Sau nửa năm điều trị bằng liệu pháp miễn dịch, bác sĩ Zou Yuliang không còn dấu vết ung thư dù trước đó tiên lượng rất xấu.
Tháng 12/2017, bác sĩ Zou Yuliang được thông báo ông chỉ còn vài tuần để sống. Ung thư đã tàn phá cơ thể ông, di căn từ gan lên phổi. Các biện pháp điều trị thông thường đều thất bại, ông phải vật lộn để thở. “Chúng tôi chẳng có cơ hội nào, kể cả ghép gan”, vợ bác sĩ Zou là bác sĩ tim mạch Zou Fanling chia sẻ.
Giờ đây, bác sĩ Zou không chỉ phục hồi mà còn làm việc và đi vòng quanh Trung Quốc để tham gia các hội nghị y khoa. Điều kỳ diệu này có được là nhờ liệu pháp miễn dịch mới mang tên liệu pháp kháng thể bắt chước TCR (TCR Mimics).
Theo SCMP, liệu pháp miễn dịch sử dụng các kháng thể đặc biệt, giúp tế bào miễn dịch của cơ thể phân biệt đâu là tế bào ung thư rắn và đâu là tế bào mô rắn bình thường, để chúng chỉ xâm nhập và tiêu diệt các tế bào gây hại. Các liệu pháp miễn dịch hiện hành đã mang lại nhiều hy vọng trong cuộc chiến chống ung thư máu như bé Emily Whitehead 7 tuổi, mắc bệnh bạch cầu cấp thể lympho người Mỹ được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch CAR-T.
Nhược điểm của liệu pháp miễn dịch CAR-T là nhận diện các tế bào ung thư dựa vào một chất nằm trên bề mặt của chúng, trong khi nhiều tế bào ung thư lại khéo ẩn mình dưới những vỏ bọc bình thường, khiến các tế bào T không thể nhận diện.
Ảnh: SCMP.
Nhằm khắc phục nhược điểm trên, tiến sĩ Cheng Liu, người sáng lập và CEO của công ty Eureka Therapeutics (Mỹ) và David Scheinberg, chuyên gia về bệnh bạch cầu tại Trung tâm Ung bướu MSKCC đã phát triển ý tưởng tìm kiếm các dấu hiệu nhận dạng nằm bên trong tế bào ung thư: gene sinh ung (oncogen) đột biến.
Oncogen là một gene kiểm soát sự phát triển tế bào, khi bị đột biến nó sẽ biến các tế bào bình thường thành tế bào ung thư. “Nếu điều đó xảy ra bên trong tế bào, sẽ có một mảnh nhỏ của gene sinh ung thoát ra và hiện diện trên bề mặt tế bào”, tiến sĩ Liu giải thích.
Những người hoài nghi cho rằng hiện tại không công nghệ nào có thể phát hiện những mảnh gene sinh ung nhỏ như vậy. Tuy nhiên, tiến sĩ Liu và Scheinberg đã tìm ra một kháng thể đặc biệt làm được đúng điều này. Họ gọi chúng là “kháng thể bắt chước thụ thể tế bào T (TCR mimics)”.
Năm 2013, Eureka và MSKCC công bố thông tin này trên tạp chí Science Translational Medicine. Hai năm sau, bài báo trên tạp chí Nature Biotechnology do họ xuất bản cho thấy kháng thể TCR mimics có thể được đưa vào tế bào T của hệ thống miễn dịch, điều chỉnh liệu pháp tế bào T để nhắm tới các khối u rắn theo cách hiệu quả hơn.
Tiến sĩ Liu tập trung nghiên cứu liệu pháp mới này trên bệnh nhân ung thư gan. “Thời gian đó chẳng ai quan tâm tới ung thư gan” ông nói. Tỷ lệ tử vong cao và những khó khăn trong điều trị đã ngăn cản các nhà khoa học tiến sâu vào lĩnh vực này.
Thử nghiệm trên động vật, liệu pháp của tiến sĩ Liu đã chữa các con chuột khỏi ung thư gan. Thế nhưng, thử nghiệm trên con người là một thách thức bởi “không ai muốn trở thành chuột bạch thí nghiệm”. Hậu quả cũng hết sức nghiêm trọng: nếu xảy ra sai sót, ví dụ như bệnh nhân tử vong trong quá trình này, sự nghiệp và công ty của ông sẽ sụp đổ.
Cuối cùng, tiến sĩ Liu tìm thấy một đồng minh ở Trung Quốc. Đó là tiến sĩ Chang Liu, Giám đốc đơn vị Hồi sức Cấp cứu ngoại tại Bệnh viện Liên kết số Một thuộc Đại học Giao thông Tây An. Tiến sĩ Chang Liu nghĩ rằng liệu pháp cải tiến của tiến sĩ Liu đáng để khám phá. Chủ tịch bệnh viện, Shi Bingyin, cũng chấp thuận nghiên cứu lâm sàng.
Năm nay, liệu pháp miễn dịch được thử nghiệm trên 6 bệnh nhân ung thư gan nặng không đáp ứng liệu pháp điều trị truyền thống. Suốt 9 ngày, nhóm nghiên cứu trích xuất các tế bào T của bệnh nhân, tiến hành biến đổi gen để tạo các kháng thể TCR, nhân bản chúng rồi đưa trở lại cơ thể bệnh nhân.
Đối tượng thử nghiệm đầu tiên là một nông dân 65 tuổi nằm liệt giường vì ung thư di căn đến xương sống. Ông phải uống thuốc giảm đau hàng ngày. Trải qua ba tuần điều trị bằng liệu pháp mới, người nông dân có thể đi lại được và ngừng dùng thuốc giảm đau. Chụp cắt lớp trục cho thấy năm khối u xung quanh cột sống của ông đã biến mất.
Bệnh nhân tự mình ra khỏi bệnh viện và trở về quê để ăn Tết. Vài ngày sau, ông qua đời vì ăn thức ăn cứng gây chảy máu đường ruột. Nguyên nhân tử vong được coi là không liên quan đến ung thư gan.
Là bác sĩ ung bướu, Zou Yuling đã nghe đến kết quả điều trị của người nông dân và yêu cầu được tham gia vào nghiên cứu. Tháng 1/2018, bác sĩ 52 tuổi trải qua một đợt điều trị bằng liệu pháp này. Tháng 3, Zou thở tốt hơn và có thể ăn thịt, chứng tỏ chức năng gan và phổi đã được cải thiện.
Kết quả xét nghiệm của bác sĩ Zou cho thấy 4 khối u ở một bên phổi của ông tiếp tục lớn lên. Đó là ngày đen tối nhất trong cuộc đời của tiến sĩ Cheng Liu. “Tôi không biết người nông dân đầu tiên của tôi có phải chỉ là trường hợp may mắn ngẫu nhiên hay không”, tiến sĩ Liu bộc bạch.
Sang tháng 4, các dấu ấn sinh học của bác sĩ Zou dần cải thiện. Xét nghiệm máu chỉ ra hàm lượng AFP (protein tiết ra từ các khối u gan) giảm một nửa sau khi tăng gấp đôi so với tháng trước đó. Vào tháng 7, lượng AFP hạ xuống tới mức bình thường. Chụp cắt lớp trục cho thấy khối u phổi của Zou đã thu nhỏ lại. Đến tháng thứ sáu, các khối u này biến mất.
Vì không thấy bất kỳ tác dụng phụ nào ở tất cả bệnh nhân, tiến sĩ Liu nhận định liệu pháp miễn dịch cải tiến không làm hại các tế bào khỏe mạnh như tế bào B. Ngày 5/9 vừa qua, ông đã trình bày dữ liệu nghiên cứu lâm sàng của Trung Quốc tại Hội nghị cấp cao CAR-TCR ở Boston.
