Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Để tự chủ đại học thực sự phát huy hiệu quả

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, có hơn 20 ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu, trong đó có rất nhiều ý kiến đóng góp về nội dung liên quan đến vấn để tự chủ đại học.

Để tự chủ đại học thực sự phát huy hiệu quả - Hình 1

Ảnh minh họa

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học được Quốc hội xem xét, thảo luận trong phiên họp toàn thể tại Hội trường sáng 6/11.

Đề cập đến phạm vi sửa đổi, đa số ý kiến đại biểu cho rằng, đây không chỉ là sửa đổi một số bất cập của Luật Giáo dục đại học mà là cơ hội để nhìn nhận, xem xét toàn diện quá trình đào tạo đại học hiện nay. Từ đó, sẽ có cơ chế, chính sách, khâu tổ chức thực hiện trong thời gian tới sao cho phù hợp và thực hiện hiệu quả hơn.

Từ nhận định như trên, ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần xem xét về phạm vi sửa đổi, việc sửa đổi cần phải đặt trong bối cảnh hội nhập hiện nay, không phải cho phép mở thêm các trường, thêm lớp, thêm ngành nghề là tốt; cần xem xét nghiêm túc các vấn đề này để có cách nhìn tổng thể và trước hết là cần phải tính toán cho đúng, cho đủ.

Vấn đề tự chủ đại học là một trong những vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm đóng góp ý kiến của nhiều vị đại biểu Quốc hội. Đại biểu Trần Tất Thế (Hà Nam) và một số đại biểu nhận định, tự chủ đại học là chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Song, trong bối cảnh hiện nay, việc mở rộng quyền tự chủ đã xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các trường đại học, trong quá trình tuyển sinh các trường đại học sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và chất lượng học. Nếu tự chủ về tài chính học phí mà không có những tiêu chí quy định chung ngay trong luật sẽ dẫn đến tình trạng nhiều người nghèo mất cơ hội học tập vì học phí cao. Mặt khác, tự chủ về cơ sở vật chất đối với các trường đại học công lập, nếu không có những chế tài kiểm soát chặt chẽ về cơ sở vật chất được đầu tư, sẽ dẫn đến việc một số trường có nguy cơ lệch hướng đào tạo. Vì vậy, đề nghị dự thảo luật cần quy định từng tiêu chí cụ thể đối với từng vấn đề tự chủ của các trường đại học.

Còn đại biểu Dương Minh Tuấn (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho rằng, tự chủ là vấn đề có nhiều đại biểu quan tâm. Tuy nhiên, tự chủ trước đây đã thí điểm, năm 2012 đã có luật, nhưng từ lý luận đến thực tiễn dường như chưa gặp nhau. Đại biểu Dương Minh Tuấn mong muốn tự chủ là phải thật sự và nêu quan điểm: Theo luật có 3 lĩnh vực tự chủ là tự chủ học thuật, tự chủ tài chính và tự chủ nhân sự. Trường cần nhất là tự chủ tài chính. Thời gian qua, đã cho tự chủ nhưng khống chế trần học phí, chính vì vậy một số trường rất khó tự chủ. Do vậy, đại biểu đề nghị tự chủ học thuật phải là mục tiêu phát triển, tự chủ tài chính phải là động lực phát triển, tự chủ nhân sự phải là nền tảng phát triển của nhà trường.

“Tự chủ không có nghĩa là buông để các trường tự bơi mà Nhà nước có đầu tư rồi rút ra dần dần, giống như bầu sữa mẹ, tùy theo thể trạng của từng đứa con mà cho ‘cai sữa’, từ từ rút ra một phần hoặc coi thể trạng để tiếp tục đầu tư. Nhưng vừa rồi chúng ta thí điểm cho một số trường được tự chủ về tài chính rồi trường đó nâng học phí dịch vụ lên, nhiều cử tri than phiền giá học phí quá cao. Câu chuyện bàn ở đây là do trước đây sợ giá cao quá nên khống chế mức trần, bây giờ bung cho lên. Chính vì vậy, tôi đề nghị cần có lộ trình tự chủ”, đại biểu Dương Minh Tuấn (Bà Rịa-Vũng Tàu) phát biểu.

