PGS. Trần Huy Thịnh và TS. Lê Thị Hường là hai trong số bốn học trò Việt của GS. Tasuku Honjo – người vừa được trao giải thưởng Nobel Y học và Sinh lý học 2018. Với họ, kết quả này không quá bất ngờ bởi nhiều năm về trước, ông đã được cho là ứng cử viên sáng giá của giải thưởng Nobel.
“Em đã thành công vì chứng minh được protein này không hoạt động”
GS Honjo không chỉ được các học trò mà cả giới khoa học tại Nhật Bản khẳng định chắc chắn sẽ dành được giải thưởng Nobel cao quý.
Hơn 10 năm về trước, trong vòng phỏng vấn học bổng Monbusho tại Đại sứ quán, TS. Lê Thị Hường (hiện đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec) đã được hỏi rằng có biết Giáo sư Tasuku Honjo là ai không?
“Họ nói với tôi, “GS Honjo là ứng cử viên của giải thưởng Nobel”. Tôi đã ngưỡng mộ thầy từ dạo ấy”.
Khi có cơ hội làm việc tại phòng lab của thầy Honjo trong suốt hơn 6 năm, chị Hường ấn tượng mãi về một người thầy ân cần, dù kiệm lời nhưng luôn quan tâm tới học trò.
“Tôi nhớ trong phòng lab khi ấy chỉ mình tôi có con nhỏ. Làm nghiên cứu thực sự rất bận. Ngày thường khi tan học, tôi phải đưa cả con tới phòng lab và tiếp tục làm việc đến 9, 10 giờ tối. Thầy cũng rất vui vẻ tạo điều kiện. Mỗi khi trở về nhà con thường kể lại: Giáo sư rất “nice”. Khi con đang mải chơi, giáo sư vẫn đi tới và chào con rằng “Ông về trước nhé!”.
“Riêng lab thầy Honjo luôn có một cái bảng tên của học viên. Bảng tên này có hai mặt, mặt đỏ tức học viên chưa đến lớp, mặt đen tức đã đến rồi. Lần nào đến tôi cũng thấy tấm thẻ của thầy ở mặt đen. Thầy không cần nói nhiều, cũng không nhắc nhở chuyện đến muộn đến sớm. Nhưng chỉ cần nhìn vào bảng tên chúng tôi đã rất… sợ và tự ý thức được” – TS. Lê Thị Hường kể
Dù ít biểu lộ tình cảm ra bên ngoài nhưng khi thấy học trò là những bác sĩ sang Nhật làm nghiên cứu, lại mang theo cả gia đình, GS Honjo đã tạo điều kiện cho học trò tìm thêm một học bổng khác. Nhờ vậy, những học trò như chị Hường đã có thêm một khoản tiền để trang trải chi phí tại Nhật.
“Ngoài cuộc sống là vậy, còn khi làm việc thầy Honjo vô cùng nghiêm túc” – chị kể.
Tại phòng lab của thầy, vào mỗi buổi sáng thứ 2 hàng tuần mọi người phải báo cáo về vấn đề mình đang làm. Giữa tuần cũng sẽ có một buổi để từng người trình bày vấn đề đang nghiên cứu. Đến thứ 7, các lab khác có thể được nghỉ nhưng riêng lab của thầy Honjo vẫn tiếp tục làm việc.
Học viên tại đây sẽ trình bày những chủ đề liên quan đến nội dung mình đang nghiên cứu hoặc cảm thấy thú vị hay cập nhật những nội dung kiến thức chuyên ngành để tất cả mọi người cùng thảo luận.
“Chính vì tuần nào cũng phải đưa ra một kết quả mới nên chúng tôi luôn chạy đua với thời gian. Bạn cảm tưởng nó giống như thể một vòng quay không có điểm dừng, hôm nay thành công rồi thì ngày mai lại tiếp tục tìm hướng đi mới”.
“Tuy nhiên, dù có thể không ra kết quả nhưng thầy Honjo không bao giờ mắng trò″.
“Thầy thường nói rằng, kể cả thành công hay không thành công thì đó cũng không phải là thất bại”
Bản thân chị cũng không ít lần rơi vào bế tắc đến chảy nước mắt vì không tìm ra hướng đi.
