Việc quản lý hệ thống các trường đại học Việt Nam đang chồng chéo. Trong khi đó, nhiều trường chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nên việc thoát bộ chủ quản rất khó.
Trường đại học (ĐH) không bộ chủ quản, mô hình này không lạ trên thế giới nhưng ở Việt Nam lại là mới mẻ. Với các trường ĐH Việt Nam, bỏ bộ chủ quản được ví như thoát khỏi vòng kim cô bởi làm gì cũng phải xin – cho. Sự phụ thuộc quá nhiều vào bộ chủ quản khiến các trường khó phát triển.
Hội đồng trường quyết định tất cả
Là một trong 3 trường có đề án thí điểm không bộ chủ quản (cùng ĐH Kinh tế Quốc dân và ĐH Bách khoa Hà Nội), ĐH Kinh tế TP.HCM đã có nhiều năm thí điểm tự chủ nên với trường, tương lai không còn bộ chủ quản. Điều này liệu có khiến cho trường gặp khó khăn?
PGS.TS Nguyễn Hữu Huy Nhựt, Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết kinh phí hoạt động của các trường lâu nay dựa vào 2 nguồn chính là học phí sinh viên đóng và ngân sách nhà nước cấp.
Những năm qua, trường thí điểm tự chủ, trong đó có tự chủ tài chính lấy thu bù chi, không dựa vào ngân sách nhà nước thì trường vẫn đứng vững. Ở nhiều lĩnh vực khác, trường đã được chủ động hơn nên chắc chắn khi không còn bộ chủ quản, trường sẽ không gặp khó khăn gì.
Thí sinh nộp hồ sơ nhập học vào một trường ĐH tại TP.HCM. Ảnh: Tấn Thạnh/Người Lao Động.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết điều kiện thí điểm thực hiện cơ chế không có bộ chủ quản đối với một số trường ĐH trực thuộc bộ: Các cơ sở giáo dục ĐH đã được giao thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động hoặc đã tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; hội đồng trường đã được thành lập theo quy định và hoạt động hiệu quả, ổn định; đã đạt kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục ĐH.
Khi bỏ cơ quan chủ quản với các trường trực thuộc, Bộ GD&ĐT chỉ còn vai trò quyết định thành lập hội đồng trường. Theo lý giải của Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, khi không còn bộ chủ quản, hội đồng trường sẽ có “thượng phương bảo kiếm” trong tay.
Hội đồng trường quyết định tất cả vấn đề của trường – từ bổ nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng đến đào tạo, nhân lực cũng như các vấn đề liên quan đến tài chính, cơ sở vật chất, khoa học công nghệ của trường.
Bộ chủ quản nên quản gì?
Nhiều trường ĐH đang thực hiện tự chủ cho biết ngay cả khi đã tự chủ được tài chính, xài tiền còn phải xin phép thì việc thoát bộ chủ quản là rất khó xảy ra.
Thẳng thắn hơn, hiệu trưởng một trường ĐH công lập cho biết về cơ bản, bộ chủ quản hiện nay chỉ thực hiện 2 việc chính là cấp phát đầu tư và bổ nhiệm nhân sự ban giám hiệu. Đây là 2 việc có dính đến quyền lợi của bộ chủ quản nên không dễ gì bộ buông.
PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, giảng viên ĐH Bách khoa TP.HCM, cho rằng nhược điểm lớn nhất về tổ chức quản lý của hệ thống giáo dục ĐH là sự phân tán trách nhiệm quản lý cho quá nhiều bộ và nhiều tỉnh, thành chủ quản.
Việc chia cắt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục ĐH giữa Bộ GD&ĐT với các bộ, ngành khác đã làm cho việc quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục chồng chéo, phân tán, thiếu thống nhất.
Ông Tống cho biết vào cuối những năm 1980, nhiều trường ĐH và CĐ đã được chuyển dần từ nguyên tắc quản lý theo “sản phẩm đào tạo và sử dụng” trực thuộc các bộ chủ quản khác nhau sang nguyên tắc quản lý theo “quy trình công nghệ giáo dục” của bộ duy nhất là Bộ GD&ĐT.
