét tuyển ĐH đợt 1 năm nay đã đảm bảo được các tiêu chí an toàn, hiệu quả. Điểm trúng tuyển cũng đã phản ánh được chất lượng đầu vào và thể hiện được sự phân hóa chất lượng giữa các ...
Thủ khoa Trường ĐH Sư phạm Huế: Dành trọn đam mê cho ngành Sư phạm
07:49:22 24/08/2018
Đam mê ngành Sư phạm, em Huỳnh Thị Diễm Hằng đã lựa chọn xét tuyển vào khoa Địa lý Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế và trở thành tân thủ khoa của trường. Để đạt được thành quả đó, cô học trò mồ côi cha đã nỗ lực vượt lên bao khó khăn và luôn ...
Quảng Ngãi: Niềm vui trong những ngôi trường mới
07:45:22 24/08/2018
Trước thềm năm học mới 2018 - 2019, nhiều điểm trường ở Quảng Ngãi đã được đầu tư xây mới, sửa chữa đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Trường lớp được đầu tư khang trang sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dụ...
Trúng tuyển Oxford, chàng trai da đen kêu gọi quyên góp để nhập học
22:23:09 23/08/2018
Roy Potter thiếu 5.000 bảng Anh mới có thể nhập học ngành nhân chủng học trình độ thạc sĩ ở Đại học Oxford.
Học sinh phải ngồi học bằng ghế nhựa, dùng bàn inox
22:11:45 23/08/2018
Học sinh một lớp học ở Trường Tiểu học Trường Thạnh, quận 9, TP.HCM trong những ngày đầu tựu trường phải ngồi học bằng ghế nhựa và bàn inox.
Lịch sử Huy chương Fields
22:07:10 23/08/2018
Lịch sử huy chương Fields bắt đầu từ Đại hội toán học thế giới (Đại hội) năm 1924 tại Toronto.
Phụ huynh bức xúc vì mức thu vào lớp một lên đến 2,3 triệu đồng/em
22:01:05 23/08/2018
Ngày 23/8, một lãnh đạo huyện biên giới Bù Đốp, tỉnh Bình Phước cho biết: nhiều phụ huynh học sinh Trường tiểu học Tân Thành A (ấp Tân Hiệp, xã Tân Thành, huyện Bù Đốp) đã bức xúc phản ánh qua đường dây nóng Bí thư Tỉnh ủy khi nhà trườn...
Cứu hộ kịp thời xe chở sách vở cho học sinh gặp lũ
21:57:29 23/08/2018
Chiều ngày 23/8, trên đường đi công tác trở về, xe của đoàn công tác Sở TN&MT và Phòng Giáo dục huyện Kỳ Sơn đã bị sa lầy tại cầu Tràn trên địa bàn xã Na Loi (Kỳ Sơn).
Nhiều sinh viên được chọn theo chương trình Au Pair bị bạo hành ở Mỹ?
21:46:02 23/08/2018
Nhiều sinh viên nước ngoài, phần lớn là nữ, được chọn đến Mỹ theo chương Au Pair đối mặt nguy cơ bị giật lương, bạo hành và thậm chí trở thành nạn nhân của nạn buôn người, theo một báo cáo mới.
Chỉ thị mới của Bộ Y tế: Người bệnh sẽ "dễ thở" hơn khi phải vào viện?
21:36:04 23/08/2018
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa ký văn bản về các giải pháp để bảo đảm và nâng cao chất lượng dịch vụ khi thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Khan hiếm sách giáo khoa: Đặt kinh doanh lên hàng đầu khiến học sinh thiệt thòi
21:23:34 23/08/2018
Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội khẳng định, sách giáo khoa là mặt hàng đặc biệt, không nên đặt bài toán kinh tế lên trên khiến học sinh thiệt thòi.
Cô gái Việt vượt qua hơn 3.000 dự án, ẵm trọn học bổng 200.000 USD
21:19:48 23/08/2018
Nguyễn Lữ Minh Hằng 21 tuổi đến từ Việt Nam bước lên trình bày nghiên cứu của mình tại hội thảo Massachusetts Undergraduate Conference. Đây là chương trình cho dự án nghiên cứu ở bậc đại học của bang Massachusetts (Mỹ).
Đại học vùng vẫn chưa hết sứ mệnh!
21:13:20 23/08/2018
Theo TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho rằng, bao giờ tình hình kinh tế, xã hội ở các khu vực nơi có đại học vùng phát triển ngang các thành phố lớn, các vùng đồng bằng thì khi đó đại học vùng mới hết sứ mệ...
Khan hiếm sách giáo khoa: NXB Giáo dục công bố đường dây nóng phản ánh thiếu sách
21:05:24 23/08/2018
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chính thức công bố đường dây nóng cung ứng sách trên cả 3 miền.
