Sau 5 năm triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, giáo dục mầm non đã phát triển nhanh chóng cả về quy mô, số lượng và chất lượng, nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.
Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi được thực hiện trong bối cảnh kinh tế đất nước rất khó khăn, xuất phát điểm của giáo dục mầm non rất thấp. Đầu tư cho phổ cập không đảm bảo mục tiêu như kế hoạch. Song đây là một chủ trương đúng đắn, nhân văn nên công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đã được xã hội tích cực hưởng ứng. Việc cả nước hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2017 đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của bậc học này, đồng thời tạo đà cho quá trình đầu tư, phát triển bậc học mầm non.
Hệ thống giáo dục mầm non đã phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Ảnh minh họa: Thu Hoài/TTXVN
Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi
Chia sẻ về những kết quả nổi bật của giáo dục mầm non sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 29, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Việt Nam đã thực hiện thành công các mục tiêu của phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Năm 2013 mới có 11 tỉnh, thành phố được công nhận đạt chuẩn thì đến năm 2017, 63/63 tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Mạng lưới cơ sở vật chất được đầu tư phát triển và từng bước được chuẩn hóa, về cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ. Năm 2013, số trường mầm non là 13.734 trường, hiện nay là 15.394 trường (tăng 1660 trường); năm 2013 tổng số phòng học là 148.878 phòng, hiện nay là 197.104 phòng, tăng 48.226 phòng; năm 2013, tỷ lệ phòng học kiên cố là 59,8%, hiện nay là 72,17%, tăng 12,37%.
Đội ngũ giáo viên cũng tăng về số lượng, từng bước chuẩn hóa về chất lượng; chính sách với giáo viên mầm non đã được quan tâm hơn trước đây. Tổng số giáo viên mầm non tăng 98.184 người, tất cả giáo viên mầm non được hưởng đầy đủ chế độ chính sách như giáo viên các cấp học khác.
Số trẻ mầm non đến trường tăng nhanh, với tổng số trẻ đến trường hiện nay là hơn 5,6 triệu trẻ, tăng hơn 1,1 triệu trẻ so với năm 2013; bình quân mỗi năm trẻ em mầm non đến trường tăng khoảng 230 nghìn trẻ. Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ được đổi mới theo định hướng toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm và với phương châm học mà chơi, chơi mà học. Chương trình giáo dục mầm non đảm bảo phát triển những phẩm chất, năng lực mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa tiềm năng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ em; chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Bên cạnh thành tựu đạt được, các chuyên gia giáo dục cũng phân tích, chỉ rõ những khó khăn, thách thức của giáo dục mầm non hiện nay. Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Trâm, nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục mầm non, Viện Nghiên cứu giáo dục Việt Nam cho rằng: Thực tế hiện nay, quy mô phát triển giáo dục mầm non chưa đồng đều giữa các vùng miền, cơ hội đến trường của trẻ em miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn còn hạn chế. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở vùng nông thôn, vùng khó khăn còn thấp và còn chênh lệch đáng kể giữa các vùng miền trong cả nước.
Ở một số nơi, giáo dục mầm non còn thiếu cơ sở vật chất, trường lớp không đủ, mới chỉ ưu tiên phổ cập cho trẻ mầm non 5 tuổi hoặc trường lớp không đảm bảo điều kiện làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Ở một số khu đô thị, khu công nghiệp, tình trạng thiếu cơ sở giáo dục mầm non, người lao động phải gửi con trong các nhóm trẻ tự phát, không đảm bảo an toàn cho trẻ… Một số nơi vùng núi cao, vùng sông nước vẫn tồn tại nhiều điểm trường lẻ, khó khăn trong việc đầu tư nguồn lực, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Tình trạng thiếu phòng học chậm được khắc phục, vẫn còn phòng học tạm, học nhờ; công trình vệ sinh, nước sạch, bếp ăn ở nhiều nơi còn thiếu thốn. Đặc biệt, thiếu giáo viên mầm non là vấn đề được nhắc đến nhiều trong thời gian qua.
Khắc phục sự chênh lệch giữa các vùng miền
Tạo điều kiện để trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi được tiếp cận với dịch vụ mầm non có chất lượng. Ảnh minh họa: Quang Đán/TTXVN
Trước những thách thức đặt ra với giáo dục mầm non hiện nay, Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Trâm khuyến nghị, cần tạo điều kiện để trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi được tiếp cận với dịch vụ mầm non có chất lượng. Mở rộng quy mô, số lượng và nâng cao chất lượng hệ thống các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn dân cư, đảm bảo sự cân bằng trong thụ hưởng dịch vụ giáo dục mầm non cho mọi trẻ em, đáp ứng nhu cầu gửi con của các bậc phụ huynh, đồng thời khắc phục cơ bản sự chênh lệch về phát triển giáo dục mầm non giữa các vùng miền.
Tiến sĩ Trịnh Văn Tùng, giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương cho rằng: Việc nâng chuẩn là vấn đề quan trọng nhất trong phát triển giáo dục mầm non. Chương trình giáo dục mầm non hiện nay đang chuyển hướng từ phương thức giáo dục truyền thống với cách giảng dạy theo giáo trình cứng nhắc, quy tắc, sang mô hình giáo dục linh hoạt, tăng quyền tự chủ của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục. Các cô giáo nhận định khả năng riêng của từng học sinh để áp dụng chương trình dạy và học riêng cho học sinh đó. Phương pháp giảng dạy linh hoạt hơn đòi hỏi các giáo viên phải có tay nghề cao hơn và có khả năng cá thể hóa kế hoạch học tập cho học sinh. Vì thế, giáo viên phải được đào tạo bài bản, đây là một trong những điều kiện để đổi mới giáo dục mầm non thành công.
Tiến sĩ Trịnh Văn Tùng cũng nhấn mạnh: Để bảo đảm chất lượng giáo dục mầm non, không để xảy ra tình trạng vnhư thời gian qua, cần có quy định, người trực tiếp chăm sóc trẻ ở các cơ sở ngoài công lập phải có bằng hoặc chứng chỉ đã được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chăm sóc trẻ mầm non và có phẩm chất đạo đức phù hợp. Các cơ quan chức năng nghiêm cấm việc tuyển dụng người chưa qua đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trực tiếp chăm sóc trẻ mầm non.
Để tạo điều kiện cho bậc học mầm non phát triển, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non khuyến nghị: Nhà nước cần quan tâm hơn nữa để trẻ mầm non được hưởng các chế độ chính sách ưu tiên và điều kiện tốt nhất về chăm sóc giáo dục trong môi trường an toàn, thân thiện.
Ví dụ điển hình, đó là trong quá trình thực hiện Nghị quyết 29, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa với trẻ em mẫu giáo và chính sách hỗ trợ đối với giáo viên mầm non. Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. Hai chính sách này có tác động rất rõ nét.
Chính sách hỗ trợ chế độ ăn trưa đối với trẻ em hộ cận nghèo, hộ nghèo, trẻ em vùng đặc biệt khó khăn đã tác động đến chính sách huy động trẻ đến trường rất tốt. Mỗi bữa ăn dù chỉ có thêm 5.000 đồng/cháu nhưng chất lượng bữa ăn trưa đã được cải thiện đáng kể. Cũng nhờ bữa ăn trưa này mà trẻ em ở các cơ sở mầm non vùng khó khăn đã hào hứng hơn với việc đến trường, gia đình cũng yên tâm hơn khi gửi các em đến các lớp.
Theo TTXVN
Tin mới nhất

Đã giảm tải, vì sao học sinh vẫn “căng mình” học thêm?
15:36:18 18/10/2018
Theo các chuyên gia, nhà giáo nhận định, học sinh hiện nay vẫn còn bài Toán khó, bài Văn mang tính “đánh đố” mà kiến thức nặng tính hàn lâm. Nhiều kỳ vọng được đặt vào Chương trình Giáo dục phổ thông mới có những phương pháp hiện đại, g...
Ra mắt Tổ chức Giáo dục Embassy Education tại Việt Nam
15:32:28 18/10/2018
Hệ thống giáo dục Embassy Education là một trong những dự án của Project Zero (PZ) thuộc Trường chuyên ngành giáo dục sau đại học, ĐH Harvard lựa chọn để nghiên cứu.
GS Hồ Ngọc Đại: "Trong giáo dục không có kiểu phạt học trò tát nhau đến sưng má"
15:27:07 18/10/2018
GS Hồ Ngọc Đại phản đối cách giáo dục bằng đòn roi và không chấp nhận kiểu trừng phạt học sinh bằng bạo lực, nhất là hành vi bắt học sinh tự tát vào mặt nhau.
Những xu hướng lập trình phổ biến trong năm 2018
13:34:36 18/10/2018
Python, Javascript phổ biến hơn cả; Go hứa hẹn là ngôn ngữ tiềm năng của tương lai; hệ điều hành Android chiếm ưu thế trong lập trình mobile.
Giấc mơ miễn phí đại học chưa thành của Mỹ
13:31:12 18/10/2018
Các chương trình miễn học phí cho giáo dục bậc cao hiện vẫn chỉ diễn ra ở từng địa phương hoặc từng bang, tồn tại nhiều bất cập.
Học sinh lớp 1 Trung Quốc phải viết báo cáo khoa học 12 trang
13:26:53 18/10/2018
Phụ huynh cho rằng giáo viên giao bài tập quá nặng, khiến họ phải làm giúp và trẻ không học được điều gì.
Giáo dục đại học Việt Nam đáp ứng như thế nào với vấn đề thất nghiệp?
12:36:53 18/10/2018
Ở Việt Nam, mặc dù tỷ lệ biết đọc biết viết rất cao, song tình trạng thiếu hụt nhân lực lành nghề là một vấn đề dai dẳng và giáo dục trong đó có giáo dục đại học không phù hợp.
Cô thủ khoa quê Lạng Sơn ước mơ được về xây dựng quê hương
08:45:11 18/10/2018
Bí quyết để trở thành thủ khoa xuất sắc của cô gái Lạng Sơn đó là không ngừng cố gắng, phấn đấu, luôn cầu tiến để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
71 sinh viên trường Luật có thể bị buộc thôi học
08:42:03 18/10/2018
Do có kết quả học tập yếu kém, 71 sinh viên của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh có thể bị buộc thôi học.
Ai phải chịu trách nhiệm khi giáo viên vừa thừa vừa thiếu?
08:38:02 18/10/2018
Lãnh đạo Bộ Giáo dục cho biết, thời gian tới, các địa phương chủ động rà soát, sắp xếp lại các điểm trường, biên chế giáo viên phù hợp.
Phụ huynh tố cô giáo đánh xuất huyết vùng kín bé trai 3 tuổi: Kết quả xác minh thế nào?
08:34:25 18/10/2018
UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) vừa có kết luận vụ phụ huynh bức xúc tố cô giáo trường Mầm non Liên Am đánh xuất huyết vùng kín bé trai 3 tuổi.
Chuyện không nhỏ
08:21:58 18/10/2018
Nhờ công nghệ, mà giờ đây phụ huynh học sinh và giáo viên chủ nhiệm đã thuận tiện hơn trong trao đổi với nhau về tình hình của các con ở lớp, ở trường; cập nhật những thông tin, thông báo từ nhà trường, từ cô giáo.
Loay hoay chuyển đổi giáo viên ở Thanh Hóa
07:10:08 18/10/2018
Bộ GD&ĐT quy định giáo viên điều chuyển xuống dạy tiểu học, mầm non phải có văn bằng 2. Tuy nhiên, việc triển khai bồi dưỡng cho giáo viên ở Thanh Hóa chưa thực hiện được
Hà Tĩnh: Ước mơ nhỏ bé của “người mẹ hiền” 20 năm cắm bản trồng người
07:04:15 18/10/2018
Có thừa nhiệt huyết, niềm thương với lũ trẻ người Chứt ở bản Rào Tre, nên trước những thiếu thốn của lũ trẻ dân tộc Chứt, nhiều lúc cô giáo Hoàng Thị Hương đã lặng thầm bật khóc. Có những ước muốn nhỏ bé, giản dị của cô nếu thành sự thậ...
Hà Tĩnh: Vụ sinh viên Học viện Hậu Cần bị trả về vì "thận lạc chỗ": Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh nói gì?
07:00:46 18/10/2018
Liên quan đến vụ việc nam sinh viên trường Học viện Hậu cần bị trả về sau 1 tuần nhập học vì "thận lạc chỗ", Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tại cơ sở quy trình kiểm tra sức khỏe đã làm theo đúng quy định, hiện không thể khẳng...
Giải pháp để nhà vệ sinh không còn ám ảnh học trò
06:55:49 18/10/2018
Quan trọng nhất là nhà trường phải giáo dục ý thức học sinh trong việc bảo vệ môi trường nói chung và khu vệ sinh nói riêng.
Phân biệt 'who' và 'whom'
06:53:36 18/10/2018
Trong câu hỏi "... is this film about?", bạn có biết từ cần điền là "who" hay "whom"?
Đêm dài tự học tại thư viện của cô gái sinh viên y khoa
06:46:45 18/10/2018
18h30 hàng ngày, Phạm Thị Hà lại đi từ nhà trọ đến thư viện cách vài cây số để tự học thêm, bất kể mưa nắng.
Chương trình phổ thông mới: Điểm số không nên trở thành một cuộc đua
21:14:44 17/10/2018
Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới cho rằng để chương trình mới thành công, cần có nhiều sự thay đổi.
Giáo viên nước ngoài kém chất lượng tràn vào châu Á dạy tiếng Anh
20:55:36 17/10/2018
Các chuyên gia giáo dục Australia lo ngại nhiều giáo viên nước ngoài kém chất lượng được thuê dạy tiếng Anh ở các quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc sẽ kéo theo hệ lụy.
Thấy con có năng khiếu, mẹ nên cho con học 5 loại nhạc cụ này càng sớm càng tốt
19:57:04 17/10/2018
Theo các nghiên cứu khoa học thì học chơi nhạc cụ là một trong những cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển trí tuệ.
Khoảng 40% học sinh tiểu học được học từ 4 tiết tiếng Anh/tuần
18:57:59 17/10/2018
Tính đến năm học 2017 - 2018, chương trình tiếng Anh 10 năm đã triển khai tại 63 tỉnh thành, với trên 90% học sinh các lớp 3, 4, 5 và khoảng 40% trong đó học từ 4 tiết/tuần trở lên.
Tầm quan trọng của chứng nhận NEASC và CIS đối với trường quốc tế tại Việt Nam
18:53:21 17/10/2018
New England Association of Schools and Colleges (NEASC) và Council Of International Schools (CIS) là 2 tổ chức kiểm định giáo dục danh giá, uy tín và có lịch sử lâu đời trên thế giới.
Đề nghị chia sẻ dữ liệu tuyển sinh
18:50:20 17/10/2018
Để thực hiện luật giáo dục nghề nghiệp và đề án 'Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025', Bộ LĐ-TB-XH mới đây tiếp tục gửi công văn tới Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng hệ thống c...
Cha mẹ dạy gì cho con?: Dạy theo cách… không dạy gì hết
18:46:43 17/10/2018
Hãy dạy con bằng cuộc sống, cách sống của mình. Dạy con bằng cách... không dạy gì hết. Cha mẹ tìm ra chính mình, thì sẽ luôn yên tâm khi dạy con mình. Đó là chia sẻ của ông Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục IRED.
'Em mong tiếp tục trải nghiệm những tiết học sáng tạo'
18:42:29 17/10/2018
Tham gia một tiết học sáng tạo, học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (TP.HCM), hào hứng cho biết: Không chỉ học để hiểu kiến thức mà chúng em còn biết những kiến thức được sử dụng như thế nào. Chúng em mong thầy cô tiếp tục tạo điều kiện để ...
Công nhận văn bằng: Chặt quá thành phiền phức
18:38:29 17/10/2018
Sau một số lùm xùm về bằng cấp do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp của cán bộ quản lý nhà nước, việc công nhận văn bằng trong nước càng được kiểm soát chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, vì quá lo lắng 'lọt lưới' các trường hợp bằng dởm mà nhiều người...
Đào tạo nghề phải đúng với địa chỉ sử dụng
18:33:31 17/10/2018
Tại Hội thảo 'Kết nối doanh nghiệp với các trường đào tạo nguồn nhân lực', ông Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, chia sẻ: Hình thức phổ biến và hiệu quả nhất là doanh nghiệp 'đặt hàng' các trường đào tạo, để sản phẩm đào ...
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch: Mức học phí cao nhất 23,6 triệu đồng/năm
18:29:48 17/10/2018
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch vừa có quyết định ban hành mức học phí năm học 2018 - 2019. Theo đó, mức học phí cao nhất là 23,6 triệu đồng/năm.
Kiểm tra kiến thức lịch sử theo kiểu mới
18:27:08 17/10/2018
Học sinh Trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè, TP.HCM) hào hứng với việc làm bài kiểm tra môn lịch sử theo kiểu mới: vẽ sơ đồ tư duy kiến thức, thiết kế brochue, poster...
“Cô giáo quỳ” là 1 trong 7 vụ giáo viên vi phạm trong năm học 2017 – 2018 ở Long An
18:11:46 17/10/2018
Theo Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Long An, trong năm học 2017 – 2018 toàn tỉnh có 7 trường hợp giáo viên vi phạm qui định của ngành đã bị xử lý, trong đó có trường hợp “Cô giáo quỳ xin lỗi cha mẹ học sinh” xảy ra ở Trường Tiểu học Bình Ch...
Hiệu quả từ dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn
17:06:11 17/10/2018
Dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn được xem là một trong những giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Thời gian qua, nhiều giáo viên đã áp dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn, mang...
Chàng trai lớp 10 nhận học bổng gần 300 triệu đồng luyện thi bằng Tú tài Mỹ
17:01:24 17/10/2018
Gây ấn tượng mạnh với hội đồng tuyển sinh ở phần phỏng vấn, Lê Minh Chí, học sinh lớp 10 tại Hà Nội đã nhận được học bổng gần 300 triệu đồng cho chương trình Luyện thi bằng Tú tài Mỹ - IvyPrep K12.
Sinh viên Việt Nam tổ chức trò chơi dân gian ở Hawaii
15:04:50 17/10/2018
Trẻ em Việt Nam ở Hawaii và sinh viên quốc tế đã trải nghiệm trò ô ăn quan, chơi chuyển, cướp cờ... tổ chức trong khuôn viên đại học.
Ứng dụng công nghệ vào dạy tiếng Anh thế nào cho hiệu quả
15:02:00 17/10/2018
Các bài học trực tuyến giúp học viên tăng cơ hội tiếp xúc Anh ngữ, có nhiều thời gian tự học, bên cạnh việc tiếp thu bài giảng ở lớp.
Thiết kế bài học tiếng Anh qua STEAM
14:56:39 17/10/2018
Học sinh thực hành thí nghiệm khoa học về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu… dễ dàng ghi nhớ các từ vựng học thuật trong tiếng Anh.
Hội thảo về bí quyết kinh doanh của người Do Thái
14:48:54 17/10/2018
Học viên sẽ được tìm hiểu mô hình kinh doanh hiệu quả, nâng cao kỹ năng bán hàng để vận dụng vào hoạt động thực tế, chuẩn bị khởi nghiệp.
Ông bố Đài Loan gây tranh cãi vì xé vở bài tập của con
14:46:27 17/10/2018
Không thỏa thuận được với giáo viên về việc giảm khối lượng bài tập về nhà, Lin đã cho con trai chuyển trường.
Ngân sách chi cho giáo dục tăng thế nào 5 năm qua?
14:41:23 17/10/2018
Tỷ lệ ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục đào tạo luôn giữ 20%, nhưng số tiền chi đã tăng 92.500 tỷ đồng trong 5 năm qua.
Gần 200 giáo viên mất việc sẽ được trả 2,3 tỷ đồng đóng bảo hiểm
14:38:02 17/10/2018
Sau thời gian dài khiếu nại, hơn 180 giáo viên, nhân viên hành chính ở Thanh Hóa sẽ được hoàn trả tiền bảo hiểm "đóng thay" UBND huyện.
Học tiếng Anh: Cách dùng Đại từ sở hữu và Tính từ sở hữu chuẩn nhất!
14:13:08 17/10/2018
Đại từ sở hữu và tính từ sở hữu là hai loại từ được dùng hàng ngày trong tiếng Anh. Làm thế nào để phân biệt được chúng? Câu trả lời nằm trong bài viết hữu hiệu này.
“Thiên đường văn chương” của New Zealand trong mắt du học sinh Việt
14:05:17 17/10/2018
Vốn mê đọc sách từ nhỏ nên khi có cơ hội học tập tại Dunedin (thành phố đầu tiên và duy nhất của New Zealand được Unesco công nhận là thành phố văn chương của thế giới, năm 2014) cậu bạn Bùi Nguyễn Tường Lân – du học sinh Việt ngành Kho...
Chàng kỹ sư tương lai và những sáng chế “âm thầm”
09:47:36 17/10/2018
“Những máy móc này không giống những sản phẩm mà tôi dày công làm ra, nó chưa một lần giật giải thưởng, cũng không rình rang trên thị trường. Nhưng nếu hỏi tôi tự hào về thành quả nào nhất trong hành trình sáng chế của mình, tôi sẽ trả ...
Mùa bội thu huy chương của học sinh VN trên đấu trường Olympic quốc tế
09:39:42 17/10/2018
Năm 2018 là năm bội thu huy chương của học sinh Việt Nam trên đấu trường Olympic khu vực và quốc tế, có 38/38 lượt học sinh thuộc 07 đội tuyển tham dự đã đạt tới 13 Huy chương Vàng, 14 Huy chương Bạc và 11 Huy chương Đồng.
Có nên dạy trẻ mẫu giáo học "ghép vần" Tiếng Anh?
09:34:39 17/10/2018
Phương pháp ghép vần (phonics) không chỉ nổi tiếng với khả năng chuẩn hóa phát âm tiếng Anh cho trẻ mà còn giúp các con nâng cao năng lực tư duy logic và khả năng đọc hiểu.