“Tôi sợ nhất cảm giác nuôi chuột cả năm trời, mình có thể biến đổi gen một con chuột thành kiểu hình mình mong muốn, nhưng khi đưa ra thí nghiệm lại không thấy biểu hiện gì. Khi đó tôi đã nói với thầy rằng: “Em rất tiếc phải đưa đến thầy một kết quả không như mong muốn. Em thấy rất bất lực và muốn dừng lại”. Và thế là tôi bật khóc.
Nhưng thầy rất bình tĩnh. Thầy nói với tôi rằng: “Thầy lại không nghĩ như vậy. Em đã thành công khi chứng minh được protein này không hoạt động trên chuột. Mọi điều đều có thể xảy ra. Em được quyền tiếp tục thử với những loại protein khác. Chúng vẫn đang đợi em”.
Thầy cứ kiên nhẫn và chờ đợi học trò như thế. Với thầy, kể cả thành công hay không thành công thì đó cũng không phải là thất bại”.
Thầy Honjo còn cẩn thận tới độ, mỗi khi đang nghiên cứu cái gì mới sẽ trình bày để cả lab ngồi nghe và góp ý.
“Thực ra với phong cách của một giáo sư sẽ không cần thiết phải nghe ý kiến của ai, nhưng thầy vẫn thích lắng nghe học trò″.
Thầy còn luôn muốn học trò có điều kiện học tập tốt nhất. Thầy sẵn sàng hỗ trợ khi học trò cần một loại protein hay kháng thể dù chúng có thể đắt tới 25.000$. Thầy dạy học trò về trách nhiệm của người đi trước trong việc chỉ bảo thế hệ đi sau theo văn hóa Senpai – Kohai của người Nhật. Ở đó, người thầy không phải mất quá nhiều thời gian vào việc giảng dạy mà chủ yếu chỉ ra phương pháp và định hướng cho học trò.
“Những điều thầy làm luôn khiến chúng tôi cảm thấy mình thật may mắn. Chúng tôi cũng luôn dành những sự tôn kính nhất đến thầy”.
6 chữ “C” của thầy Honjo
“Tôi vẫn thường nói với các bạn của mình rằng, nếu ai đó đã tồn tại được ở nước Nhật thì có thể tồn tại được ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Và, nếu như đã tồn tại được ở phòng thí nghiệm của thầy Honjo thì có thể tồn tại được ở bất cứ phòng nghiên cứu nào trên khắp đất nước Nhật” – PGS. Trần Huy Thịnh (Trung tâm nghiên cứu Gen – Protein, trường ĐH Y Hà Nội) tự hào khi nhắc về người thầy của mình.
PGS. Trần Huy Thịnh hiện đang làm việc tại Trung tâm nghiên cứu Gen – Protein, trường ĐH Y Hà Nội
PGS. Trần Huy Thịnh kể lại rằng, ở lab của giáo sư Honjo ai cũng biết đến 6 chữ “C”, đó là “curiousity” – tò mò; “courage” – can đảm; “continuation” – tiếp tục; “confidence” -tự tin; “concentration” -tập trung; “challenge” – thách thức.
“6 chữ “C” của thầy Honjo có nghĩa là, dù trong nghiên cứu nói chung đến 90% là thất bại, dù người làm nghiên cứu có thể mất hàng năm trời để cho ra kết quả nhưng luôn phải nhìn nhận vấn đề một cách thẳng thắn, dám đối mặt với thất bại như một phần của cuộc sống. Được phép thất bại, nhưng không được phép thất bại liên tục trong cùng một vấn đề.
Vì thế, mặc dù có những giai đoạn tôi cảm thấy thực sự bế tắc, nhưng tôi chọn cách đạp xe ra ngoài bờ sông, ngồi ở đó hàng giờ để tự hỏi tại sao lại như thế thay vì từ bỏ. Mặc dù có thể phần lớn câu hỏi không có câu trả lời, nhưng mỗi lần như vậy tôi thấy mình được giải tỏa. Sau đó tôi lại quay về tiếp tục bắt tay vào tìm hướng đi mới”.
PGS. Trần Huy Thịnh nể phục nhất ở người thầy của mình là cách tư duy và giải quyết vấn đề. “Một vấn đề dù được thầy trình bày bằng tiếng Anh hay tiếng Nhật cũng đều rất thuyết phục. Chúng tôi vẫn luôn ngưỡng mộ khi chứng kiến thầy viết sách. Thầy không bao giờ cần gõ máy tính hay viết ra giấy mà chỉ cần ghi âm sau đó để thư ký nghe và đánh lại thành văn bản. Những kiến thức như sẵn có trong đầu thầy và được sắp xếp rất bài bản”.
