Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Ám ảnh lần đầu học giải phẫu xác người của bác sĩ tương lai

Cửa phòng bảo quản thi thể ở Đại học Y Hà Nội vừa mở, mùi formol tỏa ra khiến Thủy buồn nôn, chỉ dám đứng từ xa quan sát.

Phòng xác phục vụ cho bộ môn giải phẫu của Đại học Y Hà Nội nằm trên tầng hai phố Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội). Hôm nay là buổi thực hành đầu tiên của 25 sinh viên chuyên ngành Răng Hàm Mặt, tất cả đều là sinh viên năm nhất lần đầu tiên nhìn thấy xác người.

Thầy giáo mở cửa. Trần Hoàng Thu Thủy (Hưng Yên) một tay bịt mũi, tay còn lại đặt lên ngực trấn tĩnh. Một vài người bạn trong lớp đeo vội chiếc khẩu trang y tế. Vài bạn khác xúm lại nắm chặt tay nhau vì hồi hộp. Căn phòng lạnh lẽo và sực mùi formol. Thủy chia sẻ: “Ngửi mùi hóa chất bốc lên làm em buồn nôn, chỉ muốn chạy ra ngay”.

Ám ảnh lần đầu học giải phẫu xác người của bác sĩ tương lai - Hình 1

Sinh viên quan sát một thi thể. Ảnh: V.Chung

Căn phòng rộng khoảng 100 m2 có hai thi thể đã khô, màu xám, được ngâm trong formol nên vẫn còn giữ được hình dáng. Nhiều năm qua, các khóa sinh viên học giải phẫu đều thị phạm trên hai thi thể này. Theo lời giới thiệu của thầy giáo, thuở còn sống hai người đã tình nguyện hiến xác của mình để phục vụ công tác học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên y khoa. Tại đây còn có hàng chục tiêu bản là những bộ phận trên cơ thể người được cắt ra, đựng trong bình thủy tinh. Các bình sắp xếp gọn gàng trên các kệ sắt, giúp sinh viên có cái nhìn trực quan nhất về cấu trúc cơ thể người.

Thủy chỉ dám đứng từ xa chứ không lại gần. Các sinh viên đã được phổ biến quy định: không sờ vào thi thể, phải dùng phanh kẹp, không nghịch xác, thi thể quấn băng không được mở mặt ra xem, không di chuyển lung tung.

Buổi học đầu tiên, thầy giáo dạy về các chi tiết giải phẫu trên xương, xác và mô hình. “Giải phẫu dạy cho sinh viên biết được cấu trúc cơ bản của con người, hiểu được từng bộ phận mới có thể phẫu thuật được, chữa bệnh được cho người dân”, thầy nói. Do điều kiện về thời gian và số lượng thi thể không cho phép, các sinh viên chỉ được quan sát thầy giáo thực hành.

25 sinh viên được yêu cầu tiến lại gần để quan sát thầy phẫu tích bộc lộ các mạch máu, dây thần kinh trên xác. Tuy nhiên, là con gái lại sợ ma, Thủy và một vài bạn nữ khác vẫn không dám lại gần để nhìn thẳng vào xác người. “Em vô cùng hoảng sợ”, Thủy chia sẻ.

Khó khăn lắm Thủy mới lại được gần một chút đủ để nghe thầy giảng. Cô gái đứng nép phía sau một bạn khác để quan sát. Những bản thể còn giữ nguyên hình dáng, rõ từng bộ phận: các mạch máu, hốc mũi, dây chằng, dây thần kinh sọ, dây thần kinh gai sống, cơ xương… ngay trước mắt, chỉ có điều đã khô và xám đi. Thầy giáo dùng phanh kẹp gắp từng dây thần kinh lên để giới thiệu. Một vài sinh viên nhìn vào sâu bên trong, vài người khác lùi bước chân ra sau. Thủy không dám nhìn. Khoảng 30 phút sau cô gái phải xin ra ngoài vì buồn nôn.