Cho rằng một trong những bất cập của giáo dục đại học hiện nay là việc quản lý mang tính hành chính, chưa thực sự chủ động, sáng tạo, kịp thời trong quản trị và tổ chức thực hiện; các cơ sở giáo dục đại học chịu sự quản lý của nhiều cơ quan khác nhau, ảnh hưởng đến tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học. Vì thế, chủ trương cho phép tự chủ đại học chưa đem lại hiệu quả cao, đại biểu Phùng Thị Thường (Vĩnh Phúc) đề nghị cần quy định rõ điều kiện đảm bảo thực hiện quyền tự chủ trên cơ sở tăng cường trách nhiệm, giải trình và yêu cầu đặt ra đối với cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện tự chủ. Việc tăng quyền tự chủ của hoạt động đào tạo cần phải có quy trình để kiểm soát nội dung giảng dạy đối với các bộ môn liên quan đến lịch sử, văn hóa dân tộc, đặc biệt là trong các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài. Việc cải tiến các chương trình đào tạo để theo kịp chuẩn mực quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo là cần thiết nhưng cũng phải đảm bảo cho sinh viên nâng cao hiểu biết về giá trị truyền thống, chuẩn mực dân tộc và ngăn chặn những tư tưởng lệch lạc.

Tại phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình, đại diện cho cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra, đã báo cáo, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Theo ông Phan Thanh Bình, thời gian vừa qua, bộ phận thẩm tra đã phối hợp chặt chẽ với Ban soạn thảo để tiếp thu ý kiến của các đại biểu trong kỳ họp lần thứ 5, trong các phiên họp của Thường vụ Quốc hội, của Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách. Cho đến nay, đa số đại biểu đồng ý với giải trình, tiếp thu cũng như dự thảo trình ra Quốc hội. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ý kiến phát biểu bổ sung thêm, Ban soạn thảo ghi nhận góp ý, tất cả sẽ được trao đổi và xin ý kiến của Thường vụ Quốc hội để có thể hoàn chỉnh và trình dự thảo luật này vào cuối phiên họp.

Theo ông Phan Thanh Bình, dự thảo lần này có hai nội dung lớn sau. Thứ nhất là làm sao để tăng tự chủ thật sự cho trường đại học. Thứ hai là làm sao có điều kiện để phát triển các trường đại học tư thục, một mặt bổ sung cho năng lực giáo dục đại học nhưng đồng thời sẽ tạo sự cạnh tranh và thúc đẩy hệ thống giáo dục đại học công lập phát triển.

Về quan điểm, từ Ban soạn thảo đến thẩm tra đều thống nhất với nhau, trong quá trình soạn lần này luôn tôn trọng quy luật phát triển và thông lệ quốc tế trong xây dựng và bảo đảm chất lượng của hệ thống giáo dục đại học.

Phát biểu kết thúc thảo luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, có 48 vị đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu và có 24 vị đã phát biểu thảo luận. Các vị đại biểu đã quan tâm với trách nhiệm cao nhất đến chăm lo cho sự nghiệp giáo dục đào tạo cũng như quan tâm đến xây dựng xã hội học tập suốt đời ở nước ta. Các vị đại biểu Quốc hội đã phát biểu sôi nổi, thẳng thắn và đóng góp đóng nhiều ý kiến thiết thực đối với dự án luật này.

Nguyễn Hoàng

Theo Dân trí

Tin mới nhất

Học sinh thích thú với cách chấm điểm bằng… meme

Học sinh thích thú với cách chấm điểm bằng… meme

17:52:25 06/11/2018

Cách chấm điểm 'không giống ai' của một nữ giáo viên ở bang Illinois (Mỹ) đã biến cô thành tâm điểm chú ý trên mạng internet.
Nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh vùng cao Yên Bái

Nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh vùng cao Yên Bái

17:42:25 06/11/2018

Những năm gần đây, các trường học bán trú trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đặc biệt nhiều trường ở vùng sâu, vùng xa có cách làm sáng tạo để cải thiện, nâng cao chất lượng bữa ăn cho học sinh bán trú.
TP Hồ Chí Minh khởi động chương trình tiết học ngoài nhà trường bậc tiểu học

