Lời tòa soạn: Sau ngày khai giảng 5/9, dư luận tiếp tục quan tâm tới một clip về dạy tiếng Việt cho trẻ lớp 1 theo giải pháp Công nghệ giáo dục; cụ thể là bài học đầu tiên của sách tiếng Việt 1 với việc dạy trẻ đọc theo mô hình ô vuông, tam giác.
Sáng 7/9, VietNamNet nhận được bài viết của độc giả Hoàng Nguyễn Việt Tiến (Đức Trọng, Lâm Đồng) chia sẻ quan điểm cá nhân của mình tới VietNamNet xung quanh câu chuyện học đánh vần theo giải pháp Công nghệ Giáo dục. Để rộng đường dư luận, VietNamNet giới thiệu ý kiến của phụ huynh có con đang theo học với giải pháp giáo dục này.
Đọc ô vuông, tam giác không phải là thay đổi chữ viết
Về video dạy trẻ em học bằng phương pháp đọc chữ “ô vuông, tam giác”, nhiều người không hiểu toàn diện vấn đề đã cho rằng: Đây là cách dạy lạ lùng, nước mình sắp thay đổi chữ viết, sắp chuyển từ “a bê xê” sang hình vuông, tam giác; sẽ mất chữ tiếng quốc ngữ truyền thống…
Xin thưa, mục đích của việc đếm ô vuông, tam giác là để đếm tiếng, học cách tách lời nói thành các tiếng, chứ chưa phải học cách đánh vần, học chữ. Học sinh sẽ được học chúng trong vòng vài tuần đầu, sau đó sẽ chuyển sang học bảng chữ cái như bình thường. Như vậy, sẽ không có chuyện dạy đếm hình thay các chữ cái truyền thống. Việc học này chỉ diễn ra giai đoạn đầu nhằm học cách đếm, tách tiếng.
Học sinh dân tộc Khơ-Me tại Trường TH Dương Hòa (Kiên Lương, Kiên Giang) hứng thú với tiết học tiếng Việt 1 theo tài liệu công nghệ giáo dục trong giờ học năm 2013. Ảnh: Văn Chung.
Quy trình diễn ra như sau: Giáo viên sẽ cho một bài thơ, ca dao để học sinh học thuộc trước. Cũng giống như bài hát, trẻ dễ thuộc dù chưa biết chữ, thơ, ca dao thường rất dễ thuộc.
“Tháp – Mười – Đẹp – Nhất – Bông – Sen”. Trong câu trên có 6 tiếng, ứng với đó sẽ là 6 hình (hình vuông hay tam giác không quan trọng, chỉ là số lượng sáu tiếng phải ứng với sáu hình). Sau đó, cô giáo chỉ vào từng ô vuông để các cháu đọc theo nhằm biết cách tách ra từng tiếng. Việc dạy cái hình vuông này là để cho học sinh biết được mỗi tiếng ứng với một hình. Như vậy trẻ không đọc thừa chữ, thiếu chữ. Không có chuyện nhìn hình vuông mà đọc được chữ. Đó là do các cháu học thuộc lòng trước mà thôi.
Hiện nay, đang có ít nhất 2 bộ sách dạy lớp 1 là bộ sách theo chương trình đại trà của Bộ GD-ĐT (thường gọi là chương trình 2000) và một bộ theo chương trình Công nghệ giáo dục.
Giữa 2 cách dạy theo 2 bộ sách trên, hiện vẫn đang tranh cãi rất nhiều vì cách học nào cũng có ưu nhược điểm.
Theo các nhà khoa học, các giáo sư đầu ngành, sách Tiếng Việt lớp 1 đại trà ưu thế hơn về phát triển các kỹ năng một cách toàn diện như đọc thành tiếng, viết chính tả, đọc hiểu, nói nghe…
Nhưng học theo sách Tiếng Việt 1 – Công nghệ Giáo dục có ưu thế rất nổi bật về kỹ năng đọc thành tiếng, viết chính tả. Mục tiêu của giải pháp Công nghệ giáo dục này là để học sinh nhận biết đúng bản chất từ âm tới chữ, giúp học sinh chưa biết đọc biết viết có thể biết đọc biết viết nhanh hơn.