Tuy nhiên, hiện nay, Bộ GD&ĐT chỉ có trách nhiệm quản lý trực tiếp khoảng 1/3 trường ĐH trong số hơn 285 trường; Chính phủ chịu trách nhiệm về 2 ĐH Quốc gia; các bộ, ngành và chính quyền các tỉnh, thành cùng tham gia quản lý số lượng trường còn lại.
Những vấn đề về tài chính và thẩm quyền quản trị đối với giáo dục ĐH bị chia cắt giữa nhiều bộ, tỉnh – thành, cơ quan chủ quản. Tất cả điều này đã khiến cho việc thực hiện cải tổ giáo dục ĐH trở nên khó khăn.
Theo ông Tống, hệ thống các cơ sở đào tạo cần quy về một đầu mối là Bộ GD&ĐT. Khi đó, Bộ GD&ĐT là cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo chứ không phải là chủ quản. Các trường ĐH phải được tự chủ hoàn toàn, phải được tự quyết định mọi vấn đề dựa vào luật pháp.
Chỉ là hình thức nếu vẫn còn trói buộc
TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng nếu chỉ hô hào bỏ bộ chủ quản mà các thông tin, quy chế vẫn còn nguyên, vẫn trói buộc trường thì bỏ bộ chủ quản chỉ là chuyện hình thức.
Để có thể thoát khỏi bộ chủ quản, các cơ sở giáo dục ĐH ít nhất phải tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư. Nếu không thì đây vẫn là chuyện trong mơ.
Theo Zing
Tin mới nhất

Những kỹ năng nhà tuyển dụng cần nhất ở sinh viên
18:27:21 08/10/2018
Kỹ năng ngôn ngữ hay đàm phán không phải điều nhiều nhà tuyển dụng cần nhất ở một sinh viên mới ra trường.
Tuyển sinh lớp 10 của Hà Nội: Môn thứ 4 sẽ thi trắc nghiệm hoàn toàn
18:02:45 08/10/2018
Ngày 8/10, ông Phạm Quốc Toản, Trưởng Phòng Quản lý thi & Kiểm định chất lượng (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết, theo phương án Sở trình UBND TP Hà Nội, kì thi vào lớp 10 THPT năm 2019, môn Ngoại ngữ sẽ triển khai theo hình thức tự luận kết h...
Quảng Bình: Hàng trăm HS trở lại trường sau đợt nghỉ để phản đối sách Công nghệ Giáo dục
17:59:45 08/10/2018
Sau nhiều ngày bị phụ huynh cho nghỉ học để phản đối sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục, đến nay, 100% học sinh tại một số trường học ở huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) đã quay lại lớp.
Muốn xin học bổng, không thể không biết đến những lưu ý quan trọng khi viết bài luận này
17:55:44 08/10/2018
Làm thế nào để một bài luận được trường đại học đánh giá cao? Làm sao để thể hiện được hết cá tính, hoài bão của bạn trong bài luận?
Cô gái học giỏi đi làm công nhân nuôi ước mơ đại học
16:09:59 08/10/2018
Là học sinh giỏi nhưng gia đình khó khăn, Nguyễn Thị Thu (18 tuổi, ngụ số 27/239 đường Nguyễn Công Hòa, quận Lê Chân, Hải Phòng) đã đi làm công nhân để góp tiền nuôi ước mơ đại học.
Xếp hạng đại học tại VN: Cần rạch ròi và cạnh tranh lành mạnh
14:59:35 08/10/2018
Gần đây, việc đưa ra đánh giá xếp hạng các trường ĐH dựa trên số lượng công bố quốc tế trong danh sách ISI đã có nhiều tác động. Trong đó một vài trường ĐH tương đối non trẻ vượt lên những đơn vị có truyền thống và được coi là rất mạnh.
