Bộ GD-ĐT vừa ra thông tư ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông mới với 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2018.
Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông áp dụng đối với giáo viên trường tiểu học, trường THCS, trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên làm căn cứ để giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Cùng đó làm căn cứ để cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, địa phương và của ngành Giáo dục.
Cụ thể các chuẩn nghề nghiệp giáo viên gồm 5 tiêu chuẩn với 15 tiêu chí:
Tiêu chuẩn 1 – Phẩm chất nhà giáo
Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.
Tiêu chí 1: Đạo đức nhà giáo
a) Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo;
b) Mức khá: Có tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;
c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.
Tiêu chí 2: Phong cách nhà giáo
a) Mức đạt: Có tác phong và cách thức làm việc phù hợp với công việc của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;
b) Mức khá: Có ý thức tự rèn luyện tạo phong cách nhà giáo mẫu mực; ảnh hưởng tốt đến học sinh;
c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách nhà giáo; ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo.
Bộ GD-ĐT vừa ra thông tư ban hành chuẩn giáo viên mới với 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí. Ảnh: Thanh Hùng.
Tiêu chuẩn 2 – Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Tiêu chí 3: Phát triển chuyên môn bản thân
a) Mức đạt: Đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn bản thân;
b) Mức khá: Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
a) Mức đạt: Xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục;
b) Mức khá: Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục.
Tiêu chí 5: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
a) Mức đạt: Áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh;
b) Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm vận dụng những phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Tiêu chí 6: Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
a) Mức đạt: Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh;
b) Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh.
Tiêu chí 7: Tư vấn và hỗ trợ học sinh
a) Mức đạt: Hiểu các đối tượng học sinh và nắm vững quy định về công tác tư vấn và hỗ trợ học sinh; thực hiện lồng ghép hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;
b) Mức khá: Thực hiện hiệu quả các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục.
Tiêu chuẩn 3 – Xây dựng môi trường giáo dục
Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường.
Tiêu chí 8: Xây dựng văn hóa nhà trường
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định;
b) Mức khá: Đề xuất biện pháp thực hiện hiệu quả nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định; có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả các vi phạm nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử trong lớp học và nhà trường trong phạm vi phụ trách (nếu có);
c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường.
Tiêu chí 9: Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định về quyền dân chủ trong nhà trường, tổ chức học sinh thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường;
b) Mức khá: Đề xuất biện pháp phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ và đồng nghiệp trong nhà trường; phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ của học sinh (nếu có);
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện và phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ và đồng nghiệp.
Tiêu chí 10: Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định của nhà trường về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường;
b) Mức khá: Đề xuất biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm quy định về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường (nếu có);
c) Mức tốt: Là điển hình tiên tiến về thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và thực hiện trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.
Tiêu chuẩn 4 – Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Tiêu chí 11: Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành đối với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan;
b) Mức khá: Tạo dựng mối quan hệ lành mạnh, tin tưởng với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan;
c) Mức tốt: Đề xuất với nhà trường các biện pháp tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan.
Tiêu chí 12: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
a) Mức đạt: Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh ở trên lớp; thông tin về chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên có liên quan; tiếp nhận thông tin từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên có liên quan về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh;
b) Mức khá: Chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan trong việc thực hiện các biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ và động viên học sinh học tập, thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục;
c) Mức tốt: Giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về quá trình học tập, rèn luyện và thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục của học sinh.
Tiêu chí 13: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
a) Mức đạt: Tham gia tổ chức, cung cấp thông tin về nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan; tiếp nhận thông tin từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về đạo đức, lối sống của học sinh;
b) Mức khá: Chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh;
c) Mức tốt: Giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Tiêu chuẩn 5 – Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
Tiêu chí 14: Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc
a) Mức đạt: Có thể sử dụng được các từ ngữ giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
b) Mức khá: Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày hoặc chủ đề đơn giản, quen thuộc liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc biết ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Mức tốt: Có thể viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
Tiêu chí 15: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
a) Mức đạt: Sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản, thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục và quản lý học sinh theo quy định; hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin và các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục theo quy định;
b) Mức khá: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong hoạt động dạy học, giáo dục; cập nhật và sử dụng hiệu quả các phần mềm; khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục tộc;
Cách xếp loại kết quả đánh giá
Để đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt, giáo viên phải đảm bảo có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí thuộc Tiêu chuẩn 2 – Phát triển chuyên môn nghiệp vụ đạt mức tốt.