TP Hồ Chí Minh khởi động chương trình tiết học ngoài nhà trường bậc tiểu học

16:53:56 06/11/2018

Ngày 6/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khởi động chương trình tiết học ngoài nhà trường ở bậc tiểu học năm 2018.
GS Trần Ngọc Thêm: “Đại học quốc gia phải là nơi đào tạo chính khách”

GS Trần Ngọc Thêm: “Đại học quốc gia phải là nơi đào tạo chính khách”

16:44:48 06/11/2018

Theo GS Trần Ngọc Thêm, đại học quốc gia (ĐHQG) theo nghĩa hẹp của Việt Nam hay ĐHQG hàng đầu như cách hiểu của quốc tế thì mô hình ĐH này sẽ không bao giờ chết được. Hãy trả chức năng đào tạo chính khách cho ĐHQG như cách mà quốc tế đa...
Việt Nam xếp thứ 41/88 quốc gia về năng lực tiếng Anh

Việt Nam xếp thứ 41/88 quốc gia về năng lực tiếng Anh

15:01:06 06/11/2018

Theo Bảng xếp hạng đánh giá kỹ năng tiếng Anh của những người trưởng thành trên toàn cầu do Tổ chức giáo dục Education First (EF) mới công bố tại Thụy Sĩ, Việt Nam xếp thứ 41/88 quốc gia.
Hàng trăm học sinh miền núi có nguy cơ nghỉ học vì bị cắt hỗ trợ

Hàng trăm học sinh miền núi có nguy cơ nghỉ học vì bị cắt hỗ trợ

14:58:25 06/11/2018

Do không còn được hưởng các chế độ chính sách dành cho học sinh miền núi khi xã đạt chuẩn nông thôn mới, hàng trăm học sinh ở huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam) có nguy cơ phải nghỉ học giữa chừng.
Thêm trường ĐH tổ chức thi riêng

Thêm trường ĐH tổ chức thi riêng

14:52:44 06/11/2018

Một số trường đại học đang xây dựng kế hoạch tuyển sinh 2 năm tới theo hướng tổ chức kỳ thi riêng hoàn toàn hoặc mở rộng chỉ tiêu bằng xét kết quả đánh giá năng lực.
Việt - Pháp ký kết phát triển USTH thành đại học nghiên cứu xuất sắc

Việt - Pháp ký kết phát triển USTH thành đại học nghiên cứu xuất sắc

14:31:56 06/11/2018

Với Hiệp định liên Chính phủ, hai bên cam kết xây dựng USTH thành trường đại học dẫn đầu về nghiên cứu trong khu vực và quốc tế.
Vòng chung kết toàn quốc cuộc thi Toán tư duy Mỹ 2018

Vòng chung kết toàn quốc cuộc thi Toán tư duy Mỹ 2018

14:29:06 06/11/2018

Mathnasium Championship là cuộc thi lớn nhất trong năm của Mathnasium tại Việt Nam với chủ đề "Đi tìm chiến binh toán học bản lĩnh".
Phân biệt 'bare' và 'bear'

Phân biệt 'bare' và 'bear'

14:22:21 06/11/2018

Động từ "bare" có nghĩa lột, bóc trần; động từ "bear" có nghĩa mang vác, chống đỡ, chịu đựng.
Bảy 'điểm mù' trong cách dạy con

Bảy 'điểm mù' trong cách dạy con

14:19:10 06/11/2018

Những phụ huynh biết tuốt, làm tuốt, muốn con biết mọi thứ, thường xuyên tặng quà hay ra rả sỉ vả con đều để lại hệ quả tiêu cực.
Có mặt trong tốp 1.000 trường hàng đầu thế giới, 2 đại học quốc gia được duy trì

Có mặt trong tốp 1.000 trường hàng đầu thế giới, 2 đại học quốc gia được duy trì

14:05:35 06/11/2018

Giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi), Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình nhận định, sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, mô hình hai ĐHQG đã ổn định và mang lại ...
Giải thưởng hơn 600 triệu đồng cho các ý tưởng hay vì giáo dục

