Phải chăng thầy Phạm Xuân Tiến đang quảng cáo, tiếp thị sữa dựa vào những cái chưa có, vượt quá chức trách, nhiệm vụ của một Phó giám đốc Sở Giáo dục?
Ngày 25/9 Báo Kinh tế và Đô thị đưa tin, cùng ngày, báo cáo tại buổi giao ban báo chí Thành uỷ Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến khẳng định:
Sữa trong chương trình Sữa học đường khác so với những sữa tươi đang bán trên thị trường, được dán tem riêng, không bán ngoài thị trường.
Sữa này được bổ sung thêm một số vi chất theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia để tăng chiều cao và phát triển thể lực cho trẻ, lượng bổ sung phù hợp với từng lứa tuổi trong học đường. [1]
Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo kiêm quảng cáo, tiếp thị sữa?
Theo tường thuật của phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam tại cuộc giao ban báo chí này, thầy Phạm Xuân Tiến tuyên bố rằng:
Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phạm Xuân Tiến phát biểu về đề án thực hiện chương trình sữa học đường trên địa bàn Thủ đô tại giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội ngày 25/9. Ảnh chụp màn hình.
“Cũng có nhiều phụ huynh gia đình có điều kiện cho con họ uống sữa ngoại.
Con các vị có thể uống sữa Mỹ, sữa Úc nhưng chưa chắc đã có thành phần dinh dưỡng mà người Việt Nam cần.
Đừng nghĩ nhà tôi giàu có, uống gì loại sữa đấy, nhầm hết… Vì sữa này có bổ sung thêm các chất cần thiết cho trẻ Việt Nam như canxi, sắt, vitamin D…”. [2]
Trước đó ngày 14/9 thầy Phạm Xuân Tiến cũng có cuộc trao đổi với báo chí về đề án sữa học đường tại Hà Nội. Vị Phó giám đốc Sở này khẳng định:
Sữa học đường là loại sữa chuyên biệt, không bán trên thị trường và được bổ sung một số vi lượng và khoáng chất cần thiết như: Sắt, can xi, Vitamin A, Vitamin D… bảo đảm việc phát triển chiều cao và trí tuệ của các em học sinh ở lứa tuổi mầm non và tiểu học. [3]
Chúng tôi thấy có điều gì đó kỳ lạ khi một vị Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lại có thể quảng cáo, tiếp thị cho một sản phẩm chưa biết nhà cung cấp, chưa biết mặt ngang mũi dọc ra sao.
Cái gọi là “chuyên biệt”, “không bán trên thị trường” phải chăng chỉ đơn giản là lô-gô sữa học đường?
Còn nếu đặc điểm “được bổ sung một số vi lượng và khoáng chất cần thiết như sắt, can xi, vitamin A, vitamin D” là tiêu chuẩn để xác định sản phẩm sữa học đường Hà Nội là chuyên biệt mà bên ngoài không bán, thì có lẽ thầy Phạm Xuân Tiến đã quên không tìm hiểu các mặt hàng sữa trên thị trường hiện nay.
Hay phải chăng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang sở hữu một công thức riêng, một bí quyết riêng mà không đâu có, cũng là các khoáng chất, vi lượng ấy nhưng có tỉ lệ gia giảm, pha chế đặc biệt?
Vậy thì trước mắt, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cần công bố cái gọi là “chuyên biệt” của sản phẩm sữa học đường còn đang mời thầu nhà cung cấp của mình, xem nó “chuyên biệt” ở chỗ nào, cơ quan nào kiểm định?
Đặc biệt, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nên công bố rõ từ đầu, ai sẽ là người chịu trách nhiệm nếu học sinh uống “sữa chuyên biệt” của Thủ đô mà có vấn đề gì về sức khỏe?
Tuyên bố như trên, phải chăng là Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến đang làm thay vai trò của cơ quan y tế có trách nhiệm kiểm định chất lượng sản phẩm sữa?
Phải chăng thầy Phạm Xuân Tiến đang quảng cáo không đúng sự thật?
Đề án thực hiện chương trình sữa học đường trên địa bàn Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 4091/QĐ-UBND ngày 6/8/2018 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, trong đó quy định:
Sản phẩm sữa tươi tiệt trùng trong Đề án Chương trình Sữa học đường phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của Bộ Y tế;
(Quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế về việc Quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020;
Và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng QCVN 5-1:2010/BYT). [4]
Ảnh minh họa, nguồn: Chuyển động 24h / VTV.vn
Tuy nhiên, ngay cả Quyết định số 5450/QĐ-BYT cũng chưa ban hành được tiêu chuẩn của sữa học đường.