Để đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá, phải có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí Tiêu chuẩn 2 – Phát triển chuyên môn nghiệp vụ đạt mức khá trở lên;
Để đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt, giáo viên có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên.
Giáo viên chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên nếu có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).
Các giáo viên sẽ tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.
Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.
Thanh Hùng
Theo vietnamnet
Tin mới nhất

Ai chịu trách nhiệm về sách Công nghệ giáo dục?
19:57:33 03/09/2018
Con gái tôi vừa nhập học lớp 1 được hơn một tuần. Nhiều lần trò chuyện cùng bố mẹ có con bước vào lớp 1, chúng tôi băn khoăn vô cùng khi tiếp xúc với sách Tiếng Việt 1 theo chương trình Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại.
Học sinh TP HCM có học sách Công nghệ giáo dục?
19:54:36 03/09/2018
Trước thông tin 49 tỉnh thành đã áp dụng sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục lớp 1; nhiều phụ huynh tại TP HCM lo lắng không biết con mình có học sách này trong năm học mới không.
Nghệ An: Chung tay đưa trẻ em vùng lũ kịp ngày tựu trường
18:17:44 03/09/2018
Trong chuyến công tác lên Kỳ Sơn trước ngày khai giảng, cô Nguyễn Thị Kim Chi - Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo (GDĐT) bàng hoàng trước những thiệt thòi, mất mát của ngành giáo dục địa phương miền núi này.
Trường học vùng lũ nỗ lực khắc phục hậu quả, đảm bảo khai giảng đúng dịp 5.9
18:14:27 03/09/2018
Đến thời điểm hiện tại khi ngày khai giảng cận kề, nhiều địa phương vừa chịu ảnh hưởng bởi mưa lũ thời gian qua đang gấp rút khắc phục hậu quả, đảm bảo cho học sinh đến trường đúng dịp 5.9.
Bất ngờ lễ khai giảng tại các quốc gia có nền giáo dục phát triển nhất thế giới
18:11:11 03/09/2018
Tại mỗi quốc gia khác nhau, ngày lễ khai giảng lại được tổ chức vào một thời điểm khác nhau với những cách thức khác nhau. Nếu tại Việt Nam, lễ khai giảng thường kéo dài hàng giờ đồng hồ thì hầu hết các nước chỉ gói gọn thời gian tổ chứ...
Vào năm học mới, “cháy” sách giáo khoa lớp 1
18:08:14 03/09/2018
Năm học mới 2018-2019 sẽ chính thức khai giảng vào ngày 5.9 tới, nhưng đến cuối tháng 8 nhiều bậc cha mẹ học sinh (CMHS) ở miền Tây Nam Bộ vẫn chưa mua được sách giáo khoa (SGK) cho đứa con mới vào lớp 1.
GS.TS NGUYỄN VĂN HIỆP: "Đánh vần theo Công nghệ Giáo dục chỉ là một lựa chọn trong những cách dạy"
18:02:03 03/09/2018
Gần đây, có nhiều diễn đàn tranh luận về sách Tiếng Việt 1 theo Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, ủng hộ có và phản đối cũng có. Báo Lao Động có cuộc trao đổi với GS.TS Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học - liên quan đế...
Họp phụ huynh đầu năm: Bao giờ giáo viên được thoát kiếp “đòi nợ thuê”?
17:58:21 03/09/2018
Không chỉ phụ huynh sợ họp đầu năm, mà giáo viên cũng không mặn mà, vui vẻ gì với chuyện nhắc phụ huynh về các khoản thu. Có thầy cô ước ao: Bao giờ giáo viên được thoát kiếp “đòi nợ thuê”?
Thử nghiệm robot trông trẻ ở trường mầm non làm nhiều người thích thú
17:30:15 03/09/2018
Nhiều người hy vọng những chú robot này sẽ giúp giảm thiểu nạn bạo hành trẻ nhỏ ở các trường mầm non.
Dựng tóc gáy với đường lên cầu vượt sông của học sinh Phú Thọ
16:58:20 03/09/2018
Sập mố cầu từ tháng 7, đến nay, học sinh xã Văn Luông (Tân Sơn, Phú Thọ) phải leo thang dựng đứng lên cầu vượt sông đến lớp.
Họp phụ huynh đầu năm và ám ảnh chuyện nhắc đóng tiền
16:53:22 03/09/2018
Họp phụ huynh là ngày cha mẹ gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm, cùng bàn bạc việc dạy con trẻ. Nhưng phụ huynh tâm sự, mỗi lần họp đầu năm học, họ lại ám ảnh chuyện đóng tiền.
Người dân Lai Châu kêu trời vì những khoản thu đầu năm học
16:50:00 03/09/2018
Người dân tại Phong Thổ, Lai Châu rất bức xúc khi nhiều học sinh dân tộc thiểu số phải gánh các khoản đóng góp sai quy định.
Bốn giai thoại ít biết về danh tướng giỏi ngoại ngữ nhất sử Việt
16:37:45 03/09/2018
Sinh thời, Trần Nhật Duật là người rất giỏi ngoại ngữ, biết nhiều thứ tiếng khác nhau, kể cả của các dân tộc thiểu số trong nước, lẫn tiếng của các nước láng giềng. Chính nhờ biệt tài này, ông đã lập được nhiều chiến công trên nhiều lĩn...
'Khuyết tật chỉ là sự bất tiện chứ không phải bất hạnh'
16:33:14 03/09/2018
Từ một cô học trò nhút nhát, mặc cảm với cơ thể khiếm khuyết, Phan Thị Rát trở thành thủ lĩnh hoạt động xã hội nhằm hỗ trợ cho những người yếu thế với phương châm 'khuyết tật chỉ là sự bất tiện chứ không phải là bất hạnh'.
Nhật Bản thắt chặt điều kiện visa với sinh viên
15:41:58 03/09/2018
Quy định mới nhằm ngăn cản sinh viên ngoại quốc mượn cớ học tiếng ở các trường Nhật ngữ để đến Nhật làm việc toàn thời gian.
Nghệ An di dời trường học bị ảnh hưởng do lũ
13:24:26 03/09/2018
Mặc dù đã đến cận ngày khai giảng nhưng Trường phổ thông dân tộc nội trú Con Cuông phải di dời tìm điểm mới, vì ngôi trường này đang bị ảnh hưởng bởi cơn lũ vừa qua, không thể đảm bảo an toàn cho việc dạy và học.
Tấm lòng thương trẻ khuyết tật của cô giáo xứ cù lao
12:58:53 03/09/2018
Không được đào tạo chuyên môn, chưa từng dạy trẻ khuyết tật, nhưng với tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm cũng như sự đồng cảm với trẻ khuyết tật nên cô giáo Lý Thị Thanh Thúy (giáo viên Trường Tiểu học An T...
Cần cải tiến mô hình kiểm định chất lượng giáo dục để tránh tiêu cực
12:55:32 03/09/2018
"Hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục VN còn một số bất cập về cấu trúc, về tính cân bằng trong hệ thống văn bản ĐBCL bên trong và bên ngoài, năng lực đội ngũ kiểm định viên, biện pháp chế tài kiểm định, cơ chế tài chính, cạnh tranh k...
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo
12:52:40 03/09/2018
Năm học 2018 – 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo.