Ám ảnh lần đầu học giải phẫu xác người của bác sĩ tương lai - Hình 2

Các tiêu bản được đựng trong bình thủy tinh giúp sinh viên quan sát trực quan nhất về cấu trúc cơ thể người. Ảnh: V.C

Thủy cho biết, trước khi học giải phẫu, em được các anh chị khóa trên chia sẻ về những khó khăn của bộ môn này. Tuy nhiên cô gái không nghĩ lần đầu nhìn xác người lại có cảm giác bị sốc đến thế.

Khác với Thủy, Nguyễn Tuấn Anh (Nghệ An), một sinh viên cùng lớp, bước vào nhà xác với chút bỡ ngỡ và lo lắng. Sau đó chàng trai tự trấn anbản thân và bắt kịp rất nhanh vào bài giảng. Tuấn Anh chăm chú lắng nghe thầy giáo và quan sát tỉ mỉ thi thể, tiêu bản phần ngực, tiêu bản cánh tay… Tuấn Anh cùng các bạn bàn bạc rất sôi nổi. Thế nhưng, đến phần thực hành, sinh viên được thầy yêu cầu tự dùng phanh kẹp, gim, gắp các dây thần kinh lên để phân tích cấu trúc, Tuấn Anh “em bắt đầu lo sợ”. Chưa bao giờ chàng trai tiếp xúc với các bộ phận cơ thể như thế nên không quen, tay run rẩy và chỉ cầm được vài giây đã phải bỏ xuống. Được một lúc, Tuấn Anh cũng phải xin ra ngoài vì buồn nôn.

Tâm lý của Thủy và Tuấn Anh là diễn biến chung của sinh viên năm nhất lần đầu học bộ môn giải phẫu và tiếp xúc trực tiếp với xác người. Mỗi người có một mức độ tâm lý khác nhau, hầu hết đều cảm thấy ám ảnh với buổi học đầu tiên về giải phẫu. “Ăn cơm cũng nghĩ đến mùi formol, nhiều đêm liền nằm ngủ mơ thấy xác đến tìm mình”, Thủy chia sẻ. “Chưa bao giờ em thấy con đường từ học tập đến làm nghề lại gian nan đến thế”. Phải đến buổi thứ ba Thủy mới bắt đầu quen với bộ môn này.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Trưởng bộ môn giải phẫu, Đại học Y Hà Nội cho biết, bộ môn giải phẫu được đưa vào giảng dạy cho sinh viên năm nhất. Nhiều em lần đầu tiếp xúc với thi thể và mùi formol bảo quản thi thể sẽ bị cay mắt, sốc hoặc gặp các vấn đề về tâm lý, sức khỏe. Đến những buổi sau sinh viên sẽ quen dần và ý thức được cơ hội thực hành quý giá trên xác người.

Hiện nay, công tác giảng dạy bộ môn giải phẫu ở trường Đại học Y Hà Nội gặp nhiều khó khăn, chỉ có hai thi thể cho sinh viên thực hành qua nhiều năm.

Thúy Quỳnh

Theo Vnexpress

Tin mới nhất

Văn Lang liên kết Đại học Nga nâng cao chất lượng đào tạo

Văn Lang liên kết Đại học Nga nâng cao chất lượng đào tạo

14:31:32 14/09/2018

Hai trường đại học lớn của Nga sẽ liên kết với Văn Lang đào tạo sinh viên đại học, sau đại học ngành thiết kế, xây dựng, đường sắt, metro...
Lợi ích của học tiếng Anh qua dự án

Lợi ích của học tiếng Anh qua dự án

14:14:23 14/09/2018

Phương pháp giáo dục hiện đại giúp trẻ thu nạp kiến thức thực tế, tạo cảm hứng, chủ động trong học tập.
Những con số ấn tượng về giáo dục thế giới

Những con số ấn tượng về giáo dục thế giới

14:10:20 14/09/2018

Hong Kong là nơi đắt nhất, phụ huynh chi hơn 131.000 USD cho việc học của con từ bậc tiểu học đến đại học.
Chuyên gia ngữ âm phân tích bất hợp lý của Tiếng Việt Công nghệ giáo dục

Chuyên gia ngữ âm phân tích bất hợp lý của Tiếng Việt Công nghệ giáo dục

14:06:51 14/09/2018

Việc dạy đánh vần đi từ khái niệm trừu tượng của ngữ âm học theo GS Nguyễn Văn Lợi là không phù hợp với năng lực ngôn ngữ của trẻ.
Bạn đọc viết: Đừng để trẻ đuối sức khi vào lớp 6!