Thứ nhất, quyết định này mới chỉ quy định sữa học đường phải đáp ứng tiêu chuẩn như sữa tươi tiệt trùng bán ngoài thị trường theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng QCVN 5-1:2010/BYT.
Thứ hai, Quyết định số 5450/QĐ-BYT giao cho Viện Dinh dưỡng chủ trì, phối hợp với Cục An toàn thực phẩm và các đơn vị liên quan tiến hành nghiên cứu, tổng hợp nhu cầu vitamin, khoáng chất ở trẻ em Việt Nam và quy định của quốc tế;
Đề xuất bổ sung vào sữa dùng cho chương trình sữa học đường phù hợp với các nhóm đối tượng trẻ em mẫu giáo, tiểu học để đáp ứng mục tiêu và chỉ tiêu của chương trình sữa học đường đến năm 2020. Báo cáo Bộ Y tế trước ngày 30 tháng 6 năm 2017.
Theo chúng tôi được biết, cho đến nay Bộ Y tế vẫn chưa ban hành tiêu chuẩn chính thức nào, hay quy chuẩn quốc gia nào cho sản phẩm sữa học đường.
Và quan trọng hơn, Viện Dinh dưỡng chỉ được giao nghiên cứu, tổng hợp nhu cầu vitamin, khoáng chất ở trẻ em Việt Nam và quy định của quốc tế để báo cáo Bộ Y tế, chứ không có thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn cho sữa học đường.
Vậy Hà Nội lấy đâu ra tiêu chuẩn “chuyên biệt”? Nếu hợp tác với Viện Dinh dưỡng, thì kết quả nghiên cứu ấy đã được Bộ Y tế phê duyệt hay chưa?
Tại sao đề án thực hiện chương trình sữa học đường tại Hà Nội không công bố các tiêu chuẩn “chuyên biệt” này?
Cho đến nay, chưa có bất kỳ văn bản nào được công bố xác định “sữa học đường” tại Hà Nội sẽ là “sữa chuyên biệt”, không bán ra ngoài, bổ sung “thành phần dinh dưỡng mà người Việt Nam cần, sữa Mỹ sữa Úc chưa chắc đã có″ như lời thầy Phạm Xuân Tiến tuyên bố trước báo giới.
Phải chăng thầy Phạm Xuân Tiến đang quảng cáo, tiếp thị mặt hàng sữa dựa trên những thứ chưa có, vượt quá chức trách, nhiệm vụ của một Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội?
Sữa học đường là một chương trình nhân văn, trong đó Nhà nước, Doanh nghiệp và Nhân dân cùng chung tay, chung sức cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc cho trẻ em, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng.
Vì vậy, trong cách làm, Hà Nội cần công khai, minh bạch thông tin để tránh một đề án nhân văn có thể biến tướng thành thương vụ làm ăn của ai đó, đánh mất ý nghĩa và giá trị thiết thực vốn có của sữa học đường.
Theo searchtotal
Tin mới nhất

Hà Nội thành lập thêm một trường học có vốn đầu tư nước ngoài
11:43:40 29/09/2018
UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định cho phép thành lập trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông quốc tế ST.Paul trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội, hôm 27/9.
40 trường Đại học Pháp tham gia Ngày hội “Bienvenue en France!” 2018 tại Việt Nam
11:39:18 29/09/2018
Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Trung tâm Văn hóa Pháp sẽ tổ chức ngày hội lớn “Bienvenue en France!” 2018 tại TP. Hồ Chí Minh vào thứ Bảy, ngày 06/10 và tại Hà Nội vào Chủ nhật, ngày 07/10.
Công Vinh muốn phát triển bóng đá học đường
11:34:25 29/09/2018
Bước đi tiếp theo của cựu đội trưởng ĐTQG Việt Nam Lê Công Vinh là tạo ra liên kết với 40.000 học sinh, sinh viên để đưa bóng đá trở thành môn học chính khóa trong trường học.
Nhắc đến ký túc xá sang chảnh, đẳng cấp số 1, nghĩ ngay đến trường “con nhà giàu” RMIT Việt Nam
09:31:36 29/09/2018
Sinh viên học tập tại RMIT Việt Nam đang được hưởng thụ một cuộc sống sang chảnh tại khu ký túc xá xịn sò như khách sạn 5 sao mà bất cứ ai cũng ngưỡng mộ.
