Trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về việc xuất bản, phát hành sách giáo khoa (SGK) ngày 1/10, Bộ GD&ĐT cho biết, nếu trong dạy học giáo viên cho học sinh trả lời bằng cách viết, vẽ trực tiếp vào SGK rồi đánh giá kết quả là “đúng hay sai” thì hiệu quả hoạt động dạy học không cao.
Giúp học sinh rèn luyện thao tác tư duy
Theo Bộ GD&ĐT, khi biên soạn SGK để thực hiện trên phạm vi cả nước từ năm học 2002-2003, các tác giả đã thiết kế một số bảng số liệu để trống nhằm hướng dẫn học sinh tiến hành các thí nghiệm; xây dựng hệ thống bài tập đa dạng về hình thức (tự luận, trắc nghiệm, điền khuyết, nối đôi) nhằm rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy phù hợp với từng nội dung kiến thức, hướng dẫn học sinh tự học, đồng thời giúp học sinh làm quen với các dạng bài tập khác nhau trong kiểm tra, đánh giá theo xu thế chung của các nước trên thế giới.
Khi thay sách giáo khoa từ năm học 2002-2003, Bộ GD&ĐT đã tập huấn giáo viên về việc sử dụng sách giáo khoa để tổ chức hoạt động học của học sinh theo phương pháp dạy học tích cực.
Cụ thể, đối với các bài có thí nghiệm, học sinh cần được tổ chức tiến hành theo nhóm (hiện nay cơ số bộ thí nghiệm thực hành theo Danh mục thiết bị dạy học tối thiếu là 6 bộ thí nghiệm/bài thực hành) và ghi số liệu vào bảng trong Phiếu học tập (lập theo mẫu trong SGK) để tính toán, phân tích, rút ra kết luận. Như vậy, học sinh không cần ghi số liệu thí nghiệm vào bảng trong SGK.
Việc xây dựng hệ thống bài tập đa dạng về hình thức, nhằm rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy phù hợp với từng nội dung kiến thức. (Ảnh minh họa)
Đối với các dạng bài tập trắc nghiệm, điền khuyết, nối đôi, đánh dấu, học sinh phải ghi vào vở phương án trả lời (dự kiến), kèm theo lời giải thích để trình bày, thảo luận trên lớp, không ghi trực tiếp vào SGK.
Vì SGK được sử dụng đang trong quá trình học sinh học tập để thu nhận kiến thức mới nên các bài tập được đưa ra với vai trò là “tình huống” để học sinh “dự đoán”. Dự đoán này của học sinh chưa chắc chắn đúng, thậm chí phần nhiều là chưa đúng, học sinh trong lớp có nhiều phương án lựa chọn khác nhau (nếu như “tình huống” hay) để tạo “mâu thuẫn nhận thức” trong quá trình dạy học.
“Vì lí do đó nên trong quá trình dạy học, giáo viên cần sử dụng các dạng bài tập đó làm “tình huống học tập” để hướng dẫn học sinh ghi vào vở “dự kiến phương án trả lời và giải thích lí do lựa chọn” để trình bày, thảo luận, bảo vệ phương án đúng.
Như vậy mới thực hiện đúng tinh thần của phương pháp dạy học tích cực mà SGK hướng tới. Nếu trong dạy học giáo viên cho học sinh trả lời bằng cách viết, vẽ trực tiếp vào SGK rồi đánh giá kết quả là “đúng hay sai” thì hiệu quả hoạt động dạy học không cao, hạn chế trong việc phát triển phẩm chất, năng lực học sinh”, báo cáo nêu rõ.
Cũng theo Bộ GD&ĐT, để quán triệt việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực và hạn chế viết vào SGK trong quá trình thực hiện các hoạt động học, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng SGK, nhắc nhở học sinh có ý thức giữ gìn, không được viết, vẽ vào sách để sử dụng SGK được lâu bền. Tuy nhiên, việc sử dụng lại SGK hiện mới đạt khoảng 35%.
Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp không được lạm dụng vị trí công tác của mình để thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc ép buộc, vận động học sinh mua sách tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào. (Ảnh: Mỹ Hà).
Giáo viên không được ép học sinh mua sách tham khảo
Bộ GD&ĐT cho hay hiện nay, nhiều NXB tham gia sản xuất sách tham khảo như NXB Giáo dục Việt Nam (có nhiều công ty trực thuộc), Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm TP.HCM… Vì vậy, mỗi môn học có rất nhiều sách tham khảo theo từng khối, lớp và cách thức tiếp thị, phát hành cũng đa dạng.
Bộ GD&ĐT đã có Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 7/7/2014 quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non. Thông tư quy định giáo viên không được sử dụng những nội dung vượt quá chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình.
Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp không được lạm dụng vị trí công tác của mình để thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc ép buộc, vận động học sinh mua sách tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào.
Tuy nhiên, khác với khẳng định này của Bộ GD&ĐT, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra sáng 1/10, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh thực tế, nhiều trường, bằng cách này hay cách khác, đã ép học sinh mua sách tham khảo để hưởng hoa hồng. Đây là biểu hiện rõ của tiêu cực trong giáo dục.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Tin mới nhất

Thầy giáo ở Sài Gòn tát, đá học sinh
14:48:11 02/10/2018
Nhóm học trò lớp 5 trường Tiểu học Lương Thế Vinh bị thầy giáo 49 tuổi "đụng tay đụng chân" vì không tập trung học, nói leo.
Chọn phương pháp tiếp cận tiếng Anh cho trẻ theo độ tuổi
14:43:36 02/10/2018
Trẻ 0-3 tuổi chưa có khả năng suy luận khái niệm trừu tượng nên cần học thông qua những thứ có thể nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm.
Học tiếng Nhật: 10 chữ Kanji cơ bản "bắt buộc phải nhớ"
12:45:23 02/10/2018
Kanji là nỗi sợ hãi đối với hầu hết những người học tiếng Nhật và đã có không ít người phải từ bỏ con đường chinh phục tiếng Nhật giữa chừng. Nhưng sự thật, Kanji có đáng sợ như vậy không ? Hay bạn chưa có phương pháp học đúng đắn? Học ...
Thi THPT quốc gia chủ yếu nhằm mục đích thi tốt nghiệp: Học sinh lớp 12 học như thế nào?
12:40:41 02/10/2018
Chỉ mới tiếp cận những thông tin mới nhất về mục tiêu kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 qua truyền thông nên lãnh đạo các trường THPT vẫn khẳng định dạy và học như lộ trình đã công bố trước đây.
Số người thất nghiệp có trình độ ĐH và sau ĐH giảm
12:36:46 02/10/2018
Tổng cục Thống kê phối hợp Bộ LĐ-TB-XH công bố bản tin cập nhật thị trường lao động VN quý 2 năm nay. Điểm chung đáng lưu ý là so với quý 1 và cùng kỳ năm ngoái, số lượng và tỷ lệ thất nghiệp nói chung giảm nhẹ.
Chẳng cần đòn roi, bố mẹ hãy áp dụng ngay 4 cách phạt con dưới đây để khiến trẻ răm rắp nghe lời
10:32:59 02/10/2018
Cách dạy con bằng đòn roi chưa bao giờ là tốt cho tâm lý và sự phát triển của trẻ. Thay vào đó, hãy học ngay 4 cách phạt đầy khoa học được những ông bố bà mẹ thông thái áp dụng và hiệu quả tuyệt vời, các bé sẽ răm rắp nghe lời.
Bộ Giáo dục: 'Chiết khấu phát hành sách giáo khoa ở mức rất thấp'
10:07:22 02/10/2018
Chi phí phát hành sách giáo khoa hiện là 18-20%, dùng chiết khấu cho đại lý cấp dưới, tiếp thị, vận chuyển, kho bãi...
Xử phạt bằng tiền vi phạm trong giáo dục: Lo ngại tính khả thi
08:32:23 02/10/2018
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục chạm tới nhiều vấn đề đang gây bức xúc trong xã hội thời gian qua. Tuy nhiên, nhiều ý kiến nghi ngại về tính khả thi của những quy định này.
Chàng trai Việt "chinh phục" Microsoft, Google và nhiều "ông lớn" công nghệ thế giới
08:08:41 02/10/2018
Mới đây, Phạm Quang Vũ – chàng kỹ sư trẻ người Việt tại Microsoft đã vượt qua vòng phỏng vấn của hàng loạt “gã khổng lồ công nghệ” thế giới. Google và Oracle đã đưa ra cho Vũ mức lương hấp dẫn - gấp rưỡi con số tối đa mà Facebook hay Am...
Người Việt đầu tiên nhận giải thưởng quốc tế danh giá về “Quốc gia thông minh”
08:03:29 02/10/2018
Hôm qua, ngày 1/10 (theo giờ địa phương) tại Thủ đô London - Vương quốc Anh, lần đầu tiên một nữ Viện sĩ, tiến sĩ – doanh nhân Việt Nam đã được nhận giải thưởng xuất sắc nhất “Ý tưởng, mô hình và hệ thống tích hợp về quốc gia thông minh...
Minh bạch chất lượng giáo dục đại học
06:20:34 02/10/2018
Sau mỗi kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, cùng với công tác tuyển sinh, chất lượng của giáo dục đại học luôn là mối quan tâm đặc biệt của các phụ huynh. Không ít người băn khoăn, lo ngại về vấn đề minh bạch trong xếp hạng chất lượng ...
Đừng cứng nhắc
06:15:41 02/10/2018
Cuối tuần, có dịp về quê, gặp bạn làm hiệu trưởng một trường tiểu học nhưng khi nói về việc dạy học lại khá lo lắng trong bảo đảm chất lượng, tôi hỏi: Các điều kiện dạy học hiện nay tốt hơn trước đây rất nhiều sẽ thuận lợi để nâng cao c...
Bộ trưởng Giáo dục sẽ phải trả lời về SGK nếu ĐBQH yêu cầu
20:42:54 01/10/2018
Liên quan đến những lùm xùm SGK vừa qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng đã chỉ đạo rất rõ ràng, yêu cầu Bộ trưởng GD&ĐT phải chuẩn bị, trả lời chất vấn tại Quốc hội, nếu ĐBQH quan tâm.
7 bài thơ dễ thuộc về thấy cô giáo mầm non dành cho bé nhân Ngày nhà giáo Việt Nam
20:30:42 01/10/2018
Nhân ngày 20/11 các bậc phụ huynh hãy dạy cho bé những bài thơ hay và ý nghĩa, để tri ân tới thầy cô giáo trong ngày Nhà giáo Việt Nam sắp tới.
Phó thủ tướng: Chính phủ chỉ đạo xóa độc quyền sách giáo khoa
18:59:28 01/10/2018
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định NXB Giáo dục Việt Nam độc quyền trong xuất bản sách giáo khoa (SGK). Chính phủ chỉ đạo phải xóa độc quyền.
Chi sai gần tỷ đồng tiền quỹ phụ huynh, hiệu trưởng bị kiểm điểm
18:45:51 01/10/2018
Liên tục trong nhiều năm, tiền quỹ cha mẹ học sinh với số tiền hơn 900 triệu đồng bị chi sai, hiệu trưởng Trường tiểu học Phù Đổng (Q. Bình Tân, TPHCM) phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Sinh viên sáng tạo ứng dụng ngừa bệnh cho giới văn phòng
18:06:29 01/10/2018
Trong vòng 2 tháng, nhóm bạn trẻ dưới sự 'chỉ huy' của Lê Đàm Hồng Lộc đã sáng tạo ứng dụng Mind Your Neck, giúp người sử dụng điều chỉnh tư thế, 'tập thể dục' nhằm giảm các tác hại bệnh lý ở đốt sống cổ.
Bối rối cơ chế đặc thù đào tạo các ngành hút nhân lực
18:00:37 01/10/2018
Dù đã trải qua gần một năm Bộ GD-ĐT cho phép các trường ĐH có cơ chế đào tạo đặc thù nhân lực ngành du lịch và công nghệ thông tin nhưng thực tế triển khai gần như chưa có kết quả.
Nhận thức rõ nội dung và cơ chế tự chủ
17:54:47 01/10/2018
Theo PGS.TS Trần Quốc Toản - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, vấn đề tự chủ của các cơ sở giáo dục - đào tạo nói chung, nhất là của các cơ sở giáo dục đại học đã được đề cập trong các văn bả...
Một học sinh lớp 3 phải gánh hơn 20 cuốn sách
17:52:54 01/10/2018
Chỉ tính những cuốn cần thiết nhất, một học sinh (HS) lớp 3 đã học hơn 20 cuốn/năm học.
Đắk Lắk: Khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2018
17:37:59 01/10/2018
Sáng nay 01-10, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2018 với chủ đề “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân”.
Vẫn có người phản đối “Sữa học đường", vì sao?
17:21:58 01/10/2018
Đề án sữa học đường có mục tiêu tốt nhưng nhiều luồng thông tin “tam sao thất bản” đã khiến nhiều phụ huynh nói không với chương trình này. Cũng có những phụ huynh khác bày tỏ ý kiến rất bức xúc trên mạng xã hội. Sao người ta sợ đấu thầ...
Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ có những giải pháp như thế nào?
17:14:48 01/10/2018
Trong năm tới, kỳ thi THPT quốc gia được cải tiến theo hướng đảm bảo phản ánh đúng thực chất kết quả việc dạy và học của các trường phổ thông.
Chuẩn mực đạo đức bị quy thành tiền: Có nên áp dụng?
17:08:18 01/10/2018
Trong dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, tất cả các lỗi chửi, đánh học sinh, ép học thêm… đều bị quy thành tiền.
Những chính sách giáo dục nổi bật nào có hiệu lực từ tháng 10
17:03:15 01/10/2018
Giáo sư phải có ít nhất 3 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế; Giáo viên sẽ được đánh giá theo 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí hay bỏ giới hạn tuổi với giám đốc trung tâm ngoại ngữ, tin học là những chính sách giáo dục nổi bật có hiệu lực t...
Một câu nói phạt 5-7 tháng lương: Ai dám đi dạy?
16:37:20 01/10/2018
Dự thảo quy định về người có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học có thể bị phạt 10 - 30 triệu đồng và phải xin lỗi công khai vấp phải phản ứng trong cộng đồng giáo viên. TS. Nguyễn Tùng Lâm cũng cho rằng quy định phạt trong mô...
Tuần lễ học tập suốt đời: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục
16:33:00 01/10/2018
Sáng 1/10, tại Trường tiểu học Phù Việt, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cùng Phòng GD&ĐT huyện Thạch Hà tổ chức lễ phát động “Tuần lễ hưởng hứng học tập suốt đời năm 2018”.
Sữa học đường: Nhân văn nhưng vì sao vẫn băn khoăn?
16:22:37 01/10/2018
Năm 2018 - 2019, Sở GD&ĐT Hà Nội bắt đầu triển khai chương trình "Sữa học đường" theo hình thức tự nguyện. Tuy nhiên, dù chương trình mới đang ở giai đoạn khảo sát ý kiến phụ huynh nhưng hiện nay đã có nhiều vướng mắc.
Kỷ niệm ngày Khuyến học Việt Nam 2/10: Xây dựng xã hội học tập là con đường duy nhất đến với cách mạng 4.0
15:58:11 01/10/2018
“Xây dựng Công dân học tập, Đơn vị học tập và Xã hội học tập ở Việt Nam là con đường duy nhất đến với cách mạng 4.0” - GS.TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã khẳng định như vậy.
Tám lợi ích từ việc cho trẻ chơi video game
13:04:52 01/10/2018
Trò chơi điện tử không chỉ dạy trẻ sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, làm lãnh đạo mà còn truyền cảm hứng tìm hiểu văn hóa, lịch sử.
Học tiếng Anh: Ôn lại những từ 90% người Việt phát âm sai (P2)
12:57:37 01/10/2018
Tiếp nối video đầu tiên bóc tách các lỗi phát âm phổ biến, hôm nay chúng ta sẽ sang các âm tiếng Anh khó hơn và hãy thử xem bạn đọc đúng được bao nhiêu từ nhé!
Hà Nội: Tạm lùi thời gian đấu thầu đề án sữa học đường
12:52:43 01/10/2018
Theo lịch, hôm nay (ngày 1/10) là ngày đóng thầu đề án sữa học đường của Hà Nội. Tuy nhiên, trao đổi với PV Dân trí trưa nay, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, tạm lùi thời gian đấu thầu đến ngày 10/10.
Bạn đọc viết: “Quả ngọt” khi cho con đi học mầm non
12:48:41 01/10/2018
Vợ chồng tôi cưới nhau đến nay đã gần được 9 năm. Nhà tôi có hai cậu con trai, cậu anh nay đã vào lớp 2, còn cậu em đã gần 3 tuổi. Chồng tôi giờ đây vẫn thỉnh thoảng đùa nhau “mình nhàn rồi em ạ”.
Trải lòng của cô giáo bắt học sinh ngậm bút
11:08:10 01/10/2018
Cô giáo có 11 năm dạy tiểu học ở Huế nói việc yêu cầu học sinh ngậm bút chỉ xảy ra trong vài phút cuối giờ để giữ an toàn cho các em.
‘Robot giáo dục’ đang làm cha mẹ thay phụ huynh Trung Quốc
11:02:57 01/10/2018
Ở trường mẫu giáo, Seven Kong, 3 tuổi chơi cùng các bạn, còn ở nhà, bạn thân nhất của cậu là một con robot hình bầu dục, màu vàng chanh có tên là BeanQ.
Nỗ lực của anh chàng tìm ra phương pháp chống ung thư khi mới 15 tuổi
10:03:17 01/10/2018
Jack Andraka (sinh năm 1997) nổi tiếng thế giới khi tìm ra phương pháp phát hiện ung thư từ năm 15 tuổi.
Bên trong khu ký túc xá tồi tàn hơn 100 tuổi tại Nhật Bản
09:52:00 01/10/2018
Ký túc xá Yoshida, thuộc ĐH Kyoto, được xây dựng từ năm 1913. Sau hơn một thế kỷ, khu nhà đã xuống cấp trầm trọng nhưng vẫn được cho thuê với mức giá 2.500 yên/tháng.
Miễn học phí THCS là cú hích lớn với giáo dục phổ thông
09:11:33 01/10/2018
Để nâng cao trình độ học vấn tối thiểu cho người dân, hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có VN, chọn phương thức giáo dục bắt buộc và miễn học phí để mọi người được đi học, ít nhất đạt trình độ giáo dục bắt buộc.
Làm mới những tiết học nghề khô khan
09:06:46 01/10/2018
Chỉ sau một tiết học 45 phút, người học hoàn toàn có thể thành thạo kỹ năng của nghề mình học, như trưng bày hàng hóa siêu thị, kê khai thuế giá trị gia tăng, lắp ráp mạch xung cho dàn đèn... với sự hứng thú.