Bạn đọc viết: Đừng để trẻ đuối sức khi vào lớp 6!

13:01:30 14/09/2018

Năm học mới đã khởi động gần một tháng, hoạt động dạy học diễn ra khá nhịp nhàng. Mọi thứ đang dần vào khuôn khổ, nề nếp. Vậy nhưng, tôi thấy các em học sinh lớp 6 vẫn còn khá lóng ngóng, bỡ ngỡ với môi trường học tập ở trường cấp hai.
Cựu học sinh trường Thực nghiệm: “May mắn vì được hưởng phương pháp của GS. Hồ Ngọc Đại!”

Cựu học sinh trường Thực nghiệm: “May mắn vì được hưởng phương pháp của GS. Hồ Ngọc Đại!”

12:57:31 14/09/2018

“Bây giờ học sinh tiểu học phải học ngày, học đêm, học thêm. Còn lứa chúng tôi theo chương trình Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại, kiến thức do thầy cô dạy ở trường bằng một phương pháp tốt. Về nhà, bố mẹ không cần dạy cái gì hết,...
Chia sẻ của anh “thợ sửa xe” khiến GS Hồ Ngọc Đại tự hào hơn cả GS Ngô Bảo Châu

Chia sẻ của anh “thợ sửa xe” khiến GS Hồ Ngọc Đại tự hào hơn cả GS Ngô Bảo Châu

12:53:14 14/09/2018

Trong cuộc gặp gỡ mới đây, GS Hồ Ngọc Đại - “cha đẻ” của Công nghệ giáo dục có nói rằng, GS Ngô Bảo Châu không phải là học trò mà ông tự hào nhất. Người khiến ông tự hào nhất, ấy là một cậu sửa xe. “Cậu sửa xe” ấy giờ là tay đua số 1 Vi...
Câu chuyện “bé xách đỡ mẹ” trong sách Công nghệ giáo dục dạy trẻ tư duy phản biện

Câu chuyện “bé xách đỡ mẹ” trong sách Công nghệ giáo dục dạy trẻ tư duy phản biện

12:47:40 14/09/2018

Nguyễn Siêu (tốt nghiệp xuất sắc ĐH Vassar - Mỹ, hiện làm việc tại tập đoàn truyền thông lớn Paramount Network) cho biết, bản thân cũng từng được học câu chuyện “Bé xách đỡ mẹ” mà đang bị nhiều người phê phán là vô giáo dục. Tuy nhiên, ...
Tại sao tuyển sinh vào lớp 1 trường Cao Bá Quát vẫn còn bức xúc?

Tại sao tuyển sinh vào lớp 1 trường Cao Bá Quát vẫn còn bức xúc?

07:30:24 14/09/2018

Dù đã vào học được nhiều ngày nhưng việc học hành của học sinh trường Tiểu học Cao Bá Quát (Gia Lâm, Hà Nội) vẫn còn gây bức xúc đối với phụ huynh.
Phụ huynh trường Sơn Đồng tung bằng chứng cho thấy hiệu trưởng gian dối

Phụ huynh trường Sơn Đồng tung bằng chứng cho thấy hiệu trưởng gian dối

07:25:31 14/09/2018

Trả lời truyền thông bà Nguyễn Kim Oanh hiệu trưởng nhà trường nói trường mới dự kiến, chưa thu tiền, nhưng phụ huynh có bằng chứng đã đóng tiền.
"Dạy học đại trà như hiện nay không phát huy năng lực cá nhân"