Điều này không những tạo nền móng tốt cho trẻ mà còn giúp trẻ tự tư duy (bớt học vẹt) và sau này trẻ học những ngôn ngữ khác như tiếng Anh cũng sẽ tốt hơn.
Ở các khu vực miền núi, với các trẻ em người dân tộc thiểu số (học tiếng Việt xem như ngôn ngữ thứ 2), việc học theo giải pháp này giúp các cháu tiếp cận nhanh, tỷ lệ tái mù chữ rất thấp so với học theo phương pháp hiện hành.
Giải pháp này do nhiều chuyên gia nghiên cứu ra và tồn tại đến nay là do có thành công nhất định, chứ không phải thất bại. Chưa có ai ghi nhận trẻ bị mù chữ hay viết lạc, đọc lạc sau khi phát âm theo cách này. Chắc chắn, khi đưa vào giảng dạy những giáo trình này đã được đánh giá, thẩm định, sửa chữa nhiều năm bởi những người có chuyên môn.
Ngữ liệu trong sách Tiếng Việt 1, tập 3, tài liệu Tự học của giải pháp Công nghệ giáo dục.
Mặc dù có hạn chế, nhưng về cơ bản, đây là giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn, hỗ trợ học sinh trong việc học tiếng Việt.
Tôi có con và các cháu đang theo học sách này. Con tôi ở nhà học theo phương pháp này khá tốt và nhanh. Còn nội dung một số bài học trong sách này có điểm chưa chuẩn, chưa hợp lý hoàn toàn (về các câu chuyện được cho là phản cảm như Quả bứa, Mẹ đi chợ về…; một số từ ngữ còn vùng miền, chưa phổ thông như quện, gà qué…), thì tôi cũng tán thành cần phải chỉnh lý và sửa đổi để thật chuẩn và phù hợp với trẻ em.
Còn nếu bạn không đồng tình, có thể chọn giải pháp khác (như đã nói: Mỗi giải pháp có ưu và nhược điểm).
Lùi lại để suy xét
Vấn đề cốt lõi là các vị phụ huynh đang đặt vị trí là chính mình để tiếp nhận, đánh giá giải pháp này, mà không phải ở vị trí đứa trẻ. Vì vậy, đừng áp đặt suy nghĩ của người lớn lên trẻ con mà cứ đinh ninh rằng tụi nhỏ không thể tiếp nhận được vì cứ suy nghĩ phương pháp mới quá rắc rối với mình (chứ không hẳn rắc rối với trẻ con).
Những người đã quen với phương pháp cũ rất khó để chấp nhận phương pháp mới vì họ không thể dạy con ở nhà được nếu áp dụng phương pháp mới. Trẻ con như tờ giấy trắng. Phương pháp mới hay cũ thì trẻ đều có khả năng tiếp nhận như nhau.
Vì vậy không nên áp đặt suy nghĩ của người lớn lên trẻ con mà cứ đinh ninh rằng trẻ không thể tiếp nhận được vì suy nghĩ phương pháp mới quá rắc rối với mình (chứ không rắc rối với trẻ con, tụi nhỏ chưa biết gì cả!).
Lấy ví dụ cụ thể, để phụ huynh học được phương pháp mới này, trước tiên họ phải tạm quên phương pháp cũ, rồi học lại phương pháp mới. Như vậy họ sẽ cảm thấy rắc rồi phức tạp hơn.