Nghỉ học thứ 7, có được không?
07:08:48 29/09/2018
Thứ 7 ngày 22/9, tại Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM học sinh nghỉ học chính khóa. Phần lớn học sinh tới trường để học ôn, kỹ năng sống, tham gia trải nghiệm. Ông Hà Hữu Thạch, hiệu trưởng nhà trường, cho biết vì trường học 2 buổ...
Các nội quy vô lý trong nhà trường Nhật
07:04:28 29/09/2018
Tháng 10 năm 2010, ở Osaka, một nữ sinh trung học đã đâm đơn kiện ban giám hiệu trường trung học quận Osaka đòi bồi thường danh dự. Nguyên nhân là ở trường này, người ta yêu cầu cô nhuộm mái tóc màu hạt dẻ tự nhiên thành màu đen. Đòi hỏ...
Tinh giản biên chế máy móc là nguyên nhân khiến thiếu giáo viên?
06:58:54 29/09/2018
Học sinh tăng mạnh theo từng năm trong khi giáo viên thiếu nghiêm trọng nhưng lại bị cắt giảm biên chế 10% mỗi năm.
HS thích thú với mô hình “Một góc quê hương”
06:54:52 29/09/2018
Nhằm giúp cho các em HS hiểu thêm về các các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, du lịch của tỉnh nhà. Hội đồng Đội tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện thí điểm mô hình “Một góc quê hương” tại Trường THCS Võ Thị Sáu - TP Sa Đéc. Qua ...
Sóc Trăng: “Mọi cố gắng giảng dạy đều hướng đến học sinh thân yêu”
06:43:15 29/09/2018
Với nhà giáo ưu tú Trần Thanh Bình (giáo viên môn Lịch sử của Trường THCS Tôn Đức Thắng, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng), mọi nỗ lực trong giảng dạy của thầy đều hướng đến học sinh thân yêu.
Nhiều trường ĐH chưa sẵn sàng phương án tuyển sinh khác
20:57:59 28/09/2018
Trao đổi với Thanh Niên, lãnh đạo các trường ĐH phía bắc cho biết vẫn chưa sẵn sàng cho phương án tuyển sinh hoàn toàn không dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia, ít nhất cho đến năm 2020.
Câu chuyện giáo dục: Làm gương!
20:52:05 28/09/2018
1. Hơn 150 năm trước, nhà cải cách xã hội Nguyễn Trường Tộ từng cho rằng: Nói lý thuyết suông không bằng đích thân làm những công việc cụ thể. Quan điểm này rất đúng với việc giáo dục, mà cốt yếu là lấy việc làm gương để con trẻ noi the...
Làm sao để người Việt để sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp?
20:35:21 28/09/2018
"98% học sinh Việt Nam học tiếng Anh trung bình 7 năm nhưng không thể giao tiếp cơ bản". Với kinh nghiệm của mình, chuyên gia ngôn ngữ tiếng Anh Mark Krzanowski nhận định về vấn đề này là chúng ta thường tập trung vào kỹ năng Đọc và Viế...
5 cách điểm danh của thầy cô khiến sinh viên bị xoay như chong chóng
20:11:34 28/09/2018
Sinh viên ngày càng có nhiều chiêu trò để đối phó với chuyện điểm danh thì thầy cô chúng ta cũng có thêm rất nhiều cách điểm danh cực mới lạ mà chắn chắn không ai có thể trốn được nữa.
Ngắm nhìn khung cảnh 4 mùa đẹp như tranh vẽ của trường đại học số 1 châu Á
18:00:23 28/09/2018
Đại học Thanh Hoa không chỉ là ngôi trường đáng mơ ước nhất Trung Quốc vì danh tiếng và chất lượng mà còn mang một vẻ đẹp khiến ai cũng xiêu lòng.
Những cách giúp trẻ hứng thú với tiếng Anh
17:27:55 28/09/2018
Nếu không gian học tập thay thế bàn ghế, sách vở bằng hình vẽ màu sắc, trò chơi giải đố... tâm lý trẻ sẽ thoải mái, dễ dàng tiếp nhận tri thức.
Trường Mỹ đề nghị học sinh chọn màu áo theo tình trạng quan hệ
17:24:19 28/09/2018
Phụ huynh của nữ sinh 12 tuổi sốc trước tờ hướng dẫn chọn trang phục cho sự kiện ở trường, lo trường khuyến khích trẻ yêu sớm.
