Các chuyên gia giáo dục Australia lo ngại nhiều giáo viên nước ngoài kém chất lượng được thuê dạy tiếng Anh ở các quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc sẽ kéo theo hệ lụy.
Một báo cáo gần đây của Tân Hoa xã cho biết 2/3 trong số 400.000 giáo viên nước ngoài ở Trung Quốc năm 2017 không đạt tiêu chuẩn giảng dạy. Thậm chí, một số người còn sử dụng visa trái phép.
Lynette Kim, Giám đốc của TESOL Australia (chương trình giảng dạy và đào tạo cán bộ giảng dạy Anh ngữ uy tín, đảm bảo hiệu quả theo chuẩn mực quốc tế, được đánh giá cao trên thế giới), chia sẻ với ABC rằng người nước ngoài trở thành giáo viên mà không được đào tạo chính quy có thể gây ra tác động tiêu cực lâu dài với cả học sinh và bản thân giáo viên đó.
Cụ thể, theo bà Kim, việc này có thể ảnh hưởng tới khả năng phát âm, âm sắc, khả năng hình thành câu và cả hứng thú học tiếng Anh của học sinh.
Bên cạnh đó, những người nước ngoài tới các nước châu Á làm giáo viên chỉ với mục đích kiếm thật nhiều tiền sẽ dần kiệt sức, căng thẳng và bắt đầu chán ghét việc dạy học.
Jake Sharp là một trong số giáo viên nước ngoài được đánh giá là chất lượng dạy tiếng Anh ở Việt Nam. Ảnh: ABC
Jake Sharp, từng sống tại thành phố Gold Coast, Australia, quyết định chuyển tới Việt Nam khi 27 tuổi. Giống như nhiều người trẻ Australia, Sharp muốn tận hưởng cuộc sống phiêu lưu ở một đất nước mới.
Hiện tại, anh là giáo viên tiếng Anh được công nhận. Sharp cho biết công việc mình đang làm ở Việt Nam có thu nhập tốt và nhiều người Australia quyết định ở lại lâu dài vì chi phí sinh hoạt ở đây thấp hơn nhiều so với xứ sở chuột túi.
Tuy vậy, một số trung tâm tiếng Anh ở Việt Nam lại thuê người nói tiếng Anh bản ngữ nhưng không có chuyên môn giảng dạy. Các trung tâm ít khi kiểm tra kỹ nền tảng kiến thức, trình độ, bằng cấp của người nước ngoài mà họ thuê.
Chấp nhận chịu phạt hơn thuê giáo viên trong nước
Kim cùng nhiều giáo viên khác chia sẻ với ABC rằng nhiều trường học ở châu Á thuê người nước ngoài làm giáo viên tiếng Anh vì họ là người da trắng.
“Mọi người thường nghĩ nếu bạn là người phương Tây thì nghiễm nhiên sẽ có hiểu biết chuẩn mực về văn hóa ở đó″, Kim nói.
Nathaniel Kempster, công dân mang 2 quốc tịch Anh – Pháp, đến Trung Quốc bằng visa du học năm 2006. Kempster được mời làm giáo viên tiểu học ngay ngày thứ hai ở Trung Quốc mà không cần một thị thực làm việc hợp lệ.
“Bạn không nhất thiết phải là người nói tiếng Anh bản ngữ để được trả lương hậu hĩnh, chỉ cần người phương Tây là đủ. Đó là tiêu chuẩn quan trọng nhất”, Kempster chia sẻ.
Giáo viên trẻ này dạy được 6 tháng trước khi bị các quan chức địa phương “sờ gáy”.
“Một buổi sáng thứ bảy, tôi đang dạy học như thường lệ. Đột nhiên, khoảng 10 người bước vào phòng với cả máy quay, ghi hình chúng tôi. Lũ trẻ vô cùng sợ hãi và không ai biết chuyện gì đang xảy ra. Đêm đó, tôi phải ở lại đồn cảnh sát”, Kempster chia sẻ.
Tuy nhiên, theo Kempster, các trường có giáo viên nước ngoài sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Vì thế, họ sẵn sàng chịu phạt hơn là thuê các giáo viên trong nước.