"Dạy học đại trà như hiện nay không phát huy năng lực cá nhân"

07:19:58 14/09/2018

"Quan điểm giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại là hoàn toàn đúng đắn", TS Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGD thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nói.
"Sẽ tính toán để đổi mới thi cử không bị sốc"

"Sẽ tính toán để đổi mới thi cử không bị sốc"

07:08:40 14/09/2018

Tọa đàm trực tuyến "đổi mới thi cử" do báo Đại biểu nhân dân tổ chức ngày 13/9 đã xới xáo lại những vấn đề của kỳ thi THPT quốc gia 2018 và đặt định hướng cho năm 2019.
GS. Hồ Ngọc Đại: "Họ lợi dụng tâm lý đám đông tấn công tôi"

GS. Hồ Ngọc Đại: "Họ lợi dụng tâm lý đám đông tấn công tôi"

07:04:09 14/09/2018

GS. Đại nói rằng đứng sau cơn lốc dư luận này hẳn có âm mưu, bằng cách đánh trúng vào tâm lý đám đông...
Tiếp sức học sinh dân tộc thiểu số đến trường

Tiếp sức học sinh dân tộc thiểu số đến trường

22:54:12 13/09/2018

Sáng 13/9, tại Trường Trung học cơ sở Hợp Giang, thành phố Cao Bằng, Quỹ học bổng Vừ A Dính phối hợp với Quỹ tài trợ VinaCapital Foundation (VCF) và Ngân hàng Nam Á tổ chức trao bổng "Nâng bước em đến trường, thắp sáng tương lai” cho 11...
Nỗi lòng tân sinh viên mùa khai giảng: Chóng mặt khi thấy học phí liên tục tăng dần đều qua các năm

Nỗi lòng tân sinh viên mùa khai giảng: Chóng mặt khi thấy học phí liên tục tăng dần đều qua các năm

22:48:41 13/09/2018

Bước vào năm học mới, nỗi lo của các bạn sinh viên không chỉ là chuyện học hành, nhà trọ, bạn bè… mà gánh nặng lớn nhất có lẽ là 2 chữ học phí. Bắt đầu từ năm học 2018 - 2019, một số trường đại học công lập bắt đầu chính sách tự chủ tài...
Tin tức giáo dục 24h: Tốn 1.000 tỉ đồng mỗi năm để mua sách giáo khoa... rồi bán đồng nát

Tin tức giáo dục 24h: Tốn 1.000 tỉ đồng mỗi năm để mua sách giáo khoa... rồi bán đồng nát

22:41:29 13/09/2018

Liệu có lợi ích nhóm hay không trong tranh cãi về sách "Công nghệ giáo dục"; Tốn 1.000 tỉ đồng mỗi năm mua sách... rồi bán đồng nát; Sẽ không giao địa phương tự chấm thi THPT 2019... là những tin tức giáo dục nổi bật trong 24h qua.
Chuyên gia ngôn ngữ chỉ ra hạn chế của phương pháp dạy tiếng Việt theo “Công nghệ giáo dục”

Chuyên gia ngôn ngữ chỉ ra hạn chế của phương pháp dạy tiếng Việt theo “Công nghệ giáo dục”

22:34:30 13/09/2018

Đánh giá “Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại rất công phu, nhưng GS-TS Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học - cho rằng, tài liệu này còn nhiều hạn chế.
TS Quách Tuấn Ngọc: Xét tuyển ĐH năm nay êm “không có 1 tiếng ồn”

TS Quách Tuấn Ngọc: Xét tuyển ĐH năm nay êm “không có 1 tiếng ồn”

21:05:14 13/09/2018

Công tác xét tuyển năm nay êm tới mức độ “không có một tiếng ồn” - đó là nhận định của ông Quách Tuấn Ngọc - nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) - tại tọa đàm về đổi mới thi cử do báo Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 13/9...
2 chính sách mới trong Luật Giáo dục (sửa đổi)