Tóm lại, tư duy người lớn còn bảo thủ, không muốn thay đổi vì nó lạ với mình, Thiết nghĩ, đích đến quan trọng là trẻ có thể đọc thông viết thạo. Bố mẹ nếu có thời gian rảnh, có thể dạy cho con những thứ khác: kỹ năng sống, cách ứng xử, cách vui chơi…
Vụ ồn ĩ của “cư dân mạng” và sự im lặng của ngành giáo dục
Câu chuyện đánh vần “ô vuông, tam giác” nóng lên sau ngày khai giảng là một lần nữa “tiếp nối” chuyện đã xôn xao trong 2 tuần qua từ clip hướng dẫn cách hướng dẫn đọc âm “cờ” của các con chữ “c, q, k”. Câu chuyện đang bị đưa đẩy ngày càng xa và cứ vài ngày lại có diễn biến mới; thậm chí có những gán ghép như “Việt Nam sắp đổi sang chữ ô vuông, hay gán ghép với đề xuất cải cách chữ quốc ngữ của PGS Bùi Hiền,v.v…, thậm chí là những kích động khác.
Không ít người dùng Facebook đang like (thích), share (chia sẻ) và đặc biệt là chửi, chửi rất thậm tệ, quyết liệt những thứ mà mình… chưa hiểu gì cả. Chưa bàn về sự đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý, giải pháp nào sẽ tốt hơn…, nhưng thái độ lao vào to tiếng mạt sát thứ mình không biết rõ chắc chắn là một thái độ không hợp lý. Điều này chẳng khác gì dùng những ngôn ngữ phản giáo dục nhất trong tiếng Việt để… bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
Hãy bỏ thời gian nghiên cứu một tí trước khi tranh cãi, tranh luận vấn đề. Trong chuỗi tranh luận ồn ã chưa dứt trên mạng xã hội, đã có thầy giáo làm clip trang bị một số kiến thức căn bản về tiếng Việt và chữ Quốc ngữ; một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ, khoa học giáo dục cũng trình bày quan điểm cá nhân kể cả ủng hộ hay phản biện những vấn đề liên quan tới giải pháp giáo dục này; không ít người đã từng là học sinh theo giải pháp Công nghệ giáo dục hoặc phụ huynh có con đã, đang theo học…lên tiếng về những kết quả giáo dục mà bản thân mình hay con em mình có được…
Theo các thông tin trên báo chí, giải pháp Công nghệ giáo dục đã được áp dụng gần 40 năm, ban đầu từ trường Thực Nghiệm ở Hà Nội, đến nay đã lan tới gần 50 tỉnh, thành; năm học 2018 – 2019 có khoảng 800.000 học sinh đang theo học bộ sách Tiếng Việt 1 này. Sang năm học tới đây, ngành giáo dục sẽ thay sách mới. Dù hiện nay đã có nhiều người đã từng theo học sách của Công nghệ Giáo dục, hay có con em mình đang theo học sách này, thì những phụ huynh khác vẫn còn băn khoăn về câu chuyện trong tương lai. Bởi vậy, sự lên tiếng của ngành giáo dục lúc này là rất cần thiết, bên cạnh sự ầm ĩ trên mạng trong những ngày qua.
Xuất hiện gần 40 năm, giải pháp Công nghệ Giáo dục mới được thẩm định
- Năm 1979 cải cách giáo dục lần thứ 3, cả nước thống nhất học sách cải cách, chỉ có Trường Thực nghiệm Công nghệ Giáo dục học sách của GS Hồ Ngọc Đại (ngôi trường do chính GS sáng lập).
- Năm 1986, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thị Bình lúc đó đã quyết định khuyến khích các địa phương dùng bộ sách của GS. Hồ Ngọc Đại.
- Năm 2000, Bộ GD-ĐT thống nhất một bộ SGK chung cho cả nước theo Chương trình 2000.
- Năm 2006, GS Hồ Ngọc Đại đưa sách giáo khoa Công nghệ giáo dục quay trở lại qua đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số”. GS đi Lào Cai vận động chính quyền địa phương đưa sách giáo khoa Tiếng Việt – Công nghệ giáo dục vào dạy.
- Năm 2008, Bộ GD-ĐT quyết định cho thí điểm tiếp ở 5 tỉnh.
- Năm 2013, Bộ GD-ĐT bỏ thuật ngữ “thí điểm”, tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục được xem là một phương án dạy học chính thức để các tỉnh thành lựa chọn.