Giải thưởng hơn 600 triệu đồng cho các ý tưởng hay vì giáo dục

10:59:48 06/11/2018

Từ 15 công trình lọt vào chung kết, "Tri thức trẻ vì giáo dục" chọn ra tối đa 5 công trình xuất sắc để trao 100 triệu đồng mỗi giải.
30 cách nói 'goodbye' trong tiếng Anh

30 cách nói 'goodbye' trong tiếng Anh

10:56:07 06/11/2018

"Take care" hay "Peace out" là một số lời tạm biệt bạn có thể bắt gặp ngoài cách nói "goodbye" quen thuộc.
Thầy giáo Nhật bị bắt vì liếm tai học sinh

Thầy giáo Nhật bị bắt vì liếm tai học sinh

10:47:28 06/11/2018

Hành động khó hiểu được giải thích là nhằm phát hiện học sinh có nói dối hay không, phỏng theo một nhân vật trong truyện tranh.
Câu chuyện giáo dục: Cậu học trò không nói chuyện, không tắm suốt cả năm vì bị lộ “chat riêng”

Câu chuyện giáo dục: Cậu học trò không nói chuyện, không tắm suốt cả năm vì bị lộ “chat riêng”

10:45:36 06/11/2018

Người mẹ phát hiện con trai chat "tình cảm yêu đương" với gái học cùng lớp. Quá hoảng loạn, chị kể với cô giáo chủ nhiệm nhờ hỗ trợ. Ngay lập tức, cô gọi hai học sinh lên chất vấn, dạy dỗ...
Học tiếng Nhật: 10 phút chinh phục Kanji qua bộ thủ chữ Nữ (Phần 2)

Học tiếng Nhật: 10 phút chinh phục Kanji qua bộ thủ chữ Nữ (Phần 2)

10:39:20 06/11/2018

Học Kanji qua bộ thủ đang là cách học hiệu quả và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong bài này, mời bạn cùng học Kanji qua bộ thủ chữ Nữ nhé!
Quảng Bình: Hàng chục học sinh trở lại trường sau gần 1 tháng nghỉ để phản đối đóng nộp

Quảng Bình: Hàng chục học sinh trở lại trường sau gần 1 tháng nghỉ để phản đối đóng nộp

10:37:34 06/11/2018

Để phản đối các khoản tiền liên quan đến học phí theo quy định, hỗ trợ cô nuôi, hỗ trợ bảo vệ trường, nhiều phụ huynh của Trường Mầm non xã Quảng Hợp (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) đã không cho con đến lớp. Sau nhiều lần được vận động,...
Cho học sinh 5 điểm thay vì 4,5 điểm

Cho học sinh 5 điểm thay vì 4,5 điểm

09:13:40 06/11/2018

Nhiều nhà giáo lâu năm đưa ra lời khuyên rằng nếu giáo viên phân vân giữa việc cho học sinh điểm 4,5 hay 5 điểm, thì hãy chọn cho điểm 5. Vì như thế sẽ có tác dụng tích cực nhiều hơn.
Vì sao không còn nhiều người làm tiến sĩ?

Vì sao không còn nhiều người làm tiến sĩ?

09:09:14 06/11/2018

Dù chỉ tiêu không nhiều nhưng các trường đại học đều không tuyển đủ người học ở trình độ tiến sĩ. Tình trạng này đang diễn ra với cả các trường đại học lớn.
Tiến sĩ giáo dục Mỹ nói về “khủng hoảng giấc ngủ” ở học sinh

Tiến sĩ giáo dục Mỹ nói về “khủng hoảng giấc ngủ” ở học sinh

08:59:12 06/11/2018

Buổi nói chuyện “Giúp con học hiệu quả” với Tiến sĩ Giáo dục Kevin Mattingly - Giám đốc học thuật của trường Riverdale (New York, Mĩ), giảng viên Đại học Sư phạm, ĐH Tổng hợp Columbia được diễn ra mới đây tại Hà Nội.
Bộ Giáo dục phản hồi Bộ Y tế về văn bằng trong dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục ĐH

Bộ Giáo dục phản hồi Bộ Y tế về văn bằng trong dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục ĐH