2 chính sách mới trong Luật Giáo dục (sửa đổi)

21:00:04 13/09/2018

Báo cáo của Chính phủ về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, dự án Luật này có 2 chính sách mới.
10 đức tính vàng giúp con lớn lên tự tin bước vào đời

10 đức tính vàng giúp con lớn lên tự tin bước vào đời

20:31:30 13/09/2018

Bộ sách Tuyển tập những câu chuyện lễ giáo dành cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi - gồm mười quyển, tương ứng với mười đức tính cơ bản mà trẻ cần có - Kiên trì, Biết ơn, Lịch sự và Tôn trọng, Yêu thương, Vị tha và Trắc ẩn, Tinh thần trách nhiệm,...
Ban đại diện cha mẹ học sinh có trách nhiệm giám sát việc quản lý và sử dụng các khoản tài trợ

Ban đại diện cha mẹ học sinh có trách nhiệm giám sát việc quản lý và sử dụng các khoản tài trợ

18:20:38 13/09/2018

“Thủ trưởng cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ cho cơ sở giáo dục”, là một trong những nội dung mà Bộ GD-ĐT nhấn mạnh trong thông tư quy định về tài trợ cho ...
Cà Mau thừa hơn 650 giáo viên, nhân viên cấp tiểu học và THCS

Cà Mau thừa hơn 650 giáo viên, nhân viên cấp tiểu học và THCS

18:17:05 13/09/2018

Qua rà soát, sắp xếp năm học 2018-2019, Cà Mau còn thừa hàng trăm giáo viên, nhân viên cấp tiểu học, THCS.
Kiến thức cơ bản của Luật giao thông ‘đến’ với hơn 1.500 học sinh

Kiến thức cơ bản của Luật giao thông ‘đến’ với hơn 1.500 học sinh

18:11:42 13/09/2018

“An toàn giao thông với học đường” là chủ đề buổi tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ hết sức ý nghĩa vừa được Đội CSGT số 12, thuộc phòng CSGT đường bộ - đường sắt CATP Hà Nội tổ chức tại 2 điểm trường THPT Ngô Sỹ Liên, Xuân Mai và T...
Thứ trưởng GD-ĐT: Không để giáo viên chấm thi THPT Quốc gia tỉnh mình

Thứ trưởng GD-ĐT: Không để giáo viên chấm thi THPT Quốc gia tỉnh mình

17:58:22 13/09/2018

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, kỳ thi THPT Quốc gia những năm tới, giáo viên sẽ không chấm thi học sinh của tỉnh mình, giảng viên đại học địa phương cũng không coi thi, chấm thi ở địa phương mình.
Đề xuất tách bài thi THPT quốc gia thành 2 phần

Đề xuất tách bài thi THPT quốc gia thành 2 phần

17:49:05 13/09/2018

TPO - TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) cho rằng kỳ thi THPT quốc gia là kỳ nên tách thành 2 phần đề dùng để tốt nghiệp THPT và phần thi đại học.
Xúc động tình cảm của bạn đọc báo Dân trí dành cho “cậu học trò đội khăn tang đi thi”

Xúc động tình cảm của bạn đọc báo Dân trí dành cho “cậu học trò đội khăn tang đi thi”

13:24:48 13/09/2018

Cùng với gọi điện, nhắn tin sẻ chia, cộng đồng bạn đọc báo Dân trí đã trực tiếp gửi tiền sẻ chia với tình cảnh, nghị lực vượt lên hoàn cảnh éo le của em Trần Công Duy - nhân vật trong bài viết "Đội khăn tang đi thi báo hiếu bố mẹ, thi đ...
Khuôn viên đại học triệu đô chính thức khánh thành tại khu đô thị Ecopark

Khuôn viên đại học triệu đô chính thức khánh thành tại khu đô thị Ecopark

13:21:22 13/09/2018

Với tổng diện tích lên tới 6,5ha sau khi hoàn thành cả 3 giai đoạn, khuôn viên Đại học Anh Quốc Việt Nam cơ sở Ecopark tọa lạc trong lòng đô thị xanh, cách trung tâm Hà Nội chỉ 10km, hứa hẹn sẽ nhiều trải nghiệm thú vị, sinh động trong ...
Học tiếng Nhật: "Xử lý nhanh gọn" từ vựng về gia đình

Học tiếng Nhật: "Xử lý nhanh gọn" từ vựng về gia đình

13:15:04 13/09/2018

Nhắc đến người Nhật, người ta thường nghĩ ngay tới văn hóa lịch sự, tôn trọng đối với người xung quanh. Điều này thể hiện ở cả cách gọi các thành viên trong gia đình mình và gia đình người khác. Hãy khám phá ngay cách xưng hô đó trong b...
Bạn đọc viết: Đồng phục: Lãng phí và sự sáng tạo

Bạn đọc viết: Đồng phục: Lãng phí và sự sáng tạo

13:11:55 13/09/2018

Đầu năm học, bên cạnh nhiều vấn đề đáng quan tâm của giáo dục, chuyện đồng phục lại nổi cộm lên với nhiều quy định khe khắt từ nhà trường.
“Sống trọn vẹn” - thông điệp dành cho học sinh từ Chủ tịch Điều hành VAS

“Sống trọn vẹn” - thông điệp dành cho học sinh từ Chủ tịch Điều hành VAS

13:05:25 13/09/2018

“Tháng năm trôi qua, khi trưởng thành hơn, nhận thức về xã hội rõ ràng hơn, tôi mong rằng các em đã nuôi dưỡng đủ niềm tin vào tính chính trực, vun đắp đủ cho lòng can đảm bên cạnh những giá trị cốt lõi khác để thực hiện những mong ước ...
Học trò ăn sáng, trưa cùng hiệu trưởng

Học trò ăn sáng, trưa cùng hiệu trưởng

11:12:44 13/09/2018

Để lắng nghe, chia sẻ tâm tư, tình cảm với học trò của mình, nhà trường không thể thụ động chờ học sinh đến mà cần có nhiều hình thức tiếp cận các em.
Khen hay chê con là cả một nghệ thuật

Khen hay chê con là cả một nghệ thuật

11:08:49 13/09/2018

Tôi có chị bạn có đứa con gái đang học lớp 2, hễ có 'thành tích' gì là hay khoe với mẹ bằng cách hỏi: 'Con có giỏi không hả mẹ?'.
Yêu cầu cân nhắc một chương trình, nhiều bộ SGK

Yêu cầu cân nhắc một chương trình, nhiều bộ SGK

11:04:40 13/09/2018

Đổi mới, thí điểm, thực nghiệm trong giáo dục và sách giáo khoa trở thành những vấn đề làm nóng phiên họp ngày 12.9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi bàn về luật Giáo dục sửa đổi.
Trải nghiệm của một ông bố khi con học trường Thực nghiệm

Trải nghiệm của một ông bố khi con học trường Thực nghiệm

10:07:36 13/09/2018

​Chương trình Thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại không dạy trẻ bắt chước mà dạy tư duy lôgic, khám phá và vận dụng quy luật.
Nữ thủ khoa ngành Sư phạm Toán dạy bằng tiếng Anh

Nữ thủ khoa ngành Sư phạm Toán dạy bằng tiếng Anh

10:01:05 13/09/2018

Đạt 26,05 điểm, Quỳnh Anh liều đăng ký ngành lấy đầu vào cao nhất Đại học Sư phạm với nỗi lo bị trượt, nhưng bất ngờ thành thủ khoa.
Học sinh bậc THCS tại TPHCM sẽ được miễn học phí

Học sinh bậc THCS tại TPHCM sẽ được miễn học phí

09:47:55 13/09/2018

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong vừa đồng ý miễn học phí cho học sinh bậc THCS tại các trường công lập trên địa bàn thành phố. Hiện, bình quân mỗi năm học phí thu từ bậc học này là khoảng 350 tỷ đồng.
'Cuộc chiến thị phần SGK mới: Bịt 'lỗ hổng' để tránh xung đột lợi ích

