Người nước ngoài muốn trở thành công dân Mỹ, ngoài tiếng Anh là đương nhiên thì còn hai môn phải thi rất khắt khe là lịch sử nước Mỹ và bản Hiến pháp của Mỹ. Còn ở nước ta những năm gần đây, Bộ GD-ĐT bỏ thi môn Lịch sử, là một vấn đề vô cùng nguy hiểm.
Ngành giáo dục nhiều năm qua gây bức xúc lớn trong xã hội
Vô cùng nguy hiểm
Ông Lê Tự Cường, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng, hiện là Chủ nhiệm CLB Thái Phiên của các cán bộ hưu trí trung – cao cấp TP.Đà Nẵng đã giãi bày nhiều lo lắng đến Đoàn ĐBQH TP.Đà Nẵng trong buổi tiếp xúc cử tri ngày 25.9 về vấn đề giáo dục hiện nay khiến “những người có hiểu biết, có lương tri, trách nhiệm với đất nước, dân tộc đều thấy rất lo lắng”.
Theo ông Cường, Trung ương đánh giá đúng vai trò của giáo dục đối với vận mệnh đất nước nên đã ban hành một nghị quyết về giáo dục khá chu đáo. Tuy nhiên những năm gần đây, Bộ GD-ĐT triển khai nghị quyết này không đạt yêu cầu và còn rất nhiều vấn đề đang rất bức xúc. Vì vậy, ông Cường kiến nghị trong kỳ họp Quốc hội sắp đến, nếu Luật Giáo dục được đưa ra xem xét để thông qua thì các vị ĐBQH cần quan tâm tham gia ý kiến thật kỹ vào những vấn đề cụ thể của luật này.
Ông cho rằng hơn 40 năm qua từ ngày thống nhất đến nay vẫn chưa có bộ chương trình chuẩn giáo dục của quốc gia nhưng Bộ GD-ĐT lại đang biên soạn bộ sách giáo khoa chuẩn là sai quy trình về giáo dục.
Theo ông, bộ chương trình có thể gồm hai phần chung và riêng. Phần chung là phần khoa học tự nhiên mà trên toàn thế giới ai cũng học. Vấn đề bức xúc nằm ở phần riêng, tức phần xã hội (Văn, Sử, Địa, Đạo đức công dân…).
“Những năm gần đây, Bộ GD-ĐT làm một điều mà tất cả những người có hiểu biết, có lương tri, trách nhiệm với đất nước, dân tộc đều thấy rất lo lắng. Đó là việc bỏ thi môn Lịch sử”.
“Nếu học sinh muốn thi sử cũng được, không thi sử cũng được thì xin thưa, không em nào học sử cả. Mà không học sử thì không thể biết mình là ai. Đó là một vấn đề vô cùng nguy hiểm”, Chủ nhiệm CLB Thái Phiên Đà Nẵng nhấn mạnh.
Nhiều cử tri Đà Nẵng bức xúc về ngành giáo dục thời gian qua
Ông Cường cho rằng: “Qua tìm hiểu được biết ở Mỹ, học sinh có thể bỏ qua các môn tự nhiên, đang học lớp 5 nhưng trình độ môn Toán đủ khả năng học lớp 6 thì lên lớp 6 học. Nhưng riêng môn Sử thì phải học và thi tuần tự hết lớp 5 lên lớp 6, lớp 7, lớp 8 chứ không được bỏ bẵng. Người nước ngoài muốn trở thành công dân Mỹ, ngoài tiếng Anh là đương nhiên thì còn hai môn phải thi rất khắt khe là lịch sử nước Mỹ và bản Hiến pháp của Mỹ″.
“Học sinh ở Mỹ không được bỏ qua môn Sử, trong khi nước Mỹ mới có 242 năm lịch sử. Chúng ta có hơn 4.000 năm lịch sử, thế mà lại cho bỏ qua môn Sử, khi nước ta là một nước nhỏ và luôn bị các thế lực nhăm nhe xâm chiếm. Một khi người dân không hiểu lịch sử của đất nước mình thì làm thế nào để bảo vệ đất nước?”.
“Đừng trách giới trẻ bây giờ nói rằng: “Tổ quốc là gì? Nơi nào tôi sống tốt, đó là Tổ quốc tôi!”. Nguy hiểm vô cùng, thưa các vị ĐBQH”, ông Cường cảm thán.
SGK mà lại phục vụ một nhóm lợi ích thì ngành giáo dục sẽ đi đến đâu
Liên quan đến việc Bộ GD-ĐT liên tục thay đổi sách giáo khoa trong nhiều năm qua gây bức xúc xã hội, cử tri Lê Tự Cường nói: “Trước đây các em học xong sách giáo khoa năm nay thì giữ lại để dùng cho lớp đàn em sang năm. Một bộ sách có thể truyền lại 10 năm về sau. Hiện nay, Bộ GD-ĐT cứ liên tục thay đổi mẫu sách giáo khoa, không rõ vì mục đích gì nhưng sự thực đã gây lãng phí cho xã hội rất lớn”.
Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa đồng lo lắng với cử tri về ngành giáo dục
Đồng cảm với lo lắng của các cử tri, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa chia sẻ, câu chuyện sách giáo khoa, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có phát biểu tỏ rõ quan điểm rất thương các cháu học sinh, rất thương những gia đình nghèo.
“Còn tôi cũng muốn nói thêm, chẳng hạn gia đình tôi ngày xưa đi học làm gì có tiền mà mua sách giáo khoa. Làm gì có tiền sắm riêng một bộ sách để dùng. Chúng ta ở đây chắc ai cũng nhớ lại cảm giác này. Các gia đình anh em, xóm giềng với nhau, nếu có con học học hết năm sẽ tặng nhau bộ sách cũ hoặc xin, trao đổi lẫn nhau”.
“Sách giáo khoa mà lại phục vụ một nhóm lợi ích thì ngành giáo dục sẽ đi đến đâu, đất nước sẽ đi về đâu?”, ông Trương Quang Nghĩa nhận định.
Cũng liên quan đến SGK, với tình trạng mỗi năm xã hội phải chi hơn 1.000 tỉ đồng cho SGK nhưng mỗi bộ chỉ dùng được một năm; còn ông Giám đốc NXB Giáo dục thì phân trần mỗi năm NXB này phải lỗ 40 tỉ đồng cho việc in sách, ông Lê Tự Cường cho rằng: “Ở Trung ương tôi không biết, nhưng ở ngay TP.Đà Nẵng này có người phụ trách công tác xuất bản giáo dục, nhìn đời sống của họ thì biết là lỗ hay lãi.
Lê Đình Dũng
Theo motthegioi.vn
Tin mới nhất

Bộ Giáo dục & Đào tạo chính thức lên tiếng giải trình về sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại
12:42:43 26/09/2018
Mới đây, bộ Giáo dục & Đào tạo đã chính thức lên tiếng lý giải vì sao sách Công nghệ Giáo dục có giá cao hơn sách giáo khoa thông thường cũng như tiếp tục khẳng định, cuốn sách do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên được áp dụng trên nguyên tắc và ...
Tại sao giá sách VNEN cao hơn SGK thông thường?
12:20:42 26/09/2018
Tài liệu học theo mô hình "trường học mới" VNEN có giá cao hơn sách giáo khoa (SGK) khoảng 1,5-1,6 lần do nhiều trang hơn, được in đẹp hơn trên giấy tốt.
Thi tốt nghiệp THPT, nên cho thi vài lần cho đỡ căng thẳng
07:49:42 26/09/2018
Để việc thi tốt nghiệp THPT diễn ra bình thường như một công đoạn của quy trình giáo dục, nên nghiên cứu cho học sinh được thi lại một số lần trong cuộc đời như vậy sức ép gian lận sẽ đỡ căng thẳng hơn.
Sách giáo khoa: Độc quyền khép kín!
07:45:17 26/09/2018
Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức biên soạn vừa tổ chức thẩm định, phê duyệt, chỉ đạo xuất bản, in và phát hành SGK đã tạo ra thế độc quyền khép kín trong tất cả các khâu
Đại học kiểm định đại học: Có minh bạch và hiệu quả?
07:41:04 26/09/2018
Việc việc kiểm định chất lượng đại học khó đảm bảo chính xác, khách quan vì có 4 trung tâm kiểm định thì có đến 3 trung tâm thuộc các trường đại học.
Cử tri Đà Nẵng than phiền với nhiều chính sách của ngành giáo dục
07:34:43 26/09/2018
Cử tri bày tỏ bức xúc trước việc sử dụng sách giáo khoa một lần, làm tiêu tốn cả ngàn tỷ đồng mỗi năm nên đề nghị đại biểu Quốc hội góp ý, giám sát.
Nhận lại cô giáo bệnh ung thư bị chấm dứt hợp đồng
07:30:05 26/09/2018
Cô giáo thể dục bị trường chấm dứt hợp đồng lao động khi đang điều trị bệnh ung thư đã được UBND quận Hồng Bàng, Hải Phòng nhận làm việc trở lại.
ĐH Harvard huy động được số tiền kỷ lục 9,6 tỷ USD để phát triển giáo dục
07:21:52 26/09/2018
Số tiền trường ĐH Harvard huy động được qua chiến dịch này vượt xa mục tiêu 6,5 tỷ USD ban đầu, phá kỷ lục trước đó của Đại học Stanford (6,2 tỷ USD vào năm 2012). Đây cũng là số tiền lớn nhất mà một cơ sở giáo dục đại học huy động được...
Bạn đọc viết: “Học phí không đáng lo, phụ phí mới đáng ngại!”
06:09:01 26/09/2018
Cứ mỗi dịp năm học mới bắt đầu, nỗi lo về các khoản đóng góp đầu năm lại canh cánh trong lòng phụ huynh có con đang độ tuổi đến trường. Bài viết “Miễn học phí, e ngại biến tướng khoản thu” trên báo Dân trí đã phản ánh đúng thực trạng ph...
Thiếu giáo viên, trường công lập Mỹ tuyển người nước ngoài
18:06:27 25/09/2018
Người Mỹ trình độ đại học ngày càng ít quan tâm đến nghề giáo, do đó nhiều bang phải kêu gọi giáo viên nước ngoài sang làm việc.
Giáo dục Phần Lan: Không thanh tra, không chỉ trích
17:15:56 25/09/2018
Giáo viên ở Phần Lan tự chủ vì hiệu trưởng được tự chủ, văn hóa giáo dục không chỉ trích, không thanh tra kiểm tra… Và đặc biệt, giáo viên được trao quyền tự chủ do được đào tạo rất bài bản.
Cô giáo 9X ra đề văn khiến học trò bật khóc
17:07:23 25/09/2018
“Cũng lâu lắm rồi con không lên thắp hương cho mẹ, con thật có lỗi với mẹ. Sống ở đây con được ba lo cho đầy đủ nhưng đôi khi con lại muốn cảm giác được mẹ chăm sóc khi còn nhỏ…
Hơn 30 tỷ đồng học bổng được trao tặng tại Lễ khai giảng của UEF
17:02:41 25/09/2018
Sáng 22/9, trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã tưng bừng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2018 - 2019 và kỷ niệm 11 năm Ngày thành lập trường tại Hội trường Thành phố.
Học bổng CIMB gọi tên tài năng Việt Nam
16:58:20 25/09/2018
Điểm thêm một điểm sáng trong danh sách người trẻ Việt Nam tài năng, Đỗ An Bích Hà vừa trở thành sinh viên Việt Nam duy nhất được tập đoàn Ngân hàng CIMB trao tặng học bổng CIMB ASEAN danh giá trong năm 2018. Đây là cơ hội vàng cho nữ s...
ĐH ngoài công lập không “mặn mà” dạy môn Khoa học xã hội và nhân văn?
16:53:00 25/09/2018
Nguồn nhân lực Khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu gặp nhiều thách thức mặc dù đóng vai trò vô cùng quan trọng. Sự biến đổi của thang giá trị khiến các môn học này bị “coi rẻ”, thậm chí bị phân biệt đ...
Thanh Hóa: Tinh giản biên chế với hiệu trưởng hạn chế năng lực
16:49:29 25/09/2018
Tỉnh Thanh Hóa đã chi gần 195 triệu đồng để tinh giản biên chế đối với hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Đông Anh (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) do được phân loại, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực, không ...
Doanh thu từ sách VNEN năm 2017 đạt khoảng 300 tỷ đồng
16:32:01 25/09/2018
Thông tin trên được Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, Hoàng Thị Hoa đưa ra tại Phiên họp toàn thể lần thứ 7 vào sáng nay 25/9.
Mức chi chiết khấu phát hành sách giáo khoa khoảng 250 tỷ đồng/năm
16:17:04 25/09/2018
Mức chi chiết khâu phát hành SGK GDPT khoảng 250 tỷ đồng/năm (tương đương với 25% doanh thu hàng năm 1.000 tỷ đồng) là khá cao, chưa thật phù hợp với cơ cấu giá thành, ảnh hưởng lớn đến việc chi trả của học sinh.
Tổ hợp không gian khoa học đầu tiên của cả nước
16:06:17 25/09/2018
Tổ hợp không gian khoa học đặt ở phố biển Quy Nhơn (Bình Định) có nhà mô hình vũ trụ, bảo tàng khoa học, đài quan sát thiên văn.
Học sinh cấp ba thiết kế lại sách giáo khoa Lịch sử khiến nhiều “người lớn có tri thức” phải hổ thẹn
10:43:07 25/09/2018
Danh Phuong hiện đang là một học sinh cấp ba tại thành phố Hồ Chí Minh, mong muốn sử dụng thiết kế để gạt bỏ nỗi buồn chán mỗi khi học Lịch Sử.
Giá như, Bộ trưởng Nhạ...
10:04:45 25/09/2018
Không viết, vẽ vào sách giáo khoa (SGK) để sử dụng lâu bền. Xử lý nghiêm những cá nhân khiến học sinh phải mua quá nhiều sách tham khảo nhưng sử dụng không hiệu quả. Rà soát, đánh giá việc in ấn, phát hành SGK nhằm hạn chế tối đa việc h...
Giải trình về trách nhiệm để xảy ra thừa, thiếu giáo viên: Công tác tuyển dụng còn bất cập
10:00:06 25/09/2018
Ngày 24/9, Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội đã tổ chức phiên họp giải trình về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên và tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.
Nên bỏ in bài tập vào SGK
09:27:48 25/09/2018
Theo phụ huynh, chuyên gia, nếu không muốn học sinh làm bài tập vào sách giáo khoa (SGK) thì không nên in vào sách, thay vào đó, chỉ nên in trong cuốn vở bài tập hoặc sách hướng dẫn giáo viên.
'Quốc sách hàng đầu' mà cắt giảm biên chế giáo viên!
09:23:08 25/09/2018
Học sinh tăng nhưng lại phải giảm biên chế giáo viên là bức xúc của đồng loạt các địa phương.
Đắk Lắk: Thiếu hàng ngàn giáo viên, nhân viên nhưng vẫn phải giảm biên chế
08:18:30 25/09/2018
Trong năm học 2018 - 2019, toàn tỉnh Đắk Lắk thiếu khoảng 1.000 giáo viên mầm non và khoảng 1.400 nhân viên bậc học này, chưa kể những bậc học khác. Tuy thiếu nhưng ngành giáo dục vẫn phải giảm đến khoảng 400 biên chế.
Bạn đọc viết: Buông tay để con đến trường, em nhé…
08:13:41 25/09/2018
Sáng qua em gái tôi đưa con đến lớp mầm non buổi đầu tiên trong năm học này. Dẫu ngày khai trường đã qua được hai tuần nhưng em chần chừ mãi mới quyết định cho con đến lớp.
Học tiếng Anh: Muôn vàn cách chào hỏi - bắt chuyện bạn nên biết
11:23:14 24/09/2018
Bạn đã có cho mình bao nhiêu cách chào hỏi trong tiếng Anh hay và mới. Liệu rằng bạn đã có những câu nói hay, cấu trúc độc đáo dưới đây? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Tư nhân hóa giáo dục đại học: “Con đường gập ghềnh, khúc khuỷu”
11:15:37 24/09/2018
"Có thể nói, hơn 20 năm qua đường đi của khối đại học, cao đẳng ngoài công lập (NCL) cho đến nay là một con đường không bằng phẳng, mà gập ghềnh khúc khuỷu, vẫn tồn tại nhiều bất cập".
Thí điểm đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp
11:08:38 24/09/2018
ĐH Quốc gia TPHCM đang nghiên cứu Đề án Thí điểm tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp cho hai ngành là Quản trị kinh doanh và ngành Quản lý giáo dục. Nếu triển khai, đây sẽ là chương trình đào tạo tiến sĩ định h...
Bạn đọc viết: Khổ vì vấn nạn “đồng phục”
11:05:29 24/09/2018
Là một phụ huynh có con, cháu đang tuổi đến trường, tôi cũng như bao người đều rất quan tâm đến các điều kiện học tập của con trẻ ở trường. Ai cũng muốn con em mình được học tập, sinh hoạt trong môi trường an toàn, lành mạnh, tiện nghi....
Đào tạo nghề tại Phần Lan: Học để trở thành ông chủ
11:01:40 24/09/2018
Ở một xã hội đề cao giáo dục, nơi mọi người đều được tạo cơ hội bình đẳng trong học tập, việc cạnh tranh tìm việc sau khi ra trường của sinh viên Phần Lan thường rất khắc nghiệt; và nhiệm vụ của các trường học tại đây là trang bị cho họ...
Khơi thông điểm nghẽn từ Luật GDĐH hiện hành
20:58:56 23/09/2018
Luật Giáo dục đại học là đạo luật đầu tiên điều chỉnh về giáo dục đại học, có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển giáo dục đại học Việt Nam, tạo ra những chuyển biến tích cực trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung...
Những người thầy thắp sáng hy vọng cho giáo dục thế giới
16:55:37 23/09/2018
Để những đứa trẻ nghèo hiểu rõ hơn về môn Tin học, thầy giáo ở Ghana đã tỉ mẩn vẽ lại giao diện Microsoft Word lên bảng đen.
Quy trình biên soạn, xuất bản sách giáo khoa
16:51:02 23/09/2018
Trước khi được phát hành khắp cả nước, sách giáo khoa được in thí điểm, dạy ở một số vùng miền trong 2 năm, sau đó chỉnh sửa, hoàn thiện.
GS Hoàng Chí Bảo: Giảng viên đại học phải giảng dạy với tư cách nhà khoa học
16:32:05 23/09/2018
Giảng viên đại học phải giảng dạy với tư cách nhà khoa học, không chỉ biểu hiện ở bằng cấp, học vị, học hàm mà phải là người thực sự nghiên cứu, có công trình nghiên cứu ở lĩnh vực chuyên sâu mà mình g...
Quảng Nam: Khi thầy cô vùng cao kiêm thợ cắt tóc, gội đầu cho học sinh
14:11:22 23/09/2018
Bước vào khai giảng năm học mới, thầy cô vùng cao huyện Phước Sơn (Quảng Nam) tổ chức cắt tóc, gội đầu, tắm giặt, kêu gọi đóng góp sách vở, quần áo, chăm lo bữa ăn cho học sinh… Đó là những công việc không tên, thầm lặng của những thầy ...
Đắk Nông: Nhiều trường công chủ trương xã hội hóa hợp đồng giáo viên
14:07:55 23/09/2018
Nhiều năm liền lâm vào cảnh thiếu giáo viên các bậc học từ mầm non đến THCS, nhiều trường mầm non tại TX.Gia Nghĩa - Đắk Nông đã chủ trương hợp đồng với các giáo viên bằng nguồn xã hội hóa. Chủ trương này nhận được sự đồng thuận của đa ...
Khánh Hòa: Nghị lực đến trường của nam sinh "tí hon" 18 tuổi, nặng 20kg
14:04:26 23/09/2018
Nhiều người không khỏi xúc động trước nghị lực trong 9 năm qua của em Trương Hoàng Thiện, học sinh lớp 9/2 trường THCS Bùi Thị Xuân (TP Nha Trang, Khánh Hòa) dù em bị khuyết tật, bệnh xương thủy tinh bẩm sinh.