Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Thảo luận về danh xưng hay về chất lượng thực tế

“Việc có trường đại học trong đại học không quan trọng bằng việc đánh giá xem sự kết nối giữa các trường thành viên của các đại học đó có hiệu quả hay không, có đem lại lợi ích cho người học hay không, có tạo ra sản phẩm tri thức phục vụ cho cộng đồng tốt hay không”.

TS Phạm Hiệp, nhà nghiên cứu giáo dục nêu quan điểm về mô hình hệ thống giáo đại học, đại học, trường đại học mà các chuyên gia giáo dục đang bàn thảo góp ý cho sửa đổi Luật Giáo dục đại học.

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Thảo luận về danh xưng hay về chất lượng thực tế - Hình 1

TS Phạm Hiệp

Phóng viên:Trong các thảo luận gần đây về dự thảo sửa đổi một số điều của Luật Giáo dục Đại học (GDĐH), có một số ý kiến khác nhau về mô hình hệ thống giáo đại học, đại học, trường đại học, là người nghiên cứu về GDĐH ông có nhận xét gì về việc này?

TS. Phạm Hiệp: Theo tôi hiểu, mục tiêu của lần sửa đổi này là để giải quyết những vướng mắc nhằm tạo khung pháp lý rộng nhất cho các cơ sở GDĐH phát huy hết tiềm năng của mình. Đây là cơ hội tốt để đưa ra một hành lang pháp lý mới cho cả hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và qua đó giúp các cơ sở giáo dục đại học thực sự trở thành trung tâm của nền kinh tế xã hội và văn hóa của đất nước.

Trong các nội dung được sửa đổi, trọng tâm được đặt ra là làm sao tạo ra một cơ chế mới phát huy tốt hơn quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDĐH – điều đã được giới chuyên môn chỉ ra là yếu tố bản lề giúp nâng cao chất lượng GDĐH.

Trong quá trình thảo luận, tôi cũng nhận thấy có những ý kiến về mô hình hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam. Bởi vì, chúng ta có các Đại học Quốc gia, các Đại học Vùng, Trường Đại học, Học viện. Có ý kiến cho rằng mô hình hệ thống GDĐH của chúng ta chưa được “mạch lạc”, cho nên cần có những thay đổi.

Tôi nghĩ chúng ta muốn đánh giá về hiệu quả của một mô hình, cần có những dữ liệu và bằng chứng về nó chứ không thể nói dựa trên quan sát cảm tính. Thí dụ: kết quả nghiên cứu khoa học thế nào, uy tín học thuật ra sao, sinh viên ra trường không có việc làm hay không, nhà tuyển dụng họ đánh giá thế nào… Nếu mô hình cơ sở GDĐH nào không đáp ứng những chỉ số này thì đúng là cần thay đổi một cách căn bản về mô hình với những cơ sở giáo dục đại học như vậy.

Còn những thực thể đại học đã định hình, đã khẳng định được thương hiệu và vị trí thì không nên thay đổi quá nhiều gây rối loạn hệ thống chung và bên trong các cơ sở này. Thí dụ, gần đây chúng ta đều biết, trong bảng xếp hạng đại học quốc tế của tổ chức QS lần đầu tiên có tên hai ĐHQG của Việt Nam trong top 1000 đại học tốt nhất của thế giới. Theo QS Châu Á, 3/5 cơ sở đại học nằm ở Top 150 cũng là các ĐHQG và ĐH vùng.

Các ĐHQG và ĐH vùng cũng là các đơn vị năng động trong việc đón đầu các xu thế mới trong GDĐH như kiểm định chất lượng, đổi mới thi tuyển sinh, bằng kép, đào tạo liên ngành, gắn kết đào tạo với NCKH, NCKH theo chuẩn mực quốc tế ….

Điều này có được một phần nhờ việc các ĐH này có quyền tự chủ cao, lợi thế liên ngành, khả năng khai thác các nguồn lực chung.

Tất nhiên, ĐHQG và ĐH vùng cũng có những vấn đề nội tại, đôi khi xuất phát từ do sự thiếu nhất quán và không đồng bộ về chủ trương, quan điểm và khung pháp lý. Ví dụ, có vẻ như Thông tư 08 về các Đại học Vùng lại tạo ra khoảng cách cho các trường đại học thành viên thay vì thúc đẩy họ hỗ trợ gần nhau như nỗ lực và mục tiêu ban đầu.