Sóc Trăng: Đẩy mạnh thực hiện mô hình “Năm không” và “Hai có” trong trường DTNT
19:33:36 23/08/2018
Để nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường Phổ thông Dân tộc nội trú (DTNT), ngành Giáo dục tỉnh Sóc Trăng luôn chú trọng quan tâm việc thực hiện các quy định về chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử văn hóa cho học sinh tại mỗi trường...
500 học sinh ưu tú được nhận học bổng Vallet
19:27:09 23/08/2018
Sáng nay (23/8), tại Nhà hát lớn Hà Nội, Bộ GD&ĐT phối hợp với Tổ chức khoa học Gặp gỡ Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Vallet cho gần 500 học sinh ưu tú khu vực miền Bắc. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, GS Odon Vallet, GS Trần Than...
Đà Nẵng: Kiến nghị hạ tiêu chí tuyển dụng vì thiếu nguồn tuyển giáo viên
19:19:38 23/08/2018
Một số quận, huyện của TP Đà Nẵng đề nghị hạ tiêu chí trình độ đào tạo của người dự tuyển trong tuyển dụng, từ bậc ĐH theo như yêu cầu của Sở Nội vụ xuống các bậc thấp hơn, vì không đủ nguồn tuyển.
Được tuyển thẳng nhưng vẫn... thủ khoa
19:14:46 23/08/2018
Cô gái mồ côi từng phải bao phen chuyển trường học, chỗ ở vì gia cảnh đặc biệt nhưng vẫn học giỏi, được tuyển thẳng vào ĐH. Và thật bất ngờ khi em vẫn quyết chí đi thi, giành ngôi vị thủ khoa để có… học bổng.
Hội đồng trường - Thực thể quan trọng nhất đảm bảo quyền tự chủ ĐH
19:06:00 23/08/2018
Có những đánh giá tích cực về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, các chuyên gia đồng thời đưa ra một số góp ý nhằm hoàn thiện dự thảo Luật liên quan đến tự chủ đại học và đại học tư thục.
Bị đuổi học vì tóc thắt bím
19:02:12 23/08/2018
Faith Fennidy, một nữ sinh 11 tuổi theo học tại trường cấp hai Công giáo King ở thành phố New Orleans (bang Louisiana, Mỹ), đã bị buộc thôi học vì tết tóc.
Nhiều nỗ lực cho năm học mới
18:57:50 23/08/2018
Năm học 2018 - 2019 cận kề, công tác chuẩn bị cho năm học mới được các địa phương, nhà trường tích cực chủ động chuẩn bị để đón học sinh trở lại trường lớp.
Quận Hoàn Kiếm đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục
18:50:12 23/08/2018
Trong năm học vừa qua, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã đầu tư lớn cho giáo dục, xây mới, cải tạo hoàn chỉnh các trường theo hướng chuẩn hóa, xây dựng trường chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy học tập của GV, HS, xứng đáng với vị t...
Phú Yên: Phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo viên và học sinh
18:41:35 23/08/2018
Sở GD&ĐT và Sở Tư pháp Phú Yên thống nhất xây dựng Kế hoạch phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo viên và học sinh năm 2018.
Ninh Bình: Ban hành kế hoạch tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh
18:30:14 23/08/2018
Sở GD&ĐT Ninh Bình hướng dẫn kế hoạch tổ chức các kỳ thi: Chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2018-2019.
Kỳ vọng Việt Nam lọt vào tốp đầu khi thi tay nghề ASEAN
18:18:31 23/08/2018
Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 12 được tổ chức tại Thái Lan, từ 31.8 đến 2.9. Việt Nam có 52 thí sinh dự thi ở 26 nghề, kỳ vọng của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là toàn đoàn lọt vào tốp đầu ASEAN.
Tọa đàm Visa du học Mỹ và chương trình trao đổi văn hóa Mỹ
18:15:01 23/08/2018
Chứng minh khả năng tài chính ra sao tại cửa xin visa du học Mỹ nếu cha mẹ không thể chứng minh thu nhập bằng giấy tờ ? Chương trình trao đổi văn hóa có lợi thế gì cho du học sinh?
Giáo sư Ngô Bảo Châu: Nhà nước phải đầu tư cho cả nghiên cứu và đào tạo
18:08:30 23/08/2018
Theo Giáo sư Ngô Bảo Châu, việc nhiều trường dùng một phần học phí để chi cho hoạt động nghiên cứu là vô lý. Ngay cả với hoạt động đào tạo, tất cả chi phí không thể dồn hết cho người học mà vẫn cần được nhà nước đầu tư.
Đề xuất tuyển người giỏi không qua sư phạm vào làm giáo viên
17:08:25 23/08/2018
Thực tế người được giao trọng trách dạy đội tuyển học sinh giỏi, ôn thi đại học môn Toán không phải học trường sư phạm.