Thấy con bỗng dưng hay nháy mắt, giật mũi, nhún vai, lắc đầu, giật cơ hàm…, nhiều cha mẹ sợ con mắc bệnh nan y.
Do cha mẹ đi làm công nhân cả ngày trong khu công nghiệp nên bé trai (sáu tuổi, ngụ Bình Dương) thường ở nhà với ông bà ngoại. Ông bà đã lớn tuổi, ngại quản sự hiếu động của cháu, thấy cho coi tivi hoặc chơi điện thoại thì cháu xem chăm chú, xao nhãng chuyện nghịch phá nên rất yên tâm. Từ đó, kể cả giờ nghỉ trưa, nếu cháu đòi xem tivi hay điện thoại, ông bà đều chiều.
Bỗng dưng trẻ nheo mắt, giật miệng
Chừng nửa tháng nay, cha mẹ bé về nhà thấy con trai bỗng dưng có biểu hiện hay nheo mắt, giật giật miệng. Lo sợ con có vấn đề về thần kinh hoặc gặp rối loạn ở mắt nên họ đã đưa con đến khám ở BV Nhi đồng 1 (TP.HCM).
Tại đây, sau khi loại trừ các bệnh liệt mặt, méo mặt, viêm kết mạc mắt và các rối loạn thần kinh khác, bé được chẩn đoán mắc rối loạn tic, một dạng rối loạn vận động hoặc âm thanh, lặp đi lặp lại nhiều lần. Bé được bác sĩ (BS) cho uống thuốc và hẹn tái khám, đồng thời khuyên cha mẹ nên ngưng cho con chơi điện thoại, xem tivi, dành nhiều thời gian tương tác với con như cùng chơi các trò chơi, đạp xe, bơi lội…
Một trường hợp khác là bé trai (12 tuổi, ngụ TP.HCM) mặc dù được cha mẹ đưa rước đi học hằng ngày nhưng vẫn lén trốn đi chơi game. Hai tháng trước, cậu bé xuất hiện biểu hiện nheo mắt với cường độ ngày càng dày nên được mẹ đưa tới gặp BS chuyên khoa mắt. Thấy cậu không cận thị, không viêm kết mạc…, BS khuyên bà mẹ đưa con đi khám khoa thần kinh.
Tại BV Nhi đồng 1, các BS nhận thấy ngoài nheo mắt, cậu bé còn có thêm biểu hiện giật ở cơ dưới cổ và cơ bụng. Sau khi được cho uống thuốc và hẹn tái khám, BS khuyên cậu cần từ bỏ game.
Bác sĩ khoa Nhiễm-Thần kinh BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) đang khám thần kinh cho trẻ. Ảnh: HL
Trẻ rối loạn Tic khá phổ biến
Theo ThS-BS Nguyễn Thị Thùy Vân, khoa Nhiễm-Thần kinh BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), mỗi ngày khoa tiếp nhận 8-10 ca bị rối loạn tic trong số 60-70 ca đến khám rối loạn thần kinh, độ tuổi từ hai đến 16. Thông thường khi cha mẹ nghe con bị rối loạn tic thì rất bất ngờ vì chưa từng nghe qua. Bệnh này không nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ cho trẻ khiến cha mẹ rất stress. Trẻ mắc rối loạn tic thường do cha mẹ quá bận bịu, giao con cho ông bà giữ hoặc cho con xem tivi, Internet, chơi game, chơi iPad… quá nhiều.
Rối loạn Tic (Tic disoder) là cử động bất thường của các cơ, lặp đi lặp lại không kiểm soát được. Nếu xảy ra ở các cơ vận động thì được gọi là “Tic vận động”, xảy ra ở các cơ hô hấp thì gọi là “tic âm thanh”.
Các biểu hiện của bệnh rối loạn tic là trẻ thường nheo mắt, nháy mũi, nháy miệng, khi la thì trẻ dừng nhưng sau đó lại lặp đi lặp lại. Một số trẻ gặp rối loạn tic phức tạp hơn như giật ở dưới bụng, rối loạn âm thanh như có thể phát ra tiếng kêu “ót ót” ở cổ họng như con gà nuốt sợi dây thun, số khác giật bụng, tay chân. Khi làm xét nghiệm khác trẻ đều bình thường, chụp cộng hưởng từ MRI não không có tổn thương thực thể trên não, đo điện não không có bệnh lý, không có bất thường về tai mũi họng, mắt.
Cũng theo BS Vân, chưa có nghiên cứu cho thấy trẻ lạm dụng công nghệ là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tic vì khi công nghệ chưa phát triển, bệnh này đã được lịch sử y khoa ghi nhận. Tuy nhiên, khi được khuyên từ bỏ thiết bị công nghệ, những trẻ mắc bệnh lại cải thiện tình trạng rất tốt. Trẻ bệnh nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc bổ và làm biện pháp tâm lý, đa phần chỉ cần theo dõi ngoại trú và tái khám định kỳ. Trẻ bị nặng phải dùng thuốc đặc trị nhưng giai đoạn này thường rất khó chữa, cha mẹ phải kiên trì phối hợp cùng BS.
Cá biệt, cách đây hai năm có trường hợp quá nặng đã phải nhập viện điều trị hơn hai tuần. Đó là trường hợp một bé trai (13 tuổi), khi tới bệnh viện đã ở trong tình trạng giật liên tục mặt, uốn người, uốn cổ, phát ra âm thanh ở cổ họng… Mặc dù các kết quả xét nghiệm bình thường nhưng BS vẫn cho trẻ nhập viện điều trị để phòng ngừa các biến chứng thần kinh. “Cha mẹ nên để ý các dấu hiệu bệnh tic như ở trên để đưa con đi khám kịp thời. Không nên cho con trẻ lạm dụng công nghệ, tăng cường thời gian gần gũi, chơi trò chơi vận động với con như bơi lội, chơi cờ, đạp xe đạp…” – BS Vân khuyến cáo.
Chăm sóc tâm lý cho trẻ bị rối loạn Tic
- Giải thích cho trẻ đầy đủ về vấn đề của trẻ, cố gắng thuyết phục trẻ tham gia vào việc giải quyết vấn đề đó.
- Hạn chế các yếu tố tâm lý gây căng thẳng, lo lắng cho trẻ như học tập. Nghỉ ngơi hợp lý, tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh, vui vẻ.
- Tránh la mắng, ép trẻ làm theo mệnh lệnh cứng nhắc. Nên chú ý lắng nghe trẻ, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn trẻ gặp phải.
- Động viên trẻ, tạo niềm tin và sự yên tâm cho trẻ.
- Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, hợp tác với bác sĩ trong quá trình điều trị cho trẻ.
(Nguồn: Khoa Thần kinh, BV Nhi đồng 2, TP.HCM)
Hoàng Lan
Theo PLTPHCM
Tin mới nhất

2 thuốc huyết áp bị thu hồi do nguy cơ ung thư
15:42:00 03/12/2018
Hãng dược phẩm Teva Pharmaceuticals đã phát động chiến dịch tự nguyện thu hồi hai thuốc điều trị cao huyết áp do lo ngại về nguy cơ ung thư.
7 triệu chứng của bệnh bạch cầu bạn không nên bỏ qua
12:06:13 03/12/2018
Bài viết này sẽ cung cấp cho quý độc giả nhiều thông tin quan trọng, liên quan tới triệu chứng biểu hiện của bệnh bạch cầu.
TP.HCM: Thai nhi gần 3,5 kg chết trong bụng mẹ, gia đình tố bác sĩ tắc trách
11:55:46 03/12/2018
Gia đình sản phụ cho rằng nguyên nhân thai nhi gần 3,5 kg chết lưu trong bụng mẹ là do sự tắc trách của bác sĩ.
PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm: Phụ huynh hào hứng đưa trẻ đến trường tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella
11:53:53 03/12/2018
PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết, đa số các bậc phụ huynh đều ủng hộ và đưa con đến trường tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella, tỷ lệ đạt khá cao ở các trường khu vực ngoại thành.
Con nhập viện, mẹ tuyên bố 'không cho ai chạm vào con', lý do khiến nhiều cha mẹ ủng hộ
10:42:37 03/12/2018
“Đừng để bất cứ ai động vào con bạn nếu họ chưa làm điều này”. Là lời cảnh báo của một bà mẹ người Hàn Quốc sau khi con trai cô phải nhập viện chỉ vì sự thiếu ý thức của người lớn.
Cựu đặc nhiệm Mỹ luôn thức dậy lúc 4h30
09:46:59 03/12/2018
Jocko Willink dậy sớm rèn luyện được tính kỷ luật, có thời gian rảnh rỗi dành cho bản thân và làm được nhiều công việc khác.
Mũi của bạn sẽ co lại khi nói dối
09:42:01 03/12/2018
Khi một người nói dối, mũi sẽ co lại và nhiệt độ đầu mũi giảm khoảng 1,2 độ C còn trán lại tăng 1,5 độ C.
Cuộc gặp giữa người vợ với trái tim của chồng đã khuất
09:39:23 03/12/2018
6 tháng sau khi hiến tạng của người chồng không may qua đời, chị Hằng mới có cơ hội gặp được ông Trần Tuấn, người nhận ghép quả tim.
Điều trị ung thư hiếm gặp suốt 5 năm, cuối cùng phát hiện bác sĩ chẩn đoán sai
07:08:21 03/12/2018
Một người đàn ông ở Colorado nói rằng ông được chẩn đoán là mắc một dạng ung thư hiếm gặp, một căn bệnh ung thư mà ông chưa từng nghe thấy bao giờ.
Những dấu hiệu bệnh ung thư dễ bị bỏ qua nhất
07:06:14 03/12/2018
Mỗi loại bệnh ung thư sẽ có những dấu hiệu khác nhau nhưng có một vài biểu hiện chung nổi bật mà ta không nhận ra.
Đánh thức tiềm năng y, dược học cổ truyền
07:03:43 03/12/2018
Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, Việt Nam có hệ thiên nhiên sinh thái phong phú và đa dạng về các loại cây dược liệu khi cả nước có hơn 4.000 loài cho công dụng làm thuốc, trong đó có nhiều loài dược liệu được xếp danh sách quý hiếm trên ...
Hiểu biết để không chết vì bệnh dại
06:52:35 03/12/2018
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, tính từ đầu năm đến nay, trên cả nước đã có gần 70 ca tử vong do bệnh dại, và ước tính có hàng nghìn người bị chó mèo cắn phải điều trị dự phòng. Những con số đó cho thấy, bệnh dại là mối nguy lớn cho xã h...
Khắc phục chứng rối loạn cương dương, tăng cường sinh lý chỉ bằng dưa hấu
06:47:43 03/12/2018
Nếu bạn lo ngại viagra sẽ mang lại một số tác dụng phụ nhất định cho cơ thể, hãy thử thêm dưa hấu vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Dưa hấu có khả năng cải thiện sức khỏe tình dục hiệu quả.
Bệnh Parkinson thể hiếm gặp của cựu Tổng thống Bush 'cha'
21:09:15 02/12/2018
George H.W. Bush bị Parkinson mạch máu - một thể hiếm gặp của bệnh này và ảnh hưởng đến phần dưới cơ thể khiến ông không thể đi lại.
Ung thư không thể quật ngã ước mơ đến trường của trẻ
21:00:58 02/12/2018
Giường bệnh và những đợt hóa trị liệu không thể trói buộc khát vọng đến trường của con trẻ, nhiều bệnh nhi vừa chiến đấu với ung thư những vẫn cắp sách đến trường. 77 bệnh nhi vượt khó vừa được trao tặng học bổng “Ước mơ của Thúy” giúp ...
Vượt hàng trăm cây số hiến máu cứu bệnh nhân có nhóm máu hiếm
20:59:17 02/12/2018
Bị tai nạn, mất máu nhiều, lại thuộc nhóm máu hiếm A RH-, cơ hội để cứu sống của bệnh nhân Nguyễn Mạnh Thường dần trôi qua do bệnh viện không đủ máu phẫu thuật. Để kịp thời cấp cứu bệnh nhân, 2 tình nguyện viên ở Quảng Trị, Quảng Bình v...
Thấy con ngủ li bì suốt 20h, mẹ đã nhanh chóng cứu con tránh khỏi nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng huyết
18:28:36 02/12/2018
Nhờ hành động mau lẹ của người mẹ, cô bé đã được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời khi mắc phải căn bệnh nhiễm trùng huyết.
Điểm mặt những nguyên nhân không ngờ có thể khiến bạn bị đầy bụng rất khó chịu
18:22:01 02/12/2018
Đầy bụng là một trong những vấn đề không ai muốn gặp phải. Tuy nhiên, với nhịp sống bận rộn ngày nay, trướng bụng khó tiêu xảy ra vô cùng phổ biến và hầu như mọi người đều gặp phải.
Có thể bạn đang tự làm hại sức khỏe của mình nếu cứ vô tư mắc phải những thói quen xấu này
18:14:29 02/12/2018
Một số thói quen tưởng là vô hại trong cuộc sống nhưng thực chất lại tiềm ẩn hàng loạt nguy cơ gây hại lớn cho sức khỏe của bạn.
Viêm da cơ địa: Nỗi ám ảnh khôn nguôi
18:07:53 02/12/2018
Mỗi khi thời tiết chuyển lạnh, hanh khô những triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa lại “hoành hành” khiến người bệnh cảm thấy ngứa, khó chịu. Bệnh viêm da cơ địa thường dai dẳng và có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau đặc biệt là ở ...
Nguy hại khôn lường từ thói quen nghe nhạc trong lúc ngủ
18:05:17 02/12/2018
Những ai đang có thói quen nghe nhạc trong lúc ngủ, hãy lưu ý và sớm thay đổi bởi việc này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Cơ thể đột nhiên sưng, cảnh báo vấn đề gì về sức khỏe?
18:00:31 02/12/2018
Đôi khi chúng ta thấy cơ thể sưng phù ở mặt, tay chân mắt, bụng... nhưng lại không để ý nguyên nhân.
Thuốc kháng sinh minocycline có tác dụng điều trị thoái hóa não
17:56:55 02/12/2018
Theo Science Daily, các nhà nghiên cứu tại Viện Scripps, Mỹ, phát hiện thấy thuốc kháng sinh minocycline có thể được cải tiến để điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer.
Vì sao rất khó để từ bỏ thói quen ăn thức ăn vặt?
17:50:26 02/12/2018
Một nghiên cứu vừa được thực hiện ở Úc đã chỉ rõ tại sao nhiều người rất khó để từ bỏ thói quen ăn thức ăn vặt - những loại thức ăn không lành mạnh, ảnh hưởng tới cơ thể theo nhiều cách khác nhau.
Ghép thận để thực hiện thiên chức làm mẹ
17:46:10 02/12/2018
Khi kể về cô con gái 3 tuổi đáng yêu của mình, chị N.T.H., 26 tuổi ở Mỹ Hào, Hưng Yên không giấu được niềm tự hào, hạnh phúc. Với một người bị suy thận giai đoạn cuối và đã ghép thận như chị, những tưởng việc có con là không thể. Nhưng ...
Gia tăng các bệnh lý về mắt gây mù loà hàng đầu
17:41:08 02/12/2018
Các bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể, giác mạc chóp, bệnh lý lỗ hoàng điểm… đang ngày càng gia tăng. Đây là những bệnh lý gây giảm thị lực, mất thị lực và mù lòa hàng đầu nếu không điều trị kịp thời.
Tập thể dục thường xuyên nhưng vẫn tăng cân, tại sao?
17:38:45 02/12/2018
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm cân nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Có nhiều yếu tố không những khiến giảm cân thất bại mà còn gây tăng cân.
Điện thoại di động bẩn gấp 7 lần bồn cầu vệ sinh
17:34:02 02/12/2018
Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng chiếc điện thoại di động mà bạn đang sử dụng hàng ngày bẩn gấp 7 lần so với bồn cầu nhà vệ sinh.
Chơi ném cát, bé trai bị tắc đường thở, xẹp nửa phổi nguy kịch
17:32:06 02/12/2018
Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố (Bình Chánh, TP.HCM) vừa cứu sống bé P.N. (6 tuổi, trú tại Cần Đước, Long An) tắc đường thở do dị vật.
Nam công nhân bị thương nặng do ngã vào máy bóc gỗ
15:42:40 02/12/2018
Bệnh nhân 48 tuổi ở Phú Thọ bị gãy nhiều xương sườm, tróc da cơ thể.
Không xử được nhà thuốc 'chui' vì 'lờn thuốc'
13:08:12 02/12/2018
Nhiều nhà thuốc vẫn ngang nhiên hoạt động dù chưa có giấy phép, trong khi cơ quan quản lý cho biết không đủ nhân lực để nắm hết các nhà thuốc trên địa bàn, chưa kể các biện pháp chế tài không nghiêm nên các nhà thuốc “lờn thuốc”.
Cấp cứu cô bé nuốt hạt lồng mứt
13:06:21 02/12/2018
Ngày 1.12, Bệnh viện Mắt - Tai mũi họng - Răng hàm mặt tỉnh An Giang cấp cứu bệnh nhi Huỳnh Thị Ngọc Lan (2 tuổi, ngụ H.Tri Tôn, An Giang) nhập viện trong tình trạng tím tái, khó thở.
Bác sĩ tim mạch chạy bộ để truyền cảm hứng cho mọi người
11:52:53 02/12/2018
Sau 5 năm chạy bộ, bác sĩ Đinh Huỳnh Linh nói chạy là bí quyết rèn luyện sức khỏe giúp anh cân bằng với áp lực công việc.
Sự thật phũ phàng sau thủ thuật cải thiện "cậu nhỏ"
11:47:38 02/12/2018
Các nhà khoa học Mỹ tìm kiếm những bệnh nhân được làm thủ thuật tăng kích thước "cậu nhỏ" sau nhiều năm và phát hiện hầu hết họ đều đang… sống trong đau khổ.
Cách chế biến nào giúp khoai tây ngon bổ dưỡng nhất?
11:44:33 02/12/2018
Bạn thường chế biến khoai tây theo cách nào: hầm, rán hay nướng? Thực ra, món khoai tây sẽ chỉ thực sự bổ dưỡng khi bạn chọn đúng loại, chế biến đúng cách.
Những thực phẩm giàu chất xơ và bổ dưỡng nên ăn thường xuyên
09:30:33 02/12/2018
Chất xơ rất cần thiết cho cơ thể con người, giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch...vì thế bạn nên bổ sung mỗi ngày.
Nhiễm HIV không còn là án tử
09:24:02 02/12/2018
Nhiễm HIV hiện nay không phải là án tử vì với việc ức chế virus HIV trong máu, người nhiễm không có khả năng truyền bệnh cho bạn tình hay từ mẹ sang con
7 thói quen giúp bạn sống lâu
09:18:40 02/12/2018
Luyện tập thể thao, chế độ ăn uống hợp lý và thậm chí là cả thái độ sống lạc quan – tất cả đều rất quan trọng khi về già.
30 nguyên tắc an toàn bố mẹ cần nhớ giúp trẻ tránh hiểm họa khôn lường từ những vật dụng quen thuộc
18:02:07 01/12/2018
Có rất nhiều mối nguy hiểm tồn tại xung quanh trẻ mà cha mẹ không lường hết được. Vì vậy, để phòng tránh tai nạn cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý những nguyên tắc an toàn sau.