Học tiếng Anh: 10 phút nắm chắc cấu trúc, cách dùng thì hiện tại đơn
10:35:01 03/09/2018
Thì hiện tại đơn là một trong những thì cơ bản nhưng quan trọng nhất trong tiếng Anh mà bất kì người học nào cũng nên nắm chắc cách dùng và cấu trúc. Bài dưới đây sẽ chỉ mất 10 phút để giúp bạn nắm được cấu trúc, cách dùng để bắt tay và...
Đâu phải cứ học sinh dùng son là xấu!
10:30:37 03/09/2018
Ở nhà trường phổ thông, bản nội quy học sinh (HS) rất quan trọng. Nó cần thiết trong việc định hướng giáo dục và là cơ sở để xử lý HS nếu vi phạm. Thế nhưng nhìn vào thực tế áp dụng hiện nay, có khá nhiều chuyện để bàn.
Tuyển sinh lớp 10 TP.HCM năm 2019: Đề thi tăng cường thực tiễn và tích hợp kiến thức
10:27:00 03/09/2018
TP.HCM vẫn giữ nguyên hình thức và cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10 như năm học trước. Trong đó, nội dung các câu hỏi tiếp tục theo định hướng tăng cường tính thực tiễn và tích hợp kiến thức.
Chùm ảnh chơi chữ Tiếng Anh đáng yêu nhất quả đất nhưng chỉ ai thực sự "mặn" mới hiểu được
09:53:27 03/09/2018
Chơi chữ trong Tiếng Việt đã thú vị lắm rồi, chơi chữ Tiếng Anh còn chứa nhiều ẩn dụ hàm ý sâu xa nữa mà không phải ai cũng thẩm thấu được.
800.000 phụ huynh phải bỏ ra số tiền gấp 10 để mua sách công nghệ giáo dục, không muốn học cũng phải mua!
09:36:33 03/09/2018
Chỉ riêng 800.000 học sinh đang được dạy thí điểm tài liệu 'Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục', tiền mua sách qua một công ty của NXB Giáo dục Việt Nam đã lên đến 272 tỉ đồng.
Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định “sách giáo khoa lớp 1” của GS Hồ Ngọc Đại lên tiếng
09:26:53 03/09/2018
Phương pháp dạy học đánh vần theo tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ Giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại đang gây tranh cãi những ngày qua về phân biệt âm /k/ (cờ) và chữ "k" (ca), "q" (cu),...
Mong các hiệu trưởng đừng tổ chức lớp chọn
08:23:28 03/09/2018
Việc tổ chức lớp chọn trong trường tạo ra sự bất công giữa học sinh và giữa các thầy cô, kéo lùi thành tích học tập của cả trường.
Thành tích học tập đáng ngưỡng mộ của nhà tân vô địch Olympia 2018
06:31:20 03/09/2018
Tân vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 18 Nguyễn Hoàng Cường có tính cách rụt rè nhưng lại là một “thanh niên bác học”, có rất nhiều thành tích trong học tập và yêu thích nghiên cứu, tìm tòi.
Đại học Anh quốc phát huy hiệu đến tránh nhầm lẫn giới tính của các tân sinh viên
06:26:56 03/09/2018
Hội đồng Sinh viên Đại học Edinburgh (Vương quốc Anh) mới đây đã phát những chiếc huy hiệu đặc biệt cho các tân sinh viên trước thềm học kỳ mới nhằm tránh tình trạng nhầm lẫn giới tính.
Hà Nội: Có thể tăng giáo viên để giảm áp lực sĩ số
06:23:34 03/09/2018
Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội tại buổi giao ban Thành ủy mới đây, ở một số nơi của Hà Nội, sĩ số lớp học cao là việc bất khả kháng. Với những lớp sĩ số học sinh quá cao, sẽ bố trí tăng thêm giáo viên quản lý, không để tình trạng 1 giáo ...
Quản Bạ - Hà Giang: Sự cô đơn "lạnh người" của cô giáo cắm bản giữa đại ngàn
06:18:48 03/09/2018
“Nhất là khi đêm về, xung quanh chỉ toàn một màu đen đặc của đêm tối. Thêm tiếng hú của những con thú từ bốn bề mênh mông núi rừng đua nhau vọng lại. Chỉ có cách trùm chăn kín đầu ngủ cho quên bớt hoảng sợ”, cô giáo cắm bản Lưu Thị Hằng...
Vùng lũ Sơn La: Giáo viên không nghỉ lễ, tập trung dọn dẹp trường lớp đón năm học mới
20:25:06 02/09/2018
Lớp học bị sạt lở, sân trường ngập trong bùn đất, trang thiết bị dạy và học hư hỏng là thực tế tại nhiều trường học ở Sơn La nơi tâm lũ đi qua.
Phụ huynh nhiều nỗi lo trước thềm năm học mới
20:20:59 02/09/2018
Chỉ còn vài ngày nữa, học sinh cả nước sẽ chính thức khai giảng năm học mới 2018 - 2019. Những lo lắng, băn khoăn về chuyện học của con luôn thường trực trong các phụ huynh, đặc biệt giữa bối cảnh giáo dục đang tiếp tục có nhiều đổi mới...
Số học sinh Nhật nghiện internet tăng chóng mặt
19:28:16 02/09/2018
Tình trạng lạm dụng internet đang gia tăng trong giới trẻ Nhật, trong đó nữ sinh dễ bị nghiện hơn.
'Chat' nhanh với tân vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2018
19:20:18 02/09/2018
Nguyễn Hoàng Cường (Trường THPT Hòn Gai, Quảng Ninh) đã có màn lội ngược dòng xuất sắc trong chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 2018, qua đó giành vòng nguyệt quế danh giá cùng phần thưởng là 35.000 USD để phục vụ cho việc du học.
Sinh viên Mỹ hứng thú học về blockchain
19:14:13 02/09/2018
18% sinh viên Mỹ cho biết họ sở hữu (hoặc từng sở hữu) bitcoin hay một số đồng mã hóa khác. Cùng lúc, nhiều trường đại học hàng đầu nước này cũng mở không ít khóa học về tiền mã hóa và blockchain.
Trao tiền hỗ trợ cho tân sinh viên nghèo vượt khó tại Hưng Nguyên
19:10:10 02/09/2018
Ngày 2/9, tại xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, chị Đoàn Thị Lưu, Việt kiều sinh sống tại CHLB Đức đã trao tiền hỗ trợ tiếp sức đến trường cho em Nguyễn Công Anh, tân sinh viên Trường Đại học Vinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Sẽ có Điều lệ trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm
19:07:21 02/09/2018
Bộ GD&ĐT ban hành dự thảo Điều lệ trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm.
Trả lời thuyết phục ở phần thi Về đích giúp “Cường google” vô địch Olympia 18
18:33:36 02/09/2018
Nguyễn Hoàng Cường, biệt danh "Cường google" (trường THPT Hòn Gai, Quảng Ninh) là thí sinh duy nhất đã trả lời đúng cả ba câu hỏi trong phần thi Về đích, nhờ đó giành chức vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2018.
Tranh luận bỏ đại học vì nghèo có phải hèn không?
17:26:01 02/09/2018
Cộng đồng mạng tranh luận về chủ đề sinh viên và khả năng tự lập sau câu chuyện anh em song sinh ở Nghệ An định bỏ đại học vì hoàn cảnh nghèo khó.
Đại học Mỹ cấm thầy trò yêu nhau
17:22:08 02/09/2018
Đại học Syracuse ở New York, Mỹ, mới đây thông báo cấm giảng viên trường hẹn hò với sinh viên. Câu chuyện này một lần nữa gây tranh luận về mối quan hệ thầy - trò.
Thanh Hóa: Lũ rút, bùn đất phủ kín nhiều trường học, bộ đội giúp giáo viên dọn dẹp
17:01:52 02/09/2018
Sau lũ, nhiều trường, điểm trường ở Thanh Hóa ngập trong bùn đất, trong khi ngày khai giảng năm học mới đang cận kề. Phòng lớp học bị sạt lở, bùn đất tràn ngập, trang thiết bị hư hỏng khiến thầy và trò tại nhiều trường học gặp không ít ...