'Cuộc chiến thị phần SGK mới: Bịt 'lỗ hổng' để tránh xung đột lợi ích

09:38:20 13/09/2018

Theo thông tin mà Tiền Phong có thì ban biên soạn một bộ SGK do Bộ GD&ÐT tổ chức biên soạn dự kiến khoảng 230 người. Hội đồng quốc gia thẩm định SGK - có nhiệm vụ thẩm định 1 bộ SGK do Bộ biên soạn và các SGK do các tổ chức, cá nhân khá...
Chuyện lạ ở Thủ đô: Học sinh nghỉ 2 ngày, giảm 8 tiết mỗi tuần

Chuyện lạ ở Thủ đô: Học sinh nghỉ 2 ngày, giảm 8 tiết mỗi tuần

09:33:24 13/09/2018

Con đã vào lớp Một nhưng mỗi ngày thứ Hai và thứ Ba, chị Hương (khu đô thị Tây Nam Linh Đàm), vẫn phải đưa con đến trường mầm non để học với các bé 5 tuổi vì Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Hoàng Mai, Hà Nội) của con chị nghỉ học luân ...
Thủ khoa sư phạm đến từ Hòa Bình: “Em tự tin về điểm số của mình”

Thủ khoa sư phạm đến từ Hòa Bình: “Em tự tin về điểm số của mình”

08:22:41 13/09/2018

Với tổng điểm 27,75, Trần Phương Thảo (quê Hòa Bình) không chỉ trở thành thủ khoa ngành Sư phạm Ngữ văn mà còn là sinh viên có điểm đầu vào cao nhất Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2018.
Trường học Úc dạy chữ, âm, đọc cho trẻ thế nào?

Trường học Úc dạy chữ, âm, đọc cho trẻ thế nào?

08:05:15 13/09/2018

Những ngày gần đây, xã hội đặc biệt quan tâm đến việc dạy - học đánh vần cho học sinh lớp 1. Đã có ý kiến nhiều chiều về cách dạy - học đánh vần, dạy - học âm và chữ trong các bộ sách giáo khoa hiện hành, đặc biệt là sách “Tiếng Việt 1 ...
Không ép trường mua sữa học đường

Không ép trường mua sữa học đường

07:16:50 13/09/2018

Vừa qua, một số trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Thanh Khê (thành phố Đà Nẵng) phản ánh về việc: Đề án sữa học đường chưa triển khai nhưng cán bộ phòng giáo dục quận này đã gọi điện thoại thông báo các trường phải mua sữa theo đ...
Miễn học phí phải công bằng với học sinh ngoài công lập

Miễn học phí phải công bằng với học sinh ngoài công lập

07:13:24 13/09/2018

Miễn giảm học phí cho học sinh mầm non 5 tuổi và học sinh THCS trường công lập là một nội dung được bàn sôi nổi tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến dự án Luật Giáo dục sửa đổi.
Chuyển giáo viên dôi dư bậc THCS sang dạy tiểu học, mầm non: Không thể làm khác?

Chuyển giáo viên dôi dư bậc THCS sang dạy tiểu học, mầm non: Không thể làm khác?

07:02:05 13/09/2018

Trước tình thế thừa giáo viên (GV) THCS nhưng thiếu GV tiểu học, mầm non, nhiều địa phương ở tỉnh Nghệ An đã chuyển số GV thừa sang chỗ thiếu. Bên cạnh sự phản đối của các GV bị chuyển, phương án này khiến không ít phụ huynh băn khoăn.
Nâng quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo Việt Nam - Hungary lên một tầm cao mới

Nâng quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo Việt Nam - Hungary lên một tầm cao mới

06:57:53 13/09/2018

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hungary của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, nhiều hoạt động nhằm củng cố, phát triển quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo giữa 2 nước đã diễn ra, trong ...

Related Posts: