Trong khi bạn bè nói “trở về để có thêm động lực ra đi”, nghiên cứu sinh tiến sĩ Nguyễn Quốc Vương kiên trì ở lại Việt Nam bán sách. Anh mong muốn thay đổi văn hóa đọc cho người Việt.
6h sáng thứ năm, thành phố uể oải trong gió lạnh đầu mùa, Nguyễn Quốc Vương ra khỏi nhà. Từ ngày đi bán sách, anh từ bỏ phương tiện cá nhân, di chuyển hoàn toàn bằng xe buýt và đi bộ. Anh mất hai tiếng để từ Long Biên đến bến xe Mỹ Đình, Hà Nội, giao một thùng sách cẩm nang nuôi dạy con về Thanh Hóa.
Xách trên tay một túi lớn, lưng đeo ba lô đầy sách, anh rẽ qua ĐH Sư phạm Hà Nội để giao 4 quyển sách Lịch sử cho một người đàn ông làm xây dựng.
Thời gian còn lại của buổi sáng, anh ngồi đọc và dịch sách, mở điện thoại bất giác mỉm cười khi một giáo viên ở Yên Mô, Ninh Bình, chia sẻ hình ảnh có bốn học sinh mượn sách tại thư viện và những người bạn của anh Vương trong chương trình “Sách hóa nông thôn” lập nên. Một ngày của anh thường kết thúc vào lúc 19h-20h.
Trước đó, 8 năm du học ở Nhật, Nguyễn Quốc Vương chỉ về nhà một vài lần. Đồ đạc anh mang theo chủ yếu là quần áo và sách.
Có lần, anh gửi đường biển 5 thùng sách, phí hết 20 triệu đồng. Khi đó, lương giảng viên đại học ở Việt Nam chỉ 1,8 triệu đồng/tháng, đủ mua 2 quyển sách quý ở Nhật. Anh bảo có thời điểm phải làm việc một tuần ba buổi, rửa bát hay bốc vác hàng hóa vào ban đêm để có thu nhập.
Một tháng sau, sách mới chuyển về đến nhà. Trước ánh mắt tò mò của người xung quanh, anh mở thùng ra toàn sách, “chữ nghĩa lổm ngổm như cua bò″. Một người bà con thấy vậy, nói với bố anh nơi quê nhà: “Vương học nhiều bị ngơ rồi. Ở Nhật, máy móc nhiều không biết mua, mang sách về làm gì?”.
Bố của Nguyễn Quốc Vương – người lính đặc công năm xưa, sau này là thầy giáo – vốn kiệm lời, nghe vậy lặng thinh không nói gì nữa. Trong trí nhớ của Nguyễn Quốc Vương, ông chưa bao giờ phán xét những công việc con trai làm.
Từ thời niên thiếu, cậu bé Vương thường huyên thuyên với bố về các câu chuyện trong sách. Cậu tự nhận thấy riêng trong chuyện này bố có vẻ “chiều hơn”, bằng chứng là có lần làm tro bếp bắn cả vào ấm nước, phải đổ đi mà bố cũng không mắng.
Còn mẹ anh – người cả cuộc đời gắn với đồng ruộng, chăm lo và nuôi con lớn khôn – cũng chưa từng can thiệp, bởi bà biết con trai không phải người bốc đồng, làm gì cũng suy nghĩ rất kỹ.
Nguyễn Quốc Vương kể khi anh sinh ra, gia đình đã có tủ sách với khoảng 300-500 cuốn. Thời bao cấp, lương giáo viên không đủ ăn nhưng bố anh vẫn tiết kiệm tiền mua sách, dành thời gian xin sách và trân trọng những quyển sách được tặng.
Ông tự làm giá sách từ hai tấm ván được đặt trên những cái cọc và cắm vào tường, phân chia khu vực sách người lớn và sách cho trẻ nhỏ. Đọc sách ở nhà, đọc khi chăn trâu, mang sách ra đồng, đến lớp 3, Vương đã đọc hết những cuốn tiểu thuyết dày như Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang…
Say mê sách, chàng trai quê Bắc Giang trở thành sinh viên rồi giảng viên khoa Lịch sử, ĐH Sư phạm Hà Nội, giáo viên trường THPT Nguyễn Tất Thành. Năm 2006, anh được chính phủ Nhật Bản cấp học bổng du học. Đến năm 2011, người đàn ông sinh năm 1982 này về nước, tiếp tục dạy học sau khi hoàn thành thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học lịch sử tại Khoa giáo dục, Đại học Shiga. Sau đó, anh tiếp tục sang Nhật học nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Giáo dục Lịch sử tại Đại học Kanazawa.
Suy nghĩ đọc sách chỉ là nhu cầu của bản thân thay đổi khi anh hiểu ngôn ngữ Nhật và nhận ra mối quan hệ của sách với sự phát triển cộng đồng, đất nước và giáo dục.
Nguyễn Quốc Vương kể dù tìm hiểu và biết con người, đất nước Nhật Bản qua sách vở trước khi du học, anh vẫn thực sự sốc vì nó tương đối khác xa so với tưởng tượng ban đầu. Ngay lúc đặt chân xuống sân bay, người Nhật đã gây ấn tượng với thái độ, hành xử văn minh, con người làm việc chăm chỉ, có trách nhiệm. Ở Nhật, người ta đọc sách bất cứ nơi đâu.
“Tôi thấy rõ một xã hội muốn có sự phát triển và văn minh thì sự thay đổi không phải chỉ diễn ra trên thượng tầng chính trị, mà còn cần đến sự biến chuyển lớn trong lòng quốc dân. Cụ thể, đó là sự biến chuyển trong tư duy, thói quen, nếp sinh hoạt, lối sống, sâu xa hơn là ở đó phải có những cuộc cách mạng về văn hóa đọc”, Nguyễn Quốc Vương nói.
Theo nghiên cứu sinh tiến sĩ này, xã hội Nhật có tính thực tiễn và coi trọng tri thức thực dụng. Vì vậy, con người ham tìm tòi, ham đọc, ham viết.
Nước Nhật cũng đưa khuyến khích đọc sách vào pháp luật như: Luật khuyến khích hoạt động đọc sách của trẻ em (2001), Luật chấn hưng văn hóa đọc (2005). Định kỳ khoảng 5 năm, nước Nhật lại có kế hoạch phát triển văn hóa đọc quốc gia và quy định các cấp từ tỉnh cho đến tận làng, khu phố.
Theo The World Culture Score Index, người Nhật Bản trung bình dành 4,06 giờ mỗi tuần để đọc sách, 79% người Nhật đọc sách giấy và Guin Saga là cuốn sách bán chạy nhất trong lịch sử nước này. Số lượng bản in bán ra lên đến 30 triệu bản.
Cò (3 tuổi, con trai lớn) được bố Nguyễn Quốc Vương hình thành thói quen đọc sách từ khi 3 tuổi. Cậu bé mê đến nỗi cuốn dày 100 trang, Cò yêu cầu bố đọc lại hai lần. Khi được hỏi sau này muốn làm nghề gì, Cò nói: “Con muốn đi bán sách giống bố”.
Ngoài thời gian bán sách rong, đọc, dịch, dạy học và nói chuyện về sách, Nguyễn Quốc Vương có một nửa thời gian làm cố vấn biên tập truyện Ehon cho một nhà sách. Đây là loại sách chủ yếu nội dung được vẽ bằng tranh, có chủ đề câu chuyện, lời văn bổ sung, mang tính chất giáo dục.
Quốc Vương đọc Ehon từ khi có con nhỏ và lạc vào “một khu rừng mênh mông ẩn chứa nhiều điều thú vị” trong sách Nhật. Chính vì đam mê ấy, anh chọn cho mình một công việc ít người nghĩ tới sau khi rời Nhật Bản về Việt Nam vào tháng 4/2017.
Anh bảo những người ở nước ngoài lâu như mình, khi về Việt Nam, ít nhiều bị sốc văn hóa ngược. Bản thân anh từng có cảm giác “bơ vơ giữa hai thế giới”. Nhưng chính công việc bán sách rong lại giúp anh gần hơn với cuộc sống, có đủ trải nghiệm và bình tâm.
Anh ví cuộc sống như bức tranh muôn màu. Dù làm giáo viên, phiên dịch, tiếp xúc nhiều người ở nghề nghiệp khác nhau, anh vẫn thấy ngạc nhiên và thú vị khi gặp gỡ người khác trong vai bán sách rong.
Cái hay của việc tự bán sách là có thể biết được những ai quan tâm và đọc sách của mình. Hơn nữa, kết nối với độc giả, anh có thể biết được cảm nhận, phản hồi, nhận xét của họ như khen, chê, chỉ trích.
