Không chỉ học chữ trước khi vào lớp 1, nhiều trẻ được phụ huynh cho học chữ rất sớm, trước khi vào Lá (lớp 5 tuổi). Chính điều này làm nhiều giáo viên mầm non cũng bị “hớ” trong hoạt động giáo dục giúp trẻ 5 tuổi làm quen với chữ viết.
Vừa vào lớp 1 trẻ đọc vanh vách
Trong buổi làm quen với học sinh lớp 1 ngày đầu nhập trường, giáo viên một trường tiểu học ở TPHCM viết rõ ràng tên mình lên bảng. Cô thử nói các em đọc thì lập tức gần như cả lớp đồng thanh… đọc tên họ tên cô gồm 4 chữ trôi chảy. Cô tìm hiểu thì chỉ một vài em chưa đọc từ ghép lưu loát.
Khi dẫn các em đi dạo quanh trường, có những bảng chỉ dẫn như Nhà vệ sinh, vườn rau, khu đọc sách.. hay đến các thông báo, cô chỉ các em đều đã đọc được.
Nhiều trẻ nhỏ vừa vào lớp 1 đã đọc viết trôi chảy (Ảnh mang tính minh họa)
Lâu nay, vấn đề cho trẻ học chữ trước khi vào lớp 1 được nhiều người quan tâm, dẫn đến các ý kiến trái chiều. Trong đó vấn đề từng được một số người đặt ra là cần xem lại chương trình giáo dục giữa bậc mầm non với tiểu học, cụ thể là giữa lớp 5 tuổi và lớp 1.
Theo chương trình, trẻ vào lớp 1 mới bắt đầu học những chữ cái đầu tiên, tập ghép vần nhưng nghịch lý ở lớp Lá, trẻ lại được học chữ trước. Nhiều phụ huynh quyết tâm không đốt cháy giai đoạn, không cho con học chữ trước nhưng hốt hoảng khi… đi học lớp Lá, con được giáo viên dạy chữ, tập ghép vần, tập đọc, tập viết, học chữ trong tâm thế bị động.
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở TPHCM chỉ ra thực tế, hầu hết trẻ vào lớp 1 đều đã biết viết, viết đọc. Yêu cầu giáo viên tiểu học dạy đúng quy định như trẻ chưa biết chữ quả thật không dễ dàng.
Theo bà, cần xem lại chương trình học và phương pháp giảng dạy ở mầm non. Có chăng, ở nội dung làm quen với chữ viết ở lớp Lá, giáo viên đã đi đi “quá đà” hoặc hiểu sai về yêu cầu nên đã tổ chức hoạt động này thành việc rèn chữ và đánh vần. Như vậy, ở bậc mầm non đã làm luôn việc của giáo viên lớp 1 nên dẫn đến tình trạng trẻ biết chữ trước.
Khi đó, trẻ vào lớp 1 thì giáo viên tiểu học lại xem các cháu biết viết, biết chữ trước là đương nhiên. Thành ra dẫn đến thực tế trẻ không học chữ trước trở thành “cá biệt”. Việc kêu gọi, tuyên truyền phụ huynh không nên cho trẻ học chữ trước lớp 1 trở nên vô nghĩa khi mà các em biết chữ từ bậc mầm non.
Trẻ lên lớp Lá đã học gần hết chương trình lớp 1
Quay ngược lại về bậc mầm non, nhiều giáo viên dạy lớp Lá cho biết, chính họ cũng lúng túng trong phần hoạt động giáo dục trẻ làm quen với chữ viết, con số. Chương trình này với thực tế trẻ đã biết đọc, biết viết chẳng khác nào dạy trẻ tập bò khi trẻ đã biết chạy.
Cô N.T.D, giáo viên mầm non tại một trường ở quận Tân Bình (TPHCM) chia sẻ chương trình ở mầm non chỉ cho trẻ lớp Lá làm quen với 29 chữ cái và con số trong phạm vi 1 – 10. Yêu cầu của hoạt động làm quen với chữ viết chỉ là nhận biết, sao chép mặt chữ, con số… Giáo viên không được dạy trẻ ghép vần, ghép chữ, cộng trừ…
Nhiều phụ huynh cho con học chữ từ rất sớm. Trong ảnh: Một lớp học chữ trước khi vào lớp 1 ở TPHCM.
Tuy nhiên, cô D. cho rằng, giáo viên thực hiện đúng yêu cầu của chương trình cũng rất khó vì phần lớn, trẻ lên lớp Lá đã biết đọc, biết viết. Các em được bố mẹ cho đi học từ lớp Chồi, đặc biệt là từ hè chuẩn bị lên lớp Lá, các em được bố mẹ cho đi học chữ trước rất nhiều. Thành ra, giáo viên cũng không thể “dạy” cho các em đã biết đọc, biết viết, biết cộng trừ… làm quen với chữ viết, con số một cách vỡ lòng.
Giáo viên một trường mầm non ở quận 1, TPHCM tiết lộ, không có thống kê cụ thể nhưng qua quan sát trẻ trong lớp Lá nhiều năm gần đây, cô nhận thấy phải có đến 70 – 80% học sinh lớp Lá đã biết đọc, biết viết, biết cộng trừ… Hay có thể nói, số đông các em đã học gần xong chương trình lớp 1.
“Nhiều phụ huynh quan điểm không cho con học chữ trước nhưng thấy các bạn khác đã đọc, viết trôi chảy nên cuối cùng cũng đành chấp nhận cho con học trước. Nhiều người nhận thức được tác hại của việc học chữ trước nhưng thực tế ở tiểu học, sĩ số đông, học sinh khác đã biết chữ thì con mình sẽ rất lệch pha”, cô thẳng thắn.
Nhưng việc cho con học chữ quá sớm thể hiện sự gấp gáp, nóng lòng của phụ huynh cho con chạy đua với việc học, đốt cháy giai đoạn phát triển của trẻ bất chấp các tác hại về lâu dài. Trong khi người chạy nhanh, chạy sớm nhất chưa chắc đã về đích hiệu quả khi mà việc học cần mang tính bền vững,
Trẻ học sớm: Dễ sai, khó sửa
Ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TPHCM cho hay, chương trình lớp Lá ở mầm non, trẻ đã được nhận diện, làm quen với 29 chữ cái và các số tự nhiên từ 0 – 10 nhưng chưa học ráp vần đọc hoặc viết.
Theo ông Vinh, vấn đề gì cũng có hai mặt. Không thể phủ nhận nếu học sinh biết chữ trước thì việc tiếp thu sẽ nhanh, dễ nắm bắt bài học, giáo viên có thời gian để tổ chức thêm các hoạt động vui chơi, rèn thêm các kĩ năng cho học sinh.
Tuy nhiên, việc biết trước cũng dẫn đến nhiều tác hại, khi vào lớp, cô giáo dạy lại từ đầu nên trẻ không tập trung, ít hăng hái học tập, thậm chí trẻ thấy mọi việc nhàm chán, quá đơn giản nên thiếu hứng thú, nỗ lực.
Đặc biệt, ông Vinh cảnh báo, phụ huynh cho trẻ học chữ sớm mà ít để ý là nếu trẻ cầm bút quá sớm, xương tay còn yếu, lại không được hướng dẫn đúng cách thì cơ tay, xương tay của trẻ bị ảnh hưởng vì phải gồng nhiều để giữ bút đi nét trong khi viết. Nhiều trẻ đọc thông viết thạo khi vừa vào lớp 1 nhưng tư thế viết không đúng, chữ viết sai… giáo viên rất cực trong việc sửa cho các em.
“Phụ huynh đừng đừng nên chú trọng đến việc học chữ trước mà cần chuẩn bị tâm lý và rèn cho trẻ một số kỹ năng cơ bản cần thiết để trẻ có thể mạnh dạn, tự tin hòa nhập một cách tốt nhất vào môi trường học tập mới”, ông Nguyễn Quang Vinh nhấn mạnh.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Tin mới nhất

Tại sao lại cần duy trì kì thi THPT quốc gia?
16:15:43 23/08/2018
“Nhìn lại kì thi THPT quốc gia năm 2018 với những điều được và mất, chúng ta khó có thể khẳng định đây là một kì thi thành công. Tuy nhiên xét trên bình diện chung, kết quả của kì thi vẫn là một thông số cần và quan trọng để đánh giá ch...
Những ngày học đầu tiên của trẻ lớp 1 và lớp lớn hơn: Bố mẹ đã biết 5 sự khác biệt cơ bản này chưa?
15:24:24 23/08/2018
Những ngày đầu tiên đi học là vô cùng quan trọng với mỗi đứa trẻ nhưng không phải mọi lứa tuổi đều có trải nghiệm giống nhau trong ngày đặc biệt này.
Điểm thi đại học Trung Quốc lần đầu được đại học công lập Mỹ chấp nhận
13:30:54 23/08/2018
Đại học New Hampshire kỳ vọng thu hút nhiều sinh viên Trung Quốc, tạo môi trường học tập đa văn hóa.
Ngày đầu năm học của trẻ em thế kỷ trước
13:27:56 23/08/2018
Trang phục, đồ dùng học tập, kiểu tóc có thể khác biệt so với ngày nay, nhưng cảm xúc của trẻ khi bước vào năm học mới không hề thay đổi.
Điểm cộng của trường đại học chuẩn quốc tế RMIT Việt Nam
13:23:43 23/08/2018
Sinh viên có nhiều cơ hội cọ sát thực tế, rèn luyện kỹ năng mềm, dễ dàng học chuyển tiếp tại nhiều quốc gia...
Lương giáo sư ở những đại học công lập hàng đầu nước Mỹ
13:19:22 23/08/2018
Giáo sư ở Đại học California tại Los Angeles được trả lương cao nhất trong nhóm trường công lập với hơn 155.000 USD mỗi năm học.
95% sinh viên tư duy không tốt?
10:46:49 23/08/2018
“Giáo dục phổ thông bỏ qua việc dạy để học trò tư duy, hệ quả dẫn đến chính là 95% sinh viên đại học tư duy không tốt, thậm chí những ngành không liên quan đến môn Toán thì 100% sinh viên không có tư duy, tính logic”.
Công nhận PGS. TS Đỗ Văn Xê là hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương TPHCM
10:43:44 23/08/2018
UBND TPHCM vừa có quyết định công nhận PGS. TS Đỗ Văn Xê là hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương TPHCM nhiệm kỳ 2016 - 2021. Quyết định này sẽ được trường công bố chính thức vào ngày 24/8 tới.
Thanh Hóa giải thể 5 trường THPT
10:37:24 23/08/2018
Ông Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký quyết định về việc giải thể 5 trường THPT để sắp xếp vào các trường THPT khác trên địa bàn tỉnh này.
TPHCM: Học sinh trường tiên tiến đóng thêm cao nhất 1,5 triệu đồng/tháng
10:34:38 23/08/2018
Ngoài các khoản thu hộ, chi hộ, thu thỏa thuận như chương trình tiếng Anh tích hợp, tổ chức phục vụ bán trú…, học sinh các trường thực hiện theo mô hình trường tiên tiến ở TPHCM đóng thêm cao nhất 1,5 triệu đồng/tháng.
Cần Thơ: Phụ huynh than trời vì sách giáo khoa khan hiếm
10:31:45 23/08/2018
Gần một tuần qua, nhiều phụ huynh ở Cần Thơ đi mua sách giáo khoa cho con mà phải giành giật nhau. Thậm chí, có người đi đến lần thứ 4 mới mua được bộ sách cho con, nhà sách nào cũng trong tình trạng “cháy hàng”.
ĐBSCL: Lũ lên nhanh, tổ chức đưa đón HS đến trường an toàn
10:23:32 23/08/2018
Nước lũ đang lên nhanh, hiện ngành Giáo dục tỉnh An Giang, Đồng Tháp vẫn cho học sinh nhập học như mọi năm. Tuy nhiên, Sở GD-ĐT hai tỉnh này đã chỉ đạo các Phòng Giáo dục huyện đầu nguồn vùng lũ cần chú tâm, theo dõi mực nước lũ, tổ chứ...
Trường đại học nào có sinh viên thông minh nhất nước Mỹ?
10:20:22 23/08/2018
Mới đây, tờ Business Insider đã công bố bảng xếp hạng 50 trường đại học có sinh viên thông minh nhất nước Mỹ, được xây dựng dựa theo điểm SAT và ACT của sinh viên các trường.
Đà Nẵng: Thiếu giáo viên đạt tiêu chí tuyển dụng
10:16:06 23/08/2018
Nhiều quận, huyện ở Đà Nẵng kêu không tuyển đủ giáo viên bậc mầm non và tiểu học theo chỉ tiêu được giao. Nguyên nhân là nhiều hồ sơ dự tuyển không đạt tiêu chí người dự tuyển phải có trình độ bậc đại học trở lên.
Gian lận thi THPT quốc gia 2018 ở Sơn La: Khởi tố Phó Phòng Khảo thí
10:12:19 23/08/2018
Ngày 22/8, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La ra quyết định khởi tố bà Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, sở GD&ĐT Sơn La do liên quan đến những gian lận điểm thi tại Hội đồng thi THPT tỉnh Sơn La.
"Địa chỉ vàng" của ngành truyền thông quốc tế tại Việt Nam
09:59:58 23/08/2018
Truyền thông quốc tế là một trong những ngành nghề "hot" nhất hiện nay, tuy nhiên, những chương trình học uy tín và chất lượng lại đang như "lá mùa thu".
Bộ GD&ĐT: "Thiếu sách giáo khoa vì tránh tồn kho"
09:57:55 23/08/2018
Một số công ty sách - thiết bị trường đặt kế hoạch thấp để tránh tồn kho trong năm nay nên đã ảnh hưởng đến kế hoạch in ấn, phát hành của Nhà xuất bản Giáo dục.
Sở Giáo dục và Đào tạo “quên” xử lý Hiệu trưởng làm trái Thông tư của Bộ?
06:56:35 23/08/2018
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã "quên xử lý" Hiệu trưởng điều chỉnh hạnh kiểm học sinh không thông qua Hội đồng sư phạm nhà trường.
Thao túng thị trường, người dân chịu thiệt
06:33:33 23/08/2018
Ðầu năm học mới, NXB Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) công bố đã in đã phát hành trên 100 triệu bản SGK, đạt 102% kế hoạch. Thế nhưng trước khi năm học mới bắt đầu cả tháng, SGK vẫn thiếu ngược thiếu xuôi. Không chỉ các thành phố lớn mà các ...
Liên kết để đại học Việt Nam cùng lớn lên
06:29:07 23/08/2018
Sự phát triển của giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục đại học (GDĐH) nói riêng, không thể đứng ngoài thế giới.
Phỏng vấn một hiệu trưởng
06:24:20 23/08/2018
- Thưa chị, mới đầu năm học mới, đã xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa. Sau những bê bối của một kỳ thi tốt nghiệp, lại đến những lúng túng về cơ sở vật chất, hoặc lo ngại tình trạng lạm thu. Có vẻ như sự chuẩn bị của ngành giáo dục...
Đủ kiểu "tận thu" sinh viên
06:18:27 23/08/2018
Suốt 10 năm qua, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng (tiền thân là Trường CĐ Công nghệ thuộc ĐH Đà Nẵng) đã đặt ra nhiều khoản thu không nằm trong quy định.
Con công nhân phải được đến trường!
06:14:21 23/08/2018
Chủ trương của TP HCM là 100% học sinh trong độ tuổi đi học được đến trường, không phân biệt có hộ khẩu hay không, con công nhân hay người TP
Thiếu sách giáo khoa: Do độc quyền?
06:10:30 23/08/2018
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam khẳng định việc thiếu sách giáo khoa năm học mới là do học sinh tăng đột biến, trong khi giới chuyên môn cho rằng đây là hệ quả của độc quyền in và phát hành sách
Vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh ở đâu?
18:34:09 22/08/2018
Cứ vào năm học mới lại nổi lên câu chuyện lạm thu đầu năm học.
Mỗi ngày đến trường có vui?
18:30:44 22/08/2018
Nhiều người đã quen với thông điệp 'mỗi ngày đến trường là những ngày vui'. Thế nhưng thực tế liệu học sinh, sinh viên có cảm thấy vui khi đi học mỗi ngày?
Chậm chấm phúc khảo vì giám đốc Sở công tác nước ngoài
18:27:13 22/08/2018
Ngày 21.8, ông Hoàng Văn Thi, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa, cho biết phải đến ngày 23.8 mới có kết quả và công bố điểm chấm phúc khảo 105 bài thi của học sinh dự thi vào Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa).
Thanh tra giáo viên, lao động nước ngoài ở trung tâm ngoại ngữ
18:23:38 22/08/2018
Theo thông tin từ Sở GD-ĐT TP.HCM, trong năm học 2017 - 2018, Sở đã cấp quyết định thành lập mới 80 trung tâm ngoại ngữ - tin học, cấp phép mở chi nhánh hoạt động của 64 trung tâm, thẩm duyệt 17 hồ sơ chuyển địa điểm hoạt động...
Xem xét cẩn trọng việc thành lập ĐH tư thục
18:20:10 22/08/2018
PGS-TS Nguyễn Mạnh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng, đề nghị cần xem xét cẩn trọng về việc luật khuyến khích thành lập các ĐH mới, trong đó có tư thục.
TP.HCM: Quận 1 tuyển 240 giáo viên, nhân viên
18:17:08 22/08/2018
Ngày 22.8, UBND quận 1, TP.HCM công bố kế hoạch tuyển dụng viên chức ngành giáo dục năm học 2018 - 2019.
Tựu trường sao cứ mãi lo âu !
18:11:25 22/08/2018
Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa tựu trường là phụ huynh lại gặp phiền toái, với nhiều nỗi lo âu.
Bộ VHTTDL trao quyết định cho 6 sinh viên đầu tiên đi đào tạo ở nước ngoài
18:07:21 22/08/2018
Chiều 22/8, tại Hà Nội, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đã trao Quyết định cử các ứng viên đủ điều kiện đào tạo Đại học ở nước ngoài trong lĩnh vực Âm nhạc và Điện ảnh đợt I.
TP. Hồ Chí Minh: Quy định khung mức thu đối với các khoản thu thỏa thuận
18:00:14 22/08/2018
Sở GDĐT TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Hiệu trưởng các Trường THPT, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, Giám đốc các Trung tâm GDNN-GDTX hướng dẫn khung mức thu đối với các khoản thu thỏa thuận trong năm học 2018-2019.
Đắk Lắk: Nỗ lực hoàn thiện cơ sở vật chất cho ngày tựu trường
17:55:43 22/08/2018
Chuẩn bị cho năm học mới, Sở GD-ĐT Đắk Lắk đã đầu tư trên 402 triệu đồng để sửa chữa, xây dựng, mua sắm cơ sở vật chất…, quyết không để xảy ra tình trạng cơ sở vật chất xuống cấp làm học sinh không thể tựu trường.
Khi trẻ làm sai, nói KHÔNG sẽ chẳng tác dụng gì đâu, đây mới là những cách nói với con hiệu quả nhất
17:52:03 22/08/2018
Thay vì chỉ trích và nói với con “KHÔNG ĐƯỢC" mỗi khi trẻ hành động thiếu kiểm soát, hãy thử những cách sau đây để làm cho trẻ hiểu được hành động của mình.
Sự khác biệt rõ rệt giữa phụ huynh xưa và nay: Khi thương con không còn cho roi cho vọt
17:08:10 22/08/2018
Mỗi thế hệ phụ huynh đều có những quan điểm khác biệt trong sự giáo dục con cái. Vậy phụ huynh ngày nay so với phụ huynh xưa khác nhau cụ thể những điểm nào?
“Cậu học trò thiếu cha, vắng mẹ” giàu nghị lực đã nhập học ngôi trường mơ ước
16:49:43 22/08/2018
Với sự giúp đỡ của nhiều mạnh thường quân, em Trần Thế Phương, chàng trai nghèo giàu nghị lực trong bài viết “Cậu học trò thiếu cha, vắng mẹ đỗ ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng không có tiền nhập học” đã chính thức trở thành tân sinh viên của ...
Phải có quy định phương thức xét tuyển riêng đối với ngành Y
16:46:27 22/08/2018
Tại hội nghị góp ý kiến về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH diễn ra vào chiều 21/8, GS. TS Phạm Văn Lình - Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Y dược Cần Thơ bày tỏ băn khoăn về chất lượng đào tạo ngành Y dược.
Tiến sĩ sư phạm: 'Nhiều giáo viên mầm non nhận mình là ôsin, vú em'
15:03:27 22/08/2018
Theo các đại biểu, người thầy đúng nghĩa phải nhận thức là trí thức, có tầm nhìn, khát khao cống hiến, không vụ lợi cá nhân.
Lớp học kỹ năng sống miễn phí cho trẻ tại Hà Nội
14:59:16 22/08/2018
Nhân dịp khai trương, ngày 25, 26/8, Cara Mỹ Đình ưu đãi 50% học phí, tặng gói sinh trắc vân tay, mở lớp kỹ năng sống miễn phí cho trẻ.
Đừng phân biệt giàu nghèo, hãy đối đãi với trẻ bằng tấm lòng bao dung, độ lượng
13:28:08 22/08/2018
Nhiều người cho rằng, trẻ em nhà giàu sẽ có hoàn cảnh nuôi dưỡng và giáo dục tốt hơn, chúng sẽ vui vẻ hạnh phúc hơn. Nhưng điều đó liệu có hoàn toàn tuyệt đối?
Sách lớp 1 hết sạch, phụ huynh TPHCM ngao ngán
12:37:30 22/08/2018
Những ngày qua, nhiều phụ huynh tại TPHCM khi đến các hiệu sách, chỉ cần hỏi mua sách giáo khoa lớp 1 thì lập tức nhân viên lắc đầu, nói ngay là không có để phụ huynh khỏi mất công vào kệ sách tìm.
Đắk Nông: Tiếp tục ký hợp đồng để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên đầu năm học
12:30:40 22/08/2018
Ông Nguyễn Bốn, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông vừa chỉ đạo, cho phép ký hợp đồng tiếp đối với 385 giáo viên của năm học trước, trong đó ưu tiên cho vùng khó khăn để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên của tỉnh này.