Để phong trào thi đua trường học có giá trị giáo dục
14:53:12 08/10/2018
Bài viết Chỉ tiêu… không thật của nhà báo Vũ Hân trên Báo Thanh Niên ra ngày 1.10 đề cập đến những con số ảo - một vấn nạn nhức nhối của xã hội hiện nay - đặc biệt là trong ngành giáo dục.
Thay đổi khen thưởng để khích lệ tài năng
14:47:45 08/10/2018
Bộ GD-ĐT lý giải sau 16 năm, việc khen thưởng học sinh, sinh viên đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế đã không còn phù hợp về mức thưởng và hình thức khen thưởng.
“Cụ” sinh viên ngành Luật 85 tuổi: "Đi học để trẻ lại"
13:59:10 08/10/2018
Đó là sinh viên Cao Nhật Linh (sinh năm 10 – 6- 1934), năm thứ 2 Khoa Luật, trường ĐH Đông Đô. "Cụ" sinh viên Linh đã khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi nghị lực ham học tập và giỏi thơ ca của mình.
Bí quyết thành danh của những thủ khoa
12:43:38 08/10/2018
Thủ khoa năm 2018 của các trường ĐH khu vực Hà Nội đều có những thành tích đáng tự hào và đều có điểm chung là những người trẻ tự tin, năng động.
Ninh Bình: Hàng trăm học sinh đi học trở lại sau khi bị ngộ độc
12:14:50 08/10/2018
Sáng 8/10, hàng trăm học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Ninh Bình) đã đi học trở lại sau vụ ngộ độc do món ruốc gà trong bữa ăn trưa bán trú gây ra.
Bộ ảnh quý giá về học sinh các nước trên toàn thế giới ở thế kỷ 20
11:41:55 08/10/2018
Đây là những tư liệu cực kỳ quý giá được trang HuffPost chia sẻ.
Từ vựng chỉ trang phục từ đầu đến chân
11:14:28 08/10/2018
Áo cánh của phụ nữ hoặc trẻ con là "blouse", đôi giày đế bệt được gọi là "flat shoes".
Cách kỷ luật con bằng tình yêu thương
11:09:10 08/10/2018
Thay vì quát tháo, ra lệnh cho con làm điều gì đó, bạn hãy nhẹ nhàng nói về hậu quả nếu con tiếp tục hành vi.
Học tiếng Anh: Cách dùng và cấu trúc của thì quá khứ đơn chuẩn nhất
10:57:38 08/10/2018
Thì quá khứ đơn xuất hiện với tần suất liên tục trong đời sống hàng ngày khi nói tiếng Anh. Vì vậy, nếu chưa nắm vững nó, bạn cần bổ sung thêm kiến thức cơ bản này ngay thôi.
Long An: Hơn 200 giáo viên bị nợ lương vì vượt biên chế
10:35:51 08/10/2018
Vừa qua, nhiều giáo viên tại huyện Đức Hòa (Long An) cho biết chưa được nhận lương tháng 9 và tháng 10. Nguyên nhân do hơn 200 giáo viên trên chưa được bổ sung vào biên chế nên không được Kho bạc Nhà nước giải ngân.
Mẹo giúp con học những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống
09:16:10 08/10/2018
Với tờ A4, đĩa giấy hay bút màu, bạn có thể tạo cho con thói quen tự giác, dạy con cách xem đồng hồ hay quản lý thời gian.
Lợi thế tiếng Anh khi ứng tuyển vào công ty nước ngoài
09:12:24 08/10/2018
Sử dụng thành thạo ngoại ngữ giúp bạn có cơ hội việc làm tốt hơn, tăng thêm mức thu nhập và khả năng thăng tiến rộng mở.
Hoan nghênh ý kiến Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ về thi THPT quốc gia 2019
08:03:41 08/10/2018
Hoan nghênh Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có phát biểu về mục tiêu thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia năm 2019. Hi vọng, các kỳ thi năm 2020, 2021... sẽ thông thoáng hơn, vui vẻ hơn, chuẩn xác hơn và đỡ tốn kém hơn.
Mỹ rớt xuống vị trí thứ 27 trên thế giới về chỉ số "nguồn vốn con người"
08:00:13 08/10/2018
Năm 1990, Mỹ được xếp hạng thứ 6 về “nguồn vốn con người”, dựa trên số năm làm việc năng suất dự kiến của một người. Hiện nay, chỉ số này đã rớt xuống vị trí 27 và điều này khiến các nhà nghiên cứu không khỏi ngạc nhiên.
Thủ khoa kép trường Mỹ thuật: “Không bao giờ cho phép bản thân cẩu thả, qua loa"
07:54:47 08/10/2018
Trở thành thủ khoa cả đầu vào lẫn đầu ra của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, chàng trai Đặng Thành Duy tự nhủ bản thân phải càng cố gắng hơn nữa để chạm đến ước mơ có được những công trình ấn tượng.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khoa học
21:39:14 07/10/2018
Theo bảng xếp hạng Nature Index 2018 do tổ chức Nature Research vừa công bố, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là đơn vị dẫn đầu danh sách các cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu trong nước về nghiên cứu khoa học.
88 Thủ khoa xuất sắc ghi danh Sổ vàng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
21:14:58 07/10/2018
Chiều 7/10, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Thành đoàn Hà Nội đã tổ chức lễ ghi danh Sổ vàng 88 Thủ khoa xuất sắc các trường đại học, học viện năm 2018 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Khởi động cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp
21:08:32 07/10/2018
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành thể lệ cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2018, được tổ chức trên quy mô toàn quốc.
Hàng nghìn bạn trẻ 'săn' học bổng, chương trình du học Nhật Bản
20:59:40 07/10/2018
Ngày 7/10, tại Hà Nội, Hội thảo Du học Nhật Bản năm 2018 diễn ra với sự tham gia của hơn 80 cơ sở giáo dục uy tín của Nhật Bản, thu hút đông đảo phụ huynh và học sinh tham dự. Mở đầu chương trình, các đại biểu đã dành thời gian tưởng ni...
PTE – kì thi chuẩn hóa tiếng Anh bên cạnh IELTS, TOEFL
20:44:51 07/10/2018
PTE Academic là bài thi kiểm tra học thuật tiếng Anh trên máy tính, nhằm đánh giá các kĩ năng sử dụng tiếng Anh. Kì thi này được công nhận tương đương những kì thi đã phổ biến như IELTS, TOEFL, TOEIC và CAE…
Góp ý xử phạt hành chính lĩnh vực giáo dục, Hà Nội trình phương án thi vào 10
20:21:58 07/10/2018
Việc Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và Sở GD&ĐT Hà Nội trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt kế hoạch đổi mới phương án tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm học 2019-2020 là thông ti...
Thi tốt nghiệp trung học phổ thông
19:57:13 07/10/2018
Chúng ta đang từng bước thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học, vì vậy, học xong cấp Trung học phổ thông hoặc Trung cấp nghề đều được coi là được phổ cập một trình độ học vấn phổ thông mà người dân nào cũng phải đạt được.
Sôi động tuổi trẻ học đường
19:40:14 07/10/2018
Sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong các hoạt động ngoại khóa, các chương trình văn hóa, nghệ thuật khiến nhiều phụ huynh và nhà trường bất ngờ, tự hào. Đó cũng là một cách để các em ghi dấu tuổi thanh xuân, từng bước trưởng thành m...
Trong tháng 10 Hà Nội sẽ công bố đề thi minh họa vào lớp 10
19:26:18 07/10/2018
Dự kiến, trong tháng 10/2018, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ công bố đề minh họa các môn của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2019 - 2020.
Học tin học excel: Tổng kết, phân tích dữ liệu với Pivot Table
15:35:41 07/10/2018
Video giới thiệu về Pivot Table - một công cụ hỗ trợ người dùng lên các báo cáo tổng hợp trong Excel
Đừng để tiền bạc ngăn cách thầy trò
10:09:16 07/10/2018
Nhiều người tỏ rõ sự bất bình trước một số quy định dự thảo phạt tiền từ 10-30 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể học sinh.
Giải bài toán biên chế giáo viên
09:58:01 07/10/2018
Hiện cả nước thiếu 75.970 giáo viên các cấp so với định mức giáo viên/lớp theo quy định, 29 tỉnh đề nghị bổ sung 40.440 biên chế sự nghiệp giáo dục. Trong khi đó, các địa phương vẫn song song phải thực hiện chủ trương giảm 10% biên chế ...
Anh: Sự “nhầm lẫn” tai hại trong cắt giảm đầu tư giáo dục
09:48:53 07/10/2018
Chính phủ đã bị cáo buộc cố gắng cắt giảm ngân sách nhà nước ở Anh, sau khi cơ quan giám sát thống kê quốc gia cho biết, sẽ điều tra việc sử dụng các số liệu chi tiêu của Bộ Giáo dục (DfE) bao gồm học phí tư nhân để chống lại những lời ...
Minh bạch sữa học đường
09:43:58 07/10/2018
Một kết quả khảo sát được công bố gần đây của FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc) và Liên đoàn sữa quốc tế IDF cho thấy có 140 triệu trẻ em trên toàn thế giới đang được hưởng lợi từ chương trình sữa học đường. Trong đó...
Hóa ra hotgirl ảnh thẻ mới nổi từng lọt chung kết Miss teen 2017 và sở hữu bảng thành tích học tập 'khủng' như thế này đây
09:38:42 07/10/2018
Minh Tuyền là gương mặt nổi bật của mùa Miss Teen 2017 vì không chỉ hát hay, nhảy giỏi mà còn xinh đẹp. Sau 1 năm, 9x lại khiến cộng đồng mạng không khỏi bất ngờ với ảnh thẻ xinh đẹp vạn người mê.
Nam sinh Hải Phòng giành giải vô địch lý thuyết Toán ở IMSO
07:48:36 07/10/2018
Ngoài huy chương vàng cuộc thi Toán quốc tế uy tín nhất cho tuổi 11-12, Nguyễn Đình Kiên còn ẵm giải dành cho thí sinh thi lý thuyết xuất sắc.
Bảng thành tích ấn tượng của nữ thủ khoa kép trường HV Cảnh sát nhân dân
07:25:48 07/10/2018
“Cảm xúc của 4 năm trước khi em biết tin em được thủ khoa đầu vào khối A1 của HV Cảnh sát lại như ùa về, vẫn vẹn nguyên ước mơ được khoác lên mình bộ cảnh phục màu xanh, cống hiến khả năng của bản thân để giữ bình yên cho đất nước như n...
Tân cử nhân nhận cùng lúc 3 học bổng của trường ĐH tại Mỹ
21:15:40 06/10/2018
Xinh đẹp, tài năng và có chí tiến thủ, cô tân cử nhân Hoàng Kiều Oanh, SN 1996, tốt nghiệp ĐH Ngoại thương vừa nhận được 3 học bổng thạc sĩ 3 ngành: Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Thạc sĩ Kế Toán và Thạc sĩ Truyền thông của trường Angelo ...
Thừa Thiên- Huế: Học sinh phải học tại các phòng chức năng vì thiếu phòng
21:11:36 06/10/2018
Tình trạng thiếu phòng học đã xảy ra nhiều năm nay trên địa bàn Thừa Thiên - Huế, chủ yếu rơi vào bậc tiểu học (TH) và mầm non. Mặc dù mỗi năm học mới tình hình cơ sở vật chất trường lớp trên địa bàn đã có những bước cải thiện đáng kể, ...
Thưởng hay phạt tiền trong giáo dục đều là hạ sách?
21:07:07 06/10/2018
Bày tỏ quan điểm về xử phạt hành chính đối với giáo viên, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa (Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội) nhận định, nếu “dân sự hoá” quan hệ thầy trò ...