Ai đó lâu ngày không gặp hỏi: “Anh dạo này làm gì?”, Vương đáp: “Mình bán sách rong”. Người thân của anh cũng đã quen với việc đó, đến độ thay vì trước kia gọi điện hay nhắn tin hỏi “Hôm nay cậu ở nhà hay đi đâu?”, thì giờ sẽ là: “Cậu đang trải chiếu ở đâu đấy?”.
Người bán sách rong bày tỏ anh có nguyên tắc chỉ bán những cuốn sách đã đọc, đã hiểu. Do không coi đây là công việc “kiếm cớ sinh nhai”, anh bán sách không biết mình lãi lời thế nào, không hạch toán thu chi.
Quan điểm của Quốc Vương là công việc mà chỉ kiếm tiền sẽ mệt mỏi nên anh hài lòng với cuộc sống đủ chi tiêu và có thời gian bán sách, cho đọc – mượn sách miễn phí tại nhà. Vợ của anh cũng là giáo viên, thời gian rảnh cùng anh bán sách online. Điều đó có vẻ lạ, nhất là với nhiều người ở quê. Nhiều người nghĩ du học nhiều năm sẽ có rất nhiều tiền.
Bán sách rong, Quốc Vương cố gắng giao hàng trực tiếp cho khách, dù quen hay chỉ là người giao lưu trên mạng. Có những khách quen thường mua cả nghìn cuốn sách mới xuất bản cho thư viện. Có người thấy anh mang nhiều sách khi đi xe buýt hỏi mua ngay tại chỗ. Một khách hàng khác thậm chí ngỏ lời sẽ xin giấy phép cho anh bán rong trên phố đi bộ hồ Gươm, Hà Nội.
Tôi hỏi bao giờ thôi công việc bán sách rong, anh mỉm cười đáp: “Khi nào tôi không còn đủ sức khỏe và không ai còn hỏi đọc sách để làm gì, lúc đó, sự xuất hiện của tôi thành thừa thãi”.
Trước thông tin người Việt Nam đọc sách quá ít so với thế giới khi cộng cả sách giáo khoa và giáo trình, con số trung bình mới đạt vỏn vẹn 4 cuốn/người/năm, Nguyễn Quốc Vương nói anh không thấy lạ.
Là người đọc sách chuyên nghiệp, làm nghề liên quan sách, anh thường tận dụng thời gian đợi và ngồi trên xe buýt, chờ khách hàng để đọc sách. Qua quan sát, anh thấy người Việt rất ít đọc sách nơi công cộng. Họ thường dùng smartphone. Nhiều cha mẹ sẵn sàng bỏ tiền cho con đi học thêm nhưng không làm các tủ sách gia đình và không hướng dẫn con đọc sách. Có thể dễ dàng nhìn thấy địa vị của giá sách người Việt trong phòng khá khiêm tốn. Thay vào đó là bàn uống nước, tủ quần áo, kệ tivi, băng đài chiếm vị trí nổi bật.
“Tôi từng đọc một cuốn tiểu thuyết của Việt Nam dài 500 trang, viết về một ngôi trường nổi tiếng của Hà Nội và học sinh làm mọi thứ, trừ việc đọc sách. Cũng rất hiếm thấy các nhân vật trốn nỗi cô đơn vào sách, họ làm việc hay hành động liên quan sách”, Nguyễn Quốc Vương nói.
Anh bảo người Nhật có văn hóa đọc như ngày nay là do phụ nữ nuôi con nhỏ lập ra những câu lạc bộ đọc sách từ những năm 1960. Chúng ta bây giờ mới làm việc này. Đó cũng là lý do anh chuyên bán sách về giáo dục cho trẻ em, để mong muốn 10-15 năm sau, những đứa trẻ sẽ có môi trường văn minh hơn.
Anh quan niệm văn hóa đọc chỉ trở thành đỉnh cao khi giới bình dân thấy công việc này giống như ăn cơm, uống nước hàng ngày. Vì vậy, việc cải thiện văn hóa đọc cần thiết phải xây dựng hệ thống thư viện, phương tiện truyền thông, cộng đồng chuyên về sách.
Một trong những câu nói ám ảnh nhất với Nguyễn Quốc Vương là trong tác phẩm Người cha tốt hơn người thầy tốt của Đông Tử: “Con người không đọc sách sẽ bị số phận trừng phạt, một dân tộc không đọc sách sẽ bị lịch sử trừng phạt”.
