Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018

Những ca ghép để đời – Kỳ 1: Ghép tử cung để sinh con

Một cuộc ‘cách mạng thầm lặng’ đang diễn ra trong lĩnh vực ghép bộ phận cơ thể, trong đó có ghép tử cung để sinh con.

Những ca ghép để đời - Kỳ 1: Ghép tử cung để sinh con - Hình 1

Sản phụ Meenakshi Valand và các chuyên gia ghép tử cung Ấn Độ tại Bệnh viện Galaxy Care – Ảnh: Hindustan Times

Trước đây giới y học chú trọng ghép nội tạng để cứu mạng người. Còn nay các ca ghép chú trọng cải thiện chất lượng cuộc sống, ví dụ như ghép tử cung, dương vật hay ghép mặt dù các ca ghép loại này vẫn còn hiếm hoi.

“Ca ghép tử cung từ chị em song sinh bổ sung thêm quá trình thành công trong các ca ghép mẹ – con với tỉ lệ sinh con lên đến 85%”

Giáo sư MATS BRÄNNSTRÖM

Ấn Độ ghép tử cung thành công 100%

12 giờ 12 phút ngày 18-10-2018, sản phụ Meenakshi Valand 27 tuổi đã hạ sinh một cô bé kháu khỉnh tại Bệnh viện Galaxy Care ở Pune (bang Maharashtra của Ấn Độ). Cô bé cân nặng 1,45kg.

Nghe tiếng khóc chào đời của con, nước mắt lăn dài trên gương mặt người mẹ trẻ. Nhớ lại giây phút kỳ diệu ấy, chị tâm sự: “Tiếng con khóc tôi nghe cứ như tiếng nhạc trỗi bên tai vậy. Đây là cơ hội cuối để tôi có thể sinh con”.

Ca sinh của chị Meenakshi là thành tựu y học quan trọng của Ấn Độ vì đây là ca sinh con đầu tiên từ tử cung ghép ở Ấn Độ và khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chị kết hôn cách đây 9 năm, đã 4 lần sẩy thai và 2 lần mất em bé khi sinh do mắc hội chứng Asherman.

Người mắc hội chứng này bị dính buồng tử cung vì nội mạc tử cung bị phá hủy rộng sau nạo phá thai nên số lượng nội mạc còn lại không đủ để nuôi dưỡng dẫn đến sẩy thai.

Biết con gái mong đợi có con, bà mẹ 48 tuổi của chị Meenakshi đã quyết định hiến tử cung của bà cho con. Ca ghép được thực hiện vào ngày 18-5-2017 tại Bệnh viện Galaxy Care. Sau khi chị có kinh nguyệt, các bác sĩ cấy phôi thai vào tử cung mới. Tử cung của mẹ chị hoài thai chị ngày trước thì nay trở thành nơi hoài thai con chị.

Ngày chị Meenakshi bước lên bàn sinh, các bác sĩ đều lo lắng vì ca sinh mổ có nguy cơ thất bại. Chị phải sinh sớm do tỉ lệ đường cao trong quá trình mang thai và do uống thuốc chống phản ứng thải loại sau khi ghép.

Cổ tử cung ghép cũng không giãn dần ra trước khi sinh như tử cung bình thường. Bởi thế sau khi sinh mổ, nếu tử cung không co lại sẽ dẫn đến xuất huyết ồ ạt, lúc đó không còn chọn lựa nào khác ngoài cắt bỏ tử cung đã ghép.

Tiến sĩ Shailesh Puntambekar, giám đốc Bệnh viện Galaxy Care, bác sĩ nổi tiếng thế giới về phẫu thuật vùng bụng và ung thư phụ khoa, nói: “Ban đầu chúng tôi cũng hoài nghi nhưng khi nhìn thấy em bé chào đời, chúng tôi biết tất cả đều ổn”.

Ngoài ca ghép tử cung cho chị Meenakshi Valand, tiến sĩ Shailesh Puntambekar còn thực hiện 5 ca ghép tử cung nữa và không có ca nào thất bại. Trong các ca ghép có 5 ca mắc hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH). Phụ nữ mắc hội chứng bẩm sinh hiếm gặp này có cơ quan sinh dục bình thường bên ngoài nhưng không có âm đạo và như vậy không có tử cung.

Hiện có khoảng 600 bệnh nhân đăng ký chờ ghép tử cung tại Bệnh viện Galaxy Care, trong đó 50% mắc hội chứng MRKH, 30% có tử cung bất thường và 20% bị cắt bỏ tử cung. 90% là công dân Ấn Độ và 10% ở nước ngoài.

