Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018

Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục: “Không phải cứ giáo viên đánh vào tay học sinh là phạt 30 triệu đồng”

Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh Tra Bộ GD&ĐT cho biết, xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục, không có chuyện “phạt nguội” như giao thông. Khi xử phạt phải xem xét đâu là động cơ, hành vi, mục đích chứ không phải cứ “đè” ra phạt, không phải cứ giáo viên đánh vào tay học sinh là phạt 30 triệu đồng”.

Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo đang được lấy ý kiến.

Có lạm dụng để “đè” giáo viên ra xử phạt?

Theo dự thảo Nghị định, tổ chức, cá nhân có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học bị phạt 10-20 triệu; xâm phạm thân thể người học 20-30 triệu đồng. Đi kèm mức phạt này, người vi phạm phải xin lỗi công khai, nếu là giáo viên có thể bị đình chỉ dạy từ 1-6 tháng.

Quy định này đã gây ra nhiều ý kiến trong giáo viên, như vậy là sẽ có chuyện lạm dụng để “đè” giáo viên ra xử phạt?

Cô giáo Bích Phượng (Hà Nội) cho rằng, Nghị định cần xác định rõ hành vi nào là xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người học. Một câu mắng học sinh cũng xử phạt thì ai dám đi dạy nữa. Nếu đưa ra quy định phạt như vậy thì giáo viên chả ai dám có ý kiến với học sinh.

Theo ý kiến nhiều giáo viên, không phải học sinh nào cũng ngoan, nghe lời thầy cô. Thậm chí, nhiều em hư, mắng chửi cô. Chả nhẽ, vì lo phạt tiền cô không dám nói lại gì sao, thế làm sao mà dạy được học sinh.

Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục: Không phải cứ giáo viên đánh vào tay học sinh là phạt 30 triệu đồng - Hình 1

Theo Dự thảo Nghị định: “Giáo viên đánh học sinh có thể bị phạt 30 triệu”

Không có chuyện “phạt nguội” như giao thông

Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh Tra Bộ GD&ĐT cho biết, Nghị định số 138/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục được ban hành năm 2013. Sau 5 năm, Nghị định đã bộc lộ rõ những bất cập và tình hình thực tiễn có nhiều thay đổi đòi hỏi phải sửa chữa, bổ sung.

Dự thảo Nghị định mới cần bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong

Ông Nguyễn Huy Bằng cho biết: “Theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, các tổ chức cá nhân có liên quan hành vi vi phạm trên lãnh thổ Việt Nam đều có thể bị xử phạt. Tuy nhiên, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính quy định cán bộ, công chức, viên chức đang thi hành công vị thì không bị xử phạt hành chính mà áp dụng pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức”.

lĩnh vực giáo dục và pháp luật có liên quan, quan sát tình hình thực tế và đặc thù giáo dục, bảo đảm tính khả thi.

Mục đích ban hành Nghị định này, trước hết để cho các chủ thể liên quan đến giáo dục thấy việc nào không được làm, nếu làm sẽ có nguy cơ bị phạt thế nào để tránh, chứ không chỉ nhằm để phạt nhiều.

Đối với, mức phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học bị phạt 10-20 triệu; xâm phạm thân thể người học 20-30 triệu đồng…

Ông Bằng cho rằng, bên cạnh mức xử phạt giáo dục còn có quy định đối với phụ huynh, nếu xúc phạm giáo viên cũng bị xử phạt theo quy định như vậy. Đây là công cụ để cảnh báo, để bảo vệ giáo viên, để không vi phạm nặng hơn nữa.

Tuy nhiên, ông Bằng cho rằng, thực tế, giáo viên đi dạy cũng không tránh khỏi việc nổi nóng, quát học sinh…hình thức vi phạm tới mức độ nào, phạt như thế nào đều phải xem xét một cách cụ thể.

Trước đây Nghị định 138 đã nêu rất rõ về xử phạt các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học bị phạt, nay ban soạn thảo cũng đã cân nhắc rất kỹ, cụ thể hơn, phân biệt rõ hành vi, xúc phạm danh dự nhân phẩm và xâm phạm thân thể. Ví dụ: người ta nói xúc phạm danh dự, có thể chửi bới, nói to nhưng trong luật không thể quy định cụ thể là chửi được; hay cô giáo véo tai học sinh quy định cụ thể phạt bao nhiêu tiền được?

Ngày xưa giáo viên cầm thước vụt vào tay học trò, giờ không khuyến khích, nhưng không có nghĩa ngày nay giáo viên cầm thước đánh vào tay học sinh lại bị phạt 30 triệu. Trong khi đó, quy định hiện nay lại không chấp nhận việc tác động thân thể học sinh.

Có một hình thức nữa đã xảy ra trong thực tế, là cô không đánh học sinh, nhưng cho 3-4 học sinh lên tát vào mặt bạn hay liếm ghế…thì phải phạt nặng, phải hạn chế, một sự việc gây bức xúc cho xã hội rất lớn với một hành vi không chấp nhận được. Dự thảo Nghị định đã tăng mức phạt với hành động động này. Chính vì vậy, cần có tập huấn kỹ cho người có thẩm quyền xử phạt như thanh tra giáo dục, UBND các cấp…

Theo ông Bằng, trong xử phạt hành chính giáo dục, không có chuyện “phạt nguội” như giao thông. Khi xử phạt cũng phải xem xét đâu là động cơ, hành vi, mục đích chứ không phải cứ “đè” ra phạt, không phải cứ giáo viên đánh vào tay học sinh là phạt 30 triệu.

“Trong dự thảo, việc quy định mức phạt chỉ là một biện pháp tác động. Bên cạnh đó còn biện pháp xử phạt bổ sung, khắc phục hậu quả nên đã cân nhắc thay đổi. Có hành vi nâng mức phạt, có hành vi giảm mức phạt. Theo Luật xử lý vi phạm hành chính thì mức phạt cao nhất đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức là 100 triệu đồng. Tuy nhiên, trong dự thảo chưa có hành vi nào dự kiến áp dụng mức cao nhất này” – ông Bằng cho hay.

Ông Bằng cho rằng, về mặt thực tiễn từ các địa phương và các cơ sở giáo dục cho thấy, Nghị định 138 bộc lộ nhiều bất cập như: Mức phạt tiền của một số hành vi không có tính răn đe; thiếu một số biện pháp khắc phục hậu quả; thiếu một số hành vi; một số hành vi chưa rõ ràng…

Đây là nguyên nhân dẫn đến tình hình vi phạm pháp luật về giáo dục diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục (ví dụ như: Tổ chức hoạt động giáo dục không được cấp phép; xác định chỉ tiêu tuyển và tuyển sinh không đúng quy định; tình trạng lạm thu; dạy thêm học thêm không đúng quy định; bạo hành trẻ em; tư vấn du học, quản lý, cấp phát văn bằng chứng chỉ sai quy định…). Nghị quyết 63 của Quốc hội cũng nhấn mạnh việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giáo dục và đào tạo.

Hồng Hạnh

Theo Dân trí

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Chi gần 2,8 tỷ đồng tiền chế độ cho giáo viên Mầm non hợp đồng

Thanh Hóa: Chi gần 2,8 tỷ đồng tiền chế độ cho giáo viên Mầm non hợp đồng

14:47:45 03/10/2018

Tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt giao bổ sung gần 2,8 tỷ đồng kinh phí thực hiện chi trả chế độ cho lao động hợp đồng giáo viên dạy Mầm non thuộc thành phố Thanh Hóa năm 2018.
Nữ sinh Anh bị phạt vì mặc váy lộ đường cong cơ thể

Nữ sinh Anh bị phạt vì mặc váy lộ đường cong cơ thể

10:37:44 03/10/2018

Chiếc váy ngang đầu gối được cho là phù hợp với những học sinh có hình thể mảnh mai hơn.
'Không cần du học để giỏi tiếng Anh'

'Không cần du học để giỏi tiếng Anh'

10:33:06 03/10/2018

Theo Giám đốc Quốc gia Cambridge Assessment English, nhiều người giỏi ngoại ngữ nhờ chủ động thực tập các kỹ năng, chứ không chỉ chờ vào bài học trong lớp.
ĐH Quốc gia TPHCM bắt đầu lộ trình chuyển sang mô hình tự chủ

ĐH Quốc gia TPHCM bắt đầu lộ trình chuyển sang mô hình tự chủ

10:25:15 03/10/2018

ĐH Quốc gia TPHCM đã mạnh dạn đăng ký thí điểm triển khai đề án đổi mới cơ chế hoạt động và tài chính đơn vị sự nghiệp công lập. Theo lộ trình chuyển sang mô hình tự chủ này sẽ triển khai trong 2 giai đoạn, trong đó Trường ĐH Công nghệ ...
Học tiếng Anh: Cách phân biệt đơn giản "Gone to" với "been to"

Học tiếng Anh: Cách phân biệt đơn giản "Gone to" với "been to"

10:12:39 03/10/2018

“Been to” và “Gone to” đều mang nghĩa là đã đi đâu đó, nhưng "been to" và "gone to" lại có ý nghĩa rất khác nhau trong tiếng Anh nên khi mình dùng sai, người nước ngoài sẽ cảm thấy rất khó hiểu. Bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng khám ph...
Giáo viên lên tiếng về mặt trái của dạy thêm, học thêm

Giáo viên lên tiếng về mặt trái của dạy thêm, học thêm

10:03:03 03/10/2018

Chưa bao giờ dạy thêm, học thêm lại được dư luận quan tâm đặc biệt như hiện nay. Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đã dành một mục quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về dạy thêm. Thông tư 17...
Thạc sĩ báo chí 9X tại Anh nói về sốc văn hóa

Thạc sĩ báo chí 9X tại Anh nói về sốc văn hóa

09:57:41 03/10/2018

Tốt nghiệp cử nhân, Phan Thanh Tùng (sinh năm 1992) xuất sắc giành học bổng thạc sĩ toàn phần Chevening danh giá của Bộ Ngoại giao Anh niên khóa 2017-2018. Theo Tùng, du học một năm không hẳn sẽ “dễ thở” hơn du học nhiều năm và sốc văn ...
Góc khuất của Đề án học tiếng Anh với người bản xứ

Góc khuất của Đề án học tiếng Anh với người bản xứ

08:31:36 03/10/2018

Vì sự bất minh trong tỉ lệ ăn chia giữa những người có trách nhiệm liên quan và sĩ số lớp học quá đông dẫn đến việc học của học sinh kém hiệu quả...
Học trò không được lưu ban, giáo viên cũng khổ

Học trò không được lưu ban, giáo viên cũng khổ

08:28:04 03/10/2018

Chưa bao giờ, chuyện ở lại lớp với những học sinh chưa đạt yêu cầu về kiến thức, kĩ năng lại khó khăn đến như vậy.
Phụ huynh trường Lâm Văn Bền bức xúc trước những khoản thu vô lý

Phụ huynh trường Lâm Văn Bền bức xúc trước những khoản thu vô lý

08:24:18 03/10/2018

Đại diện cha mẹ học sinh đã lên tiếng trước những khoản thu bất hợp lý nhưng nhà trường nói chỉ dự trù thu.
Giáo sư, Tiến sỹ đi đâu?

Giáo sư, Tiến sỹ đi đâu?

08:18:00 03/10/2018

Nhiều Tiến sỹ, Giáo sư, phó giáo sư, nhưng việc sử dụng họ thế nào, là một vấn đề hết sức quan trọng. Và đã dùng, thì đối xử với họ như thế nào, lại còn quan trọng hơn.
Đánh học sinh, phạt tiền: “Giáo viên không phải đi buôn trốn thuế”

Đánh học sinh, phạt tiền: “Giáo viên không phải đi buôn trốn thuế”

08:13:52 03/10/2018

Một số vi phạm liên quan đến chuẩn mực, đạo đức nhà giáo đều bị quy thành tiền phạt là việc không nên, có thể tạo ra những áp lực cho giáo viên.
Kiến nghị miễn học phí học tập môn học giáo dục quốc phòng-an ninh

Kiến nghị miễn học phí học tập môn học giáo dục quốc phòng-an ninh

21:28:41 02/10/2018

Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương phối hợp chặt chẽ với Bộ GD&ĐT, các bộ ngành có liên quan xây dựng phương án miễn học phí học tập môn học Giáo dục quốc phòng - An ninh cho HSSV trình Thủ tướng Chính phủ.
Cần khéo léo trong thực hiện xã hội hóa giáo dục

Cần khéo léo trong thực hiện xã hội hóa giáo dục

21:22:26 02/10/2018

Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh cho rằng, việc thực hiện huy động xã hội hóa để đóng góp cho nhà trường là việc làm tốt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhưng phải khéo léo bởi không phải gia đình nào cũng có thể đóng góp như nhau, làm sao ...
GS Nguyễn Minh Thuyết: Chương trình mới không hướng tới thực hiện nền giáo dục đồng phục

GS Nguyễn Minh Thuyết: Chương trình mới không hướng tới thực hiện nền giáo dục đồng phục

21:13:34 02/10/2018

Dự kiến trong tháng 10, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được ban hành. GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình có những chia sẻ về triết lý giáo dục của chương trình này.
'Sốc': học sinh Tiểu học bị 'tra tấn thị giác' khi trang web thi Violympic xuất hiện tràn lan ảnh nội y và quảng cáo nóng mắt

'Sốc': học sinh Tiểu học bị 'tra tấn thị giác' khi trang web thi Violympic xuất hiện tràn lan ảnh nội y và quảng cáo nóng mắt

20:18:20 02/10/2018

Là một cuộc thi mang tính chất giáo dục và cạnh tranh gay gắt, ấy vậy mà, khi click vào trang web chính tổ chức cuộc thi, rất nhiều những hình ảnh nội y và quảng cáo phản cảm không phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, trung học xuất ...
Buồn vui nghề dạy trẻ

Buồn vui nghề dạy trẻ

20:14:33 02/10/2018

Có nhiều người nghĩ rằng, đi dạy mầm non chủ yếu là dạy trẻ múa hát. Thực ra không phải vậy. Có rất nhiều kỹ năng giáo viên mầm non phải có. Có rất nhiều kiên nhẫn, hy sinh. Vậy nên, không yêu nghề, mến trẻ thì không thể làm được nghề n...
Miễn học phí cho học sinh THCS: Xử lý nghiêm nếu thu trái quy định

Miễn học phí cho học sinh THCS: Xử lý nghiêm nếu thu trái quy định

20:09:09 02/10/2018

Mới đây, Chính phủ đã thống nhất chủ trương thực hiện chính sách miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở (THCS) trường công lập và hỗ trợ đóng học phí ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập, đặc b...
Ngày hội giáo dục đại học Pháp

Ngày hội giáo dục đại học Pháp

20:05:24 02/10/2018

Ngày hội giáo dục đại học Pháp lần thứ 5 do Campus France Vietnam – Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức nhằm giúp sinh viên tìm hiểu thông tin về du học Pháp, sẽ diễn ra tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Nữ sinh Malaysia tự tử vì áp lực thi cử, để lại 4 lá thư tuyệt mệnh

Nữ sinh Malaysia tự tử vì áp lực thi cử, để lại 4 lá thư tuyệt mệnh

18:19:20 02/10/2018

Ngay trước kỳ thi tốt nghiệp THCS, nữ sinh 15 tuổi người Malaysia nhảy xuống từ cửa sổ phòng riêng. Em để lại 4 lá thư tuyệt mệnh cho bố mẹ, bạn bè, giáo viên.
Không phục vụ hai mục đích, đề thi THPT quốc gia 2019 sẽ thế nào?

Không phục vụ hai mục đích, đề thi THPT quốc gia 2019 sẽ thế nào?

18:14:49 02/10/2018

Đề thi THPT quốc gia 2019 sẽ có nội dung như thế nào khi kỳ thi không còn phục vụ hai mục đích như những năm trước. Đây là mối quan tâm, băn khoăn của nhiều học sinh, giáo viên.
Ấm áp ngôi nhà chung của học sinh dân tộc thiểu số Hà Tĩnh

Ấm áp ngôi nhà chung của học sinh dân tộc thiểu số Hà Tĩnh

18:11:20 02/10/2018

Trường THCS và THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh từ lâu đã là ngôi nhà đặc biệt của học sinh người dân tộc thiểu số Hà Tĩnh. Nơi đây quy tụ hàng trăm em học sinh đến từ hơn 10 dân tộc với nhiều hoàn cảnh khác nhau cùng học tập và lớn lên.
Hôm nay, chính thức mở vòng 2 thi giải Toán tiếng Việt qua mạng Internet năm học 2018-2019

Hôm nay, chính thức mở vòng 2 thi giải Toán tiếng Việt qua mạng Internet năm học 2018-2019

18:05:16 02/10/2018

Ban tổ chức cuộc thi giải Toán, Vật lí qua mạng Internet - ViOlympic năm học 2018-2019 vừa chính thức thông báo, vòng thi thứ 2 các môn ViOlympic Toán tiếng Việt, Toán tiếng Anh và Vật lí lần lượt được mở vào 8h00 các ngày 2/10, 3/10 và...
“Lớp học xanh - Lớp học mở” của cô hiệu trưởng

“Lớp học xanh - Lớp học mở” của cô hiệu trưởng

18:02:04 02/10/2018

Mô hình “Lớp học xanh - Lớp học mở” được cô Lâm Hồng Lãm Thúy ấp ủ khi còn là hiệu phó Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng. Năm 2015, khi cô Thúy về nhận công tác tại Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TPHCM thì mô hình này được triển ...
Sẽ xoá độc quyền trong xuất bản sách giáo khoa

Sẽ xoá độc quyền trong xuất bản sách giáo khoa

17:55:46 02/10/2018

“Sắp tới việc xoá độc quyền sẽ được thực hiện khi đã có 5 NXB in ấn SGK. Theo đó, cũng huy động nhiều nguồn lực xã hội hoá để tổ chức biên soạn SGK” - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Hữu Độ cho biết.
Phản đối Chương trình “Sữa học đường” là thiếu thiện chí

Phản đối Chương trình “Sữa học đường” là thiếu thiện chí

17:51:15 02/10/2018

Những ngày vừa qua, dư luận xôn xao và có nhiều ý kiến trái chiều về Chương trình “Sữa học đường” sẽ được áp dụng vào năm học 2018 - 2019 trên địa bàn Hà Nội.
Vì sao chỉ 0,1% thủ khoa được tuyển dụng vào làm việc tại Hà Nội?

Vì sao chỉ 0,1% thủ khoa được tuyển dụng vào làm việc tại Hà Nội?

17:42:39 02/10/2018

Qua 16 năm tuyên dương 1705 thủ khoa thông qua con đường xét tuyển đạc cách, năm ngoái vào dịp này, Sở Nội vụ cũng đã có báo cáo có 186 thủ khoa xuất sắc đã được tuyển dụng về làm việc tại các cơ quan của Thành phố Hà Nội.
Những bức ảnh kể chuyện kỹ năng thanh niên thế giới của UNESCO

Những bức ảnh kể chuyện kỹ năng thanh niên thế giới của UNESCO

16:17:56 02/10/2018

Bức ảnh chụp cô gái trẻ 23 tuổi người Việt Nam nhiễm chất độc da cam đã đoạt giải Nhì trong cuộc thi ảnh nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Kỹ năng thanh niên thế giới năm 2018 của UNESCO-UNEVOC.
Thanh Hóa: Tiền trường lên tới 1.5 triệu, phụ huynh và nhà trường bất đồng "tự nguyện"

Thanh Hóa: Tiền trường lên tới 1.5 triệu, phụ huynh và nhà trường bất đồng "tự nguyện"

16:11:53 02/10/2018

Phụ huynhTrường Mầm non Hoa Mai, phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa được đề nghị đóng tiền xã hội hóa (XHH) theo hình thức cào bằng với mức từ 600 nghìn đến 1,5 triệu đồng.
Có người Việt nào không muốn tăng chiều cao?

Có người Việt nào không muốn tăng chiều cao?

16:04:51 02/10/2018

Chương trình sữa học đường với mục đích giảm tối đa trình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ em đã được Chính phủ quyết từ cách đây 2 năm, nay lại được “bàn ra tán vào” trên nhiều kênh truyền thông mạng.
Cô giáo cho học sinh ngậm bút chì: Cảm thông hay lên án?

Cô giáo cho học sinh ngậm bút chì: Cảm thông hay lên án?

16:01:01 02/10/2018

Để giữ trật tự trong lớp, một cô giáo ở Huế đã cho học sinh lớp 1 ngậm ngang cây bút chì trong vài phút. Cách xử lý này sau đó dẫn đến nhiều ý kiến tranh luận trái chiều trong cả giáo viên lẫn phụ huynh.
Quảng Ngãi: Nhiều HS tử vong do đuối nước, toàn tỉnh chỉ có 6 điểm trường có bể bơi

Quảng Ngãi: Nhiều HS tử vong do đuối nước, toàn tỉnh chỉ có 6 điểm trường có bể bơi

15:45:01 02/10/2018

Chỉ trong 8 tháng năm 2018, tại tỉnh Quảng Ngãi xảy ra 18 vụ đuối nước khiến 24 người tử vong, trong đó phần lớn nạn nhân là học sinh bậc Tiểu học, THCS. Nhiều năm liền số học sinh đuối nước ở Quảng Ngãi đều ở mức cao, tuy nhiên đề án đ...
Bộ GD&ĐT: Để học sinh viết vào SGK, hiệu quả dạy học sẽ không cao

Bộ GD&ĐT: Để học sinh viết vào SGK, hiệu quả dạy học sẽ không cao

15:41:45 02/10/2018

Trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về việc xuất bản, phát hành sách giáo khoa (SGK) ngày 1/10, Bộ GD&ĐT cho biết, nếu trong dạy học giáo viên cho học sinh trả lời bằng cách viết, vẽ trực tiếp vào SGK rồi đánh giá kết quả là "đúng hay...
Kỷ niệm 22 năm ngày thành lập Hội Khuyến học Việt Nam: Khuyến học, khuyến tài đưa đất nước đi lên

Kỷ niệm 22 năm ngày thành lập Hội Khuyến học Việt Nam: Khuyến học, khuyến tài đưa đất nước đi lên

15:38:07 02/10/2018

Nhằm tri ân các cá nhân, tổ chức làm công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập cả nước, sáng nay 2/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức buổi lễ kỷ niệm 22 năm ngày thành lập Hội Khuyến học Việt Nam t...
Nhà trường không được ép học sinh mua sách tham khảo

Nhà trường không được ép học sinh mua sách tham khảo

14:52:23 02/10/2018

Giáo viên không được sử dụng nội dung vượt quá chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình trong sách tham khảo để kiểm tra học sinh.
Thầy giáo ở Sài Gòn tát, đá học sinh

Thầy giáo ở Sài Gòn tát, đá học sinh

14:48:11 02/10/2018

Nhóm học trò lớp 5 trường Tiểu học Lương Thế Vinh bị thầy giáo 49 tuổi "đụng tay đụng chân" vì không tập trung học, nói leo.
Chọn phương pháp tiếp cận tiếng Anh cho trẻ theo độ tuổi

Chọn phương pháp tiếp cận tiếng Anh cho trẻ theo độ tuổi

14:43:36 02/10/2018

Trẻ 0-3 tuổi chưa có khả năng suy luận khái niệm trừu tượng nên cần học thông qua những thứ có thể nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm.
Học tiếng Nhật: 10 chữ Kanji cơ bản "bắt buộc phải nhớ"

Học tiếng Nhật: 10 chữ Kanji cơ bản "bắt buộc phải nhớ"

12:45:23 02/10/2018

Kanji là nỗi sợ hãi đối với hầu hết những người học tiếng Nhật và đã có không ít người phải từ bỏ con đường chinh phục tiếng Nhật giữa chừng. Nhưng sự thật, Kanji có đáng sợ như vậy không ? Hay bạn chưa có phương pháp học đúng đắn? Học ...
Thi THPT quốc gia chủ yếu nhằm mục đích thi tốt nghiệp: Học sinh lớp 12 học như thế nào?

Thi THPT quốc gia chủ yếu nhằm mục đích thi tốt nghiệp: Học sinh lớp 12 học như thế nào?

12:40:41 02/10/2018

Chỉ mới tiếp cận những thông tin mới nhất về mục tiêu kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 qua truyền thông nên lãnh đạo các trường THPT vẫn khẳng định dạy và học như lộ trình đã công bố trước đây.
Số người thất nghiệp có trình độ ĐH và sau ĐH giảm

Số người thất nghiệp có trình độ ĐH và sau ĐH giảm

12:36:46 02/10/2018

Tổng cục Thống kê phối hợp Bộ LĐ-TB-XH công bố bản tin cập nhật thị trường lao động VN quý 2 năm nay. Điểm chung đáng lưu ý là so với quý 1 và cùng kỳ năm ngoái, số lượng và tỷ lệ thất nghiệp nói chung giảm nhẹ.
Chẳng cần đòn roi, bố mẹ hãy áp dụng ngay 4 cách phạt con dưới đây để khiến trẻ răm rắp nghe lời

Chẳng cần đòn roi, bố mẹ hãy áp dụng ngay 4 cách phạt con dưới đây để khiến trẻ răm rắp nghe lời

10:32:59 02/10/2018

Cách dạy con bằng đòn roi chưa bao giờ là tốt cho tâm lý và sự phát triển của trẻ. Thay vào đó, hãy học ngay 4 cách phạt đầy khoa học được những ông bố bà mẹ thông thái áp dụng và hiệu quả tuyệt vời, các bé sẽ răm rắp nghe lời.

Related Posts:

  • Ai sẽ là quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20?Đúng 8h, Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 diễn ra truyền hình trực tiếp từ trường quay S14 Đài Truyền hình Việt Nam và các điểm cầu tại các tỉnh Ninh Bình, Đắk Lắk, Quảng Trị và Hà Nội.  Bốn ứng viên ngôi vị q… Read More
  • Gói Hà Nội vào trong chiếc hộp Điểm nhấn và tính nhân văn của dự án phi lợi nhuận còn được thể hiện qua việc trao tặng hộp cho những em nhỏ đang điều trị ở các cơ sở y tế tại Hà Nội. Tương ứng với mỗi một chiếc hộp được mua, sẽ có một chiếc hộp tương tự đ… Read More
  • Cô gái khuyết tật mở thư viện miễn phí Thúy Nga nhớ lại: “Vào một ngày mùa hè năm 1998, căn bệnh viêm đa khớp bất ngờ ập xuống đời tôi. Bác sĩ bảo bệnh của tôi không thể chữa trị dứt điểm mà phải sống chung với nó. Căn bệnh khủng khiếp tàn phá từng khớp xương và … Read More
  • Tết Trung thu sớm với thiếu nhi Mèo Vạc Đoàn đã đến thăm, giao lưu tại các địa điểm: Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Pả Vi; Trung tâm Y tế huyện Mèo Vạc; Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Mèo Vạc. Ban tổ chức đã trao tặng 2.400 cặp bánh trung thu, 2.… Read More
  • Cô học trò nghèo Êđê nhường xe đạp cho bạn Thầy Nguyễn Văn Thương, Tổng phụ trách Đội Trường THCS Tô Vĩnh Diện (xã Ea Drông, thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk) cho biết, H’Soát Niê Kdăm (học sinh lớp 8A3) vừa có hành động đẹp khi nhường lại xe đạp được tặng cho bạn cùng lớp. Đ… Read More