-Sau khi nghe báo cáo của các đoàn khảo sát, ngày 19/4/2017, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban hành Quyết định thành lập Hội đồng Quốc gia thẩm định Tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục. Ngày 12, 13/5/2017, Hội đồng Quốc gia thẩm định Tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục đã họp để đánh giá tài liệu này.
(Theo Big School)
Độc giả Hoàng Nguyễn Việt Tiến
Theo vietnamnet
Tin mới nhất

Việt Nam giành một huy chương vàng Olympic Tin học quốc tế
20:12:05 07/09/2018
Học sinh Phạm Đức Thắng đến từ trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã rinh về giải vàng duy nhất.
Quảng Nam có vở luyện chữ viết dành riêng cho học sinh
20:08:33 07/09/2018
Nhiều phụ huynh cho rằng bộ vở luyện chữ dành cho học sinh tiểu học Quảng Nam là không cần thiết, buộc trẻ phải học nhiều hơn.
'Ký túc xá' bằng container của học sinh miền núi Quảng Ngãi
19:11:10 07/09/2018
Sau ba tháng hè im ắng, những ngôi nhà container ở huyện Tây Trà đã được thay mái lá để đón hàng trăm học sinh bước vào năm học mới.
Kinh nghiệm học thạc sĩ ở Mỹ
19:07:07 07/09/2018
Các giáo sư đều có giờ làm việc với sinh viên trong tuần, do đó bạn nên tận dụng cơ hội để hẹn gặp riêng, trao đổi về bài vở.
Đại biểu tranh cãi gay gắt về mô hình giáo dục đại học
19:03:52 07/09/2018
Một số trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia và Đại học vùng đang muốn ly khai vì phải nuôi bộ máy trung gian quá cồng kềnh.
Vật liệu xây dựng đã được chuyển khỏi sân trường Pascal
19:00:26 07/09/2018
Đơn vị cho thuê trụ sở trường học đồng ý chuyển gạch, cát ra khỏi sân trường Pascal, sau buổi làm việc với UBND phường Cổ Nhuế 1 (Hà Nội).
Học và thi chương trình tiếng Anh tích hợp ở TP HCM như thế nào
18:56:39 07/09/2018
Các trường được yêu cầu không gây xáo trộn, không tạo áp lực cho học sinh, việc kiểm tra vào cuối học kỳ 1 và cuối năm.
Cô giáo Mỹ gây bức xúc khi hạn chế số lần đi toilet của học sinh
18:52:46 07/09/2018
Mỗi học sinh chỉ có hai lần để đi toilet, vào phòng y tế trong một tháng, và mỗi lần đều phải xin chữ ký của cô.
Lễ hội sách tại Hệ thống trường iSchool ngày khai giảng
18:42:58 07/09/2018
Các em học sinh tìm những thể loại yêu thích, tham gia trò chơi đoán tên sách song ngữ, thiết kế bìa, trang trí thư viện...
Thế hệ học sinh VN từng được dạy phương pháp “vuông tròn” cách đây hơn 20 năm lên tiếng trước cơn bão tranh cãi của dân mạng
18:24:07 07/09/2018
Nhiều học sinh của thế hệ 9x đã được học phương pháp "vuông tròn" mà dân mạng đang tranh cãi kịch liệt, theo họ, đến bây giờ họ vẫn đọc nói Tiếng Việt đúng chuẩn thì đó đã là 1 thành công. Thậm chí phươn...
GS Hồ Ngọc Đại(Tác giả sách Tiếng việt lớp 1): “Tôi không buồn bực, tức giận và không chấp những người thiếu hiểu biết”
18:15:21 07/09/2018
GS Hồ Ngọc Đại cho rằng, một số người chưa hiểu biết nên mới phê phán phương pháp dạy cũng như sách Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục của ông.
Thanh Hóa: Vừa ngủ dậy, lũ ập đến, gần 50 học sinh tháo chạy
18:09:47 07/09/2018
Nhiều ngày sau khi cơn lũ rút đi nhưng khung cảnh tại trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Tam Chung (huyện Mường Lát, Thanh Hóa) vẫn ngổn ngang như một đống đổ nát. Dãy nhà ở vừa được đầu tư hơn 5 tỷ đồng đã bị lũ bùn nhấn chìm. Gầ...
Bị tố lạm thu gần 8 triệu đồng/học sinh: Trường trả lại tiền nhưng phụ huynh từ chối
18:01:26 07/09/2018
Mặc dù phụ huynh cho biết, nhiều người đã đóng tiền trường từ 31/8 nhưng Hiệu trưởng Trường tiểu học Sơn Đồng, (Hoài Đức, Hà Nội) khẳng định: Nhà trường chưa hề thu. Tuy nhiên, ngày 7/9, thông qua Hội Phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm của ...
Quảng Ngãi: Kỷ luật giáo viên phản ánh bị xúc phạm vì không phá thai: BTV Huyện ủy Tư Nghĩa sẽ xem xét vụ việc
17:54:40 07/09/2018
Ông Nguyễn Đức Hiệp - Bí thư Huyện ủy Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, BTV Huyện ủy sẽ xem xét lại nội dung kết luận của UBND huyện liên quan đến vụ giáo viên phản ánh bị hiệu trưởng xúc phạm vì không phá thai con thứ 3.
Nhà báo Hoàng Anh Tú nói về việc dạy học sinh đọc bằng hình vuông, tròn: “Đừng sợ cái mới, đừng tin cái cũ”
17:53:54 07/09/2018
Trước những tranh cãi về việc áp dụng cách đánh vần Tiếng Việt theo sách CNGD, mới đây nhà văn Hoàng Anh Tú - ông bố 3 con đã bày tỏ quan điểm dưới góc độ của một phụ huynh, cho rằng chưa bàn đến việc đúng hay sai, nhưng thái độ cực đoa...
Sẽ tiếp tục dạy sách giáo khoa lớp 1 “Công nghệ giáo dục” ở gần 50 tỉnh thành khác!
17:48:57 07/09/2018
Trong năm học mới sẽ có gần 50 tỉnh, thành phố tiếp tục thí điểm tài liệu tiếng Việt lớp 1.
Lễ khai giảng “đặc biệt” của Trường Hanoi Academy
17:48:06 07/09/2018
Hòa chung trong không khí vui tươi của các thế hệ học sinh cả nước chào mừng năm học mới, sáng 6/9, Trường Hanoi Academy đã long trọng tổ chức chương trình chào mừng năm học thứ 10. Năm học 2018 - 2019 là một năm học đặc biệt đối với Ha...
Buổi học đầy xúc động của “cậu bé ngậm ngùi nghỉ học sau khi báo hiếu bố mẹ”
17:45:06 07/09/2018
Sáng nay 7/9, em Trần Công Duy - nhân vật trong bài viết “Cậu bé đội khăn tang đi thi báo hiếu bố mẹ, nhưng khi thi đậu lại ngậm ngùi nghỉ học” đã có buổi học đầu tiên tại Trường THPT Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh). Các thầy cô, bạ...
“Đại học Quốc gia, nghe thì hoành tráng nhưng…”
17:40:59 07/09/2018
“Sai lầm trong việc tổ chức đại học là chỉ nhìn vào quy mô trường mà không nhìn vào năng lực đào tạo, vào nhu cầu của người học… Xưa nay cứ nói đến Đại học Quốc gia là nói tới sự hoành tráng, quy mô nhưng trong đó không phải trường nào,...
Quảng Ngãi: Kỷ luật giáo viên phản ánh bị xúc phạm vì không phá thai?
17:37:13 07/09/2018
Hiệu trưởng Phan Thị Hậu xúc phạm cô N.T.T.B bằng những từ như "ngu", "dốt" khi cô giáo này không dám giấu gia đình phá thai con thứ 3 làm ảnh hưởng đến thi đua của nhà trường. Bà Hậu còn cung cấp thông tin không trung thực với báo chí ...
Chương trình Tích hợp: Không được gây quá tải cho học sinh!
17:32:00 07/09/2018
Trong quá trình thực hiện dạy học các môn Toán, Khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh - Việt Nam không được gây xáo trộn cho việc học tập của học sinh và đặc biệt không được gây quá tải cho học sinh.
Học tiếng Anh: Bí kíp phân biệt nhanh cách sử dụng "Do" và "Make"
10:31:13 07/09/2018
Trong tiếng Anh, hai động từ mà nhất định chúng ta sẽ "vấp" phải là "Do" và "Make". Nếu dịch ra tiếng Việt, hai từ này đều có nghĩa là "làm". Vậy làm sao để phân biệt cách sử dụng của 2 từ này đây?
Tiêu chí đáng quan tâm khi chọn trường Anh ngữ cho con
10:19:08 07/09/2018
Mùa tựu trường về, cha mẹ lại tất bật với những kế hoạch và lựa chọn đầu tư cho việc học của con. Trong đó, việc học Anh ngữ là một nhu cầu không thể thiếu nhằm giúp cha mẹ trang bị nền tảng cho con sẵn sàng cho tương lai tươi sáng.
Học sinh VAS khởi động năm học mới với tinh thần: ‘Sống trọn vẹn’
08:39:55 07/09/2018
Năm học 2018 - 2019 đánh dấu một chặng đường mới của VAS với sự ra đời của 2 cơ sở mới và số lượng học sinh tăng gấp 20 lần so với ngày đầu thành lập năm 2004.
Tại sao lùm xùm đổ gạch cát trong sân trường trước ngày khai giảng?
06:47:37 07/09/2018
Một trường tiểu học bị đổ vật liệu xây dựng trong sân trường trước ngày khai giảng, xuất phát từ mâu thuẫn của bên thuê và cho thuê mặt bằng.
Hà Tĩnh: Cậu bé “ngậm ngùi nghỉ học” sau khi báo hiếu bố mẹ được Trường THPT Cẩm Bình tiếp nhận, hỗ trợ tối đa
06:11:31 07/09/2018
Ngay sau khi báo điện tử Dân trí đăng tải bài viết về tình cảnh của em Trần Công Duy, cậu bé đội khăn tang đi thi báo hiếu bố mẹ, nhưng khi thi đậu lại ngậm ngùi nghỉ học vì nhà quá nghèo, lãnh đạo Trường THPT Cẩm Bình đã liên hệ người ...
Trao quyền tuyển dụng cho hiệu trưởng: Một được, mười ngờ?
06:04:49 07/09/2018
Việc trao quyền tuyển dụng cho hiệu trưởng ở các trường THPT đang từng bước được thực hiện tại TPHCM với mục đích để các trường chủ động hơn trong việc tổ chức nhân sự. "Một được" này đang kéo theo rất nhiều nghi ngờ, lo ngại.
Đổi thay từ những ngôi trường mới
21:48:30 06/09/2018
Đến với các trường học vùng sâu, vùng xa trong những ngày đầu năm học mới, chúng tôi được sống trong niềm vui, phấn khởi của đội ngũ giáo viên, HS và người dân địa phương khi liên tục các công trình trường học vừa được khánh thành đưa v...
Những điểm nhấn riêng hướng tới nhiệm vụ chung
21:42:25 06/09/2018
Thống nhất cao với phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu Bộ GD&ĐT đưa ra trong năm học mới, mỗi địa phương đều có những điểm nhấn riêng triển khai nhiệm vụ với rất nhiều nỗ lực và quyết tâm.
Hiện thực hóa chủ trương “hướng đến người học” ngay trong ngày khai giảng
21:34:27 06/09/2018
Thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT, lễ khai giảng năm nay ở hầu hết các trường được tổ chức ngắn gọn, đảm bảo trang nghiêm và hướng đến HS, SV.
Gỡ vướng cơ chế quản lý cho ĐH vùng
21:21:30 06/09/2018
Việc bỏ hay giữ các ĐH vùng đang là vấn đề thu hút sự chú ý của các chuyên gia và những người quan tâm đến giáo dục. Liên quan đến vấn đề này, GS.TS Đặng Văn Minh – Phó Giám đốc ĐH Thái Nguyên – trao đổi với Báo GD&TĐ, nêu quan điểm cá ...
Yên Bái: Chuẩn bị tốt điều kiện để tách trường phổ thông có cấp học mầm non
21:16:23 06/09/2018
Sở GD&ĐT Yên Bái hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ về giáo dục mầm non năm học 2018-2019.
Trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho Panasonic Risupia Việt Nam
21:11:44 06/09/2018
Ngày 6/9, Panasonic Việt Nam tổ chức Lễ đón nhận Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục và Bằng khen Bộ trưởng từ Bộ GD&ĐT nhân dịp 8 năm thành lập Panasonic Risupia Việt Nam và 45 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản tại trung tâm vui chơi cô...
Vụ đổ gạch, cát vào trường Pascal: 'Con có được đi học nữa không?'
19:42:21 06/09/2018
Ngày đầu tiên đến lớp sau khi phải nhờ địa điểm khai giảng, học sinh Tiểu học - THCS Pascal, Hà Nội, vẫn thấy những đống gạch, cát và băng rôn trong sân trường.
Trường tiểu học phải trả lại hơn 300 triệu thu sai quy định
19:34:21 06/09/2018
Phòng GD&ĐT thành phố Huế yêu cầu lãnh đạo trường Tiểu học Quang Trung trả lại phụ huynh 309 triệu đồng thu sai quy định.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM sẽ tự chủ đại học trong năm nay
18:58:49 06/09/2018
Bà Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, cho hay trong năm học mới trường sẽ thực hiện lộ trình tự chủ đại học.
Nghị lực và ước mơ của chàng sinh viên khuyết tật
18:52:59 06/09/2018
Chàng sinh viên khuyết tật Trịnh Ngọc Tiến, sinh viên năm cuối của Trường ĐH Phú Yên, đã vượt qua tất cả, thẳng tiến về đích với nghị lực phi thường cùng ước mơ cháy bỏng.
Giải mã sức hút của chứng chỉ ICAEW CFAB đối với sinh viên tài chính
17:39:20 06/09/2018
Chỉ sau 4 năm có mặt tại Việt Nam, chứng chỉ quốc tế về tài chính, kế toán và kinh doanh CFAB của ICAEW đã gây bất ngờ khi thu hút tới 9 trường đại học hàng đầu tích hợp vào chương trình đào tạo.
Trường iSchool Hà Tĩnh khánh thành khối phổ thông
16:31:40 06/09/2018
Sau hai năm đào tạo từ mầm non đến tiểu học, mới đây, Trường iSchool Hà Tĩnh đã khánh thành khối phổ thông và khai giảng năm học mới 2018-2019.
Ba tháng xây mơ ước ở ngôi trường Khe Chữ
16:27:02 06/09/2018
Lớp học dựng trên miếng đất ở góc làng với khung sắt, bạt nylon giờ đã thành ngôi trường như bức tranh của những đứa trẻ làng Ca Dong.
TPHCM yêu cầu “nói về trẻ” nhiều hơn trong buổi họp phụ huynh
16:14:09 06/09/2018
Sở GD-ĐT TPHCM vừa ra thông báo về định hướng một số nội dung trọng tâm trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm học 2018 - 2019. Theo đó yêu cầu buổi họp phụ huynh đầu năm cần trao đổi nhiều hơn về các hoạt động giáo dục, chăm sóc học...
13 quốc gia có chất lượng giáo dục tốt nhất trên thế giới, bất ngờ trước vị trí của Việt Nam
15:43:32 06/09/2018
Rất nhiều quốc gia coi giáo dục là trọng tâm chính trong chính sách phát triển của mình. Dưới đây là danh sách các quốc gia có chất lượng giáo dục được coi là tốt hàng đầu trên thế giới.