Học thuộc lòng là thói quen thâm căn cố đế của học sinh, hậu quả học xong trả lại thầy cô, không biết giải quyết vấn đề trong đời sống.
Không đi sâu vào cách đánh vần của GS Hồ Ngọc Đại, độc giả Đức Thành nhìn ra ưu điểm khác của phương pháp giáo dục này.
Tôi biết về tranh cãi đánh vần khi một người bạn chia sẻ video, trong đó cô giáo hướng dẫn học sinh đọc theo ô vuông, ô tròn, tam giác. Khi đó tôi bật thốt lên: “Ồ dạy như thế này mới đúng chứ, hóa ra là vậy”.
“Hóa ra là vậy” là một sự vui mừng của tôi khi tìm ra được đáp án cho câu hỏi “Tại sao học sinh lại tư duy kém như vậy”. Câu hỏi này tôi đặt ra từ lúc ngồi trên ghế nhà trường. Tôi không phải là học sinh giỏi nhất, nhưng được bạn bè hỏi bài nhiều nhất.
Tại sao? Vì tôi không hướng dẫn bạn bè gì cả, tôi chỉ lắng nghe vấn đề nằm ở đâu và đặt câu hỏi “tại sao?”. Một câu hỏi tại sao hợp lý, nằm đúng vấn đề sẽ khiến bạn tôi tìm ra được đáp án. Mọi người đều rất vui vì cảm giác tự bản thân giải quyết vấn đề. Nó rất khác cảm giác đạt điểm 9-10 vì học thuộc bài. Nhưng những câu hỏi tại sao của tôi chìm nghỉm trong tâm trí bạn bè vì những áp lực phải học thuộc công thức này đến công thức khác, môn này đến môn khác.
Chắc những ai đi qua thời cấp 3 đều cảm thấy choáng ngợp với hóa hữu cơ 11, công thức lượng giác, điện, điện từ… Tôi quan sát bạn bè (và học sinh sau này) phải học thuộc công thức này đến công thức khác, tự hỏi tại sao phải học thuộc nhỉ, những công thức này đâu cần nhớ?
Tôi đi học nhưng chưa bao giờ phải học thuộc lấy một công thức nào cả. Tôi luôn chủ trương học nhớ càng ít càng tốt. Vì dụ tôi xem dấu và dấu – là một, dấu x và dấu / là một, sin và cos là một, tang và cotang là một… Nếu tưởng tượng kiến thức phải nhớ là một trang giấy lớn thì việc của tôi là gấp nó thành 2 lần, thành 4 lần, thành 16 lần… đến mức nhỏ nhất có thể.
Tôi có những nguyên tắc để gấp kiến thức như “quy tắc phản chiếu, quy tắc đồng dạng, quy tắc dầu loang”. Những quy tắc tôi gọi là tư duy, có thể áp dụng chúng cho bất kỳ môn học nào, vấn đề nào ngoài đời sống.
Tôi rất vui mừng và muốn truyền tải phương pháp này cho bạn bè và sau này là học sinh của tôi. Thoạt nhìn thì phương pháp của tôi có hiệu quả vì dễ hiểu, dễ áp dụng. Nhưng tôi nhanh chóng nhận ra một điều là học sinh không thể thoát ra thói quen học thuộc lòng. Nó như một thói quen thâm căn cố đế trong mỗi học sinh.
“Học xong trả lại thầy cô”, không biết phân tích, giải quyết vấn đề đời sống là hậu quả của phương pháp này. Nguyên nhân chính là không ai dạy trẻ cách tư duy từ ban đầu mà chỉ dạy nó như thế này thì con cứ áp dụng thay thế vào là được. Ban đầu ít công thức nên nhiều trẻ giỏi, nhưng càng ngày càng nhiều công thức. Trẻ vẫn giữ thói quen học thuộc lòng và càng ngày càng học không nổi.
Càng lớn càng nhiều trẻ trở thành nỗi thất vọng của cha mẹ, dù những đứa trẻ đã cố gắng nhưng chẳng hiểu do đâu. Chúng tự nghĩ rằng bản thân kém cỏi, trong khi thực ra là không ai hướng dẫn trẻ học như thế nào mà chỉ hướng dẫn bắt chước như thế nào. Vì áp lực thành tích mà nhiều phụ huynh đã vội vàng cắt đứt sự phát triển của trẻ ngay từ rất sớm.
Tôi đã bỏ cuộc trong ước muốn thay đổi giáo dục nước nhà. Nhưng khi tôi nhìn thấy video phương pháp dạy từ bộ sách của giáo khoa thì đã tìm được cho đáp án mình muốn lâu nay. Khi nhìn thấy quá nhiều những sự tranh luận, phản biện hời hợt thì tôi đã viết bài này để bảo vệ bộ sách.
Thứ nhất, sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục chỉ thay đổi duy nhất cách đánh vần. 29 chữ cái đọc sao viết vậy. /k/ đọc là ca, /c/ đọc là /cờ/… Nhưng khi đánh vần thì /k/, /c/, /q/ đều đọc là /cờ/. Các bạn nên hiểu đánh vần chỉ là phương pháp biến tiếng nói thành con chữ. Mà đã là phương pháp thì đi con đường nào nhanh, ngắn gọn là được. Sau này chúng ta nói chuyện, viết chữ chứ ai quan tâm đã đánh vần như thế nào. Cho nên xin khẳng định Công nghệ giáo dục không thay đổi tiếng Việt trong phát âm hay chữ viết, chỉ thay đổi con đường từ tiếng nói sang con chữ.
Thứ hai, cách đánh vần trong Công nghệ giáo dục có tính khoa học từ ít lên nhiều. Ví dụ ngày xưa từ “bà” sẽ đánh vần là “bờ a ba huyền bà“. Nhưng sách Công nghệ giáo dục chia thành hai bước. Trước trẻ sẽ học đánh vần thanh ngang trước “ba là bờ a ba”, thời gian sau sẽ đánh vần trực tiếp là “ba huyền bà“, nhanh và gọn.
Thứ ba, việc trừu tượng hóa mặt chữ với ô vuông, ô tròn là hết sức ý nghĩa. Trẻ nhớ ô vuông ô tròn dễ hơn rất nhiều. Trong video nhiều người đã xem thì thấy đứa bé nhớ được tiếng, nhớ ô vuông, ô tròn chứ không hề nhớ mặt chữ. Ô vuông, ô tròn trở thành một chiếc cầu để trẻ có thể giảm áp lực khi ngay vào học lớp 1 đã phải học mặt chữ. Những trẻ ngây thơ nghĩ rằng “Tất cả các con chữ đều có thể biến thành ô vuông, ô tròn”. Đây là suy nghĩ ngây thơ nhưng sẽ là chiếc cầu nối tư duy cho trẻ sau này. Tôi đã áp dụng suy nghĩ này trong việc gấp kiến thức của tôi. Tôi tâm đắc cuốn sách nhất ở điểm nghĩ ra việc trừu tượng hóa này.
Sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục dùng các hình vuông, tam giác, tròn… để đếm tiếng trong chuỗi lời nói.
Thứ tư, khi phản đối, hay phản biện thì tôi nghĩ mọi người nên mang theo tinh thần tôn trọng. Tôn trọng ở đây là gì, là hãy tìm hiểu kỹ rồi hãy góp ý. Đừng góp ý một cách hời hợt, a dua. Đến nay vẫn nhiều nghĩ sách Công nghệ giáo dục hướng dẫn trẻ đọc C/K/Q là cờ. Bộ sách này đã đi qua 40 năm, đã có những sai sót, đã có những sửa chữa, đã được thẩm định. Bộ sách đã được mở rộng đến 50% học sinh trong sự lựa chọn chứ không phải sự ép buộc thay thế. Các bạn lựa chọn như thế nào trước một cuốn sách đã dạy mình đọc thông viết thạo và một cuốn sách mới mẻ hoàn toàn khác. 40 năm bộ sách đã đi hành trình của nó, và hơn 800.000 học sinh lựa chọn học cuốn này là kết quả cho sự công nhận.
Thứ năm, nhiều người phản đối sách Công nghệ giáo dục, tại sao không ai phản đối sách giáo khoa hiện nay? Phải chăng chính chúng ta được tạo ra từ nó nên không thể phản đối. Một nhược điểm lớn nhất của sách giáo khoa hiện nay là tạo nên thói quen học thuộc lòng. Áp lực từ việc học thuộc lòng các mặt chữ với các bé là quá lớn, tạo nên một cái bóng tâm lý rất lớn là phải học thuộc tất cả vấn đề sau này. Công nghệ giáo dục đã giảm đi rất nhiều áp lực bằng việc trừu tượng hóa hình vuông, hình tròn, bằng việc đánh vần khoa học, bằng việc tóm gọn cách đánh vần lại.
Cuối cùng Tiếng Việt Công nghệ giáo dục cũng chỉ là một bộ sách. Quan trọng nhất là sự hướng dẫn của thầy cô, bố mẹ.
Xin cảm ơn giáo sư Hồ Ngọc Đại và những người đã tâm huyết trong bộ sách này. Sẽ là một con đường dài để cải cách, nhưng tôi tin rằng bộ sách là điểm khởi đầu cho những thay đổi tiến bộ trong giáo dục.
Cuối tháng 8, video cô giáo hướng dẫn cách phát âm chữ cái c/k/q đều đọc là /cờ/ gây xôn xao dư luận vì khác phương pháp được dạy đại trà cho học sinh. Cách đánh vần đó là theo sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục do GS Hồ Ngọc Đại làm chủ biên và Bộ Giáo dục cho phát hành.
Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định cuốn Tiếng Việt Công nghệ giáo dục – PGS Bùi Mạnh Hùng cho biết, tài liệu gây tranh cãi, tuy nhiên thực tế cho thấy phương pháp dạy đánh vần trong đó đã giúp học sinh phát triển khá hiệu quả kỹ năng đọc thành tiếng và viết đúng chính tả. Đến nay gần 50 tỉnh, thành phố với khoảng 800.000 học sinh lớp 1 (chiếm gần một nửa số học sinh lớp 1) đang dùng cuốn sách này.
GS Hồ Ngọc Đại chia sẻ sách được xây dựng trên nguyên tắc “muốn học cái gì thì phải tự tay làm cái đấy”. Khi áp dụng, học sinh sẽ là người làm việc, còn giáo viên chỉ giao nhiệm vụ và quan sát, hướng dẫn phương pháp. Ông tự tin sách tồn tại vĩnh viễn, nền giáo dục mình xây dựng là đúng đắn vì có nền tảng lý thuyết là triết học, tâm lý học, có công nghệ giáo dục hỗ trợ.
Đức Thành
Theo Vnexpress
Tin mới nhất

Cuộc sống của học sinh ở 'ốc đảo' ven hồ thủy điện Bản Vẽ
09:13:17 15/09/2018
Trường học xa nhà, học sinh phải ở bán trú tại trường, hoặc tá túc trong những lán trại tạm bợ, sử dụng nước suối để tắm giặt, ăn uống.
Học sinh Hà Nội học 4 ngày/tuần vì quá tải: Đề xuất 3 phương án giải quyết
08:55:50 15/09/2018
Lãnh đạo Phòng GD&ĐT Hoàng Mai (Hà Nội) vừa đưa ra một số phương án về việc học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An phải học ngày nghỉ và nghỉ ngày học do sĩ số quá đông.
“Em là học sinh trường Thực nghiệm”
08:52:24 15/09/2018
Thời gian gần đây nổi lên vụ lùm xùm xoay quoanh phương pháp giáo dục của thầy Hồ Ngọc Đại. Mình không phải dân giáo dục nên không dám bàn cãi về việc đúng sai. Mình chỉ luôn quan niệm rằng, trong cuộc sống, có nhiều con đường dẫn tới c...
TPHCM từng áp dụng rộng rãi chương trình Công nghệ giáo dục
06:17:04 15/09/2018
TPHCM từng triển khai rộng rãi chương trình Công nghệ Giáo dục ở các trường trong toàn thành phố. Nhưng đến nay, ngành GD-ĐT TPHCM quyết định không thực hiện chương trình này nữa.
Đắk Lắk: Vụ hơn 500 giáo viên mất việc: Xem xét kỷ luật nguyên Trưởng phòng Nội vụ huyện
05:59:05 15/09/2018
Trong quá trình giữ chức vụ Trưởng phòng Nội vụ huyện Krông Pắk (Đắk Lắk), ông Trần Đức Lanh đã tham mưu cho UBND huyện chủ trương hợp đồng giáo viên, nhân viên vượt chỉ tiêu biên chế được giao gây hậu quả nghiêm trọng nên UBKT Tỉnh ủy ...
Quảng Ngãi: Những món quà ý nghĩa của thầy cô dành cho học sinh nghèo
05:37:11 15/09/2018
Bộ quần áo mới, vài ký gạo hay con bò giống có trị giá hàng chục triệu đồng... là những món quà ý nghĩa mà 600 giáo viên huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) mang đến cho 640 học sinh có hoàn cảnh khó khăn suốt nhiều năm qua. Việc làm này...
Công nghệ giáo dục: Một cái nhìn toàn cảnh - phần 2
05:33:20 15/09/2018
Cựu du học sinh Việt tại Mỹ Nguyễn Siêu chia sẻ về những nội dung khác biệt trong chương trình Tiếng Việt - Giáo dục Công nghệ của GS. Hồ Ngọc Đại mà bản thân đã được học 5 năm. Theo đó, học sinh được học làm thơ năm lớp 2, học Truyện K...
Đánh giá thực trạng GD sức khỏe sinh sản và tình dục trong trường trung học
22:34:12 14/09/2018
Ngày 14/9 tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội thảo phổ biến báo cáo rà soát giáo dục sức khỏe sinh sản và tình dục trong trường trung học ở Việt Nam.
Tín hiệu vui với tân cử nhân ngành Âm ngữ trị liệu
21:06:59 14/09/2018
Ngày 14/9, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TPHCM đã tổ chức trao chứng chỉ tốt nghiệp cho 47 học viên Khoá đào tạo Âm ngữ trị liệu Nhi 2 (2017-2018).
Thúc đẩy lồng ghép giới trong chương trình SGK phổ thông
18:16:29 14/09/2018
Chiều ngày 14/9, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức hội thảo Lồng ghép giới trong chương trình sách giáo khoa phổ thông.
Tiếp tục phát động Cuộc thi tiếng Anh TOEFL Challenge năm thứ 7
18:11:11 14/09/2018
Cuộc thi Tiếng Anh TOEFL Primary Challenge (dành cho học sinh Tiểu học) và TOEFL Junior Challenge (dành cho học sinh THCS) năm học 2018-2019 được Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam – Đại diện Quốc gia của Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (ETS) ...
Nỗi lòng bao thế hệ học sinh
16:53:34 14/09/2018
Học ở trường, học thêm, học môn năng khiếu. Tuổi thơ nhiều học sinh đang dần bị mất đi do áp lực học tập đến từ phụ huynh. Trong kì họp quốc hội mới đâ, có nhiều ý kiến đại biểu cho rằng có nên giảm số lượng môn học để các em có nhiều t...
Ám ảnh lần đầu học giải phẫu xác người của bác sĩ tương lai
14:35:56 14/09/2018
Cửa phòng bảo quản thi thể ở Đại học Y Hà Nội vừa mở, mùi formol tỏa ra khiến Thủy buồn nôn, chỉ dám đứng từ xa quan sát.
Văn Lang liên kết Đại học Nga nâng cao chất lượng đào tạo
14:31:32 14/09/2018
Hai trường đại học lớn của Nga sẽ liên kết với Văn Lang đào tạo sinh viên đại học, sau đại học ngành thiết kế, xây dựng, đường sắt, metro...
Lợi ích của học tiếng Anh qua dự án
14:14:23 14/09/2018
Phương pháp giáo dục hiện đại giúp trẻ thu nạp kiến thức thực tế, tạo cảm hứng, chủ động trong học tập.
Những con số ấn tượng về giáo dục thế giới
14:10:20 14/09/2018
Hong Kong là nơi đắt nhất, phụ huynh chi hơn 131.000 USD cho việc học của con từ bậc tiểu học đến đại học.
Chuyên gia ngữ âm phân tích bất hợp lý của Tiếng Việt Công nghệ giáo dục
14:06:51 14/09/2018
Việc dạy đánh vần đi từ khái niệm trừu tượng của ngữ âm học theo GS Nguyễn Văn Lợi là không phù hợp với năng lực ngôn ngữ của trẻ.
Bạn đọc viết: Đừng để trẻ đuối sức khi vào lớp 6!
13:01:30 14/09/2018
Năm học mới đã khởi động gần một tháng, hoạt động dạy học diễn ra khá nhịp nhàng. Mọi thứ đang dần vào khuôn khổ, nề nếp. Vậy nhưng, tôi thấy các em học sinh lớp 6 vẫn còn khá lóng ngóng, bỡ ngỡ với môi trường học tập ở trường cấp hai.
Cựu học sinh trường Thực nghiệm: “May mắn vì được hưởng phương pháp của GS. Hồ Ngọc Đại!”
12:57:31 14/09/2018
“Bây giờ học sinh tiểu học phải học ngày, học đêm, học thêm. Còn lứa chúng tôi theo chương trình Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại, kiến thức do thầy cô dạy ở trường bằng một phương pháp tốt. Về nhà, bố mẹ không cần dạy cái gì hết,...
Chia sẻ của anh “thợ sửa xe” khiến GS Hồ Ngọc Đại tự hào hơn cả GS Ngô Bảo Châu
12:53:14 14/09/2018
Trong cuộc gặp gỡ mới đây, GS Hồ Ngọc Đại - “cha đẻ” của Công nghệ giáo dục có nói rằng, GS Ngô Bảo Châu không phải là học trò mà ông tự hào nhất. Người khiến ông tự hào nhất, ấy là một cậu sửa xe. “Cậu sửa xe” ấy giờ là tay đua số 1 Vi...
Câu chuyện “bé xách đỡ mẹ” trong sách Công nghệ giáo dục dạy trẻ tư duy phản biện
12:47:40 14/09/2018
Nguyễn Siêu (tốt nghiệp xuất sắc ĐH Vassar - Mỹ, hiện làm việc tại tập đoàn truyền thông lớn Paramount Network) cho biết, bản thân cũng từng được học câu chuyện “Bé xách đỡ mẹ” mà đang bị nhiều người phê phán là vô giáo dục. Tuy nhiên, ...
Tại sao tuyển sinh vào lớp 1 trường Cao Bá Quát vẫn còn bức xúc?
07:30:24 14/09/2018
Dù đã vào học được nhiều ngày nhưng việc học hành của học sinh trường Tiểu học Cao Bá Quát (Gia Lâm, Hà Nội) vẫn còn gây bức xúc đối với phụ huynh.
Phụ huynh trường Sơn Đồng tung bằng chứng cho thấy hiệu trưởng gian dối
07:25:31 14/09/2018
Trả lời truyền thông bà Nguyễn Kim Oanh hiệu trưởng nhà trường nói trường mới dự kiến, chưa thu tiền, nhưng phụ huynh có bằng chứng đã đóng tiền.
"Dạy học đại trà như hiện nay không phát huy năng lực cá nhân"
07:19:58 14/09/2018
"Quan điểm giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại là hoàn toàn đúng đắn", TS Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGD thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nói.
"Sẽ tính toán để đổi mới thi cử không bị sốc"
07:08:40 14/09/2018
Tọa đàm trực tuyến "đổi mới thi cử" do báo Đại biểu nhân dân tổ chức ngày 13/9 đã xới xáo lại những vấn đề của kỳ thi THPT quốc gia 2018 và đặt định hướng cho năm 2019.
GS. Hồ Ngọc Đại: "Họ lợi dụng tâm lý đám đông tấn công tôi"
07:04:09 14/09/2018
GS. Đại nói rằng đứng sau cơn lốc dư luận này hẳn có âm mưu, bằng cách đánh trúng vào tâm lý đám đông...
Tiếp sức học sinh dân tộc thiểu số đến trường
22:54:12 13/09/2018
Sáng 13/9, tại Trường Trung học cơ sở Hợp Giang, thành phố Cao Bằng, Quỹ học bổng Vừ A Dính phối hợp với Quỹ tài trợ VinaCapital Foundation (VCF) và Ngân hàng Nam Á tổ chức trao bổng "Nâng bước em đến trường, thắp sáng tương lai” cho 11...
Nỗi lòng tân sinh viên mùa khai giảng: Chóng mặt khi thấy học phí liên tục tăng dần đều qua các năm
22:48:41 13/09/2018
Bước vào năm học mới, nỗi lo của các bạn sinh viên không chỉ là chuyện học hành, nhà trọ, bạn bè… mà gánh nặng lớn nhất có lẽ là 2 chữ học phí. Bắt đầu từ năm học 2018 - 2019, một số trường đại học công lập bắt đầu chính sách tự chủ tài...
Tin tức giáo dục 24h: Tốn 1.000 tỉ đồng mỗi năm để mua sách giáo khoa... rồi bán đồng nát
22:41:29 13/09/2018
Liệu có lợi ích nhóm hay không trong tranh cãi về sách "Công nghệ giáo dục"; Tốn 1.000 tỉ đồng mỗi năm mua sách... rồi bán đồng nát; Sẽ không giao địa phương tự chấm thi THPT 2019... là những tin tức giáo dục nổi bật trong 24h qua.
Chuyên gia ngôn ngữ chỉ ra hạn chế của phương pháp dạy tiếng Việt theo “Công nghệ giáo dục”
22:34:30 13/09/2018
Đánh giá “Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại rất công phu, nhưng GS-TS Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học - cho rằng, tài liệu này còn nhiều hạn chế.
TS Quách Tuấn Ngọc: Xét tuyển ĐH năm nay êm “không có 1 tiếng ồn”
21:05:14 13/09/2018
Công tác xét tuyển năm nay êm tới mức độ “không có một tiếng ồn” - đó là nhận định của ông Quách Tuấn Ngọc - nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) - tại tọa đàm về đổi mới thi cử do báo Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 13/9...
2 chính sách mới trong Luật Giáo dục (sửa đổi)
21:00:04 13/09/2018
Báo cáo của Chính phủ về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, dự án Luật này có 2 chính sách mới.
10 đức tính vàng giúp con lớn lên tự tin bước vào đời
20:31:30 13/09/2018
Bộ sách Tuyển tập những câu chuyện lễ giáo dành cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi - gồm mười quyển, tương ứng với mười đức tính cơ bản mà trẻ cần có - Kiên trì, Biết ơn, Lịch sự và Tôn trọng, Yêu thương, Vị tha và Trắc ẩn, Tinh thần trách nhiệm,...
Ban đại diện cha mẹ học sinh có trách nhiệm giám sát việc quản lý và sử dụng các khoản tài trợ
18:20:38 13/09/2018
“Thủ trưởng cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ cho cơ sở giáo dục”, là một trong những nội dung mà Bộ GD-ĐT nhấn mạnh trong thông tư quy định về tài trợ cho ...
Cà Mau thừa hơn 650 giáo viên, nhân viên cấp tiểu học và THCS
18:17:05 13/09/2018
Qua rà soát, sắp xếp năm học 2018-2019, Cà Mau còn thừa hàng trăm giáo viên, nhân viên cấp tiểu học, THCS.
Kiến thức cơ bản của Luật giao thông ‘đến’ với hơn 1.500 học sinh
18:11:42 13/09/2018
“An toàn giao thông với học đường” là chủ đề buổi tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ hết sức ý nghĩa vừa được Đội CSGT số 12, thuộc phòng CSGT đường bộ - đường sắt CATP Hà Nội tổ chức tại 2 điểm trường THPT Ngô Sỹ Liên, Xuân Mai và T...
Thứ trưởng GD-ĐT: Không để giáo viên chấm thi THPT Quốc gia tỉnh mình
17:58:22 13/09/2018
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, kỳ thi THPT Quốc gia những năm tới, giáo viên sẽ không chấm thi học sinh của tỉnh mình, giảng viên đại học địa phương cũng không coi thi, chấm thi ở địa phương mình.
Đề xuất tách bài thi THPT quốc gia thành 2 phần
17:49:05 13/09/2018
TPO - TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) cho rằng kỳ thi THPT quốc gia là kỳ nên tách thành 2 phần đề dùng để tốt nghiệp THPT và phần thi đại học.
Xúc động tình cảm của bạn đọc báo Dân trí dành cho “cậu học trò đội khăn tang đi thi”
13:24:48 13/09/2018
Cùng với gọi điện, nhắn tin sẻ chia, cộng đồng bạn đọc báo Dân trí đã trực tiếp gửi tiền sẻ chia với tình cảnh, nghị lực vượt lên hoàn cảnh éo le của em Trần Công Duy - nhân vật trong bài viết "Đội khăn tang đi thi báo hiếu bố mẹ, thi đ...
Khuôn viên đại học triệu đô chính thức khánh thành tại khu đô thị Ecopark
13:21:22 13/09/2018
Với tổng diện tích lên tới 6,5ha sau khi hoàn thành cả 3 giai đoạn, khuôn viên Đại học Anh Quốc Việt Nam cơ sở Ecopark tọa lạc trong lòng đô thị xanh, cách trung tâm Hà Nội chỉ 10km, hứa hẹn sẽ nhiều trải nghiệm thú vị, sinh động trong ...
Học tiếng Nhật: "Xử lý nhanh gọn" từ vựng về gia đình
13:15:04 13/09/2018
Nhắc đến người Nhật, người ta thường nghĩ ngay tới văn hóa lịch sự, tôn trọng đối với người xung quanh. Điều này thể hiện ở cả cách gọi các thành viên trong gia đình mình và gia đình người khác. Hãy khám phá ngay cách xưng hô đó trong b...
Bạn đọc viết: Đồng phục: Lãng phí và sự sáng tạo
13:11:55 13/09/2018
Đầu năm học, bên cạnh nhiều vấn đề đáng quan tâm của giáo dục, chuyện đồng phục lại nổi cộm lên với nhiều quy định khe khắt từ nhà trường.
“Sống trọn vẹn” - thông điệp dành cho học sinh từ Chủ tịch Điều hành VAS
13:05:25 13/09/2018
“Tháng năm trôi qua, khi trưởng thành hơn, nhận thức về xã hội rõ ràng hơn, tôi mong rằng các em đã nuôi dưỡng đủ niềm tin vào tính chính trực, vun đắp đủ cho lòng can đảm bên cạnh những giá trị cốt lõi khác để thực hiện những mong ước ...
Học trò ăn sáng, trưa cùng hiệu trưởng
11:12:44 13/09/2018
Để lắng nghe, chia sẻ tâm tư, tình cảm với học trò của mình, nhà trường không thể thụ động chờ học sinh đến mà cần có nhiều hình thức tiếp cận các em.
Khen hay chê con là cả một nghệ thuật
11:08:49 13/09/2018
Tôi có chị bạn có đứa con gái đang học lớp 2, hễ có 'thành tích' gì là hay khoe với mẹ bằng cách hỏi: 'Con có giỏi không hả mẹ?'.