Hầu hết còn trẻ, từ 25-30 tuổi. Đến nay Thụy Điển đã thực hiện 14 ca ghép tử cung nhưng có 4 ca gặp phản ứng thải loại. Mỹ thực hiện 8 ca, trong đó thất bại 6 ca. Trong khi đó, Ấn Độ thực hiện 6 ca đều thành công.

Những ca ghép để đời - Kỳ 1: Ghép tử cung để sinh con - Hình 2

Giáo sư Mats Brännström (giữa) đã chỉ đạo ca ghép tử cung của hai chị em song sinh tại Serbia vào tháng 3-2017 – Ảnh: EPA

Ca ghép tử cung duy nhất giữa chị em sinh đôi

Ghép tử cung tốn kém từ 1,5 – 2 triệu rupee (từ 495 – 660 triệu đồng Việt Nam), tương đương với chi phí ghép gan, song Bệnh viện Galaxy Care đã miễn phí cho toàn bộ 6 ca ghép.

Tiến sĩ Shailesh Puntambekar giải thích: “Chúng tôi dự tính sẽ tiếp tục miễn phí cho các phụ nữ Ấn vì họ thường bị xã hội kỳ thị do thiếu tử cung. Sau thành công của ca ghép tử cung sinh em bé này, chắc chắn các nhà hảo tâm sẽ đầu tư cho các ca ghép khác”.

Trong các ca ghép tử cung, ca sinh con đầu tiên trên thế giới từ tử cung ghép của chị em song sinh xảy ra ở Ý. Chị Alina 38 tuổi không có tử cung từ nhỏ do mắc hội chứng MRKH, vì thế không thể làm mẹ. Người chị em song sinh Gina đã có ba con quyết định hiến tặng tử cung.

Tháng 3-2017, ca ghép được tiến hành tại Bệnh viện Đại học Nhi khoa Belgrade (Serbia) do giáo sư Mats Brännström người Thụy Điển chỉ đạo với chi phí khoảng 50.000 euro. Hơn một năm sau, vào ngày 28-6-2018, Alina đã sinh hạ bé trai nặng gần 3kg.

Ca ghép này thành công nhờ công sức của các chuyên gia quốc tế từ Đại học Göteborg (Thụy Điển), Bệnh viện Stockholm IVF (Thụy Điển), Đại học Belgrade (Serbia), Đại học Harvard (Mỹ) và Trung tâm hỗ trợ sinh sản SISMeR (Ý).

Người có công đầu là giáo sư Mats Brännström, giám đốc Bệnh viện Stockholm IVF, người thực hiện ca ghép tử cung dẫn đến sinh con đầu tiên trên thế giới ở Thụy Điển năm 2014.

Ông giải thích: “Đây là ca ghép tử cung duy nhất trên thế giới giữa cặp song sinh đồng hợp tử. Họ có chung kiểu di truyền nên không cần điều trị bằng thuốc ngăn ngừa phản ứng thải loại suốt đời”.

Ghép tử cung vốn là ca phẫu thuật phức tạp, vì lẽ đó, người hiến thường là người trong gia đình như mẹ hoặc chị. Nếu không được ghép tử cung, nhiều phụ nữ muốn có con phải nhờ đến dịch vụ mang thai hộ. Song nhiều nước như Pháp đã cấm dịch vụ này.

Pháp dự kiến đến năm 2019 mới thực hiện ca ghép tử cung đầu tiên, lấy từ người hiến đã chết não. Đây là thử thách táo bạo vì đến nay chưa có ca ghép tử cung người đã chết não nào dẫn đến mang thai.

12 ca sinh con từ tử cung ghép

Những ca ghép để đời - Kỳ 1: Ghép tử cung để sinh con - Hình 3

Em bé đầu tiên ra đời từ tử cung ghép ở Ấn Độ và châu Á – Thái Bình Dương – Ảnh: Bệnh viện Galaxy Care

Sản phụ Meenakshi Valand ở Ấn Độ là trường hợp sinh con thứ 12 trên thế giới từ bà mẹ ghép tử cung. Em bé đầu tiên trên thế giới chào đời từ tử cung ghép sinh tại Thụy Điển vào tháng 9-2014.

Tại Mỹ, em bé đầu tiên chào đời từ tử cung ghép vào tháng 12-2017. Theo các chuyên gia, chỉ có thể dùng tử cung ghép cho một hoặc hai lần mang thai rồi lấy ra để bà mẹ khỏi phải sử dụng suốt đời thuốc chống phản ứng thải loại.

Theo tuoitre

Tin mới nhất

Hai anh em 1 chết, 1 nguy kịch do thuốc chuột

Hai anh em 1 chết, 1 nguy kịch do thuốc chuột

15:05:04 01/12/2018

Kết luận pháp y xác định chất độc khiến hai cháu bé gặp nạn khi tự chơi tại nhà ở phường Yết Kiêu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chính là thuốc chuột.
Tại sao chúng ta thường chóng mặt, dễ ngã sau một đêm mất ngủ?

Tại sao chúng ta thường chóng mặt, dễ ngã sau một đêm mất ngủ?

14:56:56 01/12/2018

Không ngủ đủ giấc làm mắt và não mệt mỏi. Điều này khiến chúng ta thường chóng mặt và té ngã vào ngày hôm sau.
Chậm nhất tháng 1-2020 phải phát hành thẻ bảo hiểm y tế điện tử

Chậm nhất tháng 1-2020 phải phát hành thẻ bảo hiểm y tế điện tử

14:54:39 01/12/2018

Nhiều điểm mới trong chính sách bảo hiểm y tế sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-12-2018, được quy định trong nghị định 146 hướng dẫn thực hiện Luật Bảo hiểm y tế.
Liệu pháp tự nhiên xoa dịu tổn thương móng do vảy nến

Liệu pháp tự nhiên xoa dịu tổn thương móng do vảy nến

14:15:03 01/12/2018

Vảy nến là bệnh lý viêm da mạn tính và hay tái phát. Tổn thương móng là một trong những biểu hiện thường gặp ở bệnh vảy nến. Nếu không được điều trị, bệnh vảy nến móng sẽ gây đau và khó chịu.
Báo động một loại vi khuẩn sống trên da người có thể gây tử vong

Báo động một loại vi khuẩn sống trên da người có thể gây tử vong

14:13:18 01/12/2018

Một loại vi khuẩn sống trên da người đang đột biến và có thể làm gia tăng nhiễm trùng sau phẫu thuật. Nhiễm trùng sau phẫu thuật có thể cực kỳ nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong, Daily Mail dẫn lời các nhà khoa học cảnh báo.
Làm sao để giảm căng thẳng do công việc gây ra?

Làm sao để giảm căng thẳng do công việc gây ra?

14:08:34 01/12/2018

Căng thẳng quá mức có thể gây kiệt sức. Một kỳ nghỉ vài ngày có thể giúp giảm đáng kể căng thẳng. Tuy nhiên, một số người vẫn không thể thoát khỏi những áp lực công việc ngay cả khi họ đã rời khỏi nó.
Uống nước cam giúp bảo vệ trí nhớ

Uống nước cam giúp bảo vệ trí nhớ

14:07:02 01/12/2018

Nam giới ăn rau lá xanh, rau củ màu đỏ, cam và uống nước cam giảm được nguy cơ bị mất trí nhớ khi về già, theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san Neurology.
Bệnh phổi và nguy cơ suy giảm nhận thức

Bệnh phổi và nguy cơ suy giảm nhận thức

14:01:27 01/12/2018

Những người ở độ tuổi trung niên mắc bệnh phổi dễ có nguy cơ suy giảm nhận thức sau này.
Mẹo phòng trị viêm da

Mẹo phòng trị viêm da

13:50:02 01/12/2018

Rửa mặt bằng nước lạnh, dưỡng ẩm, ăn uống điều độ và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng để bảo vệ làn da.
Những mẫu vật kỳ dị tại bảo tàng y học Mỹ

Những mẫu vật kỳ dị tại bảo tàng y học Mỹ

10:09:03 01/12/2018

Bảo tàng Mutter nổi tiếng thế giới với 20.000 mẫu vật giải phẫu cơ thể người, mô hình sáp và dụng cụ y khoa có từ thế kỷ 19.
Động mạch chủ của người phụ nữ bị phình to dọa vỡ

Động mạch chủ của người phụ nữ bị phình to dọa vỡ

09:59:19 01/12/2018

Bệnh nhân 36 tuổi ở Bắc Giang đau bụng kéo dài, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang cấp cứu.
Bác sĩ Việt sáng tạo phương pháp mổ u xơ tuyến vú không sẹo

Bác sĩ Việt sáng tạo phương pháp mổ u xơ tuyến vú không sẹo

09:57:47 01/12/2018

Bệnh nhân 21 tuổi ở Phú Thọ bị u xơ cả hai bên ngực, hai lần mổ đều để lại sẹo; lần này được phẫu thuật bằng phương pháp mới.
Nhà khoa học tìm ra virus HIV bị từ chối giải Nobel

Nhà khoa học tìm ra virus HIV bị từ chối giải Nobel

09:51:19 01/12/2018

Robert Gallo (Mỹ) cùng hai đồng nghiệp Pháp tuyên bố tìm ra HIV nhưng do bị hiểu nhầm, Gallo không được trao giải Nobel.
Hãy nhắm mắt và mở lòng

Hãy nhắm mắt và mở lòng

09:42:07 01/12/2018

Tính đến nay đã có hơn 35.000 người đăng ký hiến giác mạc, nhưng trong 10 năm qua, thực tế bệnh viện Mắt trung ương chỉ mới nhận được 494 người hiến tặng và tiến hành cấy ghép cho người bệnh.
Dùng theo cách này, sẽ biến đũa ăn thành 'sát thủ' hại người

Dùng theo cách này, sẽ biến đũa ăn thành 'sát thủ' hại người

06:59:04 01/12/2018

Một đôi đũa có thể mang hàng chục ngàn hoặc thậm chí hàng trăm ngàn vi khuẩn và vi-rút. Khi sử dụng đũa không đúng cách, rất dễ bị nhiễm bệnh như viêm gan, kiết lỵ, sốt thương hàn, thậm chí ung thư gan, ung thư dạ dày...
Uống trà xanh giúp tăng mật độ xương

Uống trà xanh giúp tăng mật độ xương

06:56:34 01/12/2018

Theo dõi hơn 450.000 người tình nguyện tham gia nghiên cứu và phân tích hồ sơ y tế của họ, các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện uống trà xanh hàng ngày giúp tăng mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương đùi. Điều này đặc biệt đúng đối vớ...
Những bài tập giúp tăng dung tích phổi

Những bài tập giúp tăng dung tích phổi

06:50:39 01/12/2018

Phổi chịu trách nhiệm cho việc trao đổi oxy và CO2 giữ cho não, tim và các bộ phận khác của cơ thể khỏe mạnh. Tuổi tác, hút thuốc, hít phải chất ô nhiễm và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chức năng phổi.
Chế độ ăn uống của cầu thủ cần những gì?

Chế độ ăn uống của cầu thủ cần những gì?

06:45:41 01/12/2018

Để duy trì hiệu suất tối ưu trên sân cỏ cũng như khi tập luyện, các cầu thủ cần có những dinh dưỡng nhất định trong chế độ ăn hàng ngày.
Thoát HIV nhờ mỗi ngày uống một viên thuốc

Thoát HIV nhờ mỗi ngày uống một viên thuốc

06:42:25 01/12/2018

Ngày 30/11 Việt Nam khởi động chương trình PrEP quốc gia nhằm giảm ca nhiễm mới HIV bằng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm.
Vĩnh Long: Đang làm việc trong xưởng thú nhồi bông, 1 công nhân tử vong, 10 công nhân ngất xỉu

Vĩnh Long: Đang làm việc trong xưởng thú nhồi bông, 1 công nhân tử vong, 10 công nhân ngất xỉu

19:51:11 30/11/2018

Các bệnh nhân chỉ có chóng mặt, mệt mỏi, không có dấu hiệu ói, tiêu chảy hoặc đau bụng. “Khả năng ngộ độ thực phẩm khó xảy ra nhưng không loại trừ, phải chờ kết quả xét nghiệm”.
Hà Nội: Triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ

Hà Nội: Triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ

17:49:25 30/11/2018

Hà Nội đã đồng loạt triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A liều cao đợt 2 năm 2018 tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP.
Hong tóc trước quạt, cô gái bị lột bay da đầu

Hong tóc trước quạt, cô gái bị lột bay da đầu

17:43:46 30/11/2018

Hai nữ bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng da đầu vùng đỉnh, thái dương bị lột gần hết khỏi vùng đầu sau khi bị tóc cuốn vào máy ép tôn và do bất cẩn hong tóc trước quạt công nghiệp.
Đánh đòn, sỉ nhục làm ảnh hưởng đến não của trẻ

Đánh đòn, sỉ nhục làm ảnh hưởng đến não của trẻ

16:54:37 30/11/2018

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đánh đòn, quát mắng hoặc dọa nạt trẻ có thể làm tăng hoóc môn căng thẳng và dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não của trẻ.
Che chắn quá, coi chừng thiếu vitamin D

Che chắn quá, coi chừng thiếu vitamin D

16:48:23 30/11/2018

Tình trạng thiếu vitamin D hiện rất phổ biến, không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam - một đất nước nhiệt đới không thiếu nắng, nhưng lại chiếm tỉ lệ khoảng 50% người Việt Nam trưởng thành.
Điều kỳ diệu cho hệ miễn dịch của trẻ

Điều kỳ diệu cho hệ miễn dịch của trẻ

16:10:55 30/11/2018

Thỉnh thoảng nhìn lại những hình ảnh bụ bẫm của bé Sumo những tháng đầu đời, nhiều mẹ lại trầm trồ hỏi han MC Diệp Chi về bí quyết chăm con. Nữ MC Đường lên đỉnh Olympia chia sẻ bí mật đơn giản của cô chỉ nuôi dưỡng hệ miễn dịch khỏe mạ...
Có thật sinh mổ gây chứng "não cá vàng"?

Có thật sinh mổ gây chứng "não cá vàng"?

16:08:06 30/11/2018

Các bạn tôi nói rằng thai phụ nếu bị sinh mổ sẽ giảm sút trí nhớ rất nhiều, có thể ảnh hưởng đến cả việc chăm con và công việc sau này. Tôi sắp sinh và bác sĩ nói có thể phải mổ…
Một số chỉ dẫn hữu ích sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về những gì mình ăn, chúng có thực sự tốt hay không

Một số chỉ dẫn hữu ích sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về những gì mình ăn, chúng có thực sự tốt hay không

15:58:49 30/11/2018

Làm thế nào để biết thứ bạn đặt lên đĩa trong chế độ ăn thường ngày sẽ có ích hay tổn hại sức khỏe của mình hay không?
Có con từng nhiễm virus RSV, bà mẹ 3 con lên tiếng cảnh báo: "Đừng mắc sai lầm khi chủ quan như tôi"

Có con từng nhiễm virus RSV, bà mẹ 3 con lên tiếng cảnh báo: "Đừng mắc sai lầm khi chủ quan như tôi"

15:40:24 30/11/2018

Tôi muốn chia sẻ câu chuyện của mình để nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ khác và không lặp lại sai lầm của tôi khi đến ngày thứ 5 con nhiễm virus RSV mới đưa bé đi viện.
Dân văn phòng ngồi máy tính nhiều gặp phải hàng loạt vấn đề sức khỏe tai hại, hãy thử Eat Clean ngay để khắc phục

Dân văn phòng ngồi máy tính nhiều gặp phải hàng loạt vấn đề sức khỏe tai hại, hãy thử Eat Clean ngay để khắc phục

15:31:02 30/11/2018

Duy trì chế độ ăn Eat Clean sẽ giúp dân văn phòng khắc phục tối đa các vấn đề sức khỏe thường gặp đó.
Hiến máu không đạt chỉ tiêu, lo ngại tết thiếu máu cấp cứu

Hiến máu không đạt chỉ tiêu, lo ngại tết thiếu máu cấp cứu

15:08:27 30/11/2018

Chỉ 1% dân số đi hiến máu, số người hiến 2 lần một năm chỉ chiếm 10% dẫn đến nguy cơ không đủ máu điều trị, cấp cứu cho bệnh nhân trên địa bàn TP.HCM
Trẻ biến chứng não, tử vong vì hóc dị vật

Trẻ biến chứng não, tử vong vì hóc dị vật

14:49:44 30/11/2018

Hơn một năm qua, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) tiếp nhận 17 ca hóc dị vật, trong đó có một bé ca tử vong.
Cậu bé 15 tuổi khao khát gặp thân nhân người hiến tim cho mình

Cậu bé 15 tuổi khao khát gặp thân nhân người hiến tim cho mình

14:42:39 30/11/2018

Được hồi sinh nhờ quả tim hiến tặng, ngày nào Phạm Văn Cơ và mẹ cũng cầu nguyện cho gia đình người đã hiến tim được an lành.
Sau 5 năm thành lập trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, hơn 19.000 người đã lựa chọn "cho đi"

Sau 5 năm thành lập trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, hơn 19.000 người đã lựa chọn "cho đi"

11:57:49 30/11/2018

Từ con số 200 người đăng ký hiến mô tạng sau khi chết, chết não năm đầu tiên, đến nay đã có 19.300 người đến Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia đăng ký nghĩa cử cao đẹp này.
Bàn tay bàn chân lạnh có đáng lo không?