08:44:38 06/11/2018

Ngày 5/11, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT, thành viên Ban soạn thảo dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục Đại học đã trả lời báo chí về ý kiến của Bộ Y tế. Bà Phụng cho rằng, việc quy định tên văn bằng gắn với...
Ác mộng lớn nhất của sinh viên đã thành hiện thực: Trường Đại học gửi thẳng bảng điểm về cho phụ huynh

Ác mộng lớn nhất của sinh viên đã thành hiện thực: Trường Đại học gửi thẳng bảng điểm về cho phụ huynh

06:31:43 06/11/2018

Sinh viên Trung Quốc mới đây đã được một phen xôn xao khi trường học gửi bảng điểm cá nhân về cho phụ huynh. Rất nhiều người đã thực sự lo lắng khi nghĩ đến việc làm sao để đối diện và giải thích cho bố mẹ về điểm số.
Cha mẹ có nên xem tin nhắn của con trẻ?

Cha mẹ có nên xem tin nhắn của con trẻ?

06:29:02 06/11/2018

Cha mẹ, người thân, thầy cô giáo… có quyền theo dõi, xem tin nhắn, Facebook, các bí mật về thư tín khác của trẻ hay không? Nếu xem thì phải hành xử thế nào cho đúng?
Công bố quyết định bổ nhiệm PGS.TS Lê Hải An giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Công bố quyết định bổ nhiệm PGS.TS Lê Hải An giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

06:20:19 06/11/2018

Chiều ngày 05/11, Bộ GDĐT tổ chức Lễ Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm PGS.TS Lê Hải An - Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ GDĐT.
Thăm hỏi, động viên học sinh vùng cao

Thăm hỏi, động viên học sinh vùng cao

06:17:56 06/11/2018

Công đoàn (CĐ) Tổng Công ty Văn hóa Sài Gòn vừa tổ chức đến thăm và tặng quà cho học sinh Trường Tiểu học Vừ A Dính tại xã Đăk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực năm 2019

ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực năm 2019

06:13:52 06/11/2018

Năm 2019, các trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh và sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực để lựa chọn sinh viên.
Đắk Lắk: Vụ trên 500 giáo viên dôi dư: Kỷ luật khiển trách nguyên Trưởng Phòng Nội vụ

Đắk Lắk: Vụ trên 500 giáo viên dôi dư: Kỷ luật khiển trách nguyên Trưởng Phòng Nội vụ

06:11:13 06/11/2018

Trong quá trình giữ chức Trưởng Phòng Nội vụ huyện Krông Pắk (Đắk Lắk), ông Trần Đức Lanh đã tham mưu cho UBND huyện tuyển vượt chỉ tiêu giáo viên, nhân viên trường học lên tới trên 400 trường hợp khiến sau này xảy ra trường hợp dôi dư ...
Bộ Giáo dục tặng bằng khen cho hai nam sinh trả lại túi vàng

Bộ Giáo dục tặng bằng khen cho hai nam sinh trả lại túi vàng

20:38:53 05/11/2018

Nhặt được túi vàng trên đường đi học về, hai nam sinh lớp 6 ở TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) đã trả lại cho người đánh rơi.
Đại học đang tự trói mình về chương trình, hình thức đào tạo

Đại học đang tự trói mình về chương trình, hình thức đào tạo

20:15:16 05/11/2018

PGS. TS Vũ Hải Quân, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM chia sẻ như vậy tại hội thảo “Mô hình giáo dục 4.0 áp dụng, triển khai trong điều kiện tại Việt Nam” do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức sáng ngày 5/11.
Nam sinh Hà Tĩnh bị Học viện Hậu cần trả về do 'thận lạc chỗ'

Nam sinh Hà Tĩnh bị Học viện Hậu cần trả về do 'thận lạc chỗ'

15:58:35 05/11/2018

Thí sinh Nguyễn Quang Huy không đủ tiêu chuẩn sức khỏe vào Học viện Hậu cần nhưng được nhập học hệ dân sự các trường quân đội.
Thanh Hóa: Hiệu trưởng lập khống hồ sơ bị kỷ luật cảnh cáo

Thanh Hóa: Hiệu trưởng lập khống hồ sơ bị kỷ luật cảnh cáo

15:14:49 05/11/2018

Mới đây, Thành ủy TP. Thanh Hóa đã ra quyết định kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng đối với bà Lê Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quảng Hưng (TP. Thanh Hóa), UBND TP. Thanh Hóa cũng đã thống nhất áp dụng hình thức kỷ luật trên đối v...
Đồng Tháp: Cậu sinh viên năm nhất ngành Y lo phải bỏ học giữa chừng

Đồng Tháp: Cậu sinh viên năm nhất ngành Y lo phải bỏ học giữa chừng

10:19:11 05/11/2018

Dù sinh ra trong một gia đình khó khăn nhưng Trần Đại Hiển (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) luôn có tinh thần vượt khó, vươn lên học giỏi và hiện là sinh viên năm thứ nhất, chuyên ngành Y đa khoa Trường Đại học Y dược Cần Thơ. Tuy nhiên, đứn...
Lạ lùng như câu hỏi tuyển sinh của ĐH Oxford: Viên đá có hình dạng thế nào?

Lạ lùng như câu hỏi tuyển sinh của ĐH Oxford: Viên đá có hình dạng thế nào?

10:16:21 05/11/2018

Đại học Oxford danh tiếng mới đây đã công bố một bộ các câu hỏi mẫu để giúp các ứng viên có mong muốn được học tập tại trường làm quen với quá trình phỏng vấn tuyển sinh của nhà trường. Trong đó, các ứng viên được yêu cầu trả lời những ...
Cần tới 857 tỷ đồng để đào tạo lại, nâng chuẩn giáo viên mầm non

Cần tới 857 tỷ đồng để đào tạo lại, nâng chuẩn giáo viên mầm non

10:10:37 05/11/2018

Theo tính toán chi phí đào tạo giáo viên đã có bằng trung cấp sư phạm (TCSP) học tiếp để lấy bằng cao đẳng sư phạm (CĐSP) cần thời gian 1 năm. Tổng kinh phí đào tạo nâng chuẩn 107.150 GV chưa đạt trình độ CĐSP ước tính khoảng 857 tỷ 200...
Trường Tô Hiệu một đích đến tự hào tại Hải Phòng

Trường Tô Hiệu một đích đến tự hào tại Hải Phòng

08:12:04 05/11/2018

Ngày 4/11, Trường Trung học phổ thông Tô Hiệu (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm thành lập trường (1978-2018).
Căng mình với quá tải sĩ số

Căng mình với quá tải sĩ số

07:56:36 05/11/2018

Năm học 2018-2019, TPHCM tăng hơn 67.000 học sinh. Trong đó, tăng nhiều nhất là bậc tiểu học với 26.812 học sinh, kế đến là mầm non tăng 20.225 học sinh, THCS tăng 10.406 học sinh…
Trao thưởng gần 200 công trình nghiên cứu toán học

Trao thưởng gần 200 công trình nghiên cứu toán học

07:53:56 05/11/2018

Ngày 4.11, tại Hà Nội, Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học giai đoạn 2010 - 2020 đã trao thưởng 197 công trình toán học năm 2017, 2018 và cấp học bổng cho học sinh, sinh viên chuyên toán trong cả nước.
Phạt học sinh vi phạm: Trường học không phải là công an phường

Phạt học sinh vi phạm: Trường học không phải là công an phường

07:47:35 05/11/2018

Trường học là nơi uốn nắn, sửa lỗi cho học sinh; khi kỷ luật, xử phạt, nhà giáo phải là những kỹ sư tâm hồn đứng ở tâm thế người thầy, không nên hành xử như ở công an phường.
Cần sửa thông tư khen thưởng, kỷ luật học sinh 'già cỗi'

Cần sửa thông tư khen thưởng, kỷ luật học sinh 'già cỗi'

07:40:55 05/11/2018

Thật đáng lo ngại cho sự nghiệp trồng người nếu những quy định thiếu nhân văn, bất công, bất cập và trái luật của Thông tư 08 (năm 1988 của Bộ GD&ĐT) không nhanh chóng được xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thực tế.

Related Posts: