Tôi rất mong chờ sự chuyển mình của chính những giáo viên, sự chỉ đạo điều hành kịp thời của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ để có nền giáo dục “sạch”.
LTS: Nhân dịp năm học mới, thầy giáo Bùi Nam chia sẻ những tâm tư nguyện vọng của mình để hướng đến một nền giáo dục trong sạch và tốt đẹp hơn.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Hầu hết ở các địa phương đã chính thức bước vào giảng dạy chính thức từ giữa tháng 8 và chuẩn bị tổ chức lễ khai giảng vào ngày 5/9 tới.
Năm học vừa qua là một năm học dù cũng có vài thành tích trong các kỳ thi quốc tế, nhưng sự thật lại có quá nhiều thị phi như vụ phụ Huynh ép cô giáo quỳ gối, nhiều vụ giáo viên bạo hành học sinh, giáo viên gạ tình, đổi điểm,… hay gần nhất là vụ giảng viên trường Luật bị tố cáo vi phạm giờ dạy, nhắn tin thiếu đứng đắn,…
Bên cạnh đó, việc chạy theo thành tích, chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước diễn ra công khai, lộ liễu và là căn bệnh trầm kha chưa có điểm dừng dẫn đến chất lượng thật của học sinh trên báo cáo thì rất cao, nhưng chất lượng thật thì rất khiêm tốn, nhiều học sinh ngồi nhầm lớp, khá nhiều học sinh thi vào lớp 10, hay kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia bị điểm liệt.
Năm học mới mong rằng mọi giáo viên đều sẽ làm những điều tốt nhất có thể cho học sinh. Ảnh minh họa: TTXVN
Việc chạy theo thành tích, hám danh, hám lợi còn dẫn đến việc gian lận nghiêm trọng trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia, và cũng chưa biết khi nào kỳ thi mới trung thực, trong sạch.
Việc vi phạm dạy thêm, học thêm ngày càng nghiêm trọng hơn, trắng trợn hơn, thách thức các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục.
Bước vào năm học mới nhưng thật sự chưa thấy có sự đổi mới hay giải pháp quyết liệt để giải quyết các vấn đề trên.
Hay nói cách khác với những gì diễn ra, nhân dân và cả lực lượng giáo viên chưa thấy an tâm, chưa dám hy vọng về một nền giáo dục thay đổi theo hướng “sạch” hơn trong năm học mới này.
Giáo viên tâm huyết, thương yêu học sinh còn thiếu
Để có được nền giáo dục “sạch” thì trước hết phải từ lực lượng giáo viên.
Chính giáo viên đứng lớp là nhân tố quyết định thành, bại của giáo dục vào đổi mới phương pháp, giáo dục kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, nhận thức,…
Nhưng phải nói thật rằng còn khá nhiều giáo viên không có tâm huyết, yêu nghề, hết lòng vì học sinh.
Nếu nói học sinh có cá biệt thì cũng có khá nhiều giáo viên “cá biệt”.
Nói không ngoa khi cho rằng có nhiều giáo viên “cá biệt” đó chính là những giáo viên luôn tìm mọi “thủ đoạn” từ xúc phạm thân thể, điểm số để o ép học sinh học thêm thu tiền làm giàu cho bản thân nhưng để lại hệ lụy vô cùng nguy hiểm cho nền giáo dục.
Nhiều giáo viên khác thì đến trường dạy kiểu “sống chết mặc bay”, dạy kiểu tới giờ thì đến lớp hết giờ ra lớp, học sinh biết, hiểu hay không mặc kệ, cuối năm bằng cách này hay cách khác cũng đạt mọi chỉ tiêu đề ra (đó chính là việc nâng điểm, cho điểm khống,…).
Những giáo viên trên làm việc theo kiểu “tàn tàn” không vi phạm nên hiệu trưởng không thể xử lý được.
Nhiều giáo viên khác thì luôn kêu ca, ca thán, than phiền về các chính sách giáo dục, hay sẵn sàng “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” với học sinh thậm chí với cả đồng nghiệp.
Một số giáo viên thì nguy hiểm hơn vi phạm pháp luật buôn ma túy, cờ bạc,…có giáo viên nữ còn bị bắt quả tang ở trong nhà nghỉ với trưởng phòng giáo dục ở Cà Mau, hay ở chung nhà nghỉ với cảnh sát giao thông ở Thanh Hóa,…
Một số giáo viên thì không chịu thay đổi, đổi mới phương pháp, cách thức tiếp cận công nghệ thông tin,…cho thấy dù cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ở rất gần nhưng dạy học vẫn theo lối truyền thống 0.4.
Khi nào mới có giáo viên giỏi
Hiện nay cũng còn có rất nhiều giáo viên giỏi, tâm huyết với nghề mang lại những thành tích cho ngành, là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.
Nhưng quan trọng nhất là kỳ vọng vào tương lai sẽ có nhiều giáo viên giỏi hơn, tâm huyết hơn, thương yêu học sinh hơn có khả quan không?
Xin thưa là rất khó, vì ngoài việc vẫn còn đó một số giáo viên “cá biệt” thì tương lai của ngành sư phạm các năm nay khá đìu hiu, ảm đạm, năm vừa qua thì có nơi 9 điểm/ 3 môn đỗ sư phạm.
Năm nay có nâng điểm lên thì lại có rất nhiều trường sư phạm sạch bóng thí sinh, nhiều học sinh giỏi không chịu vào trường sư phạm.
Chúng ta đều biết sinh viên giỏi chưa chắc là thầy giỏi nhưng nếu sinh viên không giỏi thì dứt khoát không bao giờ có giáo viên giỏi, nên sau này rất khó tìm giáo viên giỏi nếu chúng ta không thay đổi để thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm.
Tôi thiết nghĩ không phải vì lý do bỏ miễn giảm học phí hay việc đề xuất tăng lương giáo viên sẽ khuyến khích học sinh vào trường sư phạm mà chính là môi trường sư phạm còn quá nhiều nỗi lo, thiếu sự an tâm, hay như việc còn hàng ngàn cử nhân sư phạm thất nghiệp, chế độ đãi ngộ giáo viên,…
Vài mong ước…
Năm học mới này, bản thân là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy kiến thức và nhân cách cho học sinh, tôi rất mong chờ sự chuyển mình của chính những giáo viên trực tiếp đứng lớp, sự chỉ đạo điều hành kịp thời của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ để có nền giáo dục “sạch” bắt kịp nền giáo dục tiên tiến của thế giới.
Tôi xin được phép nêu lên quan điểm cá nhân của mình về một số giải pháp để góp phần xây dựng nền giáo dục “sạch”, mọi giáo viên đều chăm lo và mong muốn làm mọi điều tốt nhất có thể cho học sinh.
Thứ nhất, tăng lương, tăng thời gian làm việc giáo viên
Đây là vấn đề cốt lõi, mấu chốt của việc đổi mới không thể một giáo viên mới ra trường thu nhập 2,5 triệu đồng mà toàn tâm toàn ý lo cho giáo dục.
Khi đã tăng lương thì phải gắn với trách nhiệm, xử lý nghiêm sai phạm.
Nhưng khi mà bộ máy còn cồng kềnh, thiếu hiệu quả không thể đòi hỏi tăng lương, muốn vậy chúng ta có thể tăng thời gian làm việc, tinh giản biên chế, giảm cấp trung gian để tăng lương giáo viên, nhất là lực lượng giáo viên mới ra trường, chỉ có tăng lương thì giáo viên mới toàn tâm toàn ý, chăm lo cho giáo dục và mang lại điều tốt đẹp nhất cho học sinh
Thứ hai, chấm dứt việc dạy thêm thu tiền
Khi nào mà nền giáo dục mà còn dạy thêm thu tiền học sinh thì nền giáo dục nó như thị trường mua – bán thì nền giáo dục không bao giờ tiến bộ, không bao giờ có sự công bằng trong học tập và nền giáo dục sẽ mãi mãi dậm chân tại chỗ.
Khi còn dạy thêm thu tiền thì khó mong giáo viên giữ được nhân cách, khi còn dạy thêm thu tiền thì không bao giờ có sự tôn trọng nghề, tôn trọng giáo viên của cha, mẹ học sinh và từ chính học sinh.
Tôi tin rằng khi chấm dứt việc dạy thêm thu tiền ngoài nhà trường thì nền giáo dục sẽ chuyển biến một cách tích cực, sẽ hạn chế rất nhiều giáo viên “cá biệt”, mọi giáo viên sẽ đều dồn tâm huyết cho việc dạy thật, học thật trên lớp.
Thứ ba, giữ nguyên hoặc giảm tuổi nghỉ hưu giáo viên
Trong giai đoạn đang đề xuất tăng tuổi hưu thì rất mong Quốc hội đưa quy định giáo viên là đối tượng đặc biệt có thể giữ nguyên tuổi hưu, có thể giảm tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên mầm non, trong thời đại công nghệ 4.0, giáo dục luôn luôn cần sự đổi mới, tươi tắn, không tăng tuổi hưu giáo viên chính là biện pháp làm cho nền giáo dục hiện đại, vận động và phát triển.
Nếu tăng tuổi nghỉ hưu sẽ kéo theo sự trì trệ, ì ạch, việc ứng dụng công nghệ thông tin, các phương tiện hiện đại đáp ứng cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ khó thành hiện thực.
Thứ năm, phải xử lý mạnh tay giáo viên vi phạm
Giáo viên ở các nước trên thế giới được lựa chon rất khắt khe còn ở ta thì chưa được như thế, nhưng chúng ta có thể phải mạnh tay trong việc xử lý nghiêm vi phạm của giáo viên nhất là vi phạm dạy thêm học thêm, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Chúng ta chỉ hô hào khẩu hiệu suông, hay kêu gọi thì mãi mãi giáo viên sẽ vi phạm, thậm chí tinh vi hơn.
Chỉ có xử lý nghiêm minh, cho ra khỏi ngành hay thậm chí khởi tố giáo viên nếu vi phạm nghiêm trọng là một trong những cách để trả lại nền giáo dục trong sạch.
Chúng tôi đang chờ đợi từng ngày sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo để nền giáo dục không còn những sự việc nghiêm trọng, đáng tiếc trong thời gian qua để mang những điều tốt đẹp nhất đến cho học sinh, trẻ em cả nước và môi trường sư phạm là một trong những môi trường mà học sinh muốn vào học nhất, trường sư phạm phải có điểm chuẩn nằm trong tốp 5 hay ít nhất là tốp 10 trong các trường đại học.
Theo giaoduc.net.vn
Tin mới nhất
Lạm thu kiểu trường Nguyễn Văn Tố phải bị diệt tận gốc
08:59:50 25/08/2018
Dư luận mong chờ sự nghiêm minh của pháp luật đối với những vi phạm của một số Hiệu trưởng nhà trường để xảy ra lạm thu.Mái ấm của trẻ mồ côi
08:55:49 25/08/2018
Tại TP. Cà Mau có 1 ngôi chùa nhận nuôi hơn 30 trẻ em mồ côi. Nơi đây, chẳng những cưu mang, đùm bọc mà còn giúp các em được cắp sách tới trườngGiáo dục trí tuệ cảm xúc trong giờ dạy học văn như thế nào?
08:44:10 25/08/2018
Môn Ngữ văn có lợi thế nhất định trong việc giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh. Đây là môn học tác động trực tiếp đến tình cảm xúc, rèn luyện năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mỹ,… cho học sinh.Dịch giả như là những anh hùng văn hóa
08:39:43 25/08/2018
Trong bối cảnh các nhà nghiên cứu KHXH&NV nói chung và các nhà nghiên cứu văn học nói riêng ở Việt Nam còn đang loay hoay với câu hỏi thế nào là một công trình nghiên cứu thì cuốn Những thế giới song song: Khả thể và giới hạn trong (tái...Tự chủ đại học vẫn là bài toán khó
08:30:56 25/08/2018
Nhiều trường đại học tại TPHCM và chuyên gia giáo dục phấn khởi với khái niệm tự chủ đã dần rõ ràng hơn, cơ chế đã thoáng hơn, nhưng vẫn còn những bất cậpNhà giáo Phạm Toàn giới thiệu một phương án khác tổ chức lại nền Giáo dục
08:27:02 25/08/2018
Động lực để học sinh chăm học và thích học không do thi cử kích thích, mà được tạo ra bằng thay đổi cách học.Học viện Báo chí ra nội quy mới: Muộn 5 phút coi như nghỉ học, dùng điện thoại trong lớp 4 lần bị đình chỉ 1 năm
08:22:11 25/08/2018
Sinh viên đến lớp muộn 5 phút bị tính nghỉ học một buổi không lý do, sinh viên sử dụng điện thoại trong giờ học 4 lần bị đình chỉ học 1 năm... đây là những nội quy mới mà Học viện Báo chí Tuyên truyền đưa ra tạo nên những ý kiến trái ch...Tổ chức lại hệ thống đại học để đủ sức cạnh tranh
08:16:16 25/08/2018
Tổ chức lại hệ thống giáo dục đại học và làm rõ chức năng, hoạt động của đại học phi lợi nhuận là một trong những chủ đề được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị góp ý về dự thảo Luật giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung một số điều diễn ra chiều...Tranh luận chuyện để học sinh phổ thông nghỉ hay học vào thứ Bảy
08:05:14 25/08/2018
Nhiều ý kiến tranh luận về thời gian học tập của học sinh phổ thông được đưa ra tại hội nghị góp ý về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 24/8.Dân Việt chi hơn 1.000 tỷ đồng/năm mua SGK dùng một lần
06:54:04 25/08/2018
Số tiền bỏ ra mua sách giáo khoa khá lớn, trong khi sách dùng chỉ được một năm là phải bỏ đi khiến dư luận bức xúc. Năm nào, NXB Giáo dục cũng in hơn 100 triệu bản sách mới.Ngày tựu trường vui vẻ, giản dị ở Cali
06:35:27 25/08/2018
Ngày tựu trường của các trường tiểu học ở Mỹ không có trống kèn, đồng phục và cảnh cả ngàn học sinh ngồi phơi nắng để nghe những phát biểu đầy tinh thần khẩu hiệu."Cứ đi kiểm tra thì 1/3 sinh viên nghịch điện thoại chứ không học"
06:27:04 25/08/2018
Lãnh đạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng buộc phải đưa ra quy chế có phần nghiêm ngặt bởi nếu không thì thực trạng đáng đáng lo ngại là “cứ đi kiểm tra thì 1/3 sinh viên ngồi trong lớp nhưng nghịch điện thoại chứ không học”.Chăm lo đội ngũ nhà giáo bằng những chính sách “bền vững”
23:45:42 24/08/2018
Dạy học - nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Chính vì vậy Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT luôn quan tâm chăm lo, phát triển đội ngũ nhà giáo. Theo đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là chăm lo đời sống vật chất, tinh thầ...Bí thư Thành ủy Đà Nẵng “đặt hàng” cho Đại học Đà Nẵng
23:40:01 24/08/2018
Chiều nay, (24/8), Đoàn công tác của Đà Nẵng do Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ĐH Đà Nẵng. Ông Trương Quang Nghĩa đặt vấn đề, tới đây, Đà Nẵng có hàng loạt các chính sách, chủ trương v...Khánh Hòa đẩy mạnh thi đua và xây dựng các tổ chức Công đoàn
21:45:50 24/08/2018
Ngày 24/8, Công đoàn ngành Giáo dục thuộc Liên đoàn lao động tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn năm học 2017-2018 và triển khai phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2018-2019.Phương pháp tính nhẩm siêu tốc Soroban giúp trẻ phát triển tư duy toán học
21:43:38 24/08/2018
Xuất hiện tại Nhật Bản từ năm 1600, phương pháp tính nhẩm dựa trên thuật tính của bàn tính gảy Trung Quốc, đã được thương gia Nhật Bản cải tiến, giúp việc tính toán thuận lợi, nhanh chóng, chính xác. Qua nhiều thế kỷ, phương pháp tính n...Tập đoàn FVG khởi động chương trình “FVG - Cùng em đến trường” tại xã miền núi Quảng Nam
21:39:43 24/08/2018
Tập đoàn FVG vừa tổ chức trao tặng quà cho 156 học sinh trên địa bàn xã Mà Cooih (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam).Những đề xuất “táo bạo” về bỏ biên chế giáo viên và đào tạo sư phạm
21:29:11 24/08/2018
Có ý kiến cho rằng, nên bỏ biên chế vĩnh viễn với cán bộ quản lý và giáo viên công lập, đào tạo giáo viên nên điều chỉnh theo hướng xác định quota...'Chúng ta vẫn bị động trong việc giữ người tài'
21:15:22 24/08/2018
Trên là một trong những ý kiến của GS-TSKH Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, tại hội thảo cơ sở lý luận, phương pháp luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu quốc tế hóa giáo dục Việt Nam.Trường Báo đưa ra nội quy “gắt”, sinh viên nháo nhào phản ứng
20:53:33 24/08/2018
Đến lớp muộn 5 phút bị tính nghỉ học một buổi không lý do, giờ giải lao vào muộn sẽ bị tính nghỉ học không phép,… đây là những quy chế mới mà Học viện Báo chí và Tuyên truyền thông báo khiến sinh viên không mấy dễ chịu."Tôi tìm kiếm sự tò mò, khám phá ở các bạn trẻ"
20:48:19 24/08/2018
Đó là chia sẻ của Phạm Kim (tên thường gọi của Phạm Kim Cương) - một trong 100 trí thức người Việt trở về để tham gia chuỗi sự kiện Kết nối mạng lưới Đổi mới sáng tạo 2018 diễn ra trong tuần.Xét tuyển ĐH, CĐ năm 2018: Đảm bảo quyền tự chủ của các trường
20:28:31 24/08/2018
Mùa tuyển sinh sắp kết thúc, mặc dù năm nay điểm sàn giảm nhưng đánh giá chung lượng tuyển sinh vẫn đảm bảo. Nhiều cơ sở đã đủ nguồn tuyển ngay sau kết thúc nguyện vọng 1. Để có nhìn nhận, đánh giá khách quan về công tác tuyển sinh ĐH-C...Bến Tre: Triển khai dạy võ cổ truyền ở 79 trường THCS, THPT
20:21:01 24/08/2018
Năm học 2018-2019, Sở GD&ĐT Bến Tre tiếp tục tổ chức triển khai giảng dạy võ cổ truyền ở 45 trường THCS và 34 trường THPT trong toàn tỉnh.Sơn La: Tổ chức nấu ăn tập trung bán trú ngay từ đầu năm học
20:15:32 24/08/2018
Sở GD&ĐT Sơn La hướng dẫn bổ sung thực hiện Quyết định số 2019/QĐ-UBND ngày 20/8/2018 của UBND tỉnh và tổ chức nấu ăn tập trung năm học 2018-2019.Tạo ra động lực cho các trường đại học phát triển
20:09:55 24/08/2018
Chiều nay (24/8), ông Phan Thanh Bình – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chủ trì Hội nghị góp ý về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Thứ trưởng Bộ GD&...Gia Lai: Tạo đà nâng cao chất lượng giáo dục từ “đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”
20:04:37 24/08/2018
Năm học 2017-2018, ngành GD&ĐT tỉnh Gia Lai tiếp tục ghi dấu ấn mạnh mẽ khi lần thứ 2 được Bộ GD&ĐT trao tặng Bằng khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”.Sóc Trăng: Trường học cam kết không thu các khoản thu trái quy định
19:59:17 24/08/2018
Bước vào năm học 2018 - 2019, Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng đã có hướng dẫn cụ thể đến các đơn vị giáo dục về công tác quản lí thu, chi học phí (dịch vụ giáo dục); cấp bù kinh phí miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và các khoản thu chi...Phú Thọ: Triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019 cấp Trung học
19:53:58 24/08/2018
Vừa qua, Sở GD&ĐT Phú Thọ tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2017-2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019 cấp Trung học.Nâng cao chất lượng bữa trưa bán trú tại Sóc Trăng
19:46:27 24/08/2018
Chất lượng bữa ăn đóng vai trò quan trọng trong phát triển tầm vóc và trí lực của trẻ. Đặc biệt ở trẻ ở độ tuổi 6 – 11 tuổi, thời điểm cơ thể tích lũy chất dinh dưỡng cần thiết để chuẩn bị cho giai đoạn dậy thì, nhu cầu dinh dưỡng cần đ...Bạn trẻ tự học qua các dự án
19:45:31 24/08/2018
Nhiều bạn học sinh THPT tại TP.HCM đã chủ động bổ sung kiến thức và trang bị thêm các kỹ năng mềm cho mình, bằng việc thực hiện các dự án học thuật, dự án cộng đồng trong mùa hè vừa qua.TP.HCM: Quận 9 tuyển 144 giáo viên
19:27:54 24/08/2018
Ngày 24.8, UBND quận 9, TP.HCM, thông báo kế hoạch tuyển dụng giáo viên năm học 2018 - 2019. Theo đó, quận này tuyển tổng số 144 giáo viên, trong đó có 29 giáo viên mầm non, 53 giáo viên tiểu học, 62 giáo viên THCS.Thiếu trung thực dễ trượt visa du học Mỹ
19:21:17 24/08/2018
'Việc cấp visa là một tiến trình rất phức tạp nên chúng tôi phải đảm bảo người xin visa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu với tất cả sự trung thực nhất', bà Mary Trechock, viên chức lãnh sự thuộc Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM, khẳng định.Khoa Luật – ĐH QGHN công bố kết luận vụ giảng viên bị tố gạ tình, trù dập nữ sinh
19:03:25 24/08/2018
Khoa Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội đã có văn bản kết luận về những thông tin phản ánh liên quan đến giảng viên Nguyễn Hùng Cường bị tố cáo có hành vi không phù hợp với các nữ sinh viên, đồng thời trù dập điểm số của sinh viên và thường xuyê...Bộ GD&ĐT trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Giáo dục” và Bằng khen đến lãnh đạo, phóng viên báo Dân trí
18:58:54 24/08/2018
Chiều ngày 24/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Giáo dục” và Bằng khen đến Tổng Biên tập Phạm Huy Hoàn và 10 cán bộ, phóng viên, biên tập viên của báo điện tử Dân trí đã có những đóng góp xuất s...Trường THPT Chuyên Lam Sơn: Sau phúc khảo, 3 thí sinh từ rớt thành đậu
18:54:16 24/08/2018
Liên quan đến việc hơn 100 học sinh dự thi vào Trường THPT Chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) gửi đơn phúc khảo bài thi, mới đây, Sở GD&ĐT đã có thông báo kết quả chấm phúc khảo.Tưởng không khó mà khó không tưởng: Bố mẹ phải làm sao khi con thường xuyên bị mất đồ dùng học tập?
16:27:38 24/08/2018
Một trong những tình huống quen thuộc mà trẻ thường xuyên gặp phải khi đi học chính là mất đồ dùng học tập. Thế nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết cách xử lý vấn đề này.Giáo viên muốn nghỉ thứ bảy, nhưng không thể sắp xếp lịch
16:14:16 24/08/2018
Với cơ sở vật chất trường học như hiện nay, để vừa đảm bảo khung chương trình vừa cho nghỉ thứ bảy là bất khả thi.7 điều phụ huynh thông minh thường làm trước năm học mới
16:10:41 24/08/2018
Để chuẩn bị cho việc trở lại trường, bạn cần rèn cho con thói quen ngủ sớm và dậy sớm.