Bàn tay bàn chân lạnh có đáng lo không?

11:52:48 30/11/2018

Lạnh bàn tay và bàn chân nằm trong số những thay đổi bình thường mà cơ thể trải qua khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp. Chúng cũng có thể xảy ra trong những thời điểm khác mà không có yếu tố kích hoạt đặc biệt mạnh nào.
Chạy đua với thời gian để cứu cậu bé 2 tuổi mắc bệnh hiếm gặp

Chạy đua với thời gian để cứu cậu bé 2 tuổi mắc bệnh hiếm gặp

10:54:20 30/11/2018

Vợ chồng Deborah và Antoine Vauclare (ở New York, Mỹ) đang chạy đua với thời gian để tìm ra phương pháp nào có thể giúp điều trị con trai hai tuổi của họ vừa bị bệnh như Parkinson và Alzheimer.
Lợi ích bất ngờ của nước củ hành

Lợi ích bất ngờ của nước củ hành

10:52:18 30/11/2018

Củ hành không chỉ là một loại gia vị tốt cho các món ăn mà còn giúp ích nhiều cho sức khỏe, đặc biệt là chiết xuất hay nước củ hành. Sau đây là một số lợi ích của nước củ hành, theo trang The Health Site.
Cuộc sống 'ác mộng' của 'công chúa ngủ trong rừng' trong đời thật

Cuộc sống 'ác mộng' của 'công chúa ngủ trong rừng' trong đời thật

10:48:03 30/11/2018

Một cô gái trẻ (19 tuổi, ở Thousand Oaks, California, Mỹ) có thể ngủ hơn 18 tiếng một ngày vì một căn bệnh liên quan đến thần kinh hiếm gặp, chỉ 1/1.000.000 người mắc phải trên thế giới.
Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư âm hộ

Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư âm hộ

09:41:00 30/11/2018

Ung thư âm hộ giai đoạn sớm thường không triệu chứng, đi khám nếu da vùng này có biểu hiện bất thường, ngứa, xuất huyết, cảm giác căng tức...
Thực hư bảo vệ bệnh viện Ô Môn thay bác sĩ khám mắt

Thực hư bảo vệ bệnh viện Ô Môn thay bác sĩ khám mắt

09:37:52 30/11/2018

Vừa qua trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh một bảo vệ ngồi khám mắt cho bệnh nhân.
Đắk Lắk; Thêm hơn 60 người nhập viện sau ăn bánh mì vỉa hè

Đắk Lắk; Thêm hơn 60 người nhập viện sau ăn bánh mì vỉa hè

09:31:51 30/11/2018

Tính đến tối ngày 29/11, trên địa bàn TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã có trên 120 người nhập viện cấp cứu nghi do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì tại một quán ở vỉa hè.
Đồng Nai: Bé 6 tuổi bị đồng xu chui tọt vào bụng vì chơi trò tung hứng

Đồng Nai: Bé 6 tuổi bị đồng xu chui tọt vào bụng vì chơi trò tung hứng

09:29:52 30/11/2018

Bé trai 6 tuổi dùng đồng xu tung hứng nhưng không may rơi vào miệng và lọt xuống bụng nên phải nhập viện cấp cứu.
Bệnh răng miệng không chừa một ai, đừng nghĩ mình ngoại lệ!

Bệnh răng miệng không chừa một ai, đừng nghĩ mình ngoại lệ!

09:28:08 30/11/2018

Tỷ lệ người mắc bệnh răng miệng lên đến 90% cho thấy việc chăm sóc sức khỏe nụ cười của người Việt vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Bệnh răng miệng không chừa một ai, vì vậy, hãy tự xây dựng cho mình thói quen chăm sóc răng miệng đúng c...
4 lỗi hay mắc sau buổi tập khiến kết quả là... công cốc

4 lỗi hay mắc sau buổi tập khiến kết quả là... công cốc

07:14:06 30/11/2018

Những thói quen này có thể phá hỏng những nỗ lực giảm mỡ, tăng cơ cũng như khiến sức khỏe chúng ta dễ bị tổn thương hơn. Mọi người có thể rất dễ vô tình mắc những lỗi này.

Related Posts: