Sau gần 10 năm thực hiện trường công lập chất lượng cao ở Hà Nội nhưng những nghi ngờ, băn khoăn về sự tồn tại và vận hành của mô hình trường này vẫn chưa được giải tỏa.
Trường THCS Cầu Giấy (Hà Nội) mới được công nhận là trường CLC từ tháng 10.2018 – ẢNH: T.M
Chất lượng cao thực ra rất… bình thường ?
Nhiều ý kiến cho rằng, dù ở môi trường công lập, tư thục hay công lập chất lượng cao (CLC), chất lượng và hiệu quả giáo dục sẽ là thước đo chính xác nhất. Bằng không, việc thu học phí cao, thiếu định lượng và thuyết phục người dân là những lý do chính khiến xã hội vẫn còn nghi ngại loại hình trường CLC.
Nhà giáo Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng Trường phổ thông liên cấp Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội, cho hay trường ông đã được UBND TP phê duyệt là trường tư thục CLC. Tuy nhiên, ông cho rằng những tiêu chí về trường CLC mà Hà Nội ban hành, áp dụng thực chất mới chỉ đáp ứng những điều kiện bình thường nhất của một cơ sở giáo dục mà các trường học trên cả nước, ngay cả vùng sâu, vùng xa cũng phải đạt được để đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông.
Ông Hòa nêu quan điểm những điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình dạy học… là rất cần thiết nhưng không thể nhìn vào những chỉ tiêu đó để khẳng định đó là trường CLC. “Chúng tôi được UBND TP.Hà Nội công nhận là trường CLC nhưng chúng tôi coi đấy chỉ là điều kiện cần, còn CLC với chúng tôi sẽ là chỉ số hài lòng, hạnh phúc khi đi học của học sinh (HS); là giá trị tinh thần, kỹ năng sống; là việc chúng tôi trang bị cho HS những phẩm chất để làm người có ích”, ông Hòa nói.
Cũng không là trường chuyên, lớp chọn
Cũng theo ông Hòa, trường CLC lại càng không phải là chỉ tiêu 90% HS giỏi theo quy định hiện hành, bởi như vậy nó là trường chuyên, lớp chọn, được tuyển chọn khắt khe đầu vào. Tuy nhiên, trường CLC không thể giống trường chuyên lớp chọn được. “Quy định như vậy là rất mâu thuẫn”, ông Hòa nói.
Ông Hòa cho rằng, trường CLC là phải chăm lo đến từng HS, giúp mỗi học trò đều tiến bộ. Sự tiến bộ của mỗi HS chứ không phải điểm số, thành tích là thước đo chất lượng của một nhà trường…
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý – Giáo dục TP.Hà Nội, cho rằng CLC không chỉ để thỏa mãn nhu cầu của người dân khi gửi con đến trường mà chủ yếu hiệu quả giáo dục phải đến từng HS, đáp ứng nhu cầu phát triển của từng HS.
Ông Hòa và ông Tùng Lâm đều cho rằng, CLC phải là khả năng hội nhập quốc tế của nhà trường, của mỗi HS, chứ không phải tự chúng ta công nhận với nhau là CLC mà ra ngoài thì không hội nhập được, không được thừa nhận.
Lo ngại biến tướng của trường bán công
Hà Nội nhiều năm qua luôn trong tình trạng quá tải sĩ số trường lớp do tốc độ đô thị hóa quá nhanh. Ngay ở các quận như Thanh Xuân, Cầu Giấy… là những địa bàn có trường CLC thì cũng là nơi quá tải nghiêm trọng về sĩ số ngay cả những trường công lập bình thường. Có những trường phổ biến hơn 60 HS/lớp. Dư luận đặt câu hỏi: Tại sao không dành ngân sách để xây thêm trường công lập bình thường để giảm tải cho các trường trong địa bàn mà có trường đẹp, cơ sở tốt lại phải “lo” chuyển sang mô hình trường CLC để thu học phí cao?
Theo tìm hiểu của PV, những năm qua, ngân sách đầu tư thêm để “biến” những trường công lập bình thường thành trường CLC (kể cả những trường thí điểm CLC) là khá lớn. Xây dựng mới Trường THCS Nam Từ Liêm 97 tỉ đồng, Trường tiểu học khu đô thị Sài Đồng được đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị với tổng kinh phí 40 tỉ đồng, Mẫu giáo Việt Triều 6,5 tỉ đồng… Tuy nhiên, ở một số trường khi chuyển sang CLC thì không tuyển đủ chỉ tiêu do phụ huynh lo tăng học phí hằng năm không rõ chất lượng đào tạo theo mô hình này thế nào.
Lý giải về việc phải xây dựng Trường THCS Thanh Xuân thành trường công lập CLC thay vì một trường công lập bình thường để giảm áp lực cho các trường công lập vốn đang quá tải trên địa bàn, ông Phạm Gia Hữu, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Thanh Xuân, cho rằng: Một mặt thực hiện chủ trương của TP.Hà Nội về phát triển mô hình trường CLC, mặt khác quận cũng mong muốn có môi trường giáo dục mũi nhọn, bồi dưỡng HS giỏi, được đầu tư đồng bộ với chi phí xây dựng cao hơn rất nhiều so với các trường khác. “Chúng tôi xây dựng trường CLC với mong muốn cho HS ở địa bàn có nhu cầu, sẵn sàng đóng học phí cao không phải “chạy” sang các quận khác để học trường CLC”, ông Hữu nói.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng việc cho phép trường công làm CLC không thể hiện được sự công bằng trong giáo dục ở chính khối trường công lập và giữa trường công lập với trường tư thục. Tại sao không để các trường tư, trường quốc tế làm?
Nhà giáo Nguyễn Văn Hòa cũng cho rằng, đây cũng là một bất cập. Một mặt nhà nước khuyến khích xã hội hóa giáo dục nhưng cách thức thực hiện ở các địa phương lại không đúng như vậy, không khuyến khích, tạo điều kiện cho khối trường tư thục phát triển nếu trường công cũng cung cấp dịch vụ giáo dục đặc biệt.
Ông Hòa cũng chỉ ra rằng, mô hình trường bán công đã bị xóa bỏ trong luật bởi những bất cập của nó nhưng nếu cho phép mô hình trường công lập tự chủ tài chính, thu học phí cao thì chính là một cách lách luật để thực hiện mô hình trường bán công trước đây.
Ông Trịnh Ngọc Thạch, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng về mặt nguyên tắc khi xây dựng trường công CLC thì trên địa bàn đó phải có đủ trường công lập bình thường đáp ứng hết nhu cầu học tập cơ bản của người dân, đặc biệt ở các cấp học phổ cập. Trường CLC mở ra để người dân nào có nhu cầu thì cho con theo học trên tinh thần tự nguyện chứ không phải ép buộc họ, không cho họ có quyền lựa chọn nào.
Hai luật “vênh” nhau ?
Không ít ý kiến cho rằng theo báo cáo giải trình của Chính phủ thì luật Giáo dục (sửa đổi) sắp tới không công nhận và đưa vào luật mô hình trường công lập CLC. Tuy nhiên, luật Thủ đô thì cho phép Hà Nội thực hiện điều này. Vậy khi hai luật “vênh” nhau thì liệu có phải sửa luật Thủ đô để thống nhất một quy định trên toàn quốc hay không? Hay Hà Nội vẫn được thực hiện cơ chế đặc thù, một mình một kiểu như vậy? Nếu thực sự nó là mô hình có nhiều bất cập, tạo nên những sự không công bằng trong giáo dục công lập thì tại sao Hà Nội vẫn được thực hiện?
Theo thanhnien
Tin mới nhất

Mẹo giúp bạn sử dụng Microsoft Word hiệu quả hơn
14:26:25 14/11/2018
Chỉ cần dùng các phím như thăng, hoa thị, dấu cộng hay dấu bằng, bạn có thể dễ dàng tạo đường viền, bảng hay ký hiệu đầu dòng trong Word.
Chưa nơi nào đủ điều kiện tổ chức thi chứng nhận ngoại ngữ quốc gia!
13:53:00 14/11/2018
Sau nhiều tiêu cực liên quan đến việc cấp chứng nhận Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho VN, hiện cả nước vẫn chưa có đơn vị nào được Bộ GD-ĐT cho phép tổ chức thi và cấp chứng nhận này.
Nhiều phụ huynh Trung Quốc mất ngủ vì bài tập về nhà của con
13:50:31 14/11/2018
Nhiều phụ huynh Trung Quốc đang than phiền rằng họ có quá nhiều bài tập về nhà phải làm dù chính phủ nước này có hướng dẫn giảm bài tập cho học sinh tiểu học.
Mê mẩn những nét chữ "rồng bay - phượng múa" của các giáo viên trên bảng xanh
09:33:54 14/11/2018
Sự sáng tạo trong mỗi nét chữ, nét vẽ của các thầy cô như thổi hồn vào chiếc bảng thân thuộc. Đây cũng chính là những món quà ý nghĩa mà các thầy cô giành tặng cho nghề nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Trường thu phụ phí gấp nhiều lần học phí: Thừa nhận sai và đính chính, xin lỗi
08:30:55 14/11/2018
Tin từ Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân (Hà Nội), Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Xuân đã thừa nhận sai sót khi tăng và truy thu một số khoản phụ phí gấp nhiều lần học phí gây bức xúc dư luận. Trường cũng đã đăng tải thông tin đính chính.
Thanh Hóa: Sẽ thành lập đoàn kiểm tra xác minh vụ trường “móc túi” phụ huynh
08:24:01 14/11/2018
Liên quan đến việc Trường THCS Đông Thọ (TP. Thanh Hóa) bị tố thu nhiều khoản sai quy định rồi tìm cách hợp thức hóa sai phạm, lãnh đạo Phòng GD&ĐT TP. Thanh Hóa cho biết sẽ thành lập đoàn kiểm tra để xác minh thông tin phản ánh và có h...
Bạn đọc viết: “Vỡ mộng” với trường điểm
08:16:55 14/11/2018
Năm nay con tôi lên lớp 6. Ngôi trường mà con đang theo học có điểm xét tuyển rất cao. Học sinh muốn trúng tuyển phải đạt hầu hết các điểm 10 ở những kì thi cuối năm của bậc tiểu học và ít nhất là 1 giải thưởng trong cuộc thi học sinh g...
Rối loạn tâm thần học đường, học sinh tự hủy hoại bản thân tại nhà
06:55:16 14/11/2018
Che giấu hành vi tự dày vò, nhiều em bứt tóc, đánh đấm bản thân tại nơi họ cho là kín đáo và an toàn nhất.
Hanoi Academy đưa môn Cảm thụ nghệ thuật vào dạy chính khóa
20:05:17 13/11/2018
Học sinh sẽ thưởng thức và cảm nhận vẻ đẹp của các tác phẩm nghệ thuật trong dạng thức liên môn: hội họa, âm nhạc, vũ kịch và điện ảnh.
Chàng trai giành học bổng toàn phần bậc thạc sĩ của châu Âu
20:03:20 13/11/2018
Thủ khoa kép Đại học Lâm nghiệp Phan Quốc Dũng vừa giành học bổng 50.000 Euro cho hai năm học quản lý rừng nhiệt đới ở Đức và Đan Mạch.
Trường trung cấp ở Sài Gòn làm lễ mừng thọ học viên
20:01:25 13/11/2018
20 học viên trên 70 tuổi của trường Trung cấp Tây Sài Gòn sẽ tham dự buổi lễ mừng thọ vào cuối tuần.
HĐND chỉ ra những hạn chế của ngành giáo dục thủ đô
19:54:16 13/11/2018
Quá tải sĩ số lớp học, trường tự ý thu khoản không đúng quy định... là những hạn chế của ngành giáo dục được HĐND thành phố chỉ ra.
Bài Văn 9 điểm của nữ sinh xứ Nghệ
19:51:55 13/11/2018
Bài văn nghị luận 5 trang giấy của nữ sinh trường THPT Nguyễn Đức Mậu (Quỳnh Lưu, Nghệ An) được cô giáo nhận xét "sâu sắc, tính triết lý cao".
Quảng Nam: Học sinh một số điểm trường vùng cao đã hết “khát” nước sạch
19:43:38 13/11/2018
Sau khi Dân trí phản ảnh bài viết “Học sinh vùng cao “khát” nước sạch” về tình trạng nhiều điểm trường thuộc huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) không có nước sạch cho các em học sinh sử dụng, đến nay đã có 20 điểm trường được trang b...
Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen đến thầy giáo lao xuống dòng nước cứu học sinh
19:41:41 13/11/2018
Bộ GD&ĐT vừa có quyết định trao tặng Bằng khen cho thầy giáo có hành động dũng cảm cứu học sinh thoát khỏi đuối nước.
Thừa Thiên Huế: Hiệu trưởng mượn giáo viên gần tỷ đồng có vay “tín dụng đen” và nghi lấy tiền chạy việc
17:10:57 13/11/2018
Ngày 13/11, PV Dân trí đã có buổi làm việc với ông Đỗ Xuân Giao, Phó Chủ tịch UBND Thị xã Hương Thủy về vụ việc Hiệu trưởng trường Tiểu học & THCS Dương Hòa (xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) mượn tiền của nh...
Sở GD&ĐT Hà Nội cảnh báo về lừa đảo du học Nhật Bản
17:08:18 13/11/2018
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa gửi công văn tới các trường THPT trên địa bàn để cảnh báo thông tin sai lệch về du học Nhật Bản, có mục đích lừa đảo.
Bạn đọc viết: Đề kiểm tra Văn: Lý thuyết xa vời thực tiễn!
14:40:48 13/11/2018
Đọc hai bài viết của tác giả Thanh Thanh và Loát Trần trên báo Dân trí, tôi cảm thấy rất đồng tình với trăn trở của các cô giáo xung quanh vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh trong bộ môn Ngữ Văn. Tuy nhiên, tôi lại có những nhìn...
Trường ĐH Giao thông Vận tải: 3 năm xuất bản 900 bài báo trong nước và quốc tế
14:37:18 13/11/2018
Theo thống kê của trường ĐH Giao thông Vận tải, trong 3 năm qua các cán bộ giảng viên của trường đã xuất bản được 900 bài báo trong nước và 222 bài báo quốc tế, trong đó có 86 bài báo thuộc danh mục ISI.
Áp lực học tập và kỳ vọng xã hội tạo ra lớp trẻ Hàn Quốc không hạnh phúc
10:16:35 13/11/2018
Ngay cả khi tốt nghiệp đại học ưu tú và làm việc cho đế chế Samsung như bố mẹ mong đợi, một số người vẫn muốn bỏ xứ ra đi.
Từ vựng tiếng Anh về những trang phục, phụ kiện quen thuộc
10:12:55 13/11/2018
'Jumper', 'Underpants' hay 'Skirt' chỉ những loại quần áo nào trong tủ của bạn?
Trưởng Phòng GD-ĐT, Phó Hiệu trưởng “sốc” vì số tiền Hiệu trưởng mượn quá lớn
08:49:49 13/11/2018
Liên quan vụ việc ông Nguyễn Xuân Hợp, Hiệu trưởng trường Tiểu học & THCS Dương Hòa (xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) mượn gần tỷ đồng của nhiều đồng nghiệp trong trường rồi bỏ trốn, nh...
Học sinh gặp khó khăn về tâm lý thì dễ có hành vi tự hủy hoại bản thân
08:47:01 13/11/2018
Từ 1.043 khách thể nghiên cứu là học sinh THCS, nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Sư phạm TP HCM sàng lọc được 280 em có hành vi tự hủy hoại bản thân, chiếm 26,8%. Đáng chú ý, xu hướng hành vi này lại tập trung ở các học sinh khá, giỏi.
“Bí mật học đường” bị đọc ra rả giữa giờ chào cờ
08:41:00 13/11/2018
Có những sai phạm, bí mật của học sinh cần được xử lý "kín" thì không ít trường học... đọc ra rả giữa giờ chào cờ, trước hàng ngàn người như thể xem đó là cách thức giáo dục.
Phụ huynh Hàn Quốc tập trung cầu nguyện, "nín thở" trước kỳ thi Đại học "sinh tử"
08:37:22 13/11/2018
Chỉ còn hơn 1 ngày nữa, kỳ thi đại học ở Hàn Quốc sẽ diễn ra (thứ Năm, ngày 15/11). Trong những ngày này, hàng nghìn phụ huynh thành tâm trước tượng phật Gatbawi ở núi Palgoongsan cầu nguyện cho con vượt qua kỳ thi khốc liệt vốn được ví...
Thừa Thiên Huế: Hiệu trưởng mượn gần tỷ đồng của nhiều giáo viên rồi bỏ trốn
21:22:45 12/11/2018
Ông Nguyễn Xuân Hợp (SN 1985), Hiệu trưởng trường Tiểu học & THCS Dương Hòa (xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã mượn tiền rất nhiều giáo viên trong trường đến gần tỷ đồng rồi bỏ trốn k...
ĐH QGHN bổ nhiệm PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh giữ chức Chủ nhiệm Khoa Luật
21:20:08 12/11/2018
Ngày 12/11, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Chủ nhiệm Khoa, bổ nhiệm chức danh Phó giáo sư và Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
Giáo sư Pháp trao tặng 400 cuốn sách quý tới trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
21:07:56 12/11/2018
Ngày 12/11, Giáo sư Pháp David Camroux đã trao tặng gần 400 cuốn sách quý về các lĩnh vực học thuật chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quan hệ ngoại giao của Châu Âu tới trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội.
Nhiều học sinh THCS có biểu hiện tự hủy hoại bản thân
19:31:06 12/11/2018
Từ 1.000 học sinh ngẫu nhiên, nhóm nghiên cứu Đại học Sư phạm TP HCM sàng lọc được 280 em có hành vi tự đầu độc; tự cắn, cào, đánh mình...
Cô Trinh dạy judo
18:11:35 12/11/2018
Nhiều người biết đến vận động viên judo Cao Ngọc Phương Trinh, nhưng ít ai ngờ rằng còn có một cô giáo Cao Ngọc Phương Trinh, người nhận Giải thưởng Võ Trường Toản năm nay, đầy nhiệt huyết, rất tâm lý với học trò.
Cần chú trọng kỹ năng nghe nói trong dạy học văn
18:08:28 12/11/2018
Khi nhắc đến 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, lẽ thường người ta nghĩ đó là đặc trưng của môn học ngoại ngữ. Nhưng thực ra 4 kỹ năng này rất cần thiết trong việc dạy học môn ngữ văn.
Hà Nội: Trường THCS Thanh Xuân thu 'khoản khác' gấp chục lần học phí vô căn cứ
18:06:10 12/11/2018
Chưa có quyết định là trường chất lượng cao, vẫn được ngân sách nhà nước cấp kinh phí như một trường công lập bình thường nhưng Trường THCS Thanh Xuân vẫn thu một lúc hai loại “học phí” mà không dựa trên căn cứ pháp lý nào.
Lợi ích của khóa học tiếng Anh online
16:32:06 12/11/2018
Tự chủ trong việc học, nguồn tài liệu được chọn lọc, có thể theo dõi quá trình học là những ưu điểm khi học tiếng Anh trực tuyến.
Chia sẻ của nữ giáo viên muốn mang Văn đến gần hơn với đời
16:30:06 12/11/2018
Cô giáo Nguyễn Kim Anh, Trường THPT Phan Huy Chú (Đống Đa, Hà Nội) dạy Văn thông qua những trải nghiệm thực tế dành cho học trò.
Hội nghị giảng dạy tiếng Anh chuẩn quốc tế đầu tiên tại Hà Nội
16:28:22 12/11/2018
Với chủ đề "Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy tiếng Anh: Sáng tạo và cải tiến", sự kiện đã thu hút hơn 1.000 lượt đăng ký tham dự.
Cấm lạm thu, trường vẫn tìm cách “móc túi” phụ huynh?
15:57:47 12/11/2018
Nhiều khoản cấm thu hoặc cho thu nhưng phải đúng quy định tuy nhiên trường THCS Đông Thọ (TP. Thanh Hóa) vẫn cố tình triển khai thu rồi tìm cách hợp thức hóa sai phạm.