Tiến sĩ Liu thừa nhận vẫn còn một vài ẩn số ở kỹ thuật này, bao gồm khả năng tái phát ở những bệnh nhân đang được theo dõi: “Tôi không nói rằng tôi đã tìm thấy câu trả lời cho mọi vấn đề… điều hứa hẹn lớn là chúng tôi có thể mở đường tiến vào lĩnh vực các khối u rắn”.
Công ty Eureka có kế hoạch bắt đầu thử nghiệm lâm sàng ở Mỹ vào năm tới. Đó là bước tiếp theo trong quy trình của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) để đưa phương pháp điều trị này ra thị trường. Bước đột phá này có thể kéo dài cuộc sống của những người hiện phải đối mặt với tiên lượng xấu. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, khi ung thư khu trú tại gan, tỷ lệ sống thêm năm năm là 31%. Khi bệnh đã lan đến các cơ quan hoặc mô ở xa, con số giảm xuống chỉ còn khoảng 11%.
Bác sĩ Zou Fanling tự tin rằng chồng mình đã được chữa khỏi. Ông bà ăn mừng bằng cách đưa gia đình đến Thành Đô, điểm đến du lịch yêu thích của họ. Lần này, kỳ nghỉ càng trở nên đặc biệt. “Tất cả mọi thứ giờ đều trở nên khác lạ với chúng tôi, mọi thứ đều mới lạ và quý giá”, bà Fanling nói. “Bây giờ chúng tôi hạnh phúc hơn khi ở bên nhau”.
Thu Thủy
Theo Vnexpress
Tin mới nhất

Kiểm điểm Trung tâm Y tế huyện vi phạm đấu thầu mua thuốc tiền tỉ
17:10:22 10/10/2018
Liên quan đến vụ Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Lợi (tỉnh Bạc Liêu) vi phạm trong đấu thầu mua thuốc, hóa chất, mặc dù số tiền vượt, ngoài kế hoạch nhiều tỷ đồng nhưng việc xử lý trách nhiệm chỉ ở mức… kiểm điểm.
Đà Nẵng: Người dân không cho phun thuốc diệt muỗi vì ngại ảnh hưởng sức khoẻ
17:04:56 10/10/2018
Hiện đang cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết nhưng một số hộ dân không hợp tác với đơn vị chức năng trong việc phun thuốc diệt muỗi do hộ gia đình buôn bán, hoặc ngại việc phun thuốc ảnh hưởng đến sức khoẻ. Trong khi nếu không phun hết (9...
Thêm liệu pháp điều trị ung thư gan giai đoạn tiến xa
17:01:03 10/10/2018
Hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng và ý thức về bệnh ung thư cũng tăng lên. Ung thư gan là bệnh ung thư gây tử vong đứng hàng thứ ba trên thế giới (với trên 780.000 ca tử vong trên toàn cầu) trong năm 2018 (1).
Những ổ bệnh trong món khoái khẩu
16:51:33 10/10/2018
Nhiều tác nhân gây sốt cao, sốt dai dẳng, viêm màng não, gây điếc… tồn tại trong tiết canh - món khoái khẩu của khá nhiều người.
4 loại thực phẩm chớ nên ăn sống vì dễ bị ngộ độc
16:43:07 10/10/2018
Một số loại thực phẩm quen thuộc cần phải được chế biến trước khi ăn và tuyệt đối không nên ăn sống. Ăn sống không chỉ gây khó tiêu mà còn khiến dễ bị ngộ độc thực phẩm.
Bị bệnh nhẹ nhưng vẫn thích vượt tuyến khám bệnh, vì sao?
16:39:31 10/10/2018
Khảo sát mới đây của Bộ Y tế tại các bệnh viện tuyến T.Ư và tuyến TP.HCM cho thấy rất nhiều bệnh nhân lặn lội từ các tỉnh xa về TP.HCM khám, chữa bệnh thông thường.
Vitamin D giúp giảm cân ở trẻ
16:34:23 10/10/2018
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Athens (Hy Lạp), bổ sung vitamin D có thể thúc đẩy giảm cân ở trẻ béo phì.
Cứu bệnh nhân bị hạt sapôchê rơi vào phổi rồi ở đó 4 năm
16:31:04 10/10/2018
Nghe bác sĩ báo kết quả chụp X-quang phổi thấy bất thường, bệnh nhân lo sợ vì nghĩ bị ung thư phổi.
Ngừa thoái hóa điểm vàng
16:26:25 10/10/2018
Chế độ ăn uống kiểu Địa Trung Hải có thể làm giảm đáng kể nguy cơ bị mù lòa, theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san Ophthalmology.
Mỹ cấm sử dụng thêm 7 phụ gia thực phẩm vì nguy cơ gây ung thư
16:23:18 10/10/2018
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vừa mới công bố danh sách phụ gia thực phẩm không được phép tiếp tục sử dụng vì nguy cơ gây ung thư.
Bất thường ở tuyến yên khiến con người tăng chiều cao đột biến
15:51:53 10/10/2018
Có nhiều nguyên nhân khiến một người tăng chiều cao bất thường, trong đó thường gặp nhất là u tuyến yên.
Bé 2 tuổi ở Nghệ An bị chó becgie cắn tổn thương mặt
15:48:34 10/10/2018
Bé đang ăn bim bim thì bị con chó becgie nhà nuôi bất ngờ lao vào tấn công.
Bác sĩ đưa thiên nhiên vào toa thuốc chữa bệnh
15:45:18 10/10/2018
Tháng một đi xem địa y, tháng hai trồng một số loài hoa, tháng ba dắt chó đi dạo... là liều thuốc được bác sĩ Scotland kê cho bệnh nhân.
Đêm cấp cứu trong tâm dịch sởi và tay chân miệng
15:41:59 10/10/2018
Gần 23h ngày 9/10, một phụ nữ bồng bé gái đang sốt cao, người nổi nhiều mẩn đỏ, hớt hải chạy vào phòng cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Số ca bệnh bại liệt bí ẩn tăng nhanh trên khắp nước Mỹ
15:30:37 10/10/2018
Đã có 20 trường hợp mắc mới một căn bệnh bí ẩn hiếm gặp giống bệnh bại liệt được báo cáo ở trẻ em trên khắp nước Mỹ.
Chỉ ngồi trước máy tính bạn cũng thấy mệt mỏi - có làm gì đâu mà mệt nhỉ?
15:03:24 10/10/2018
Thực ra mọi chuyện đều có nguyên nhân. Đúng là bạn ngồi một chỗ, nhưng năng lượng thì vẫn đốt đều.
Cà phê không chỉ giúp bạn tỉnh táo mà còn cực tốt nếu thêm nguyên liệu này vào khi uống
14:44:39 10/10/2018
Trộn dầu dừa vào cà phê yêu thích của bạn và thưởng thức mỗi ngày, bạn sẽ bất ngờ với những kết quả mà mình nhận được đó nhé!
Nhiều cô gái trẻ sốc vì tuổi đôi mươi đã mắc ung thư vú
14:38:52 10/10/2018
Tại Việt Nam, có những trường hợp phát hiện bệnh ung thư vú khi tuổi đời còn rất trẻ, chỉ ở tuổi đôi mươi.
Cứ mệt mỏi là dân văn phòng sẽ làm điều này nhưng không nghĩ rằng nó có thể mang đến vô số tác hại ảnh hưởng tới sức khỏe
14:29:12 10/10/2018
Không chỉ dân văn phòng mà cả đối tượng học sinh, sinh viên cũng là những người rất hay mắc phải thói quen này.
Nữ y tá xinh đẹp đã dùng cách này để thoát khỏi sự mệt mỏi và bệnh viêm ruột mãn tính
14:23:52 10/10/2018
Lauren Black là y tá phòng cấp cứu. Và cô tranh thủ khoảng thời gian giữa các ca trực tối để tập thể dục.
Xem những hình ảnh này, bố mẹ sẽ không bao giờ dám tung hứng, nựng lắc con thêm 1 lần nào nữa
14:18:08 10/10/2018
Nếu bạn vẫn có thói quen tung hứng con khi vui đùa hoặc xốc lắc mạnh… thì hãy dừng ngay lại vì có thể bạn đang vô tình gây ra những tổn thương não vô cùng kinh khủng cho con.
Hiểm họa ẩn chứa trong chiếc ví
14:11:43 10/10/2018
Chiếc ví có lẽ là vật bất ly thân với nhiều người nhưng nó cũng là nơi ẩn chứa mối họa không ai ngờ tới.
10 điều cần biết để không mất mạng vì bệnh tay chân miệng
14:08:10 10/10/2018
Tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, cha mẹ cần biết cách chăm sóc để con không gặp biến chứng vì căn bệnh này.
Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh tiêu chảy cho trẻ lúc giao mùa
14:01:43 10/10/2018
Mùa tựu trường là lúc thời tiết từ hè sang thu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến trẻ bị tiêu chảy. Vì vậy, phụ huynh cần trang bị kiến thức để phòng tránh tiêu chảy khi trẻ đến trường.
Điều gì xảy ra nếu bạn không bao giờ đánh răng?
13:56:57 10/10/2018
Việc không đánh răng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi trong miệng, xâm nhập vào máu, tăng nguy cơ viêm nướu, rụng răng, thậm chí ảnh hưởng đến tim mạch.
TPHCM: Tầm soát miễn phí ung thư vú cho phụ nữ sau tuổi 40
09:53:10 10/10/2018
Ung thư vú là bệnh nguy hiểm gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ, tuy nhiên bệnh có thể chữa trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ tổ chức tầm soát miễn phí ung thư vú cho phụ nữ ngoài 40 tuổi để giảm gánh nặng cho cộng đồ...
Bát nháo trào lưu bán thực phẩm chức năng qua mạng xã hội
09:49:09 10/10/2018
Chỉ cần vài phút truy cập mạng xã hội, người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với hàng loạt sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác nhau có giá rẻ bất ngờ. Cơ quan chức năng cảnh báo, các sản phẩm rao bán trên mạng xã hội...
Nhiều ca diễn biến nặng, vi rút tay chân miệng có biến chủng?
09:42:11 10/10/2018
PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Paster TP Hồ Chí Minh cho biết, trong tháng 9/2018, các ca mắc tay chân miệng có biểu hiện nặng tăng hơn so với các ca mắc cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, vi rút tay chân miệng chưa biến đổi độc lực,...
8 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của quả khế
09:38:10 10/10/2018
Khế là loại trí cây được ưa chuộng vì giá trị dinh dưỡng và hương vị. Quả khế có vị chua ngọt và có hình 5 múi giống ngôi sao. Quả khi chín có màu vàng và ăn cả vỏ. Khế có hai loại - một loại quả to, ngọt và một loại quả nhỏ và chua hơn...
Giảm giờ làm giúp con người sống thọ hơn
07:41:19 10/10/2018
Giảm số giờ làm việc hàng tuần giúp con người bớt stress, ngủ nhiều và dành thời gian bên người thân, từ đó kéo dài tuổi thọ.
10 bí quyết giúp người Nhật trẻ lâu ít bệnh tật
07:30:30 10/10/2018
Người Nhật sống thọ, ít thừa cân, vóc dáng thanh mảnh nhờ chú trọng vào chất lượng bữa ăn, theo Tips Beauty.
Chàng trai tử vong sau khi mát xa cổ
21:32:06 09/10/2018
Chàng trai đến một tiệm spa mát xa. Anh yêu cầu nhân viên mát xa tập trung vào phần cổ và vai. Anh không ngờ chính yêu cầu này đã khiến anh bị tổn thương thần kinh nghiêm trọng.
3 điều bạn có thể làm ngay bây giờ để bảo vệ bộ não tránh khỏi nguy cơ mất trí nhớ
21:04:36 09/10/2018
Chỉ vì bạn còn trẻ không có nghĩa là bạn không nên quan tâm đến chứng mất trí nhớ trong tương lai.
Gan của bạn có thể đang chất chứa đầy mỡ nếu gặp phải các triệu chứng sau
21:00:29 09/10/2018
Tình trạng gan nhiễm mỡ có thể làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh xơ gan hay ung thư gan. Do vậy, cần chủ động phát hiện ra bệnh từ sớm để kịp thời khắc phục và chữa trị.
Cha mẹ biết gì về bệnh chân tay miệng?
20:56:22 09/10/2018
Bệnh chân tay miệng đang vào mùa cao điểm, 6 trường hợp đã tử vong. Dịch đang diễn biến phức tạp nhưng liệu các phụ huynh có đủ kiến thức để phòng bệnh cho trẻ?
Bộ Y tế họp khẩn cảnh báo 3 bệnh gặp nhiều nhất trong mùa đông xuân
20:47:14 09/10/2018
Tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết đều đang tiếp tục gia tăng và sẽ tiếp tục kéo dài đến hết tháng 11. Bộ Y tế nhận định định mùa đông xuân năm nay đây vẫn là 3 bệnh chủ đạo, trong đó đặc biệt chú ý bệnh tay chân miệng với số ca nhiễm ...
Bạc Liêu: Trung tâm Y tế huyện mua thuốc, hóa chất... vượt kế hoạch hơn chục tỷ đồng
20:43:34 09/10/2018
Qua thanh tra, Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Lợi (tỉnh Bạc Liêu) bị phát hiện mua mặt hàng thuốc điều trị, hóa chất và vật tư y tế ngoài, vượt kế hoạch trên 15 tỷ đồng.
Đang vào mùa rộ, hãy tận dụng quả hồng để làm thuốc chữa bệnh ngay!
18:36:56 09/10/2018
Hồng có thể để chín cây, giấm chín để ăn cũng có thể ngâm để ăn cũng vô cùng ngon ngọt. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết quả hồng có thể làm thuốc chữa bệnh.
Rất nhiều dân văn phòng tự "giết chính mình" chỉ vì lười làm 1 việc ít ai để ý
18:32:21 09/10/2018
Dân văn phòng cứ tự hỏi vì sao làm việc mãi không tập trung, cơ thể lại mệt mỏi... đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu nước đấy!
Sự thật đằng sau điều kỳ lạ về những em bé mới sinh có thể khiến cha mẹ lo lắng
18:27:43 09/10/2018
Các em bé mới sinh có những biểu hiện khá bất thường khiến cha mẹ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ hoảng sợ muốn đưa đi thăm khám ngay. Nhưng sự thật không hoàn toàn đáng lo như thế.
5 thói quen xấu khi đánh răng khiến hàm răng chẳng mấy mà hư hỏng
18:17:07 09/10/2018
Một số thói quen sai lầm khi chải răng nếu không sửa đổi ngay từ sớm thì rất dễ gây hư tổn hàm răng nghiêm trọng.
Người đàn ông tử vong vì bị... kiến lửa cắn
17:46:11 09/10/2018
Một người đàn ông (ở North Carolina, Mỹ) đã tử vong sau khi bị kiến lửa cắn, dẫn đến sốc phản vệ nặng.
3 biểu hiện ‘kỳ lạ’ của người thông minh, bạn có không?
17:42:33 09/10/2018
Trí thông minh của con người, ở một khía cạnh nào đó, là có thể đo lường được. Trong một số nghiên cứu, các nhà khoa học còn phát hiện được một số biểu hiện kỳ lạ có liên kết với năng lực trí óc cao.
Bệnh nhân ung thư: Hãy vận động chăm chỉ thay vì nằm nghỉ!
17:37:47 09/10/2018
Đó là lời khuyên từ PGS.TS Jorge Nieva thuộc Viện Ung thư toàn diện USC Norris, Đại học Nam California (Mỹ), chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu ung thư, dành cho các bệnh nhân.
Muỗi 'vây' nhà dân, nhiều ca dương tính với sốt xuất huyết
17:33:19 09/10/2018
Muỗi 'tập kết' thành từng đàn đen kín vây bủa nhà dân, trong khi nhiều bệnh nhân đã được phát hiện dương tính với sốt xuất huyết ở Thừa Thiên-Huế.