Vụ học sinh chui túi nilon vượt lũ: Chính thức thực địa, khảo sát vị trí đặt cầu dân sinh
17:10:58 28/09/2018
Một cây cầu cứng bằng bê tông với 3 nhịp, dài khoảng 72m, rộng khoảng 3,5m sẽ được bắc qua suối Nậm Chim (bản Huổi Hạ, Mường Chà, Điện Biên), giúp học sinh không còn chui túi nilon để vượt lũ. Đây là kết quả của buổi khảo sát thực địa, ...
TP Huế: Cô giáo bắt học sinh lớp 1 ngậm bút trong miệng để giữ im lặng
17:06:45 28/09/2018
Ngày 28/9 PV đã làm việc với ông Đoàn Quý, Hiệu trưởng trường tiểu học Lê Lợi, TP Huế về sự việc đang xôn xao trên mạng xã hội Facebook về việc một cô giáo được nhờ coi lớp 1 đã bắt học sinh toàn lớp ngậm ...
Cấm học sinh bạo lực, bè phái trong trường học
17:03:51 28/09/2018
Bộ GD&ĐT vừa công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông. Theo đó, học sinh cần tôn trọng sự khác biệt, không bạo lực, bè phái, gây mất đoàn kết.
Giáo sư Đại học Cambridge giải được bài toán khó nhất nhân loại 160 năm qua
12:49:33 28/09/2018
Giáo sư Michael Atiyah, một nhà toán học nổi tiếng, 90 tuổi cho biết ông đã giải được Giả thuyết Riemann, một trong những bài toán khó nhất của nhân loại đã tồn tại hơn 160 năm qua.
Thừa Thiên Huế: Học sinh lớp 4 dũng cảm cứu 3 bạn đuối nước giữa sông
10:57:30 28/09/2018
Ngày 28/9, thầy Nguyễn Văn Tồn, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hương Thọ (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) cho biết 1 học sinh trong trường đã dũng cảm cứu 3 bạn bị đuối nước khi đang cùng nhau tắm sông.
Từ khu ổ chuột, cô gái Philippines trở thành hiệu trưởng ĐH Mỹ, thành thạo 6 thứ tiếng
10:53:56 28/09/2018
Tiến sĩ Astrid Tuminez, nữ hiệu trưởng đầu tiên trong lịch sử của Đại học Utah Valley (UVU - bang Utah, Mỹ) đang gây "sốt" mạng xã hội với video chào đón tân sinh viên bằng 6 thứ tiếng, thu hút hàng trăm nghìn lượt xem chỉ sau vài ngày ...
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Tránh tình trạng hợp đồng giáo viên theo mùa vụ, theo tiết học"
10:43:04 28/09/2018
“Giáo viên phải có chế độ chính sách và tuyển dụng ổn định thì mới yên tâm cống hiến với công việc, đúng với chuyên môn nghiệp vụ. Tránh tình trạng hợp đồng giáo viên theo mùa vụ, theo tiết học”
Ngành sư phạm chất lượng cao được “đặt hàng” nhưng vẫn không có thí sinh
10:38:58 28/09/2018
Mặc dù đã được tỉnh Thanh Hóa “đặt hàng” và có nhiều chế độ ưu đãi trong quá trình học cũng như sau khi tốt nghiệp, tuy nhiên, một số ngành đại học sư phạm đào tạo chất lượng cao vẫn khó tuyển sinh. Đặc biệt, đến thời điểm này, có ngành...
Trung Quốc dẫn đầu châu Á trên bảng xếp hạng các trường ĐH thế giới 2019
10:34:47 28/09/2018
Các trường đại học Trung Quốc đang dẫn đầu xếp hạng của khu vực châu Á trong bảng xếp hạng đại học toàn cầu của Times Higher Education (THE) vừa công bố ngày 26/9, mặc dù danh sách top 10 vẫn do các trường đại học danh tiếng ở Anh và Mỹ...
Học tiếng Anh: Từ vựng và cách nói về sở thích thế nào cho hay?
10:29:11 28/09/2018
Nếu chưa biết nhiều về từ vựng về sở thích trong tiếng Anh, bạn hãy theo dõi các thông tin và video dưới đây. Chắc chắn sẽ giúp bạn tự tin hơn mỗi lần giao tiếp bằng tiếng Anh.