Nguyễn Quốc Vương dẫn dắt, nếu trước thời kỳ Pháp xâm lược Việt Nam, chúng ta có một nền tảng văn hóa đọc tốt, những cuộc cải cách Duy Tân có thể đã thành công.
“Cái đau xót của chúng ta là ở những thời điểm quyết định thường chỉ có một nhóm tinh hoa nhỏ bé lĩnh hội được những tư tưởng tiến bộ”, anh nêu quan điểm.
Không chỉ dân tộc mình mới có những khúc cua như vậy. Người Do Thái đã trải qua quá khứ đau thương và từng là nô lệ nhưng khi tái lập, họ trở thành quốc gia tuyệt vời như hôm nay, vì “sức đọc kinh khủng”.
Lịch sử dân tộc Pháp, Mỹ, Nhật đều minh chứng những lần thoát khỏi nghịch cảnh nhờ vào “sức đọc”. Minh Trị Duy tân là một chuỗi các sự kiện cải cách, cách tân dẫn đến thay đổi to lớn trong cấu trúc xã hội và chính trị của Nhật Bản. Nếu lúc đó người Nhật chỉ có 5% dân số biết chữ, không đọc sách để lĩnh hội được văn minh phương Tây, đặc biệt là khoa học kỹ thuật, khát vọng của họ đã trở thành vô vọng.
Anh đặt câu hỏi: “Trong thời đại tri thức toàn cầu, trước những vấn đề nóng bỏng của nhân loại, Việt Nam sẽ sử dụng nền tảng văn hóa nào để vượt qua các khúc cua, nếu chúng ta vẫn không chịu đọc sách?
“Còn với mỗi cá nhân, nếu không đọc sách, khó có tương lai tốt đẹp, bởi họ không khai sáng được bản thân và sử dụng giá trị đó đi giúp đỡ người khác”.
Quyên Quyên
Ảnh: Quỳnh Trang
Đồ họa: Hà My
Theo nguoidothi
Tin mới nhất
Đây là ngôi trường đã đào tạo ra hàng loạt tên tuổi gạo cội của làng giải trí Hàn Quốc như Lee Soon-jae, Kim Tae-hee
18:34:44 16/10/2018
Là nơi từng theo học của hàng loạt diễn viên nổi tiếng, Đại học Quốc gia Seoul còn được mệnh danh là Harvard của Hàn Quốc với chất lượng đào tạo và tuyển sinh đầu rất khắt khe.PGS.TS.Phạm Bích San: Thầy cô được tự chủ trên giảng đường
18:30:21 16/10/2018
Tự chủ Đại học theo hướng giảm can thiệp vào giáo trình của chính Giáo sư, Tiến sĩ, nâng cao quyền lực của Hội đồng trường ĐH.Tiết học gây tranh cãi nhất mạng xã hội: Khi học sinh 'hỗn hào' dám lên giảng bài để giáo viên dự giờ
18:26:09 16/10/2018
Giờ học cô giáo xuống bàn cuối lớp ngồi còn học sinh ngồi trên ghế của giáo viên khiến dân mạng tranh cãi gay gắt với nhiều ý kiến trái chiềuTrường ĐH phải phát triển học liệu mở để đẩy mạnh học tập suốt đời
18:19:42 16/10/2018
Muốn đẩy mạnh việc học tập suốt đời của người lớn, các trường ĐH phải phát triển học liệu mở để chia sẻ rộng rãi hơn trong xã hội, phải gắn thật sát với thực tiễn ở địa phương để phục vụ công tác đào tạo và hỗ trợ, phổ biến tri thức tro...Bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ xâm hại qua môi trường mạng
18:09:36 16/10/2018
Ngày 16-10, tại Đà Nẵng, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Đà Nẵng đã ký kết thỏa thuận hợp tác và triển khai dự án “Bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi nguy cơ xâm hại tình dục qua môi trườn...TS. Nguyễn Chí Hiếu nhận học bổng Eisenhower Fellowship 201
18:06:39 16/10/2018
TS. Nguyễn Chí Hiếu - CEO Học viện IEG vinh dự là đại diện duy nhất của Việt Nam cùng 23 chuyên gia trên khắp thế giới nhận học bổng Chương trình EISENHOWER FELLOWSHIP 2018.Hàng trăm ngàn học sinh vô gia cư ở Mỹ
18:02:57 16/10/2018
Hơn 10% học sinh ở New York (Mỹ) hiện sống trong các trung tâm dành cho người vô gia cư, ở tạm nhà người thân hoặc phải ngủ ngoài đường.Bệnh thành tích trong giáo dục ở một số nơi còn nặng nề
17:54:59 16/10/2018
Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, những đổi mới của giáo dục đào tạo cần tiếp tục triển khai căn cơ, bài bản theo đúng lộ trình.Phát động cuộc thi “Học viện Y học nhí 2018”
17:51:07 16/10/2018
Với mong muốn phổ biến kiến thức, giáo dục, rèn luyện ý thức tự giác phòng và tránh các bệnh ở lứa tuổi học đường cho các em học sinh trên cả nước, sáng 16/10, tại Trường Tiểu học Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội), Báo Nhi đồng đã phối hợp với...Trường Phổ thông chất lượng cao Phượng Hoàng tặng gần 500 áo ấm cho học sinh miền núi
17:47:31 16/10/2018
Với tinh thần sẻ chia với những khó khăn của học sinh vùng cao, ngày 16/10, thầy trò và hội phụ huynh trường Phổ thông chất lượng cao Phượng Hoàng đã về thăm và tặng gần 500 áo ấm cho học sinh trường Tiểu học Lạng Khê, huyện Con Cuông.Top 10 trường đại học có chương trình MBA tốt nhất thế giới
17:42:59 16/10/2018
Theo bảng xếp hạng “2019 Global MBA Ranking” của tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) công bố gần đây, Mỹ có 6 đại diện góp mặt trong top 10 trường có chương trình đào tạo kinh doanh tốt nhất thế giới. Các trường còn lại thuộc Anh...Báo Pháp Luật TP.HCM mang áo ấm đến với trẻ vùng cao Gia Lai
17:38:26 16/10/2018
Đoàn công tác của Báo Pháp Luật TP.HCM đã trao nhiều phần quà gồm áo ấm, chăn, xà phòng, mì gói... cho các em nhỏ vùng cao.Thi viết về những tấm gương cao cả trong đội ngũ nhà giáo, học trò
17:35:01 16/10/2018
Cuộc thi Những tấm gương tâm huyết, sáng tạo học theo lời Bác lần thứ II chính thức phát động ngày 16-10 nhằm tìm kiếm câu chuyện có thật, sinh động về người thầy gương mẫu, sáng tạo, hết lòng vì học sinh, về những gương sáng học sinh, ...5 xu hướng dạy và học Anh ngữ thời đại công nghệ số
17:16:28 16/10/2018
Học tiếng Anh trên nền tảng công nghệ, phương pháp học tập kết hợp,… là những xu hướng mới đang được áp dụng trong giảng dạy trên thế giới và tại Việt Nam trong bối cảnh khoa học phát triển mạnh mẽ hiện nay.Nghệ An: Xây dựng phương án hỗ trợ kinh phí duy trì dạy học 2 buổi/ngày
17:13:04 16/10/2018
Khi tỉnh Nghệ An chủ trương tạm dừng thực hiện Quyết định 1517/QĐ-UBND.VX, các trường tiểu học lâm vào thế khó vì thiếu kinh phí trả lương cho giáo viên buổi 2, khiến việc dạy học 2 buổi/ngày cũng phải dừng lại. Sở GD&ĐT Nghệ An đang tr...Học sinh 200 trường THPT tham gia thi tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến
16:23:29 16/10/2018
1,1 triệu học sinh Thủ đô sẽ được phổ biến về dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực giáo dục, gồm nhiều thủ tục như cấp lại bản sao văn bằng, chỉnh sửa nội dung, xác minh văn bằng, thi THPT quốc gia…Cha mẹ tìm cách bảo vệ con trước thực phẩm bẩn
16:19:23 16/10/2018
Sau khi đọc hàng loạt bài báo nói về các vụ việc trẻ mầm non phải ăn cơm gạo mốc, bữa cơm của trẻ tiểu học có giòi…, phụ huynh trở nên bán tín bán nghi, thậm chí mất niềm tin vào những bữa ăn ở trường học.Cần làm rõ nhiều vấn đề tại NXB Giáo dục VN
16:14:40 16/10/2018
NXB Giáo dục VN công bố mảng kinh doanh độc quyền sách giáo khoa lỗ bình quân trên dưới 40 tỉ đồng/năm và kiến nghị tăng giá 'để đảm bảo doanh thu bù đắp chi phí'. Tuy nhiên, cách kinh doanh trong thực tế của đơn vị này có nhiều vấn đề ...Mẹ chăm chỉ, con ăn sạch?