37 tuổi thầy Honjo đã là giáo sư tại một trường đại học lớn thứ 3 Nhật Bản. 41 tuổi thầy được mời về làm giáo sư của trường Đại học Kyoto, ngôi trường đại học lớn thứ 2 của Nhật. Đến giờ, GS Honjo đã 76 tuổi. 35 năm giữ nguyên tại vị trí đỉnh cao của khoa học, đó không phải điều dễ dàng.
Mặc dù là một giáo sư nhưng ngoài phòng thí nghiệm, ông luôn quan tâm đến học trò từ những điều nhỏ nhất.
Mỗi năm, GS. Honjo đều cùng chụp chung với Học viên một bức ảnh kỷ niệm
“Tôi nhớ những ngày đầu đặt chân tới đất nước Nhật, sau khi trở về từ phòng lab, thầy đã gửi cho tôi tất cả những vật dụng cần thiết từ khăn mặt, kem đánh răng, bàn chải, dao cạo râu, dép đi trong nhà, đôi đũa cái bát,…
Tôi còn nhớ mãi những bài học thầy dạy chúng tôi. Tôi nhớ thầy thường nói rằng: “Đừng cố gắng trở thành người số 1 mà hãy cố gắng trở thành người duy nhất”.
Bởi, trong lĩnh vực khoa học luôn có những chủ đề nóng ai cũng muốn mình phải khám phá, đóng góp và trở thành số 1. Nhưng ở góc khác, thầy khuyên chúng tôi, mỗi người nên tìm cho mình một con đường riêng không giống ai và đó phải là con đường phù hợp nhất với điều kiện và khả năng của mình”.
Thúy Nga
Theo vietnamnet
Tin mới nhất

ĐHQG TP HCM dùng tiếng Hàn, Tây Ban Nha, Italy làm chuẩn đầu ra
15:52:21 13/10/2018
Chứng chỉ tiếng Hàn phải đạt tối thiểu TOPIK 3, tiếng Tây Ban Nha DELE B1 và tiếng Italy PLIDA B1.
Chi phí đại học ở nơi đắt đỏ nhất thế giới
15:45:31 13/10/2018
Học phí đắt đỏ, sinh viên ngoài bang và người không cư trú tại Mỹ phải trả nhiều gấp đôi, gấp ba so với sinh viên trong bang.
Học tiếng Nhật: Công thức đơn giản nhất về trường âm!
14:39:00 13/10/2018
Trong tiếng Nhật trường âm được coi là đặc trưng bởi nó không có trong tiếng Việt, tiếng Anh hay bất kì ngôn ngữ nào khác. Vậy, trường âm là gì, tại sao trường âm lại quan trọng, bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây nhé!
Bức tranh giáo dục Việt Nam sau 5 năm “Đổi mới căn bản toàn diện”
14:35:52 13/10/2018
Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngành Giáo dục đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng, có sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức của các cấp, các ngành và toàn...
Chương trình giáo dục thế giới trong 10 năm tới sẽ tập trung dạy thói quen?
14:31:53 13/10/2018
"Thói quen quyết định thành công và việc chuyển hướng sang dạy thói quen sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho công việc trong thế kỷ 21 này", đó là chia sẻ của Tiến sỹ Pramath Raj Sinha tại sự kiện giáo dục Dare to learn 2018 tổ chức tại Ph...
Đắk Lắk: Khởi tố nguyên Hiệu trưởng nhận hàng trăm triệu đồng tiền “chạy việc”
14:27:26 13/10/2018
Hứa hẹn sẽ dành một suất dạy hợp đồng tại trường và lo cho vào biên chế chính thức. Tuy nhiên, vị nguyên Hiệu trưởng sau khi đã nhận trên 200 triệu đồng đã không thực hiện như đã hứa hẹn mà không chịu trả lại tiền cho đến khi có đơn tố ...
Tiếng Anh trẻ em: 15 phút thuộc làu từ vựng phương tiện giao thông
11:14:35 13/10/2018
Video bài học dưới đây sẽ cung cấp các từ vựng tiếng Anh cho bé về chủ đề phương tiện giao thông một cách sáng tạo qua câu chuyện về “hành trình chinh phục những con đường của chú ngựa vằn Zebra” nhằm giúp con hứng thú và say mê với việ...
Cô giáo 16 năm dạy trẻ khuyết tật
10:35:15 13/10/2018
Từ giáo viên dạy Văn cấp THCS, cô Ái Vân hạnh phúc khi được chuyển sang dạy trẻ khuyết tật, dù người thân lo lắng.
Nhiều sự lựa chọn trường quốc tế cho học sinh
10:30:19 13/10/2018
Học sinh có thể học trường quốc tế hoàn toàn do người nước ngoài đầu tư hoặc do đơn vị trong nước thành lập hay trường quốc tế song ngữ.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng chắp cánh tương lai cho học sinh nghèo vùng biên giới
08:55:06 13/10/2018
Nhằm giúp đỡ các học sinh vùng biên giới, có hoàn cảnh khó khăn, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đã triển khai nhiều chương trình ý nghĩa, phối hợp với địa phương và các tổ chức để hỗ trợ các em.
Cảm động chuyện “không gục ngã” của nữ sinh học giỏi mắc chứng bệnh lao khớp háng
08:29:35 13/10/2018
Mắc phải chứng lao khớp háng chạy chữa lâu ngày chưa khỏi, đi lại, sinh hoạt rất khó khăn, nhưng em Phạm Thị Linh (thôn Tri Lệ, xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn không bỏ cuộc, cố học thật giỏi để có ngày trở thành bác sỹ cứu ...
Nữ giảng viên trẻ với gánh nặng cơm áo, gạo tiền
07:57:13 13/10/2018
Giảng viên đại học là ước mơ của không ít người. Thế nhưng, khi bước vào nghề, nhiều giảng viên trẻ, sau giờ dạy trên lớp là nỗi lo tất bật cơm áo, gạo tiền
Sức sống con chữ giữa 'Rừng xà nu'
07:52:18 13/10/2018
Những giáo viên trường phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Ðắk Choong phải nỗ lực từng ngày để dạy, và cả dỗ hơn 400 học sinh người dân tộc Giẻ Triêng vượt khó đến trường. Phóng viên Tiền Phong cảm nhận nghị lực của cô trò nơi đây như sứ...
1.000 phụ huynh Trung Quốc ở 'lều tình yêu' tiếp sức con vào đại học
07:48:04 13/10/2018
Khoảng 1.000 phụ huynh đưa con đến Đại học Thiên Tân, Trung Quốc, nhập học, đã ở lại "lều tình yêu" để hỗ trợ tân sinh viên trong những ngày đầu xa nhà bỡ ngỡ.
3 bài học sau “học kì quân đội” của doanh nghiệp công nghệ Việt
07:42:49 13/10/2018
Lãnh đạo Tập đoàn Công nghệ CMC đã tập trung tại một trường Sỹ quan để trải nghiệm 3 ngày cuộc sống người lính, rèn luyện tinh thần kỷ luật và ý chí vượt khó khăn của các chiến sĩ Việt Nam. Đây là lần đầu tiên, một tập đoàn dân sự đưa đ...
Xác minh thông tin trẻ mầm non phải ăn cơm gạo mốc
07:37:50 13/10/2018
Ngày 12/10, lãnh đạo UBND thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã yêu cầu cơ quan công an vào cuộc điều tra làm rõ sau khi phụ huynh tố thức ăn cho trẻ tại Trường mầm non Phú Mỹ không đảm bảo chất lượng.
Lò luyện tỷ phú thế giới: Nơi nhiều sinh viên tốt nghiệp chỉ 1 thời gian ngắn đã trở thành những người giàu có nhất hành tinh
21:05:16 12/10/2018
Quả không ngoa khi nhiều người nhận xét rằng Đại học Harvard chính là máy đẻ tỷ phú của thế giới!
230 thí sinh Việt tranh tài ở Junction- cuộc thi phần mềm lớn nhất EU
21:01:31 12/10/2018
Junction, cuộc thi lập trình được tổ chức vào tháng Mười một hàng năm tại Phần Lan, là sự kiện lớn nhất châu Âu của cộng đồng quốc tế dành cho các lập trình viên, nhà thiết kế và nhà kinh doanh trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới Hackatho...
Hà Nội: Phụ huynh hoang mang vì thông báo 'chưa đóng học phí vui lòng cho con nghỉ học'
18:53:46 12/10/2018
Phụ huynh có con đang theo học trường mầm non Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) đang xôn xao trước quy định mới đây của nhà trường: Sau ngày 12/10, cha mẹ chưa đóng tiền học, vui lòng cho con nghỉ học.
VNEN và Sách giáo khoa, trách nhiệm là của ai?
18:48:49 12/10/2018
Bộ Giáo dục đã có văn bản tiếp thu và giải trình một số nội dung liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa...
Vì sao giáo viên Trung học cơ sở lại đang thừa nhiều nhất?
18:44:23 12/10/2018
Trước đây, hàng năm các trường cứ tuyển sinh và đào tạo đều đều, giáo sinh cứ ra trường là được phân công giảng dạy nên sau một thời gian đã dư thừa quá nhiều.
Ngăn ngừa và phòng chống bạo lực học đường chỉ mới nằm trên giấy
18:39:15 12/10/2018
Sau một năm triển khai chương trình phòng chống bạo lực học đường, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch triển khai, nhưng lại bê nguyên xi văn bản của Bộ.
Vụ Hiệu trưởng được bổ nhiệm thần tốc đã động đến Chủ tịch huyện
18:30:48 12/10/2018
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bù Gia Mập xác nhận đã chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra huyện vào cuộc để xác minh việc Hiệu trưởng được bổ nhiệm thần tốc.
Đang có một cuộc chiến không khoan nhượng giữa các trường
18:26:05 12/10/2018
Không ít giáo viên bức xúc “thao giảng kiểu này chẳng học được gì chỉ cái tổ cãi nhau mệt người”.
"Ngành y là ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, ế là chuyện bình thường"
18:17:49 12/10/2018
Tâm sự nhiều hơn về cuộc sống của sinh viên ngành Y, Duy Văn mô tả, buổi sáng chúng em học tại bệnh viện, chiều học lý thuyết, tối đi trực.
Tất cả thầy cô giáo phổ thông lại phải làm sáng kiến kinh nghiệm
18:12:38 12/10/2018
Giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông…trực thuộc các Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo thì bắt buộc phải làm đề tài/sáng kiến kinh nghiệm tất cả.
Phải làm rõ vụ đánh úp giáo viên, bổ nhiệm “không trong sáng” phó phòng
18:07:51 12/10/2018
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa yêu cầu huyện Hậu Lộc báo cáo việc điều chuyển giáo viên và bổ nhiệm “không trong sáng” Phó phòng Giáo dục và Đào tạo huyện này.
Học sinh Hải Phòng sáng tạo máy khuấy, đảo khí cho đầm nuôi thủy sản
18:02:43 12/10/2018
Nhóm học sinh Trường Trung học cơ sở Chu Văn An (Hải Phòng) sáng tạo ra máy khuấy, đảo khí cho đầm nuôi trồng thủy sản bằng năng lượng gió.
Cùng “Định hướng giáo dục trong tương lai”
17:58:29 12/10/2018
Sau khi tổ chức giáo dục Embassy Education của nhà sáng lập Thanh Bùi ra mắt tại Việt Nam vào ngày 10/10. Trong hai ngày 11 và 12/10 tại TP HCM, tổ chức này đã có Hội thảo giáo dục quốc tế SEED & SPARK SUMMIT, với chủ đề “Định hướng giá...
Hà Nội: Tổ chức Giải thưởng Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo lần thứ 2
17:47:05 12/10/2018
Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội và trung tâm HOCMAI tổ chức xét chọn Giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần thứ 2 năm học 2017-2018.
Đà Nẵng: Một trường mầm non phải hoàn trả tiền vận động mua điều hòa cho phụ huynh
17:42:57 12/10/2018
Theo kết luận của Thanh tra quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng), Trường Mầm non Ngọc Lan phải hoàn trả lại toàn bộ khoản tiền mua sắm, lắp đặt 8 máy điều hòa nhiệt độ cho cha mẹ học sinh của 4 lớp do vận động đóng góp trái quy định.
Gia Lai kiến nghị thêm chính sách đặc thù với giáo viên
17:31:53 12/10/2018
Cử tri ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai kiến nghị cần có thêm chính sách đặc thù cho giáo viên dạy lớp ghép ở vùng khó khăn, tăng biên chế giáo viên...
Bồi đắp lòng nhân ái từ công tác chữ thập đỏ trường học
17:14:18 12/10/2018
Ngày 12/10, Hội Chữ thập đỏ TP.Hà Nội kết hợp với Thành đoàn, Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Chữ thập đỏ trường học 2017-2018 và nhiệm vụ năm học 2018 – 2019.
Hải Phòng: Dùng chứng chỉ tiếng Anh sai quy định vẫn được công nhận công chức?
17:10:30 12/10/2018
Ngày 12.10, tin từ Sở Nội vụ Hải Phòng cho biết, đợt thi công chức của TP. Hải Phòng vào tháng 5.2018 vừa qua, có gần 20 người vẫn chưa có quyết định tiếp nhận vì còn phải chờ xác minh chứng chỉ tiếng Anh có đúng quy định hay không.
Học sinh tiểu học chia sẻ điều muốn nói với giáo viên
17:06:07 12/10/2018
Một giáo viên tiểu học chia sẻ rằng cô muốn tìm hiểu thêm về những suy nghĩ của các em nhỏ, cô đã nghĩ ra một nhiệm vụ, yêu cầu các em nhỏ hãy viết lên những suy nghĩ của mình một cách đơn giản và thành thật nhất.
Nâng cao hiệu quả công tác Chữ thập đỏ trong trường học
16:49:48 12/10/2018
Tại hội nghị Tổng kết công tác Chữ thập đỏ trường học năm học 2017-2018 do Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Chữ thập đỏ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức ngày 12/10, nhiều đại biểu khẳng định: Hoạt động ...
ĐH Quốc gia TP.HCM: Sinh viên phải đạt tối thiểu 450 TOEIC khi tốt nghiệp
16:43:54 12/10/2018
Từ khóa tuyển sinh năm 2018, ĐH Quốc gia TP.HCM chính thức áp dụng chuẩn ngoại ngữ theo quy định mới.
Chọn trường quốc tế hoàn toàn hay song ngữ sau Nghị định 86?
16:39:46 12/10/2018
Xu hướng đầu tư cho việc học tập của trẻ thông qua dịch vụ giáo dục chất lượng cao đang phát triển vô cùng mạnh mẽ tại TP.HCM.
Chủ đề cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2019: “Hãy viết một bức thư về người hùng của em”
16:35:36 12/10/2018
Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 48 (năm 2019) có chủ đề: “Hãy viết một bức thư về người hùng của em” (Tiếng Anh: Write a letter about your hero). Trong thông báo của mình gửi tới các quốc gia thành viên, Liên minh Bưu chính Thế gi...
Giáo viên trường nghề phải học nghiệp vụ sư phạm từ 320 - 400 giờ
15:56:17 12/10/2018
Theo đó, giáo viên trình độ trung cấp phải học 320 giờ, trong đó lý thuyết 98 giờ, thực hành - thảo luận - bài tập 207 giờ và thi/kiểm tra 15 giờ. Ở trình độ CĐ, thời gian học là 400 giờ với lý thuyết là 107 giờ, thực hành - thảo luận -...
Kiểm tra đột xuất hoạt động dạy thêm học thêm, tư vấn du học
15:53:01 12/10/2018
Sở GD-ĐT TP.HCM thông tin kế hoạch tổ chức kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm, tư vấn du học.
Nội trú - góc khuất sau cổng trường: 'Nhập ngũ'
15:50:18 12/10/2018
Môi trường học đường tưởng quen nhưng lạ, tưởng biết nhưng không. Đích thân làm quản nhiệm tại một số trường THPT nội trú ở TP.HCM, phóng viên Thanh Niên sẽ gửi đến bạn đọc những câu chuyện đầy bất ngờ...
Không nên gượng ép tiết học ngoài nhà trường
15:44:15 12/10/2018
Không phải kiến thức, môn học nào cũng có thể tổ chức tiết học ngoài nhà trường và không thể khoán trắng cho đơn vị phối hợp... là những ý kiến đóng góp tại tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm tổ chức tiết học ngoài nhà trường do Sở GD-ĐT TP.HC...
Cấp học bổng cho giáo viên học về liêm chính
15:38:17 12/10/2018
Giáo viên có thể nhận học bổng toàn phần để tham gia khóa học về liêm chính đầu tiên tại Việt Nam.