Dân số tăng, giáo viên thiếu, nhưng nhiều địa phương không thể tuyển mới, ngược lại phải cắt giảm 10% biên chế giáo dục.
Tại phiên Giải trình về thực hiện chính sách pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên và tổ chức kỳ thi THPT quốc gia ngày 24/9, đại biểu Quốc hội liên tục chất vấn lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về tình trạng thừa thiếu giáo viên, việc thực hiện chính sách cắt giảm 10% biên chế.
Đến tháng 8, cả nước thiếu 75.970 giáo viên các cấp so với định mức giáo viên/lớp theo quy định, 29 tỉnh đề nghị bổ sung 40.440 biên chế sự nghiệp giáo dục. Trong khi đó, các địa phương vẫn song song phải thực hiện chủ trương giảm 10% biên chế hưởng lương theo Nghị quyết Trung ương số 19 năm 2017. Đây là một bất cập được nhiều đại biểu chỉ ra.
“Hà Nội mỗi năm tăng 20.000 học sinh, năm dân số vàng này tăng lên tới 70.000. Chúng tôi rất khó khăn nếu không tăng biên chế giáo viên, chưa nói đến phải thực hiện chủ trương cắt giảm biên chế”, Phó chủ tịch thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý nói.
Phó chủ tịch tỉnh Cà Mau – ông Trần Hồng Quân cho biết, mỗi năm địa phương tăng 10.000 dân số cơ học. Tỉnh làm rất quyết liệt vấn đề hệ số giáo viên/lớp nhưng biên chế vẫn theo đà đi lên. Việc phải thực hiện chủ trương giảm biên chế ngành giáo dục như “đánh đố” với tỉnh.
Đại biểu TP HCM Phan Thị Bạch Tuyết chất vấn lãnh đạo Bộ Nội vụ về mâu thuẫn giữa chủ trương giảm biên chế giáo dục với thực tiễn thiếu giáo viên. Ảnh: Sỹ Điền.
Đại diện tỉnh Đồng Nai, TP HCM đồng tình rằng trong tình hình học sinh tăng nhanh khiến thiếu giáo viên, việc giảm biên chế là mâu thuẫn với thực tế, gây khó khăn cho địa phương.
“Tinh giản biên chế trong giáo dục phải có lộ trình, không thể cào bằng. Tôi kiến nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, giao cho các tỉnh thành đang tự chủ ngân sách được quyền quyết định biên chế viên chức của giáo dục trong điều kiện ngân sách có thể tự cân đối. Điều này giúp đáp ứng nhu cầu giáo viên hiện nay mà không phải chờ để xin các đồng chí giải quyết từng năm, từng trường hợp cụ thể”, đại biểu đoàn TP HCM Văn Thị Bạch Tuyết nói.
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) đánh giá, số lượng giáo viên còn thiếu là quá lớn, sẽ dẫn đến phải hợp đồng giảng dạy. Giáo dục cần một quá trình để giáo viên theo dõi tâm lý, đánh giá chất lượng học tập từ đó mới có biện pháp uốn nắn, dạy dỗ đúng cách. Trong khi hợp đồng giáo viên có thời hạn không ổn định, có người năm trước/học kỳ trước được dạy năm sau/học kỳ sau bị buộc nghỉ, nên không thể theo sát học sinh để phát triển các em. Chất lượng giáo dục vì thế không được đảm bảo.
Các đại biểu đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục nêu quan điểm và hướng giải quyết bài toán thiếu giáo viên, nhưng vẫn phải giảm biên chế này.
Cắt giảm nhân viên phục vụ, giáo viên phải đủ
Giải trình chất vấn, Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, đây là hệ lụy của các chính sách từ trước năm 2015. Thời điểm đó, Bộ Nội vụ không được tham gia vào quyết định biên chế sự nghiệp của địa phương mà toàn quyền thuộc về UBND các tỉnh. Việc định mức biên chế khi đó không có sự rà soát nhu cầu thực tế nên thiếu phù hợp, điểm này có phần trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tăng dân số cơ học giữa các địa phương cũng là nguyên nhân khiến thừa thiếu giáo viên cục bộ.
Từ năm 2016 đến nay, Bộ Nội vụ được giao thẩm định tổng biên chế sự nghiệp của các địa phương nhưng không duyệt cho từng ngành cụ thể. Khi Bộ thống nhất tổng định mức, địa phương sẽ được quyền phân bổ chỉ tiêu cho các ngành có nhu cầu.
Về việc giảm biên chế giáo dục, theo ông Thăng, Nghị quyết 39 (năm 2015) của Chính phủ về tinh giảm biên chế, cho phép y tế, giáo dục nếu tăng giường bệnh, học sinh có thể tăng biên chế, tuy nhiên kết luận số 17 (năm 2017) của Bộ Chính trị không còn ngoại lệ nào. “Kể cả giáo dục có tăng trường lớp, tăng học sinh thì vẫn phải tinh giảm biên chế”, Thứ trưởng Nội vụ nói và giải thích cái cần giảm ở đây là biên chế hưởng lương ngân sách chứ không riêng về giáo viên.
Lãnh đạo Bộ Nội vụ khẳng định việc nói giáo dục cũng phải giảm 10% biên chế là không đúng. Tỷ lệ giảm này là tổng biên chế sự nghiệp, còn địa phương tự cân đối mức giảm của từng ngành. Theo đó, giáo dục, y tế có thể giảm 5% nhưng mức cắt giảm của các ngành khác phải tăng lên, sao cho tổng là 10. “Trường hợp cá biệt phải tăng biên chế giáo dục hay các ngành khác, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ là tổng hợp ý kiến và trình Chính phủ quyết định”, ông Thăng nói.
Thứ trưởng Nội Vụ Nguyễn Duy Thăng giải trình vấn đề thiếu giáo viên và giảm 10% biên chế giáo dục. Ảnh: Sỹ Điền.
Câu trả lời của Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng được một số đại biểu cho là không thỏa đáng. Bà Phan Thị Bạch Tuyết (đoàn TP HCM) phân tích, biên chế của giáo dục và y tế chiếm tỷ lệ rất lớn, còn các ngành khác chỉ 5-10% tổng biên chế sự nghiệp của địa phương. Do đó, muốn đạt được mức giảm 10% hàng năm thì chỉ có thể giảm ở hai ngành có tỷ lệ lớn nhất. “Làm sao mà cắt hết viên chức ở các ngành khác để bù qua cho ngành giáo dục. Ý kiến này của Thứ trưởng, tôi thấy hoàn toàn không phù hợp”, bà Tuyết nói.
Đồng tình với ý kiến cắt giảm biên chế giáo dục hiện nay gây khó khăn cho địa phương, nhưng Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ cho biết “vẫn phải thực hiện Nghị quyết 19 về tinh giảm biên chế”. Hướng giải quyết được ông đề xuất là tập trung giảm ở bộ phận phục vụ còn giáo viên phải đảm bảo đủ để giảng dạy cho học sinh. Ngoài ra, cần tăng cường tính chủ động cho địa phương có năng lực để tự giải quyết bài toán nhân sự.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho rằng giáo dục được xác định là quốc sách, là lĩnh vực thuộc trách nhiệm nhà nước khi yêu cầu phổ cập giáo dục. Việc xử lý các vấn đề liên quan đến biên chế nhà giáo do đó cần có tính đặc thù, lấy số lượng học sinh làm tiêu chuẩn để xác định chỉ tiêu, bố trí giáo viên. Hai Bộ Giáo dục và Nội vụ cần thống nhất trong việc giải quyết bài toán biên chế ngành giáo dục, có sự rà soát nhu cầu thực tế để tham mưu Chính phủ đưa ra các quyết sách phù hợp.
Việc giao quyền cho một số địa phương có năng lực được tự giải quyết bài toán nhân sự ngành giáo dục, xử lý các văn bản quy phạm chồng chéo hoặc mâu thuẫn về xác định biên chế giáo viên, các bộ ngành cần xem xét giải quyết.
Quỳnh Trang
Theo Vnexpress
Tin mới nhất

ĐH Y Tokyo có nữ Hiệu trưởng đầu tiên sau bê bối hạ điểm “rúng động” nước Nhật
09:09:09 30/09/2018
Sau bê bối hạ điểm thi đầu trong nhiều năm liền vào để đánh trượt nữ sinh gây "rúng động" nước Nhật, ĐH Y Tokyo mới đây đã bầu nữ hiệu trưởng mới - GS Yukiko Hayashi.
28 tỉnh không được giao thêm biên chế để tuyển mới giáo viên
09:06:04 30/09/2018
Thông tin từ Bộ GD&ĐT cho biết, năm học 2018 – 2019, toàn quốc có 28 tỉnh không được không được giao thêm biên chế để tuyển mới giáo viên.
Sẽ sớm công bố đề tham khảo kỳ thi THPT Quốc gia 2019
09:03:19 30/09/2018
Kỳ thi THPT Quốc gia sẽ tiếp tục được duy trì và năm 2019, Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện 6 nhóm giải pháp để kỳ thi được hoàn thiện hơn. Trong đó, sẽ sớm có đề thi tham khảo để giáo viên và học sinh yên tâm dạy học.
Siết quản lý trung tâm dạy ngoại ngữ, tin học
08:02:13 30/09/2018
TPHCM hiện là 1 trong 2 thị trường đào tạo ngoại ngữ, tin học lớn nhất cả nước. Mỗi năm học có thêm hàng chục trung tâm đào tạo mới đi vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu học tập không ngừng tăng cao của người dân TP. Tuy nhiên, việc quản lý...
Phụ huynh ủng hộ nghỉ học thứ 7
07:58:14 30/09/2018
Năm phụ huynh khi được hỏi ý kiến về đề xuất học sinh THPT nghỉ học thứ 7 đều ủng hộ và cho rằng nếu không phải dồn chương trình nên cho học sinh nghỉ học.
Ai 'mở đường' giúp NXB Giáo dục kiếm lời lớn từ sách tham khảo?
07:54:40 30/09/2018
Nhiều học sinh phải mua hàng loạt sách tham khảo ở trường với giá cao mà không dùng đến. Không như SGK thua lỗ, sách tham khảo mang lại nhiều lợi nhuận cho NXB Giáo dục Việt Nam.
Canh cánh nỗi lo giáo dục
07:22:38 30/09/2018
Đã hết tháng đầu tiên của năm học mới mà xem ra cỗ máy vận hành giáo dục vẫn chưa được trơn tru, vẫn còn đó nỗi lo những thay đổi, chắp vá. Và như thế, làm sao có thể phấn khởi bước vào năm học mới sau lễ khai giảng tưng bừng, khí thế?
Đại học tuyển sinh thế nào khi không còn thi '2 trong 1'?
06:29:36 30/09/2018
Nhiều trường ĐH cho rằng, nếu đề thi THPT quốc gia phân hóa tốt thì vẫn có thể sử dụng để xét tuyển CĐ, ĐH, nếu không sẽ phải có phương án thi riêng.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Thực hiện chương trình GDPT mới là bỏ cách dạy “thầy đọc, trò chép”
21:22:28 29/09/2018
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới là tạo một bước ngoặt trong giáo dục: đi từ nền giáo dục nặng nhồi nhét kiến thức, thầy đọc trò chép, chuyển sang phát triển phẩm chất và năng lực,...
Xem xét đầu tư dự án Thành phố giáo dục quốc tế Thanh Hóa 2.500 tỷ đồng
21:09:18 29/09/2018
Dự án Thành phố giáo dục quốc tế Thanh Hóa với tổng vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng dự kiến được đầu tư, xây dựng tại thành phố Thanh Hóa. Dự án với nhiều mô hình, loại hình trường học, đáp ứng nhu cầu giáo dục và đào tạo cho khoảng 18.000 học...
Khai phóng tiềm năng ở con bạn - “Bí kíp” dành cho phụ huynh trẻ
20:59:32 29/09/2018
Đối với một phụ huynh hiện đại, không phải thang đo trí thông minh IQ mà chỉ số cảm xúc EQ mới là chuẩn mực mới quyết định liệu các em sau này có trở thành 1 người thành công và “giỏi” như bố mẹ mong đợi.
Làm gì để giáo dục phổ thông có chất lượng?
18:44:01 29/09/2018
Chiều ngày 28/9 tại Trường Quốc tế Nhật Bản diễn ra tọa đàm với chủ đề: “Làm gì để giáo dục phổ thông có chất lượng?”.
Toyota chung tay xanh hóa học đường tại Hà Tĩnh
18:27:07 29/09/2018
Đó là chương trình do Toyota Việt Nam (TMV) phối hợp với Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) triển khai thực hiện tại Trường THCS Ngọc Sơn (Thạch Hà) và Trường TH Kỳ Hà (T.X Kỳ Anh) chiều 29/9.
Hà Tĩnh: Học sinh khốn khổ bởi nhà vệ sinh ô nhiễm nghiêm trọng
18:20:51 29/09/2018
Cứ ngỡ việc các em học sinh phải nhịn đi vệ sinh đến nỗi xả ra cả quần áo chỉ là chuyện hài hước. Thế nhưng thực tế này lại đang diễn ra hàng năm tại ngôi trường Tiểu học Sông Trí, trung tâm thị xã Kỳ Anh.
Hội đồng trường - khâu đột phá trong tự chủ đại học
18:15:34 29/09/2018
Trao quyền tự chủ đại học là việc đương nhiên trên thế giới, hợp với lẽ tự nhiên và hợp với xu thế quốc tế. Việc trao quyền tự chủ cho các cơ sở GD đại học phải gắn liền với sự hình thành hội đồng trường và xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản. Đâ...
Chỉ thị không viết vào SGK: 'Không cấm mà là... giữ gìn'
16:50:18 29/09/2018
Theo ông Thành, trong quá trình học, học sinh phải được giáo viên hướng dẫn làm “nháp” trước để có thể biết đáp án đúng hay sai, sau đó ghi vào vở.
PVU tổ chức Lễ tốt nghiệp trao bằng kỹ sư khóa 3 và khai giảng năm học 2018-2019
16:45:23 29/09/2018
Ngày 28/9 tại Thành phố Bà Rịa, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) long trọng tổ chức Lễ Tốt nghiệp trao bằng kỹ sư khóa 3 và khai giảng năm học mới 2018-2019, chào đón tân sinh viên khóa 7.
Tháng 10 công bố khung chương trình Giáo dục phổ thông mới
16:29:36 29/09/2018
GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết chương trình giáo dục phổ thông mới đã hoàn thiện và đang chờ Bộ GD-ĐT thông qua.
Hà Nội pha thêm những chất gì vào sữa học đường mà sữa ngoài không có?
16:19:54 29/09/2018
Phải chăng thầy Phạm Xuân Tiến đang quảng cáo, tiếp thị sữa dựa vào những cái chưa có, vượt quá chức trách, nhiệm vụ của một Phó giám đốc Sở Giáo dục?
Hà Nội thành lập thêm một trường học có vốn đầu tư nước ngoài
11:43:40 29/09/2018
UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định cho phép thành lập trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông quốc tế ST.Paul trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội, hôm 27/9.
40 trường Đại học Pháp tham gia Ngày hội “Bienvenue en France!” 2018 tại Việt Nam
11:39:18 29/09/2018
Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Trung tâm Văn hóa Pháp sẽ tổ chức ngày hội lớn “Bienvenue en France!” 2018 tại TP. Hồ Chí Minh vào thứ Bảy, ngày 06/10 và tại Hà Nội vào Chủ nhật, ngày 07/10.
Công Vinh muốn phát triển bóng đá học đường
11:34:25 29/09/2018
Bước đi tiếp theo của cựu đội trưởng ĐTQG Việt Nam Lê Công Vinh là tạo ra liên kết với 40.000 học sinh, sinh viên để đưa bóng đá trở thành môn học chính khóa trong trường học.
Chỉ thị yêu cầu học sinh không viết vào SGK: Không vô lý!
11:27:54 29/09/2018
Chỉ thị về việc sử dụng sách giáo khoa (SGK) và sách tham khảo trong các trường phổ thông của Bộ GD-ĐT gây nhiều tranh cãi. Đặt trong bối cảnh thực tế và hoạt động tổ chức dạy thì chỉ thị này không vô lý.
Nghỉ học thứ 7, có được không?
07:08:48 29/09/2018
Thứ 7 ngày 22/9, tại Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM học sinh nghỉ học chính khóa. Phần lớn học sinh tới trường để học ôn, kỹ năng sống, tham gia trải nghiệm. Ông Hà Hữu Thạch, hiệu trưởng nhà trường, cho biết vì trường học 2 buổ...
Các nội quy vô lý trong nhà trường Nhật
07:04:28 29/09/2018
Tháng 10 năm 2010, ở Osaka, một nữ sinh trung học đã đâm đơn kiện ban giám hiệu trường trung học quận Osaka đòi bồi thường danh dự. Nguyên nhân là ở trường này, người ta yêu cầu cô nhuộm mái tóc màu hạt dẻ tự nhiên thành màu đen. Đòi hỏ...
HS thích thú với mô hình “Một góc quê hương”
06:54:52 29/09/2018
Nhằm giúp cho các em HS hiểu thêm về các các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, du lịch của tỉnh nhà. Hội đồng Đội tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện thí điểm mô hình “Một góc quê hương” tại Trường THCS Võ Thị Sáu - TP Sa Đéc. Qua ...
Sóc Trăng: “Mọi cố gắng giảng dạy đều hướng đến học sinh thân yêu”
06:43:15 29/09/2018
Với nhà giáo ưu tú Trần Thanh Bình (giáo viên môn Lịch sử của Trường THCS Tôn Đức Thắng, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng), mọi nỗ lực trong giảng dạy của thầy đều hướng đến học sinh thân yêu.
Nhiều trường ĐH chưa sẵn sàng phương án tuyển sinh khác
20:57:59 28/09/2018
Trao đổi với Thanh Niên, lãnh đạo các trường ĐH phía bắc cho biết vẫn chưa sẵn sàng cho phương án tuyển sinh hoàn toàn không dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia, ít nhất cho đến năm 2020.
Câu chuyện giáo dục: Làm gương!
20:52:05 28/09/2018
1. Hơn 150 năm trước, nhà cải cách xã hội Nguyễn Trường Tộ từng cho rằng: Nói lý thuyết suông không bằng đích thân làm những công việc cụ thể. Quan điểm này rất đúng với việc giáo dục, mà cốt yếu là lấy việc làm gương để con trẻ noi the...
Làm sao để người Việt để sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp?
20:35:21 28/09/2018
"98% học sinh Việt Nam học tiếng Anh trung bình 7 năm nhưng không thể giao tiếp cơ bản". Với kinh nghiệm của mình, chuyên gia ngôn ngữ tiếng Anh Mark Krzanowski nhận định về vấn đề này là chúng ta thường tập trung vào kỹ năng Đọc và Viế...
5 cách điểm danh của thầy cô khiến sinh viên bị xoay như chong chóng
20:11:34 28/09/2018
Sinh viên ngày càng có nhiều chiêu trò để đối phó với chuyện điểm danh thì thầy cô chúng ta cũng có thêm rất nhiều cách điểm danh cực mới lạ mà chắn chắn không ai có thể trốn được nữa.
Ngắm nhìn khung cảnh 4 mùa đẹp như tranh vẽ của trường đại học số 1 châu Á
18:00:23 28/09/2018
Đại học Thanh Hoa không chỉ là ngôi trường đáng mơ ước nhất Trung Quốc vì danh tiếng và chất lượng mà còn mang một vẻ đẹp khiến ai cũng xiêu lòng.
Những cách giúp trẻ hứng thú với tiếng Anh
17:27:55 28/09/2018
Nếu không gian học tập thay thế bàn ghế, sách vở bằng hình vẽ màu sắc, trò chơi giải đố... tâm lý trẻ sẽ thoải mái, dễ dàng tiếp nhận tri thức.
Trường Mỹ đề nghị học sinh chọn màu áo theo tình trạng quan hệ
17:24:19 28/09/2018
Phụ huynh của nữ sinh 12 tuổi sốc trước tờ hướng dẫn chọn trang phục cho sự kiện ở trường, lo trường khuyến khích trẻ yêu sớm.
Vụ học sinh chui túi nilon vượt lũ: Chính thức thực địa, khảo sát vị trí đặt cầu dân sinh
17:10:58 28/09/2018
Một cây cầu cứng bằng bê tông với 3 nhịp, dài khoảng 72m, rộng khoảng 3,5m sẽ được bắc qua suối Nậm Chim (bản Huổi Hạ, Mường Chà, Điện Biên), giúp học sinh không còn chui túi nilon để vượt lũ. Đây là kết quả của buổi khảo sát thực địa, ...
TP Huế: Cô giáo bắt học sinh lớp 1 ngậm bút trong miệng để giữ im lặng
17:06:45 28/09/2018
Ngày 28/9 PV đã làm việc với ông Đoàn Quý, Hiệu trưởng trường tiểu học Lê Lợi, TP Huế về sự việc đang xôn xao trên mạng xã hội Facebook về việc một cô giáo được nhờ coi lớp 1 đã bắt học sinh toàn lớp ngậm ...
Cấm học sinh bạo lực, bè phái trong trường học
17:03:51 28/09/2018
Bộ GD&ĐT vừa công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông. Theo đó, học sinh cần tôn trọng sự khác biệt, không bạo lực, bè phái, gây mất đoàn kết.
Giáo sư Đại học Cambridge giải được bài toán khó nhất nhân loại 160 năm qua
12:49:33 28/09/2018
Giáo sư Michael Atiyah, một nhà toán học nổi tiếng, 90 tuổi cho biết ông đã giải được Giả thuyết Riemann, một trong những bài toán khó nhất của nhân loại đã tồn tại hơn 160 năm qua.
Thừa Thiên Huế: Học sinh lớp 4 dũng cảm cứu 3 bạn đuối nước giữa sông
10:57:30 28/09/2018
Ngày 28/9, thầy Nguyễn Văn Tồn, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hương Thọ (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) cho biết 1 học sinh trong trường đã dũng cảm cứu 3 bạn bị đuối nước khi đang cùng nhau tắm sông.