16:05:48 16/10/2018
'Hãy dậy sớm nấu cơm cho con mang đến trường', 'Mẹ chăm chỉ, con ăn sạch'… là lời kêu gọi của nhiều phụ huynh sau những vụ trẻ phải ăn những bữa cơm không đảm bảo an toàn vệ sinh.Cha mẹ dạy gì cho con?: Đừng cố gắng thành công!
16:01:24 16/10/2018
Con người sinh ra thường nghĩ về mình trước, cái được và mất cho mình trước khi nghĩ đến người khác. Do đó, nếu con nghĩ về người khác trước khi nghĩ cho mình thì tất nhiên con sẽ thành công.Một trường y ở Nhật thêm điểm thi đầu vào của thí sinh
15:56:39 16/10/2018
Đại học Showa ở Tokyo vừa thừa nhận trường y thuộc đại học này đã cho thêm điểm đối với những thí sinh thi lần thứ nhất hoặc lần thứ hai.Công bố Quỹ học bổng Danko trị giá 1 tỷ đồng
15:27:49 16/10/2018
Tập đoàn Danko và Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội công bố “Quỹ học bổng Danko” trị giá 1 tỷ đồng dành cho các bạn sinh viên xuất sắc của trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội.Trường ĐH Hoa Sen bị bán cho Tập đoàn Nguyễn Hoàng?
15:23:59 16/10/2018
Tập đoàn Nguyễn Hoàng sở hữu 51% số cổ phần Trường ĐH Hoa Sen và nắm quyền lãnh đạo trường này.Thí sinh trúng tuyển trường quân đội bị trả về do đâu?
15:15:47 16/10/2018
Những năm gần đây, một số trường hợp thí sinh đã trúng tuyển trường quân đội nhưng bị trả về do gặp vấn đề về sức khỏe sau khi trường tổ chức khám lại.Đại học đầu tiên công bố kế hoạch tuyển sinh 2019
14:26:38 16/10/2018
Với ba phương thức xét tuyển, Đại học Nha Trang có 3.500 chỉ tiêu đại học và 1.000 ở bậc cao đẳng với nhiều ngành mới.Cơ hội nhận học bổng trung học 30.000 USD
14:18:14 16/10/2018
Học sinh có cơ hội nhận học bổng các trường THPT hàng đầu nước Mỹ khi đến tham dự hội thảo tại TP HCM ngày 20/10.90% năng khiếu của trẻ được phát hiện trong 12 năm đầu đời và đây là cách giúp bố mẹ phát hiện sớm
14:11:42 16/10/2018
Việc sớm phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu của trẻ là rất quan trọng. Song song với đó là theo dõi và tạo điều kiện cho con được phát huy tối đa trong lĩnh vực đó.Nước Đức đang trải qua giai đoạn thiếu hụt giáo viên tồi tệ nhất
13:25:48 16/10/2018
Mới đây, Chủ tịch Hiệp hội các giáo viên Đức, Heinz-Peter Meidinger chia sẻ trên tờ Passauer Neue Presse rằng nền giáo dục Đức đang trải qua tình trạng thiếu nhân sự tồi tệ nhất.Giáo dục Đại học: "Chìa khóa" học tập suốt đời của người lớn
13:21:16 16/10/2018
“Môi trường đại học không những đào tạo cử nhân, còn là nơi tạo ra cơ hội được học tập suốt đời, cập nhật kiến thức, kỹ năng cho các đối tượng sau đại học, lao động phổ thông, thậm chí cả những người chưa học qua trường lớp sau bậc THPT...Mẹo dạy con những kỹ năng cần thiết để độc lập từ nhỏ
10:02:32 16/10/2018
Biến việc đánh răng, mặc quần áo mỗi sáng thành một trò chơi thú vị, bạn sẽ giúp trẻ hào hứng và có thói quen tốt.Nhà vệ sinh trường học nông thôn vừa thiếu, vừa bẩn
09:49:44 16/10/2018
Trường Tiểu học Sông Trí (Hà Tĩnh) có 1.180 học sinh, nhưng chỉ có một khu vệ sinh và thường xuyên trong tình trạng thiếu nước xả.Đi bộ xuyên rừng mang áo ấm, học bổng cho học sinh nghèo
09:15:35 16/10/2018
Trước thềm mùa đông năm 2018, Báo Nông thôn Ngày nay/Báo Điện tử Dân Việt phối hợp cùng Tổ chức Những người bạn toàn cầu Hàn Quốc; Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc (IBK) chi nhánh Hà Nội và Hội ND tỉnh Phú Thọ đã trao tặng học bổng, áo ấm...Ước mơ sau 4 năm đại học của tân sinh viên liệu có bao nhiêu người thành hiện thực?
07:55:57 16/10/2018
Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên đều có những ước mơ, đặc biệt là ở tuổi mang trong mình bao hoài bão cuộc đời. Nhưng liệu bao nhiêu ước mơ tuổi mười tám ấy thành hiện thực?Phụ huynh tố cô giáo bắt học sinh tát nhau: “Sẽ xem xét lại sự việc!”
07:46:24 16/10/2018
Trao đổi với PV Dân trí chiều 15/10, bà Bùi Thị Thu Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng (Hà Nội) cho biết, sẽ yêu cầu Hiệu trưởng Trường THCS Thọ Xuân và lãnh đạo tiếp tục đến làm việc để xem xét lại sự việc.Đại học Y khoa Harvard danh tiếng đào tạo ngành Y thế nào?
07:43:33 16/10/2018
Đại học Y Harvard (Mỹ) là một trong những cái tên không bao giờ thiếu trong danh sách những "lò" đào tạo bác sĩ tốt nhất thế giới. Theo Bảng xếp hạng 500 trường đào tạo ngành Y tốt nhất thế giới năm 2018 của QS, Đại học Y Harvard tiếp t...Những từ vựng chỉ toilet trong tiếng Anh
07:39:06 16/10/2018
Khi một người Mỹ hỏi "Where's the john?", anh ta đang muốn tìm nhà vệ sinh.Thương hiệu quyết định học phí của đại học Mỹ
21:06:23 15/10/2018
Mức niêm yết học phí của các đại học Mỹ tỷ lệ thuận với thứ hạng trên bảng xếp hạng và top đầu đều là trường tư.Bạn đọc viết: Bao giờ hết cảnh làm hộ bài Thủ công, Mỹ thuật cho con?
20:21:40 15/10/2018
Tôi nghĩ, giá mà mấy môn học Thủ công, Mỹ thuật chỉ có những bài tập vui nhộn, dễ làm, đứa trẻ nào cũng có thể tự tay làm sản phẩm thì tốt hơn là những bài tập nhiều chi tiết, mang tính “đánh đố” đến phụ huynh cũng toát mồ hôi.Cơ hội nghề nghiệp rộng mở với các chương trình văn bằng hai
20:18:16 15/10/2018
Học thêm một bằng đại học thứ hai là xu hướng ngày càng được ưa chuộng ở nước ta, bởi không chỉ mở rộng cơ hội nghề nghiệp của người học mà còn có thể thay đổi được bản chất công việc hiện tại.Kiên Giang: Trưởng phòng GD-ĐT huyện có dấu hiệu lạm quyền, vi phạm về kê khai tài sản
20:13:49 15/10/2018
Liên quan đến những sai phạm của ông Huỳnh Minh Tâm - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Vĩnh Thuận mà Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Kiên Giang đã có kết luận, mới đây ban chấp hành Huyện ủy Vĩnh Thuận đã họp và thống nhất với hình thức kỷ thuật cảnh c...Thanh Hóa: Thầy giáo lao thẳng xuống dòng nước cứu sống học sinh
20:10:19 15/10/2018
Đang trên đường đến trường, gặp trường hợp một học sinh lớp 3 bị đuối nước, ngay lập tức, thầy giáo lao xuống dòng nước cứu sống nạn nhân. Hành động dũng cảm của thầy giáo đã kịp thời cứu sống học sinh, khiến mọi người cảm động.Phụ huynh tố cô giáo bắt học sinh tát nhau: Nhà trường bảo không, học sinh nói có
20:07:39 15/10/2018
Theo ông Trần Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường THCS Thọ Xuân, Đan Phượng, Hà Nội, vụ việc do học sinh tự đánh nhau trên bục giảng, lúc cô M.H đang nói chuyện với lớp trưởng. Tuy nhiên, theo gia đình và học sinh kể lại, cô giáo bắt các em ...