Theo tôi, để điều chính việc này cần tăng cường hỗ trợ, xóa bỏ các rào cản chính sách hơn là tạo ra sự phân tâm bằng những chính sách quá mới mà chưa được nghiên cứu, phân tích tác động một cách thấu đáo.

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Thảo luận về danh xưng hay về chất lượng thực tế - Hình 2

Nhóm nghiên cứu của GS.TSKH Lưu Văn Bôi (Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN) với sản phẩm nghiên cứu là diesel sinh học (ảnh: Bùi Tuấn)

Phóng viên:Nhưng cũng có ý kiến cho rằng mô hình trường đại học trong đại học (University trong University) là không giống ai? Ông có nhận xét gì về điều này?

TS. Phạm Hiệp: Cơ cấu một cơ sở giáo dục đại học trên thế giới rất đa dạng, chứ không có khuôn mẫu chung. Một số nơi đơn vị trực thuộc trong cơ cấu trường đại học (university) là college (hay được dịch là Trường), faculty (hay được dich là Khoa), school (hay được dịch là Trường), department (Khoa hoặc Bộ môn), institute (Viện).

Nhưng, với sự hiểu biết của tôi, có thể nói không hề có một công thức chung nào cho cơ cấu nội bộ của một trường đại học. Có nơi áp dụng mô hình university – college – department; có nơi lại áp dụng mô hình university – school – faculty – department và hầu như rất ít nơi, người ta quy định cứng nhắc đơn vị con thuộc university là phải như thế nào như quy định hiện hành ở Việt Nam.

Trường nơi tôi học tiến sĩ ở Đài Loan thì cấp institute lại là cấp thấp nhất, thấp hơn college và dưới university. Mặc dù rõ ràng khi dịch ra tiếng Việt, institute là Viện làm chúng ta tưởng là rất to.

Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều nơi áp dụng mô hình giống mô hình ĐHQG hay ĐH vùng như ở Việt Nam, tức là university trong university. Ví dụ, ĐHQG Ireland, ĐH Phillipines là những đại học có các trường đại học thành viên, các university nằm trong university.

Từ những năm 1970, Mỹ cũng có mô hình ĐH California cũng là trường đại học trong đại học, sau đó được nhiều Bang khác học tập. Hay gần đây nhất, ở Pháp có một loạt các trường sáp nhập với nhau, như ĐH Paris 11, đã nhập với các trường khác tạo thành một ĐH mới là University of Paris-Saclay – ĐH bao trùm lên các trường thành viên. Các university mẹ kể trên đều là các thực thể, được điều hành bởi một bộ máy vận hành chung, có thực quyền.

Xu hướng sáp nhập này diễn ra là do sự cạnh tranh trong giới học thuật đỉnh cao ngày càng khốc liệt. Do vậy, “những con sói cô đơn” nhìn chung không hiệu quả trong sự cạnh tranh này, mà cần có sức mạnh tổng hợp với nguồn lực dồi dào.

Chính vì vậy, các cơ sở giáo dục đại học, hoặc là tự phát (khối tư nhân) hoặc được hoạch định (vai trò của nhà nước) đến với nhau, sáp nhập trong một thực thể mới để tạo thành sức mạnh tổng hợp chung, để kết nối nguồn lực của các trường thành viên. Cần lưu ý, các hệ thống mới này không đi theo hướng “hòa tan” các trường đại học thành viên, mà khai thác các nguồn lực chung, thương hiệu chung, có sự gắn kết hữu cơ, nhưng vẫn giữ một sự độc lập, tự chủ nhất định của các trường thành viên với nhau và với hệ thống chung.

Cho nên tôi nghĩ rằng việc có trường đại học trong đại học không quan trọng bằng việc đánh giá xem sự kết nối giữa các trường thành viên của các đại học đó có hiệu quả hay không, có đem lại lợi ích cho người học hay không, có tạo ra sản phẩm tri thức phục vụ cho cộng đồng tốt hay không.

Nếu chúng ta nhìn rộng ra trong toàn nền kinh tế xã hội thì tôi thấy các lĩnh vực khác họ không quan trọng lắm câu chuyện này. Thí dụ, phía doanh nghiệp, mô hình rất đa dạng. Hình thức công ty trong công ty không phải là hiếm và là thực tiễn bình thường. Quan trong chất lượng hoạt động ra sao.

Việc chỉ cho rằng university là đại học tổng hợp hay ngược lại cũng không hoàn toàn chính xác. Nếu điều này là đúng, thì chắc các cơ sở giáo dục như Massachusset Institute of Technology (Mỹ), Boston College (Mỹ) London School of Economics (Anh) sẽ không phải là đại học tổng hợp chăng, khi họ có cơ cấu đào tạo giống như các trường đại học đa ngành khác, nhưng trong tên cũng chẳng có thuật ngữ university. Hoặc, khi đó phải chăng lại gọi Havard University là Trường Đại học Tổng hợp Havard, thay cho cách gọi đã định hình là Đại học Havard?

Tôi nghĩ không nên mất quá nhiều thời gian về việc này, mà nên bàn nhiều về các giải pháp thúc đẩy chất lượng. Tôi không tin là thay đổi cái tên thì chất lượng các cơ sở giáo dục đại học và hệ thống giáo dục đại học sẽ khởi sắc. Dự thảo sửa đổi một số điều Luật GDĐH còn rất nhiều nội dung chúng ta cần phải ưu tiên, quan tâm và xử lý một cách thấu đáo mà dường như chúng ta chưa dành đủ thời gian để thảo luận.

Phóng viên:Vậy theo ông, điều gì là cần ưu tiên xử lý trong lần sửa Luật GDĐH lần này?

TS. Phạm Hiệp: Rất nhiều, có những vấn đề của lịch sử để lại, bên cạnh những vấn đề mà bối cảnh mới buộc chúng ta phải thay đổi. Ví dụ như chúng ta đều biết là Việt Nam theo mô hình Xô Viết trước đây, tách biệt giữa trường đại học và viện nghiên cứu, trường đại học thuần là giảng dạy còn viện nghiên cứu thuần nghiên cứu.

Các nhà hoạch định chính sách đã nhìn nhận ra vấn đề này và đã cố gắng xóa nhòa khoảng cách giữa trường đại học và viện nghiên cứu bằng nhiều cách. Ví dụ như trong Luật Giáo dục Đại học 2012, đã công nhận viện nghiên cứu đào tạo tiến sĩ là cơ sở giáo dục đại học.

Ngược lại, trong Luật Khoa học Công nghệ cũng coi các cơ sở giáo dục đại học là tổ chức khoa học công nghệ. Nhưng mà những biện pháp đưa ra dường như vẫn chưa đạt được những hiệu quả thực sự đáng kể. Khoảng cách giữa viện nghiên cứu và đào tạo vẫn còn quá xa, trong khi thực tiễn thế giới cho thấy rằng là 2 nội dung này cần phải kết nối với nhau và hòa quện với nhau thì mới tạo ra được vừa chất lượng nghiên cứu tốt, vừa vấn đề đào tạo tốt.

Cũng là vấn đề nghiên cứu, rất nhiều nhà khoa học đã kêu về sự tách biệt giữa nguồn chi đầu tư cho phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất với nguồn để làm đề tài nghiên cứu, dẫn đến có những nhóm có phòng thí nghiệm, có cơ sở vật chất thì lại không có tiền để làm đề tài nghiên cứu và ngược lại, có tiền làm đề tài nghiên cứu thì lại không có cơ sở vật chất.

Bởi vì cơ chế cấp ngân sách cho việc này là đi theo 2 kênh khác nhau, kênh cơ sở vật chất và phòng thí nghiệm thì theo kênh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; kênh của nghiên cứu khoa học theo kênh của Bộ Khoa học Công nghệ. Thì những việc làm sao để xóa nhòa, giải quyết vấn đề này vẫn chưa được thảo luận một cách thấu đáo.

Một vấn đề nữa, chúng ta được biết là kiểm định chất lượng hay là minh bạch thông tin là những công cụ rất quan trọng hệ thống giáo dục đại học thì dường như chưa có nhiều thảo luận thấu đáo.

Hay là vấn đề e-learning, theo tôi nên dành nhiều thời gian xem xét vai trò của hệ đào tạo này và làm sao để phát triển được e-learning đáp ứng nhu cầu đào tạo từ xa, nhu cầu đào tạo lại, học tập suốt đời, thì dường như chúng ta bỏ quên.

Có lẽ chúng ta nên tập trung vào những nội dung đó, những vấn đề bản chất hơn là những thảo luận rất không cần thiết về cách gọi tên trường đại học như thế nào.

Xin trân trọng cám ơn TS!

Phan Đăng (thực hiện)

Theo Dân trí

Tin mới nhất

Sách tương tác: Chưa bao giờ "dụ" bé đọc sách lại dễ dàng đến vậy!

Sách tương tác: Chưa bao giờ "dụ" bé đọc sách lại dễ dàng đến vậy!

15:17:12 30/08/2018

Không chỉ đơn giản là đọc chữ, xem tranh như những cuốn sách truyền thống, sách tương tác đã trở thành món "đồ chơi tri thức" vô cùng sáng tạo và thú vị đối với các độc giả nhỏ tuổi. Chưa bao giờ "dụ" bé đọc sách lại dễ dàng đến vậy!
Khởi động hành trình tìm kiếm 'Hoa khôi Sinh viên Việt Nam'

Khởi động hành trình tìm kiếm 'Hoa khôi Sinh viên Việt Nam'

11:14:39 30/08/2018

Thí sinh tham dự Hoa khôi Sinh viên Việt Nam năm 2018 phải chưa kết hôn, sinh con, chưa qua phẫu thuật thẩm mỹ hay chuyển đổi giới tính.
Học tiếng Nhật: Tự học bảng chữ cái Hiragana chỉ trong 10 phút

Học tiếng Nhật: Tự học bảng chữ cái Hiragana chỉ trong 10 phút

11:11:07 30/08/2018

Tiếng Nhật có hai bảng chữ cái cơ bản là Hiragana và Katakana. Hôm nay, hãy cùng học bảng chữ cái Hiragana qua phương pháp vô cùng nhanh và hiệu quả trong video sau đây nhé!
Thanh Hóa: Mưa lớn gây sạt lở đất, vùi lấp nhiều phòng học

Thanh Hóa: Mưa lớn gây sạt lở đất, vùi lấp nhiều phòng học

10:41:01 30/08/2018

Trong những ngày qua, mưa lớn liên tục gây ra tình trạng sạt lở đất, vùi lấp nhiều phòng học trên địa bàn huyện miền núi Quan Hóa (Thanh Hóa).
Học cách giáo viên Montessori nói với trẻ để nuôi dạy con thành người luôn mạnh mẽ và đầy tự tin

Học cách giáo viên Montessori nói với trẻ để nuôi dạy con thành người luôn mạnh mẽ và đầy tự tin

10:16:15 30/08/2018

Đối với trẻ nhỏ, những câu nói khéo léo, động viên kịp thời của cha mẹ giống như cách mà giáo viên Montessori thường dùng luôn mang lại hiệu quả tích cực giúp bé phấn chấn và có thêm động lực để phát triển.
Chứng chỉ Anh văn Quốc tế “được lòng” phụ huynh Việt

Chứng chỉ Anh văn Quốc tế “được lòng” phụ huynh Việt

09:44:21 30/08/2018

Uy tín, đánh giá chính xác trình độ, mang lại lợi thế lớn, tấm vé thông hành cho du học, định cư… là những lý do khiến nhiều phụ huynh mong muốn con có được những chứng chỉ quốc tế như chứng chỉ Cambridge, IELTS.
Học MBA sáng tạo như người Do Thái

Học MBA sáng tạo như người Do Thái

09:38:31 30/08/2018

Thay vì thụ động với mớ giáo trình sách vở và cách thức truyền đạt một chiều thầy đọc trò chép, nhiều học viên MBA đã tự kiến tạo được tri thức cho mình theo cách của những người Do Thái thông minh.
Nữ sinh Việt vào chung kết Giải thưởng Giáo Dục Quốc Tế 2018 bang Victoria, Úc

Nữ sinh Việt vào chung kết Giải thưởng Giáo Dục Quốc Tế 2018 bang Victoria, Úc

09:35:08 30/08/2018

Kim Oanh – cô gái trẻ duy nhất đến từ Việt Nam đã xuất sắc vượt qua 250 ứng cử viên đến từ khắp các nơi trên thế giới để trở thành người xứng đáng vào chung kết của Giải thưởng Giáo Dục Quốc Tế 2018 bang Victoria, nước Úc ở hạng mục Giá...
Nữ sinh gốc Việt 14 tuổi giành điểm tối đa kỳ thi tốt nghiệp phổ thông tại Anh

Nữ sinh gốc Việt 14 tuổi giành điểm tối đa kỳ thi tốt nghiệp phổ thông tại Anh

09:31:14 30/08/2018

Ngày 23/8 vừa qua, học sinh Anh Quốc nhận kết quả kỳ thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở (GCSE). Nữ sinh gốc Việt, Amanda Do (14 tuổi) đã giành tất cả các điểm 9 trong kỳ thi vốn dành cho học sinh từ 16 tuổi trở lên này, theo BBC News đưa ti...
C và K viết khác, nhưng phát âm giống nhau

C và K viết khác, nhưng phát âm giống nhau

09:23:45 30/08/2018

Theo cô Moon Nguyen, chữ c có tên là "cờ", chữ k tên là "ca" nhưng khi đứng trong từ, hai chữ này đều được phát âm "cờ" là đúng.
Học trường quốc tế không quá ghê gớm

Học trường quốc tế không quá ghê gớm

08:58:05 30/08/2018

Học trường quốc tế các bé được chơi (thực hành) nhiều hơn, học tiếng Anh nhiều hơn và học tiếng Việt, Toán ít đi.
Tiếng nói người trong cuộc: Đầu năm học, giáo viên lại “đau đầu” với hồ sơ sổ sách

Tiếng nói người trong cuộc: Đầu năm học, giáo viên lại “đau đầu” với hồ sơ sổ sách

07:53:06 30/08/2018

Một năm học mới lại về. Các giáo viên chúng tôi lại nao nao một cảm xúc rất lạ, rất riêng. Một niềm hạnh phúc mà chỉ những người giáo viên mới cảm nhận được. Thế nhưng song song với niềm vui ấy là nỗi “ngán ngẩm” về hồ sơ sổ sách mà chu...
Nhà vệ sinh “kiểu mẫu” của trường học xứ cù lao

Nhà vệ sinh “kiểu mẫu” của trường học xứ cù lao

21:45:49 29/08/2018

Lắp đặt loa phát nhạc trong khu nhà vệ sinh trường học là cách làm khá độc đáo của Trường TH An Thạnh 2A (huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng). Cách làm mới nhà vệ sinh trường học của nhà trường đã giúp học trò đến lớp với tâm lý thoải má...
Ngành GD&ĐT Quảng Trị tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế

Ngành GD&ĐT Quảng Trị tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế

21:37:19 29/08/2018

Trong hai ngày 27-28/8, tại thành phố Savannakhet (Lào), Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị đã có buổi hội đàm và ký kết ghi nhớ cùng Sở Giáo dục, thể thao (GD&TT) Savannakhet (Lào) về những hợp tác phát triển giáo dục giữa hai tỉnh trong thời gia...
Bà Rịa - Vũng Tàu: Yêu cầu tăng 2 tiết tiếng Anh/ tuần ở các lớp tiểu học, phổ thông

Bà Rịa - Vũng Tàu: Yêu cầu tăng 2 tiết tiếng Anh/ tuần ở các lớp tiểu học, phổ thông

21:17:56 29/08/2018

Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu hướng dẫn các đơn vị chỉ đạo dạy học ngoại ngữ trong trường phổ thông năm học 2018 - 2019.
Tổ chức hoạt động đầu năm học tránh hình thức, quá tải

Tổ chức hoạt động đầu năm học tránh hình thức, quá tải

21:11:50 29/08/2018

Đây là lưu ý của Sở GD&ĐT Sơn La trong hướng dẫn triển khai một số hoạt động đầu năm học 2018-2019 trên địa bàn.
Chuyển biến tích cực sau 5 năm triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW

Chuyển biến tích cực sau 5 năm triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW

21:06:37 29/08/2018

Trong điều kiện còn không ít khó khăn thách thức, ngành Giáo dục Bắc Giang đã chỉ đạo tổ chức thực hiện hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch của UBND tỉnh, Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực...
Không hạ chuẩn tuyển dụng giáo viên để đảm bảo chất lượng GD

Không hạ chuẩn tuyển dụng giáo viên để đảm bảo chất lượng GD

20:58:37 29/08/2018

Không riêng gì huyện Hòa Vang, một số địa phương khác của Đà Nẵng như Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn cũng phản ánh tình trạng không tuyển đủ giáo viên (GV) bậc mầm non, tiểu học vì tiêu chuẩn đầu vào cao và đề nghị hạ chuẩn.
Lào Cai nỗ lực chuẩn bị cho năm học mới

Lào Cai nỗ lực chuẩn bị cho năm học mới

20:52:40 29/08/2018

Tối 28/8, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ và đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã có buổi làm việc với Sở GD&ĐT Lào Cai về công tác chuẩn bị cho năm học mới 2018 – 2019.
Ngành GD-ĐT Thanh Xuân (Hà Nội) thực hiện thành công nhiều mô hình mới, tiêu biểu

Ngành GD-ĐT Thanh Xuân (Hà Nội) thực hiện thành công nhiều mô hình mới, tiêu biểu

20:47:15 29/08/2018

Năm học 2018-2019, ngành GD-ĐT Thanh Xuân bốn năm liên tiếp giữ vững vị trí thi đua số 1 toàn thành phố Hà Nội, hai năm liên tiếp đạt tuyệt đối 13/13 chỉ tiêu thi đua xếp loại xuất sắc.
Giúp sinh viên phát triển kỹ năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

Giúp sinh viên phát triển kỹ năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

20:40:44 29/08/2018

Theo ông Bùi Văn Linh - Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ (GD&ĐT), hiện nay có khoảng 40 trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có trung tâm hướng nghiệp, tư vấn việc làm, ...
5 chuẩn mới dành cho hiệu trưởng phổ thông từ tháng 9

5 chuẩn mới dành cho hiệu trưởng phổ thông từ tháng 9

20:36:03 29/08/2018

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông với 5 tiêu chuẩn và 18 tiêu chí. Quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 4/9/2018.
Cặp song sinh Toàn, Thắng trở thành thủ khoa, á khoa ĐH

Cặp song sinh Toàn, Thắng trở thành thủ khoa, á khoa ĐH

20:33:08 29/08/2018

Cặp anh em sinh đôi Nguyễn Viết Toàn và Nguyễn Viết Thắng (sinh năm 1995, quê Thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An) cùng tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với kết quả xuất sắc khi người là thủ khoa, người á khoa.
Thành đoàn Cần Thơ nhận trách nhiệm về trò chơi "chuyền thẻ bằng mặt"

Thành đoàn Cần Thơ nhận trách nhiệm về trò chơi "chuyền thẻ bằng mặt"

20:28:53 29/08/2018

Liên quan đến vụ Trường THPT Thực hành Sư phạm(thuộc Đại học Cần Thơ) tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tập thể phản cảm “chuyền thẻ bằng môi” gây xôn xao dư luận mấy ngày qua, sáng nay, thành phố Cần Thơ đã có thông tin chính thức về ...
Nên giữ Kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay

Nên giữ Kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay

20:26:15 29/08/2018

Tại Hội nghị góp ý kiến về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức, nhiều đại biểu đã góp ý và thể hiện quan điểm nên duy trì Kỳ thi THPT quốc gia.
Những điều cần biết khi học ngành an ninh mạng

Những điều cần biết khi học ngành an ninh mạng

20:09:32 29/08/2018

“Người học an ninh mạng phải trang bị thái độ làm việc và đạo đức nghề nghiệp một cách tốt nhất”, thầy Nguyễn Siêu Đẳng - giảng viên trường FPT Jetking - chia sẻ.
Vì đâu cả nước thiếu 76.000 giáo viên?

Vì đâu cả nước thiếu 76.000 giáo viên?

20:06:01 29/08/2018

Thống kê chưa đầy đủ từ 43 tỉnh, thành cho thấy trước thềm năm học mới, các trường học đang thiếu gần 76.000 giáo viên, đặc biệt bậc mầm non thiếu đến 40.000 người.
Muộn 5 phút coi như nghỉ học: Doanh nghiệp than phiền về kỉ luật thời gian của sinh viên

Muộn 5 phút coi như nghỉ học: Doanh nghiệp than phiền về kỉ luật thời gian của sinh viên

20:01:17 29/08/2018

Đại diện nhiều công ty, doanh nghiệp cho biết, tính kỉ luật về thời gian là điều kiện tiên quyết, quyết định tới năng suất và chất lượng kinh doanh.
Khánh Hòa nghiêm cấm may, bán quần áo cho học sinh đầu năm học

Khánh Hòa nghiêm cấm may, bán quần áo cho học sinh đầu năm học

17:02:09 29/08/2018

Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa lưu ý các đơn vị, trường học không tổ chức các dịch vụ may, bán quần áo học sinh dưới bất kỳ hình thức nào trong năm học mới 2018-2019.
Đào tạo hệ cử nhân đặc biệt cho các tài năng thể thao

Đào tạo hệ cử nhân đặc biệt cho các tài năng thể thao

15:58:48 29/08/2018

ĐH Quốc gia Hà Nội xây dựng đề án thí điểm đào tạo hệ cử nhân đặc biệt cho các tài năng thể thao. Dự kiến chương trình này sẽ thiết kế theo hướng lịch học xây dựng theo thời gian hoạt động và thi đấu thể thao của từng vận động viên. Lớp...
Bạn đọc viết: “Học trò muốn giỏi cần gặp đúng thầy”

Bạn đọc viết: “Học trò muốn giỏi cần gặp đúng thầy”

15:55:57 29/08/2018

Mở trang báo Dân trí, tôi bắt gặp một bài viết với tiêu đề ấn tượng “Bóng đá Việt Nam và chuyện về… người thầy”. Tôi đã đọc đi đọc lại bài viết này nhiều lần và thấm thía vô cùng từng câu chữ của tác giả Hoài Nam - “Học trò muốn giỏi cầ...
Nghệ An: Trường sập, nhà giáo viên bị lũ cuốn, tổng thiệt hại 20 tỷ đồng

Nghệ An: Trường sập, nhà giáo viên bị lũ cuốn, tổng thiệt hại 20 tỷ đồng

15:51:51 29/08/2018

Cơn bão số 4 vừa qua dù không đổ bộ vào Nghệ An, nhưng nó đã làm cho mảnh đất đầy nắng gió Lào này phải hứng chịu nhiều thiệt hại. Theo thống kê chưa đầy đủ thì tổng thiệt hại của ngành Giáo dục và Đào tạo Nghệ An do cơn bão số 4 gây ra...
Sóc Trăng: Hủy danh hiệu thi đua của nguyên Hiệu trưởng sai phạm tiền tỷ

Sóc Trăng: Hủy danh hiệu thi đua của nguyên Hiệu trưởng sai phạm tiền tỷ

15:48:25 29/08/2018

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành quyết định về việc hủy công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến” và “Chiến sĩ thi đua cơ sở” năm học 2017-2018 của 2 cá nhân ở 2 trường THPT trự...
Chàng trai tạo ra khác biệt

Chàng trai tạo ra khác biệt

15:26:56 29/08/2018

Vũ Đình Hùng (19 tuổi), hiện là sinh viên Khoa Ngôn ngữ Trường ĐH Sư phạm quốc gia - Herzen State Pedagogical University of Russia (St. Petersburg, Nga).
Tòa án buộc trường nhận lại học sinh tóc thắt bím

Tòa án buộc trường nhận lại học sinh tóc thắt bím

15:18:54 29/08/2018

Tòa án tối cao Jamaica đã ra phán quyết buộc Trường tiểu học Kensington ở vùng ngoại ô thủ đô Kingston nhận lại học sinh bị trường đuổi học vì để tóc thắt bím.
Nên giữ ngôi trường 60 tuổi

Nên giữ ngôi trường 60 tuổi

15:15:06 29/08/2018

Ngày 31.8, hội thảo khoa học về 60 năm tồn tại, phát triển Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu (TX.Điện Bàn) sẽ tổ chức tại Quảng Nam.
Trường ĐH Y dược TP.HCM: Thêm 46 học sinh dự bị dân tộc trúng tuyển

Trường ĐH Y dược TP.HCM: Thêm 46 học sinh dự bị dân tộc trúng tuyển

15:11:35 29/08/2018

Trường ĐH Y dược TP.HCM vừa có thêm 46 học sinh dự bị dân tộc được chấp nhận vào học, nâng tổng số thí sinh trúng tuyển vào trường năm nay lên 2.280 người.
Trường nghề “lên giá”

Trường nghề “lên giá”

14:03:29 29/08/2018

Mới là đợt khai giảng đầu tiên nhưng nhiều trường cao đẳng nghề trong cả nước đã tuyển sinh đủ, thậm chí vượt chỉ tiêu thay vì phải tuyển thành 3 – 4 đợt như các năm trước.
Thu hồi nội quy muộn 5 phút coi như nghỉ học: Không tự tin vào quy định của mình?

Thu hồi nội quy muộn 5 phút coi như nghỉ học: Không tự tin vào quy định của mình?

13:58:45 29/08/2018

Nhiều ý kiến cho rằng, việc Học viện Báo chí Tuyên truyền vội vã thu hồi nội quy mới, trong đó quy định sinh viên muộn 5 phút bị tính là nghỉ học, là không nên.
Cách đánh vần lạ: Chủ tịch hội đồng thẩm định quốc gia về tiếng Việt lên tiếng

Cách đánh vần lạ: Chủ tịch hội đồng thẩm định quốc gia về tiếng Việt lên tiếng

13:47:55 29/08/2018

Theo PGS Bùi Mạnh Hùng, tài liệu Giáo dục Công nghệ của GS Hồ Ngọc Đại giúp học sinh phát triển khá hiệu quả kỹ năng đọc thành tiếng và viết đúng chính tả. Đây cũng chính là những điểm mạnh của tài liệu.
Ép ăn - cách nuôi dạy gây hại cho trẻ và stress cho người lớn

Ép ăn - cách nuôi dạy gây hại cho trẻ và stress cho người lớn

13:16:47 29/08/2018

Ép ăn làm cho bé mất hứng thú ăn uống, cùng với việc thụ động để cho người lớn bón khiến bé hoàn toàn không tự giác ăn.
Thí sinh miền Bắc duy nhất được 10 Sinh học là Á khoa ĐH Y Hà Nội

Thí sinh miền Bắc duy nhất được 10 Sinh học là Á khoa ĐH Y Hà Nội

13:12:54 29/08/2018

Lê Ngọc Trung, cựu sinh trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên Hà Nội, là một trong hai thí sinh cả nước được 10 điểm Sinh thi THPT quốc gia.
Lai Châu thiếu 547 giáo viên, nhiều nhất là tiếng Anh

Lai Châu thiếu 547 giáo viên, nhiều nhất là tiếng Anh

11:53:51 29/08/2018

Trong 2 ngày 27 - 28/8, đoàn công tác của Bộ GD-ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ dẫn đầu đã có chuyến khảo sát về công tác chuẩn bị năm học mới trên địa bàn tỉnh Lai Châu, đồng thời thăm và tặng quà các trường học trong tỉnh.
Nhiều trường đại học ở TP.HCM tổ chức cho sinh viên cổ vũ U23 Việt Nam đá bán kết ASIAD 2018

Nhiều trường đại học ở TP.HCM tổ chức cho sinh viên cổ vũ U23 Việt Nam đá bán kết ASIAD 2018

10:40:55 29/08/2018

Nhiều trường đại học ở TP.HCM tổ chức cho sinh viên cổ vũ U23 Việt Nam đá trận bán kết ASIAD 2018 gặp U23 Hàn Quốc.
'Con ông cháu cha' có cơ hội làm việc trí óc cao gần gấp 3 con lao động phổ thông

'Con ông cháu cha' có cơ hội làm việc trí óc cao gần gấp 3 con lao động phổ thông

10:38:02 29/08/2018

Theo nghiên cứu, những người có bố làm công việc trí óc có khả năng chọn những công việc trí óc cao hơn 260% so với những người có bố làm công việc lao động chân tay.