Chỉ có nhà nước mới có thể giúp các trường đại học gỡ bỏ các trở ngại và rào cản để tiến trình tự chủ của họ trở thành thực chất, không đối phó, không hình thức, không giả dối; và chỉ có như vậy thì mới mong thay đổi được hình ảnh của giáo dục đại học Việt Nam.
GS.TS Trần Đức Viên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã phân tích như vậy khi nói về: “Hội đồng trường trong tiến trình tự chủ đại học”.
GS.TS Trần Đức Viên cho rằng, về bản chất, tự chủ đại học xa lạ và đối lập với quản lý hành chính áp đặt. Trường đại học được tự khẳng định vị thế và tầm vóc của họ để thích ứng với cơ chế thị trường, trong đó, Hội đồng trường với vai trò quản trị là thiết chế có quyền lực cao nhất trong nhà trường, và Hiệu trưởng thực hiện quản lý nhà trường như một Giám đốc điều hành (CEO).
Cho đến nay mới có một số rất nhỏ trường đại học công lập (23/169 trường, khoảng 13,6%) dám bước đi những bước chập chững đầu tiên trên con đường tự chủ; và cũng chỉ mới có khoảng 1/3 số trường có Hội đồng trường (HĐT), và ngay các trường đã được Chính phủ giao “thí điểm” tự chủ, số trường có Hội đồng trường cũng không cao. Số đông các trường đại học công lập còn lại còn lại vẫn đang chờ đợi trong âu lo và ngại ngần.
Một câu hỏi đặt ra là, tại sao một chủ trương đúng đắn như thế lại chưa được “cuộc sống” của các trường đại học nhiệt tình đón nhận? Và, bằng cách nào để những chủ trương và đường lối ấy có thể thực sự mang đến những luồng sinh khí mới cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam?
Nhà nước đã giao quyền tự chủ là giao tự chủ toàn diện cho các trường đại học.
Tự chủ đại học – Pháp lý không rõ ràng
GS Trần Đức Viên cho rằng, hệ thống pháp lý về tự chủ đại học hiện nay vừa thiếu đồng bộ, vừa không rõ ràng, khung pháp lý, cản trở, chồng chéo, thậm chí triệt tiêu nhau như: “mở” ở điều này, luật này nhưng lại “đóng” ở điều khác, luật khác; hoặc là trao quyền tự chủ trên văn bản, nhưng vẫn “trói buộc” trên thực tế do cơ chế không theo kịp thực tiễn.
Các văn bản pháp quy hiện hành cũng như các cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT và các bộ ngành liên quan đều không nói rõ cách thức làm thế nào để các trường đại học được giao thí điểm tự chủ có thể đạt được, những thay đổi đầy tham vọng của Nghị quyết 77 và các chính sách có liên quan khác, trong đó có việc phát huy vai trò và trách nhiệm của thiết chế HĐT.
Bên cạnh đó, trong các văn bản pháp quy hiện hành, kể cả các dự thảo luật về giáo dục và đào tạo vừa được đưa ra xin ý kiến Quốc hội, đều không thấy điều khoản nào quy định cụ thể quyền của các trường đại học trong việc tự xác lập quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của họ. Trong khi đó, cụm từ &’theo quy định’ lại xuất hiện với tần suất cao trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến tự chủ đại học; và khi cụm từ &’theo quy định’ càng tăng thì tự chủ đại học thực chất càng giảm.
Cơ sở giáo dục chưa sẵn sàng
Theo GS Viên, các cơ sở giáo dục đại học đều chưa sẵn sàng về tâm và thế để đón nhận thiết chế HĐT. Hầu hết Hiệu trưởng các trường được giao thí điểm tự chủ chưa thực sự sẵn sàng về tâm và thế để đón nhận thiết chế HĐT, vì cơ chế HĐT có thể là tốt với tiến trình tự chủ của nhà trường, nhưng chưa chắc đã tốt cho vị trí của người đứng đầu hiện nay, nhất là đối với các hiệu trưởng thiếu năng lực.
Thể chế HĐT thực tế sẽ tạo một sự “dịch chuyển quyền lực”, chỉ khi có quyết tâm chính trị mạnh mẽ của những người lãnh đạo cấp cao mới mong thực hiện được.
Nếu không, đa phần các trường vẫn chạy theo lối mòn quản lý cũ và khai thác những lợi thế đã tích lũy được từ trước, chứ không phải từ tự chủ đại học.
Gỡ bỏ rào cản, không giả dối, không hình thức
GS Trần Đức Viên cho rằng, Trường đại học là một tổ chức học thuật, khác rất nhiều với các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hành chính, cần có cơ chế hoạt động riêng, cần có khoảng trời riêng để phát triển. Muốn vậy, cần có một khâu đột phá đó là tiến hành cơ chế tự chủ đại học với xương sống là thiết chế HĐT- tổ chức quản trị, là cơ quan quyền lực cao nhất của trường đại học.
Chỉ có nhà nước mới có thể giúp các trường đại học gỡ bỏ các trở ngại và rào cản để tiến trình tự chủ của họ trở thành thực chất, không đối phó, không hình thức, không giả dối; và chỉ có như vậy thì mới mong thay đổi được hình ảnh của GDĐH Việt Nam.
Nhà nước đã giao quyền tự chủ là giao tự chủ toàn diện cho các trường đại học. Theo GS Viên, Nhà nước chỉ nên tập trung vào 3 vấn đề: hình thành khung pháp lý phục vụ mục đích của quản lý nhà nước; cấp ngân sách dựa vào KPIs của CSGD và hình thức cấp như thế nào; và xây dựng quy chế đảm bảo khả năng giám sát và tính giải trình minh bạch.
Còn các việc khác hãy để cho các trường tự chủ làm. Vì nếu cơ quan chủ quản và Bộ GD&ĐT không tập trung vào chức năng quản lý nhà nước, vẫn duy trì cơ chế &’xin cho’, &’cấp phép’ thì họ sẽ tiếp tục cản trở hoạt động của HĐT.
Nhưng chính các trường mới là tổ chức quyết định tính chất, phạm vi và mức độ tự chủ của họ thông qua (hình thành khung pháp lý phục vụ mục đích của quản lý nhà nước) các KPIs mà họ cam kết với Nhà nước và với xã hội, và (cấp ngân sách dựa vào KPIs của CSGD và hình thức cấp như thế nào) Năng lực thực tế của HĐT trong quản trị nhà trường. Vì thế, mức độ tự chủ của các trường không nhất thiết phải như nhau.
Nếu cắt giảm chi thường xuyên sẽ nảy sinh hiện tượng “cận huyết”
GS Trần Đức Viên cho biết, tự chủ đại học ở Việt Nam hiện nay được khá nhiều người, kể cả cơ quan quản lý và quan chức nhà nước, hiểu trước hết và then chốt là tự chủ tài chính, và nhà nước cắt giảm chi thường xuyên, giảm đầu tư trong khi tự chủ khác với tự lo, tự bơi, tự cung tự cấp.
Điều này trái với thực tế tự chủ đại học trên thế giới, đó là khi giao quyền tự chủ cho đại học thì nhà nước chỉ thay đổi cách đầu tư: thay đầu tư theo dòng kinh phí-hạng mục (line-iterms) sang đầu tư một khoản kinh phí (block grants) theo cách đặt hàng và giao nhiệm vụ trên cơ sở kết quả &’đầu ra’ (KPIs) của CSGD; Nhà trường được quyền linh động sử dụng nguồn kinh phí đó một cách hiệu quả nhất.
Nhà nước và xã hội tăng cường giám sát tính minh bạch và hiệu quả việc sử dụng kinh phí của Nhà trường.
Quan trọng nhất của tự chủ là tự chủ về chuyên môn và tự do học thuật. Không nên cho rằng cốt lõi và căn bản nhất của tự chủ đại học là tự chủ tài chính, tự chủ đầu tư, và lấy mức độ tự chủ về tài chính và đầu tư làm thước đo để nhà nước quyết định về mức độ, phạm vi và tính chất tự chủ của các trường.
GS Viên cho rằng, nếu cứ bắt các trường phải lo kiếm sống để tồn tại thì như một lẽ tự nhiên, họ phải lo “nồi cơm” của họ trước khi lo đến chất lượng đào tạo và các sứ mệnh khác của trường đại học; tự chủ tài chính theo cách như vậy, cùng với thực trạng gần như “tháo khoán” về tuyển sinh đại học trong những năm gần đây, và hiện tượng “cận huyết” trong tiếp nhận và đào tạo giảng viên, sẽ để lại những di chứng không mong muốn cho đất nước trong nhiều thập niên tới.
Theo GS Viên, với điều kiện nước ta hiện nay, chưa nên khuyến khích hay ép buộc (bằng một cách nào đó) thành lập HĐT ở tất cả các trường đại học; chỉ nên thành lập ở các trường đã hội đủ điều kiện, đã thể hiện đủ năng lực để có thể thực hiện được các quyền tự chủ trên cơ sở nhận thức đầy đủ trách nhiệm xã hội; Đã được giải phóng khỏi cơ chế bộ chủ quản hoặc có bộ chủ quản nhưng trên thực tế đã được giải phóng khỏi cơ chế bộ chủ quản.
Hồng Hạnh (ghi)
Theo Dân trí
Tin mới nhất

Tân cử nhân nhận cùng lúc 3 học bổng của trường ĐH tại Mỹ
21:15:40 06/10/2018
Xinh đẹp, tài năng và có chí tiến thủ, cô tân cử nhân Hoàng Kiều Oanh, SN 1996, tốt nghiệp ĐH Ngoại thương vừa nhận được 3 học bổng thạc sĩ 3 ngành: Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Thạc sĩ Kế Toán và Thạc sĩ Truyền thông của trường Angelo ...
Thừa Thiên- Huế: Học sinh phải học tại các phòng chức năng vì thiếu phòng
21:11:36 06/10/2018
Tình trạng thiếu phòng học đã xảy ra nhiều năm nay trên địa bàn Thừa Thiên - Huế, chủ yếu rơi vào bậc tiểu học (TH) và mầm non. Mặc dù mỗi năm học mới tình hình cơ sở vật chất trường lớp trên địa bàn đã có những bước cải thiện đáng kể, ...
Thưởng hay phạt tiền trong giáo dục đều là hạ sách?
21:07:07 06/10/2018
Bày tỏ quan điểm về xử phạt hành chính đối với giáo viên, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa (Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội) nhận định, nếu “dân sự hoá” quan hệ thầy trò ...
Bảo hiểm tự nguyện bị bắt buộc mua: Sẽ họp phụ huynh toàn trường để giải đáp
21:01:52 06/10/2018
Quyền Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đô Lương (Nghệ An) cho biết nội dung Báo PNVN phản ánh về Trường THCS Mỹ Sơn (Đô Lương) là chính xác. Phòng sẽ yêu cầu tổ chức họp phụ huynh toàn trường để thông tin và giải đáp.
Bao giờ văn lại là... văn?
20:58:07 06/10/2018
Thời bao cấp có câu “Dạy toán, học văn, ăn thể dục”. Vào cái buổi mà dạy/học thể dục thể thao được tiêu chuẩn ăn (gạo, thịt...) nhiều nhất, thì những người khác, tiêu chuẩn kém hơn, chỉ nghĩ làm sao cho đỡ tốn calo.
Chọn mua sách truyện cho trẻ mẫu giáo
20:53:46 06/10/2018
Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo đã có nhu cầu đọc sách để tìm hiểu thế giới xung quanh. Số lượng sách từ hình thức đến nội dung trên thị trường hiện nay khá phong phú và đa dạng, phụ huynh cần có sự lựa chọn loại sách phù hợp với độ tuổi của con...
Cách dạy con đam mê đọc sách
20:49:15 06/10/2018
Đọc sách báo nhiều, có chọn lọc của bậc cha mẹ sẽ giúp cho trẻ em nâng tâm hồn, hiểu biết và tầng thiên tư mỗi ngày dần bước thêm một nấc thang mới. Đồng thời tầm vóc về phẩm hạnh, nhân cách, văn hóa và đạo đức cũng từ đó hình thành, đi...
Bắt trẻ làm việc nhà, bố mẹ bị phạt tiền: Đừng nhầm lẫn giữa dạy dỗ và bóc lột con
20:44:35 06/10/2018
Nhiều ông bố bà mẹ chỉ nghĩ rất đơn giản: Càng cho con làm việc sớm thì con sẽ biết làm nhiều việc, chủ động cho cuộc sống sau này mà không biết đang vi phạm quyền trẻ em.
Hà Nội dự kiến công bố đề thi minh họa vào lớp 10 trong tháng này
20:40:49 06/10/2018
Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới vào chiều 6-10, ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội) cho biết, dự kiến, trong tháng 10-2018, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội côn...
Nguyên Giám đốc ĐH Đà Nẵng nhận bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Công nghệ Nagaoka
20:37:52 06/10/2018
GS.TS Trần Văn Nam – Nguyên Giám đốc ĐH Đà Nẵng vừa được vinh dự nhận bằng tiến sĩ danh dự của ĐH Công nghệ Nagaoka (Nhật Bản). Đây là trường có quan hệ hợp tác với các trường ĐH Việt Nam như Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Đại học Đà Nẵng,...
Cận cảnh xây dựng chính sách GD hướng tới phát triển nguồn nhân lực quốc gia của Singapore
20:33:59 06/10/2018
Nền kinh tế vững mạnh của đảo quốc Singapore liên quan trực tiếp đến chiến lược và các chính sách giáo dục. Ngay từ khi lập quốc, chính phủ Singapore đã lựa chọn việc phát triển con người thông qua giáo dục là chìa khoá quan trọng trong...
Thanh Hóa cấp hơn 1.500 tấn gạo hỗ trợ trên 21.200 học sinh
20:29:41 06/10/2018
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định cấp hơn 1.500 tấn gạo hỗ trợ cho trên 21.200 học sinh, thuộc 246 trường học trên địa bàn tỉnh trong học kỳ 1, năm học 2018-2019.
Giáo dục giới trẻ tránh xa các tệ nạn xã hội: Bài 3: Hướng giới trẻ vào các hoạt động bổ ích để tránh nguy cơ sa ngã
20:26:14 06/10/2018
Công tác giáo dục thanh thiếu niên phải làm bền bỉ, lâu dài để hướng các bạn trẻ tham gia các hoạt động lành mạnh, hiểu đâu là giá trị đích thực cần hướng đến. Phóng viên báo Tin tức đã trao đổi với những người có kinh nghiệm trong hoạt...
Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười: Giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội
20:22:10 06/10/2018
Sinh thời, cố Tổng Bí thư Đỗ Mười luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho sự nghiệp GD-ĐT. Trong nhiều bài viết, bài phát biểu, bài nói chuyện của mình về GD, cố Tổng Bí thư đã có những nhận định cũng như những định hướng mục tiêu đổi mới và...
Mức phạt với các trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu bị cho là thấp
20:17:37 06/10/2018
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục mà Bộ GD&ĐT vừa đưa ra lấy ý kiến đang gặp phải nhiều ý kiến trái chiều.
Vụ giảng viên ĐH Sư phạm Huế gian lận điểm thi để giúp em trai nhận học bổng: Sẽ đề nghị Công an vào cuộc?
20:13:27 06/10/2018
Liên quan đến nghi vấn giảng viên ĐH Sư phạm Huế gian lận điểm thi để giúp em trai nhận học bổng, Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế hiện đang nghiên cứu phương án xử lý và đã thành lập tổ thẩm định; nếu sự vụ vượt quá khả năng thẩm tra...
Tuyển sinh đào tạo ngành kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh y học TPHCM
20:06:35 06/10/2018
Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh Y học Sài Gòn đã có những bước tiến bộ trong công tác đào tạo giúp kỹ thuật viên hình ảnh Y học thấy rõ hơn, chi tiết hơn và thể hiện nhiều thông tin hơn về các hình ảnh y khoa nhằm giúp Bác sĩ chẩn đoán bệnh...
Làm rõ điểm thi sinh viên có anh là giảng viên gây xôn xao
20:02:11 06/10/2018
Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Huế đã thành lập tổ thẩm định để làm rõ vụ... nghi vấn điểm thi cao bất thường gây xôn xao của một sinh viên năm 4 Khoa Toán có anh là giảng viên.
Thế hệ Z trăn trở về bản thân
19:58:08 06/10/2018
Thế hệ Z (những người sinh năm 1990 - 2000) cần phải làm gì để cân bằng chuyện học và công việc trong thời buổi hiện nay? Làm sao để duy trì thói quen đọc sách và kỷ luật bản thân tốt để thành công?,...
ĐH Huế giám sát trường ĐH Sư phạm xử lý vụ nghi vấn "hợp sức" gian lận điểm
19:16:24 06/10/2018
Trao đổi với PV Dân trí về vụ việc nghi vấn 2 anh em sinh viên, giảng viên khoa Toán “hợp sức” gian lận điểm tại trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế, TS. Trương Quý Tùng, Phó Giám đốc ĐH Huế cho rằng đây là một sự việc đáng tiếc.
Thủ khoa kép Sân khấu điện ảnh: “Xã hội ngày nay phải học giỏi và năng động”
19:11:18 06/10/2018
Thủ khoa kép trường SKĐA Đỗ Mỹ Linh chia sẻ: “Với sự phát triển của xã hội ngày nay, mình không được lựa chọn giữa học giỏi, hay năng động, mà phải rèn luyện cả hai, để khẳng định được vị trí của mình trong xã hội. Nếu thiếu một trong h...
Sinh viên Việt cùng đồng đội đoạt giải nhất liên hoan kiến trúc châu Á
16:26:47 06/10/2018
Ngô Đức Bảo Lâm, sinh viên năm 3 Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM đã cùng đồng đội các quốc gia và vùng lãnh thổ khác giành giải nhất tại Liên hoan Kiến trúc châu Á 2018 (Arcasia 2018) dành cho sinh viên tổ chức tại Nhật Bản.
Học sinh gương mẫu
16:22:24 06/10/2018
Ngày 5.10, Trường tiểu học An Phước (xã Hòa Phong, H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) biểu dương, khen thưởng học sinh Nguyễn Huy Khánh (ảnh, 10 tuổi, lớp 5/3) về hành động trả lại tài sản cho người bị mất.
Những chiếc huy chương là vô giá
16:19:36 06/10/2018
50 - 70 triệu đồng cho một chiếc huy chương vàng hay một giải nhất thì khó có thể nói là xứng đáng hay chưa đối với cả quá trình học tập và lao động miệt mài. Để nuôi dưỡng một nhân tài, nhà nước và xã hội cần làm nhiều hơn thế.
Những câu khen trong giao tiếp tiếng Anh
15:41:13 06/10/2018
"You did a great job!" là một trong những câu khen phổ biến bằng tiếng Anh.
Tiếng Anh trẻ em: 10 phút tự tin hỏi đáp về nghề nghiệp tương lai
15:38:11 06/10/2018
Video bài học dưới đây sẽ không chỉ dạy con 5 từ vựng tiếng Anh quen thuộc chủ đề nghề nghiệp mà còn giúp con có cái nhìn rõ hơn về các công việc này.
Cô giáo tiểu học Philippines biến lớp học thành thiên đường Hello Kitty
15:34:15 06/10/2018
Cô Lafuente bỏ tiền túi cho những vật trang trí và dành khoảng ba năm để hoàn thiện phòng học, mang lại niềm vui cho học sinh.
Tiếng Nhật: Mình đã "hạ gục" 1000 chữ Kanji trong 3 tháng như thế nào?
15:30:13 06/10/2018
Gần đây có khá nhiều bạn inbox hỏi mình, các câu hỏi đại loại như : “Anh ơi, Kanji khó học quá!” , “Anh ơi, em không thể viết chữ Kanji!”….Vấn đề chung của các bạn có thể là chưa có phương pháp học phù hợp. Trong bài này, mình sẽ giới t...
Đổi mới giáo dục, Phần Lan gặp thách thức gì?
15:16:15 06/10/2018
Học tập theo chủ đề, trường học không sách giáo khoa...là những sáng kiến được đánh giá cao của đợt cải cách giáo dục gần đây nhất tại Phần Lan. Tuy nhiên các chuyên gia giáo dục nước này thừa nhận giáo viên của họ còn gặp nhiều thách t...
Quảng Ngãi: Thầy giáo có hành vi bất thường khiến học sinh hoảng sợ
15:10:29 06/10/2018
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên B.P.T. (trường THCS Bình Phước, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) có nhiều hành vi bất thường và vô cớ đánh học sinh khiến các em hoảng sợ.
Thăng hạng, tội nhất là giáo viên trung học cơ sở
10:48:43 06/10/2018
Đáng lẽ ra, thang bậc, hệ số lương sau chuyển ngạch, thăng hạng phải tương đương nhau, đằng này, giáo viên trung học cơ sở sau khi thăng hạng lại bị thiệt thòi
Phạt dạy thêm bằng tiền chỉ hạn chế được kiểu dạy thêm kiểu...cò con
10:44:31 06/10/2018
Thay vì cứ ngồi nghĩ ra những cách để phạt, để ngăn cấm thì Bộ Giáo dục và đào tạo cần tổ chức cách thi, cách kiểm tra đánh giá nhẹ nhàng hơn.
Cô giáo tiểu học gần 20 năm đam mê phương pháp dạy học sáng tạo
10:41:01 06/10/2018
Cô Minh Trâm luôn tâm niệm rằng, làm sao học sinh luôn cảm thấy đến lớp là một niềm hạnh phúc, thích thú và là ngày vui của mình.
Ngành điều dưỡng ở Việt Nam đang thiếu cả về số lượng và chất lượng
10:37:23 06/10/2018
Năm 2014, điều dưỡng mới tốt nghiệp là 28.000 đến năm 2015 thì con số này đạt mức 37.000 trong khi đó điều dưỡng được tuyển hàng năm chỉ ở mức 7.000- 8.000.
Quảng Ninh phạt nặng những cơ sở giáo dục để xảy ra lạm thu
10:32:55 06/10/2018
Năm học này, ngành Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh chỉ đạo các cơ sở giáo dục công khai, minh bạch các khoản thu đầu năm nhằm tránh lạm thu tại các trường học.
Diện tích phòng nuôi dưỡng nhóm trẻ bảo đảm ít nhất 1,5m2/trẻ
10:28:14 06/10/2018
Đây là quy định trong Nghị định 135/2018/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành.
Bố mẹ cần tránh: 8 câu nói tưởng vô hại nhưng lại làm tổn thương sâu sắc lòng tự trọng của trẻ
10:16:51 06/10/2018
Không phải bố mẹ nào cũng biết câu nói mà mình vừa sử dụng lại làm tổn thương nghiêm trọng lòng tự trọng của trẻ như vậy.
Xử phạt hành chính giáo viên: "Tạo ra vùng cấm an toàn cho giáo viên"
09:50:28 06/10/2018
Thầy Nguyễn Đức Mạnh – Hiệu trưởng trường Tiểu học Xuân Trường (Bắc Giang) cho rằng: “Ưu điểm của Nghị định này là để nhắc nhở những người làm công việc liên quan đến công tác giáo dục, đồng thời cũng tạo ra được vùng cấm an toàn cho gi...
Tiến sĩ ở Pháp thi trượt viên chức trường Ams chia sẻ về “sốc văn hóa ngược”
09:46:11 06/10/2018
Nhân sự kiện “Ngày hội Giáo dục châu Âu” diễn ra tại Hà Nội mới đây, thầy giáo Đặng Minh Tuấn - một cựu du học sinh xuất sắc tại Pháp nhưng thi viên chức lại không đỗ vào Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam năm 2014 đã có những chia s...
Nghệ An: Thiếu giáo viên, trường giảm tiết, phụ huynh lao đao vì con học 1 buổi
09:37:53 06/10/2018
Do thiếu giáo viên và thiếu kinh phí thực hiện nên nhiều trường tiểu học ở Nghệ An không thể duy trì học 2 buổi/ngày tất cả các ngày trong tuần. Trong khi giáo viên quá tải, học sinh không có thời gian ôn tập, tham gia các hoạt động ngo...
Ngôn ngữ nào được nhiều người dùng nhất?
09:14:11 06/10/2018
Tiếng Quan Thoại, Tây Ban Nha, tiếng Anh và Hindi là bốn ngôn ngữ có nhiều người nói nhất.
Cách xử lý học trò phạm lỗi của trường quốc tế
09:03:30 06/10/2018
Mỗi trường quốc tế đều có giám thị, học trò không học bài, hỗn láo thì giám thị (thường là chuyên gia tâm lý) mời ra phòng riêng nói chuyện.
Nhà giáo Văn Như Cương và những điều còn mãi
07:44:53 06/10/2018
“Nhà giáo Văn Như Cương và những điều còn mãi” là cuốn sách được Nhà xuất bản TT&TTphối hợp xuất bản và ấn hành cuối tháng 9/2018, nhân dịp giỗ đầu Nhà giáo Văn Như Cương.
Ninh Bình: Thông tin mới nhất vụ gần 200 học sinh nghi ngộ độc sau bữa trưa tại trường
07:41:28 06/10/2018
Hiệu trưởng trường Tiểu học có gần 200 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm cho hay, trưa 5/10, các em học sinh bán trú ăn ở trường như mọi ngày. Bữa cơm gồm có canh xương nấu cà chua và tôm chiên.
Ðề án sữa học đường: 'Chẳng ai dại làm điều gì khuất tất'
07:37:46 06/10/2018
Ngày 5/10, phát biểu tại Hội nghị giao ban tháng với các trường THPT, ông Chử Xuân Dũng cho biết: Hà Nội đã họp trực tuyến với hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn đang lo lắng về chất lượng sữa.
Từ cuộc chia tay trong sân trường Trần Đại Nghĩa
07:32:02 06/10/2018
“Mấy ngày nay, Sài Gòn mưa rất nhiều, sân trường Trần Chuyên lúc nào cũng ướt đẫm. Và rồi hôm nay, mưa rơi ở Trần Chuyên (cách học sinh gọi Trường chuyên Trần Đại Nghĩa) - cơn mưa ngoài trời, cơn mưa trong lòng tất cả những học sinh, cự...