“Ở Trung Quốc, người phương Tây thường được đề cao. Thực tế, họ nghĩ bạn là người phương Tây, nghiễm nhiên sẽ giỏi tiếng Anh”, Kempster nói thêm.
Kempster, từng được thuê dạy tiếng Anh ở Trung Quốc, cho biết các trường có giáo viên nước ngoài sẽ kiếm được nhiều tiền hơn vì thế họ sẵn sàng chịu phạt.Ảnh: Supplied.
Ngoài ra, sự thiếu sót trong quá trình kiểm tra lý lịch không chỉ để lọt giáo viên trình độ kém, mà thậm chí cả tội phạm cũng không bị phát hiện.
Theo CGTN và Global Times, một nữ sinh viên ở Thượng Hải phát hiện Daniel William Hiers, giáo viên tiếng Anh ở trường đại học cô theo học, nằm trong danh sách 15 tội phạm bị truy nã gắt gao nhất nước Mỹ. Hiers nằm trong danh sách này từ tháng 3/2005 vì tội danh làm chết người và tội phạm xâm hại thể xác.
Lách luật vì sợ mất thời gian và tốn kém
Luật pháp Indonesia yêu cầu giáo viên tiếng Anh phải có bằng thạc sĩ và tối thiểu 5 năm kinh nghiệm giảng dạy trong một trường quốc tế. Tuy nhiên, những giáo viên đáp ứng các yêu cầu này không nhiều, trong khi nhu cầu học tiếng Anh lại tăng cao. Một số trường tìm cách đối phó với quy định.
Yusuf Muhyidin, Giám đốc giảng dạy thuộc Bộ Giáo dục Indonesia, cho biết các giáo viên không đủ trình độ thường lách luật.
“Nhiều lớp học ngôn ngữ thuê người nói tiếng Anh bản ngữ nhưng lại không muốn làm đúng thủ tục hoặc xin giấy phép của Bộ Giáo dục. Nguyên nhân là mất thời gian và tốn nhiều chi phí”, Yusuf chia sẻ.
Vị giám đốc cũng nói thêm rằng đây không phải vấn đề của riêng Bộ Giáo dục. Theo ông, cảnh sát cũng phải vào cuộc. Họ cần đưa những lao động bất hợp pháp như vậy ra tòa.
Giáo viên không đủ trình độ thường lách luật. Ảnh minh họa: Flickr.
Anya Filla-Dwehus, nữ công dân Australia, đã dạy tiếng Anh ở Trung Quốc 18 năm. Cô cho biết sẽ rất khó khăn để công dân nước ngoài làm công việc giảng dạy đáp ứng được những điều kiện mà chính phủ Trung Quốc đưa ra vì chúng rất nghiêm ngặt.
Theo ABC, thông tin về các quy định với giáo viên nước ngoài ở Trung Quốc có nhiều mâu thuẫn.
Một bài báo trên Tân Hoa xã xuất bản hồi tháng 7 cho biết mất ít nhất 4 tháng để hoàn tất quy trình pháp lý cho việc thuê giáo viên ngoại quốc. Bên cạnh đó, giáo viên nước ngoài phải có bằng cử nhân, 2 năm kinh nghiệm hoặc chứng chỉ giảng dạy để được cấp giấy phép lao động.
Tuy nhiên, Zhang Fucheng, Phó chủ tịch Đại học Yanshan, chia sẻ trên Tân Hoa xã rằng chưa có luật và quy định dành cho giáo viên nước ngoài ở Trung Quốc.
“Điều luật nên sớm được hoàn thiện để cải thiện các tiêu chuẩn và phương pháp tuyển dụng giáo viên nước ngoài, cũng như xác định tình trạng pháp lý, quyền và nghĩa vụ của họ”, ông Zhang nói.
Tiếng Anh – chìa khóa tiến vào tương lai
Việc học tiếng Anh phát triển nhanh chóng và vô cùng quan trọng ở châu Á trong vài thập kỷ gần đây. Công ty ngôn ngữ quốc tế Education First (EF) cho biết châu Á có dân số nói tiếng Anh (không phải người bản ngữ) cao thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau châu Âu.
Báo cáo năm 2017 của EF – dựa trên dữ liệu từ hơn một triệu người tham gia – cũng nhận thấy trình độ thành thạo tiếng Anh của người lớn có ảnh hưởng trực tiếp tới xếp hạng quốc gia trong Chỉ số Phát triển Con người (HDI) của Liên Hợp Quốc. Phát triển kinh tế tạo ra những nguồn lực và động lực mới để thúc đẩy việc học tiếng Anh.
Nhiều ông bố bà mẹ châu Á xem việc học tiếng Anh như yếu tố then chốt để có sự nghiệp thành công. Ở Trung Quốc, phụ huynh muốn con cái họ thông thạo tiếng Anh và có thể phát âm giống hệt người nước ngoài.
Nhiều trung tâm ngoại ngữ lừa đảo, hoạt động bát nháo Nhiều sinh viên cho rằng chất lượng giảng dạy ở không ít trung tâm ngoại ngữ rất kém. Giáo viên thường không được đào tạo sư phạm, hành xử thiếu chuẩn mực.
Theo Zing
Tin mới nhất

Thấy con có năng khiếu, mẹ nên cho con học 5 loại nhạc cụ này càng sớm càng tốt
19:57:04 17/10/2018
Theo các nghiên cứu khoa học thì học chơi nhạc cụ là một trong những cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển trí tuệ.
Khoảng 40% học sinh tiểu học được học từ 4 tiết tiếng Anh/tuần
18:57:59 17/10/2018
Tính đến năm học 2017 - 2018, chương trình tiếng Anh 10 năm đã triển khai tại 63 tỉnh thành, với trên 90% học sinh các lớp 3, 4, 5 và khoảng 40% trong đó học từ 4 tiết/tuần trở lên.
Tầm quan trọng của chứng nhận NEASC và CIS đối với trường quốc tế tại Việt Nam
18:53:21 17/10/2018
New England Association of Schools and Colleges (NEASC) và Council Of International Schools (CIS) là 2 tổ chức kiểm định giáo dục danh giá, uy tín và có lịch sử lâu đời trên thế giới.
Đề nghị chia sẻ dữ liệu tuyển sinh
18:50:20 17/10/2018
Để thực hiện luật giáo dục nghề nghiệp và đề án 'Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025', Bộ LĐ-TB-XH mới đây tiếp tục gửi công văn tới Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng hệ thống c...
Cha mẹ dạy gì cho con?: Dạy theo cách… không dạy gì hết
18:46:43 17/10/2018
Hãy dạy con bằng cuộc sống, cách sống của mình. Dạy con bằng cách... không dạy gì hết. Cha mẹ tìm ra chính mình, thì sẽ luôn yên tâm khi dạy con mình. Đó là chia sẻ của ông Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục IRED.
'Em mong tiếp tục trải nghiệm những tiết học sáng tạo'
18:42:29 17/10/2018
Tham gia một tiết học sáng tạo, học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (TP.HCM), hào hứng cho biết: Không chỉ học để hiểu kiến thức mà chúng em còn biết những kiến thức được sử dụng như thế nào. Chúng em mong thầy cô tiếp tục tạo điều kiện để ...
Công nhận văn bằng: Chặt quá thành phiền phức
18:38:29 17/10/2018
Sau một số lùm xùm về bằng cấp do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp của cán bộ quản lý nhà nước, việc công nhận văn bằng trong nước càng được kiểm soát chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, vì quá lo lắng 'lọt lưới' các trường hợp bằng dởm mà nhiều người...
Đào tạo nghề phải đúng với địa chỉ sử dụng
18:33:31 17/10/2018
Tại Hội thảo 'Kết nối doanh nghiệp với các trường đào tạo nguồn nhân lực', ông Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, chia sẻ: Hình thức phổ biến và hiệu quả nhất là doanh nghiệp 'đặt hàng' các trường đào tạo, để sản phẩm đào ...
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch: Mức học phí cao nhất 23,6 triệu đồng/năm
18:29:48 17/10/2018
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch vừa có quyết định ban hành mức học phí năm học 2018 - 2019. Theo đó, mức học phí cao nhất là 23,6 triệu đồng/năm.
Kiểm tra kiến thức lịch sử theo kiểu mới
18:27:08 17/10/2018
Học sinh Trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè, TP.HCM) hào hứng với việc làm bài kiểm tra môn lịch sử theo kiểu mới: vẽ sơ đồ tư duy kiến thức, thiết kế brochue, poster...
“Cô giáo quỳ” là 1 trong 7 vụ giáo viên vi phạm trong năm học 2017 – 2018 ở Long An
18:11:46 17/10/2018
Theo Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Long An, trong năm học 2017 – 2018 toàn tỉnh có 7 trường hợp giáo viên vi phạm qui định của ngành đã bị xử lý, trong đó có trường hợp “Cô giáo quỳ xin lỗi cha mẹ học sinh” xảy ra ở Trường Tiểu học Bình Ch...
Hiệu quả từ dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn
17:06:11 17/10/2018
Dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn được xem là một trong những giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Thời gian qua, nhiều giáo viên đã áp dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn, mang...
Chàng trai lớp 10 nhận học bổng gần 300 triệu đồng luyện thi bằng Tú tài Mỹ
17:01:24 17/10/2018
Gây ấn tượng mạnh với hội đồng tuyển sinh ở phần phỏng vấn, Lê Minh Chí, học sinh lớp 10 tại Hà Nội đã nhận được học bổng gần 300 triệu đồng cho chương trình Luyện thi bằng Tú tài Mỹ - IvyPrep K12.
Sinh viên Việt Nam tổ chức trò chơi dân gian ở Hawaii
15:04:50 17/10/2018
Trẻ em Việt Nam ở Hawaii và sinh viên quốc tế đã trải nghiệm trò ô ăn quan, chơi chuyển, cướp cờ... tổ chức trong khuôn viên đại học.
Ứng dụng công nghệ vào dạy tiếng Anh thế nào cho hiệu quả
15:02:00 17/10/2018
Các bài học trực tuyến giúp học viên tăng cơ hội tiếp xúc Anh ngữ, có nhiều thời gian tự học, bên cạnh việc tiếp thu bài giảng ở lớp.
Thiết kế bài học tiếng Anh qua STEAM
14:56:39 17/10/2018
Học sinh thực hành thí nghiệm khoa học về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu… dễ dàng ghi nhớ các từ vựng học thuật trong tiếng Anh.
Hội thảo về bí quyết kinh doanh của người Do Thái
14:48:54 17/10/2018
Học viên sẽ được tìm hiểu mô hình kinh doanh hiệu quả, nâng cao kỹ năng bán hàng để vận dụng vào hoạt động thực tế, chuẩn bị khởi nghiệp.
Ông bố Đài Loan gây tranh cãi vì xé vở bài tập của con
14:46:27 17/10/2018
Không thỏa thuận được với giáo viên về việc giảm khối lượng bài tập về nhà, Lin đã cho con trai chuyển trường.
Ngân sách chi cho giáo dục tăng thế nào 5 năm qua?
14:41:23 17/10/2018
Tỷ lệ ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục đào tạo luôn giữ 20%, nhưng số tiền chi đã tăng 92.500 tỷ đồng trong 5 năm qua.
Gần 200 giáo viên mất việc sẽ được trả 2,3 tỷ đồng đóng bảo hiểm
14:38:02 17/10/2018
Sau thời gian dài khiếu nại, hơn 180 giáo viên, nhân viên hành chính ở Thanh Hóa sẽ được hoàn trả tiền bảo hiểm "đóng thay" UBND huyện.
Học tiếng Anh: Cách dùng Đại từ sở hữu và Tính từ sở hữu chuẩn nhất!
14:13:08 17/10/2018
Đại từ sở hữu và tính từ sở hữu là hai loại từ được dùng hàng ngày trong tiếng Anh. Làm thế nào để phân biệt được chúng? Câu trả lời nằm trong bài viết hữu hiệu này.
“Thiên đường văn chương” của New Zealand trong mắt du học sinh Việt
14:05:17 17/10/2018
Vốn mê đọc sách từ nhỏ nên khi có cơ hội học tập tại Dunedin (thành phố đầu tiên và duy nhất của New Zealand được Unesco công nhận là thành phố văn chương của thế giới, năm 2014) cậu bạn Bùi Nguyễn Tường Lân – du học sinh Việt ngành Kho...
Chàng kỹ sư tương lai và những sáng chế “âm thầm”
09:47:36 17/10/2018
“Những máy móc này không giống những sản phẩm mà tôi dày công làm ra, nó chưa một lần giật giải thưởng, cũng không rình rang trên thị trường. Nhưng nếu hỏi tôi tự hào về thành quả nào nhất trong hành trình sáng chế của mình, tôi sẽ trả ...
Mùa bội thu huy chương của học sinh VN trên đấu trường Olympic quốc tế
09:39:42 17/10/2018
Năm 2018 là năm bội thu huy chương của học sinh Việt Nam trên đấu trường Olympic khu vực và quốc tế, có 38/38 lượt học sinh thuộc 07 đội tuyển tham dự đã đạt tới 13 Huy chương Vàng, 14 Huy chương Bạc và 11 Huy chương Đồng.
Có nên dạy trẻ mẫu giáo học "ghép vần" Tiếng Anh?
09:34:39 17/10/2018
Phương pháp ghép vần (phonics) không chỉ nổi tiếng với khả năng chuẩn hóa phát âm tiếng Anh cho trẻ mà còn giúp các con nâng cao năng lực tư duy logic và khả năng đọc hiểu.
TPHCM: Phụ huynh "góp ý" về cô giáo thường dùng thước đánh trẻ
09:29:41 17/10/2018
Cô giáo thường dùng thước đánh con em, nhiều phụ huynh thuộc Trường tiểu học Nguyễn Hiền, Q.2, TPHCM đã gửi văn bản kiến nghị, góp ý và nhà trường nhờ can thiệp.
Hà Tĩnh: Cô giáo 20 năm cắm bản trồng người
06:58:43 17/10/2018
Suốt hơn 20 năm về với bản Rào Tre, cô giáo Hoàng Thị Hương chưa một lần bỏ lớp. Không đơn thuần là cô giáo dạy chữ, cô còn là y sĩ, họa sĩ, ca sĩ đem cả bầu trời yêu thương đến với những đứa trẻ dân tộc Chứt dưới chân núi Ka Đay…
Du học Mỹ: Kinh tế vẫn là ngành học không “lỗi thời”
06:53:57 17/10/2018
Vào ngày 11/10, Trung tâm Tư vấn Giáo dục EducationUSA thuộc Phòng Văn hóa – Thông tin, Đại sứ quán Mỹ tổ chức triển lãm “Giáo dục Hoa Kỳ khối ngành Kinh doanh và STEM (Science – Khoa học, Technology – Công nghệ, Engineering – Kỹ thuật,...
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Trường Đại học hãy là hình mẫu đầu tiên của học tập suốt đời”
06:50:29 17/10/2018
“Trường ĐH hãy là hình mẫu đầu tiên của học tập suốt đời. Chúng ta đã có nhiều đổi mới, nhưng để trở thành đơn vị học tập mẫu mực thì nhiều trường phải chú ý nhiều hơn”.
Vì sao nhà vệ sinh ở trường 'ám ảnh' học sinh?
06:45:55 17/10/2018
Thiết bị mau xuống cấp, ý thức học sinh chưa tốt, nhân sự cho dọn dẹp thiếu là những nguyên nhân khiến học sinh sợ nhà vệ sinh trường học.
Bách khoa Đà Nẵng bảo lưu kết quả cho nam sinh bị trường sĩ quan trả về
21:09:09 16/10/2018
Đánh giá Quang Quốc Việt, người dân tộc Thái, được 22,35 điểm thi THPT quốc gia là cao, trường Bách khoa đồng ý tiếp nhận em vào năm học sau.
Thông tư còn đó, địa phương nào dám bỏ viết sáng kiến kinh nghiệm?
18:55:24 16/10/2018
Sáng kiến kinh nghiệm mà nhiều giáo viên gọi bằng cái tên đáng sợ và đầy ẩn ý coi thường là “sáng kiến kinh ngạc”, đã và đang là nỗi ám ảnh của nhiều thầy cô.
Làm ban giám hiệu liệu có sướng như giáo viên nghĩ không?
18:50:51 16/10/2018
Giáo viên có cái khổ của giáo viên, Ban giám hiệu có cái khổ của Ban giám hiệu. Thiết nghĩ, bộ phận lãnh đạo nhà trường cũng có người thế này, người thế kia.
Tiếng Anh cho mọi người
18:46:45 16/10/2018
“Siêu sự kiện huấn luyện tiếng Anh” do hai đơn vị đăng cai là Cộng đồng tiếng Anh IZI Việt Nam và Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức.
Nhà nghiên cứu đi bán sách rong sau 8 năm du học Nhật Bản
18:41:42 16/10/2018
Trong khi bạn bè nói “trở về để có thêm động lực ra đi”, nghiên cứu sinh tiến sĩ Nguyễn Quốc Vương kiên trì ở lại Việt Nam bán sách. Anh mong muốn thay đổi văn hóa đọc cho người Việt.
Đây là ngôi trường đã đào tạo ra hàng loạt tên tuổi gạo cội của làng giải trí Hàn Quốc như Lee Soon-jae, Kim Tae-hee
18:34:44 16/10/2018
Là nơi từng theo học của hàng loạt diễn viên nổi tiếng, Đại học Quốc gia Seoul còn được mệnh danh là Harvard của Hàn Quốc với chất lượng đào tạo và tuyển sinh đầu rất khắt khe.
PGS.TS.Phạm Bích San: Thầy cô được tự chủ trên giảng đường
18:30:21 16/10/2018
Tự chủ Đại học theo hướng giảm can thiệp vào giáo trình của chính Giáo sư, Tiến sĩ, nâng cao quyền lực của Hội đồng trường ĐH.
Trường ĐH phải phát triển học liệu mở để đẩy mạnh học tập suốt đời
18:19:42 16/10/2018
Muốn đẩy mạnh việc học tập suốt đời của người lớn, các trường ĐH phải phát triển học liệu mở để chia sẻ rộng rãi hơn trong xã hội, phải gắn thật sát với thực tiễn ở địa phương để phục vụ công tác đào tạo và hỗ trợ, phổ biến tri thức tro...
Bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ xâm hại qua môi trường mạng
18:09:36 16/10/2018
Ngày 16-10, tại Đà Nẵng, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Đà Nẵng đã ký kết thỏa thuận hợp tác và triển khai dự án “Bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi nguy cơ xâm hại tình dục qua môi trườn...
TS. Nguyễn Chí Hiếu nhận học bổng Eisenhower Fellowship 201
18:06:39 16/10/2018
TS. Nguyễn Chí Hiếu - CEO Học viện IEG vinh dự là đại diện duy nhất của Việt Nam cùng 23 chuyên gia trên khắp thế giới nhận học bổng Chương trình EISENHOWER FELLOWSHIP 2018.
Hàng trăm ngàn học sinh vô gia cư ở Mỹ
18:02:57 16/10/2018
Hơn 10% học sinh ở New York (Mỹ) hiện sống trong các trung tâm dành cho người vô gia cư, ở tạm nhà người thân hoặc phải ngủ ngoài đường.
Bệnh thành tích trong giáo dục ở một số nơi còn nặng nề
17:54:59 16/10/2018
Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, những đổi mới của giáo dục đào tạo cần tiếp tục triển khai căn cơ, bài bản theo đúng lộ trình.
Phát động cuộc thi “Học viện Y học nhí 2018”
17:51:07 16/10/2018
Với mong muốn phổ biến kiến thức, giáo dục, rèn luyện ý thức tự giác phòng và tránh các bệnh ở lứa tuổi học đường cho các em học sinh trên cả nước, sáng 16/10, tại Trường Tiểu học Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội), Báo Nhi đồng đã phối hợp với...