Long An: “Cô giáo quỳ gối xin lỗi phụ huynh” bị kỷ luật cảnh cáo
10:25:19 28/09/2018
Cô giáo B.T.C.Nh. ở Long An - người quỳ gối xin lỗi phụ huynh trong vụ việc gây chấn động dư luận vào đầu năm 2018 vừa bị kỷ luật cảnh cáo.
Trẻ tự tin làm chủ tương lai với giáo dục 4.0
10:21:51 28/09/2018
Nền giáo dục 4.0 đang là xu hướng giáo dục đi đầu trên thế giới. Hưởng thụ nền giáo dục tiên tiến này, trẻ em sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu của thị trường công nghiệp 4.0.
Cô giáo Thái Lan bị cười nhạo vì tính 12+8=4
10:09:21 28/09/2018
Khi học sinh viết đáp án cho phép tính 12+8=20, cô giáo đã đánh dấu sai và sửa thành 4.
Lạm thu, toát mồ hôi với những con số mang tên tự nguyện (bài 2)
07:52:20 28/09/2018
Để tránh bị cơ quan chức năng kiểm tra, dư luận phản ứng thì các trường đã đặt ra các khoản thu tự nguyện do hội phụ huynh thu rồi giao về cho nhà trường.
Lo ngại về chương trình sữa học đường
07:48:24 28/09/2018
Sở GD&ĐT TP Hà Nội, đơn vị chủ trì thực hiện, khẳng định chương trình này nhằm mục đích nâng cao tầm vóc, chiều cao của trẻ, chất lượng sữa hoàn toàn đảm bảo và hoàn toàn tự nguyện…
Hội thi giảng viên lý luận chính trị giỏi diễn ra tại Đà Nẵng
07:26:29 28/09/2018
Từ ngày 27-29/9, tại Đà Nẵng, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thi giảng viên lý luận chính trị giỏi khu vực miền Trung và Tây Nguyên năm 2018 lần thứ III.
Chống lãng phí sách giáo khoa: Muốn sẽ làm được!
20:08:59 27/09/2018
Cho dù sách giáo khoa in ấn theo cách thức “mồi” người đọc làm bài, viết ngay trong sách nhưng nếu thật sự muốn tiết kiệm, người sử dụng vẫn có cách để không viết vào sách.
Trường ĐH Thương Mại trang bị máy giặt cho sinh viên trong Ký túc xá
13:42:36 27/09/2018
Thông tin từ trường ĐH Thương Mại cho biết, để phục vụ sinh viên ở Ký túc xá, trường đã trang bị hệ thống 4 máy giặt – sấy, công suất mỗi máy giặt tự động là 10kg.
Tự ti về ngoại hình khiến hàng nghìn thiếu nữ Anh có hành vi ngược đãi bản thân
10:26:41 27/09/2018
Một báo cáo mới đây của Hiệp hội Trẻ em Anh cho thấy, khoảng 25% bé gái 14 tuổi tại quốc gia này từng có hành vi ngược đãi bản thân.
"Bếp đun cải tiến" tham gia xét tặng “Giải thưởng Nhân tài Đất Việt trong lĩnh vực khuyến học, khuyến tài”
10:23:55 27/09/2018
Sáng chế “Bếp đun cải tiến TK90 tiết kiệm năng lượng” của tác giả Lê Hồng - hội viên hội khuyến học khu 11, thị trấn Thanh Ba, huyện Thanh Ba - Phú Thọ tham gia xét tặng “Giải thưởng Nhân tài Đất Việt trong lĩnh vực khuyến học, khuyến t...
Làm slide thuyết trình sẽ chẳng còn đau đầu nữa nếu bạn nghe theo lời khuyên của Web-designer hàng đầu thế giới này
10:11:19 27/09/2018
Jason Cranford Teague, chuyên gia thiết kế và giao tiếp đa phương tiện đã chia sẻ những nguyên tắc và lưu ý vô cùng quan trọng khi làm slide để có một công cụ hỗ trợ thuyết trình hiệu quả mà chắc chắn sinh viên nào cũng cần phải biết.
Thư viện thông minh đầu tiên dành cho thiếu nhi ở TP.HCM: Đẹp như sân chơi, có cả ngàn đầu sách và lên hình siêu "ảo"
09:31:50 27/09/2018
Không chỉ là một nơi để đọc sách, S.hub còn là không gian sáng tạo, giải trí dành riêng cho các bạn từ 3 đến 18 tuổi lần đầu tiên xuất hiện ở Sài Gòn nữa đó!