Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

Trẻ tự kỷ đang bị ‘bỏ rơi’

Một đứa trẻ bị buộc dây vào cửa sổ vì biểu hiện tăng động, hậu quả là cô giáo phải trả giá cho sai lầm khi hình ảnh được truyền thông đưa lên. Nhưng còn hàng vạn trẻ tự kỷ khác đang gặp vướng mắc khi bước vào độ tuổi đi học.

Trẻ tự kỷ đang bị bỏ rơi - Hình 1

Trẻ vui chơi tại Hội thao thân thiện dành cho trẻ tự kỷ – Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Bộ LĐ-TB&XH trong một tọa đàm vào giữa năm 2018, cả nước đang có khoảng 200.000 người mắc chứng tự kỷ. Trong đó số trẻ em được chẩn đoán tự kỷ tăng rất nhanh trong một thập kỷ qua.

Tất cả đều mơ hồ

Theo PGS.TS Phạm Minh Mục – Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, nghiên cứu mô hình tàn tật ở trẻ em của khoa phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi trung ương giai đoạn 2000-2007 cho thấy thực tế số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ đến khám năm 2007 tăng gấp 50 lần so với thời điểm bảy năm trước đó.

Xu thế mắc cũng tăng nhanh từ 122-268% trong giai đoạn 2004-2007 so với năm 2000. Tuy nhiên, cũng do chứng tự kỷ vẫn còn rất mơ hồ trong nhận thức của người Việt Nam nên so với con số sơ tính trên, thống kê của một số tổ chức nước ngoài về trẻ tự kỷ ở Việt Nam còn lớn hơn nhiều.

Ông Lê Đình Tuấn, giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp và tiếp sức trẻ học hòa nhập, cho biết một khó khăn đối với trẻ tự kỷ là ở Việt Nam chưa công nhận trẻ mắc chứng tự kỷ là trẻ khuyết tật nên các em rất thiệt thòi, không được hưởng các chính sách ưu tiên đặc biệt, nhất là ưu tiên trong học tập.

“Trẻ tự kỷ thiếu kỹ năng giao tiếp, trao đổi thông tin, phản hồi với thầy cô giáo, bạn bè. Các em luôn bị cô lập, kỳ thị, thậm chí bị bắt nạt” – ông Tuấn trao đổi.

Nhưng vì việc công nhận và các quy định mang tính pháp lý chưa có nên hệ thống giáo dục công lập vẫn “đứng ngoài” trách nhiệm giáo dục trẻ tự kỷ. Những gia đình muốn con được đến trường sẽ phải chấp nhận rất nhiều nguy cơ, nếu không chủ động có biện pháp phòng vệ cho con.

TS Nguyễn Xuân Hải, trưởng khoa giáo dục đặc biệt Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho biết qua quá trình tiếp xúc với các gia đình có trẻ mắc chứng tự kỷ thì thấy nhận thức của các bậc cha mẹ cũng rất khác nhau. Có một bộ phận lớn phụ huynh không chấp nhận việc con mình “bất thường”.

Không chỉ áp dụng cách giáo dục với những yêu cầu đặt ra cho con như với bao trẻ khác, các phụ huynh này cũng bất hợp tác khi nhà trường, giáo viên yêu cầu hỗ trợ vì trẻ có vấn đề đặc biệt. Đây thực sự là một khó khăn để áp dụng các biện pháp can thiệp sớm đến trẻ.

Các chuyên gia y tế cho biết trẻ tự kỷ càng can thiệp sớm và đúng cách thì khả năng hòa nhập của trẻ càng tốt. Nhưng khi những dấu hiệu chưa rõ ràng ở trẻ thì nhiều phụ huynh lại không nhận ra hoặc không chấp nhận sự thật.

Theo số liệu của nhóm nghiên cứu Trần Thị Lệ Thu và Nguyễn Thị Linh Chi, khoa tâm lý – giáo dục Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, trẻ khuyết tật trí tuệ nói chung chiếm gần 30% trong tổng số trẻ khuyết tật tại 29 quận, huyện của Hà Nội.

Tuy nhiên, lại có đến hơn một nửa trong số phụ huynh được khảo sát không hiểu đúng về tình trạng của con. Một nghiên cứu khác được trao đổi tại tọa đàm về trẻ khuyết tật ở Việt Nam cũng công bố số liệu cho thấy có đến 70% số người được khảo sát chỉ “biết một chút” về chứng tự kỷ.

Chính sự hiểu biết không thấu đáo trong khi chứng tự kỷ có những biểu hiện khác nhau, mức độ khác nhau làm các bậc cha mẹ, thầy cô giáo khó nhận biết và lúng túng. Cùng với đó là sự quan tâm về mặt chính sách còn bất cập nên tình trạng trẻ tự kỷ “bị bỏ rơi” trong các môi trường giáo dục công lập vẫn tồn tại một thời gian dài.

Thiếu điều kiện để hòa nhập

Trẻ tự kỷ đang bị bỏ rơi - Hình 2

Cô giáo ở Trung tâm Hy vọng đang dạy tiếng Việt cho một trẻ tự kỷ. Những trẻ này từng được đưa đến trường công lập nhưng không trụ lại được vì không có sự quan tâm đặc biệt nên phải tìm đến những cơ sở chuyên biệt – Ảnh: NAM TRẦN

Theo khảo sát của cô Nguyễn Hà My – khoa giáo dục đặc biệt Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, qua tìm hiểu giáo án của lớp dạy hòa nhập tại một số trường tiểu học của Hà Nội thì thấy 70,58% giáo án chưa thể hiện việc điều chỉnh mục tiêu bài học, chưa có mục tiêu riêng dành cho những học sinh bị khuyết tật trí tuệ trong lớp.

Số còn lại có điều chỉnh nhưng chỉ ở mức độ thỉnh thoảng. Cũng theo tác giả này, có gần 50% số giáo viên dạy hòa nhập cho biết không áp dụng phương pháp dạy học riêng đối với học sinh khuyết tật, chỉ một số ít giáo viên có quan tâm tới tình trạng học sinh để theo dõi.

Nhưng những giáo viên trong số này phần lớn cũng không được đào tạo, tập huấn để giáo dục trẻ đặc biệt mà chỉ làm theo bản năng, kinh nghiệm.

Từ năm 1999, Bộ GD-ĐT đã thành lập ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật, nhưng sự quan tâm của Bộ GD-ĐT mới chỉ chạm đến những trẻ khuyết tật về cơ thể, chưa tiếp cận được với trẻ bị rối loạn tâm lý, hành vi…

Một số tỉnh thành đã đặt ra vấn đề “không được từ chối tiếp nhận học sinh khuyết tật” nhưng cái khó là các trường không đủ điều kiện, nhân lực, không có phương pháp để chăm sóc, giáo dục trẻ bị rối loạn tâm lý, hành vi nên hầu hết trẻ tự kỷ ở các địa phương tuy được nhận vào các trường công nhưng đều không thực sự được hòa nhập.

Chưa kể ở nhiều nơi trẻ tự kỷ bị từ chối nhận hoặc nhận nhưng phụ huynh phải cam kết cùng nhà trường rèn để con đạt tiêu chí học tập như trẻ bình thường khác, còn những vấn đề bất thường xảy ra nhà trường không chịu trách nhiệm.

Điều này dẫn đến việc một số phụ huynh có con tự kỷ chưa dám cho con đến trường khi con ở độ tuổi tiểu học. Có những trẻ 8-9 tuổi vẫn được cha mẹ cố gắng xin cho ở lại trường mầm non chỉ vì con chưa tự làm được các việc vệ sinh cá nhân.

Cần ngành giáo dục vào cuộc

Nhiều ý kiến trong các tọa đàm về trẻ tự kỷ đã cho rằng Bộ GD-ĐT cần xây dựng tiêu chí đánh giá học sinh có xác nhận rối loạn phổ tự kỷ của cơ quan y tế. Theo đó, miễn cho trẻ học một số môn học, tạo điều kiện để trẻ sử dụng các công cụ hỗ trợ.

Các cơ sở có học sinh trong diện này cần có chương trình, kế hoạch giáo dục bổ trợ, có điều kiện về cơ sở vật chất (rèn thể chất, thư giãn, vui chơi) cho trẻ tự kỷ và đặc biệt là cần đề xuất để giáo viên được đào tạo về giáo dục đặc biệt, hoặc ít nhất giáo viên đảm trách công việc này cần được tập huấn, có chế độ đãi ngộ khác với công việc thông thường.

Bên cạnh đó cần phải thay đổi chính sách ưu tiên trong tuyển dụng giáo viên, theo PGS.TS Phạm Minh Mục (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam). Theo đó, các trường mầm non, phổ thông cần có ít nhất 1-2 giáo viên chuyên ngành giáo dục đặc biệt để hỗ trợ học sinh khó khăn.

“Chúng tôi cũng đang kiến nghị Bộ GD-ĐT cần đưa tiêu chí “có kiến thức, kỹ năng dạy trẻ khuyết tật” vào khung năng lực cho giáo viên”, PGS.TS Phạm Minh Mục thông tin.

Nhiều quan niệm sai lầm

Việc chẩn đoán về trẻ tự kỷ còn chưa thực sự chính xác. Có những trường hợp sau khi thăm khám lại được chẩn đoán nhầm là “tâm thần” khiến phụ huynh sốc nặng.

Cũng có quan niệm trẻ tự kỷ thì không thể “hòa nhập” mà phải tách riêng. Quan điểm này cũng sai lầm vì có những trẻ khi được học hòa nhập sẽ cải thiện tốt. Tuy nhiên, “hòa nhập” nhưng lại thiếu sự quan tâm đúng cách, thiếu hiểu biết về việc này thì “hòa nhập” lại chỉ khiến trẻ chịu đựng thêm các áp lực, khó cải thiện.

Bác sĩ Hoàng Cẩm Tú (nguyên trưởng khoa tâm thần Bệnh viện Nhi trung ương)

Đào tạo giáo viên dạy trẻ tự kỷ: hiu hắt như chợ chiều

Trong khi hầu hết các trường đang không có giáo viên chuyên môn về trẻ tự kỷ nói riêng, giáo dục đặc biệt nói chung, thì ở các cơ sở đào tạo chuyên ngành này cũng rất ít người đăng ký học.

Cả nước có hai khoa của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đào tạo cử nhân giáo dục đặc biệt và ba trường CĐ là CĐ Mẫu giáo trung ương Hà Nội, Nha Trang, TP.HCM có chuyên ngành này. Nhưng ở hệ cử nhân, mỗi năm các trường này chỉ có chỉ tiêu tuyển sinh giáo dục đặc biệt từ 30-50 chỉ tiêu, chiếm tỉ lệ không đến 1,5% so với tổng chỉ tiêu toàn trường.

Nguyên nhân lớn dẫn đến sự đìu hiu này là do ngành giáo dục đặc biệt ít cơ hội cho “đầu ra”. Tới thời điểm này, các trường phổ thông công lập vẫn chưa có định biên dành cho giáo dục đặc biệt. Vì thế sinh viên tốt nghiệp chỉ đi làm thêm bên ngoài, hoặc xin làm ở trường tư, đời sống bấp bênh trong khi công việc vất vả.

“Để trẻ có một biểu hiện tiến bộ nhỏ, ví dụ như chơi xong thì đặt đồ chơi vào giỏ cũng phải mất cả năm, hay để trẻ biết phát âm một từ cũng hàng tháng trời… Vì thế nếu không kiên nhẫn và có phương pháp sẽ rất khó.

Đôi khi cha mẹ các bé tự kỷ không hiểu và chia sẻ, họ sẽ rất nản và có thể liên tục thay “gia sư”. Đó cũng là yếu tố khiến giáo viên học chuyên ngành này cảm thấy nản chí.

Người học đã ít, người bám trụ với nghề còn ít hơn do bị rơi rụng, do không chịu được phải chuyển nghề” – một giáo viên trẻ tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tâm sự.

Theo tuoitre

Tin mới nhất

Sắp xếp lại ngành nghề để thu hút người học

Sắp xếp lại ngành nghề để thu hút người học

10:21:17 03/12/2018

Các trường cao đẳng đang từng bước thay đổi bằng cách đóng cửa ngành cũ khó tuyển, xin mở ngành mới phù hợp với xu hướng và nhu cầu của thị trường lao động.
Khi lớp học ồn ào bị 'kết tội'

Khi lớp học ồn ào bị 'kết tội'

10:07:29 03/12/2018

Giờ học được đánh giá là thành công, chuẩn mực là giờ học chỉ có tiếng thầy cô thao thao thuyết giảng, học sinh (HS) im lặng lắng nghe, không quay ngang quay ngửa và chỉ lên tiếng khi được chỉ định.
22 từ tiếng Anh chỉ các hành động diễn ra trong lớp học

22 từ tiếng Anh chỉ các hành động diễn ra trong lớp học

09:49:00 03/12/2018

'Experiment', 'Calculate' hay 'Observe' là những động từ thường được dùng để mô tả các hoạt động ở trường.
Mỹ: Học sinh mẫu giáo bắt đầu ngày mới theo cách dễ thương "nhất quả đất"

Mỹ: Học sinh mẫu giáo bắt đầu ngày mới theo cách dễ thương "nhất quả đất"

09:32:37 03/12/2018

Các em nhỏ tại một trường mẫu giáo ở Wisconsin (Mỹ) có cách bắt đầu ngày học tập trên lớp vô cùng thú vị: bắt tay, ôm hay đập tay với bạn cùng lớp của mình.
Học sinh bị tổn thương về sức khỏe tâm thần: Thiếu tới 70.000 giáo viên tham vấn

Học sinh bị tổn thương về sức khỏe tâm thần: Thiếu tới 70.000 giáo viên tham vấn

09:30:35 03/12/2018

Tham vấn tâm lý học đường ở nước ta hiện vừa thiếu lại vừa yếu. “Hiện, số trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trên cả nước khoảng 14.000 trường, như vậy tính sơ bộ nếu mỗi trường có một tổ tư vấn 5 người/ trường thì có nghĩa là ...
Bất thường và phản giáo dục

Bất thường và phản giáo dục

06:57:19 03/12/2018

Việc cô giáo bắt học sinh tát học trò 230 cái và tự mình tát bồi thêm một cái nữa đã là chuyện phản giáo dục.
Báo động việc dạy tiếng Anh tại các trường đại học, cao đẳng

Báo động việc dạy tiếng Anh tại các trường đại học, cao đẳng

06:38:58 03/12/2018

Nhân tố nào ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ, thực trạng về đào tạo - thực hành kỹ năng tiếng Anh của sinh viên… là những nội dung được các giảng viên, các nhà nghiên cứu luận bàn sôi nổi tại hội thảo “Giảng dạy tiếng Anh toàn quốc”, do...
Thu nhập giáo viên: Nghề tay trái nuôi nghề tay phải

Thu nhập giáo viên: Nghề tay trái nuôi nghề tay phải

06:36:55 03/12/2018

Chưa có một khảo sát chính thức thống kê số lượng giáo viên đang phải làm thêm nghề tay trái để trang trải cuộc sống. Nhưng đã có vài trăm lượt bình luận tích cực chia sẻ về công việc làm thêm của mình trong một “status” chạm đến nỗi bu...
Quá tải, vẫn đầu tư trường chất lượng cao

Quá tải, vẫn đầu tư trường chất lượng cao

06:34:05 03/12/2018

Trong khi bậc học tiểu học, THCS vẫn đang căng thẳng về đảm bảo chỗ học cho học sinh thì ngân sách thành phố vẫn dành để phát triển trường chất lượng cao.
Trường chất lượng cao ở Hà Nội: Học phí cao, chất lượng ra sao?

Trường chất lượng cao ở Hà Nội: Học phí cao, chất lượng ra sao?

06:22:54 03/12/2018

Sau 5 năm thực hiện đề án trường chất lượng cao, Hà Nội hiện có 17 trường từ mầm non đến THPT đang triển khai mô hình này. Hà Nội cho phép có thể thu học phí lên tới 5,3 triệu đồng/ tháng vào năm 2019 đối với các trường chất lượng cao, ...
10 kỹ năng sống bất kỳ học sinh trung học nào cũng cần biết

10 kỹ năng sống bất kỳ học sinh trung học nào cũng cần biết

21:12:56 02/12/2018

Tự phản biện trước thầy cô, làm bữa ăn hay lập kế hoạch cho một chuyến đi là những gì con cần biết trước khi học xong THPT.
Tiếng Anh của sinh viên kém vì chỉ học đối phó các kỳ thi

Tiếng Anh của sinh viên kém vì chỉ học đối phó các kỳ thi

20:55:42 02/12/2018

Tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập nhưng thực tế việc dạy và học ngoại ngữ này tại các trường ĐH, CĐ vẫn còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, mục đích học ngay chính bản thân sinh viên chỉ nhằm đối phó với các kỳ thi...
TP. HCM: Không chăn nuôi gia súc, gia cầm trong cơ sở giáo dục

TP. HCM: Không chăn nuôi gia súc, gia cầm trong cơ sở giáo dục

17:27:19 02/12/2018

Sở GD-ĐT TP. HCM vừa có văn bản 4216/GDĐT-CTTT về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo nhà vệ sinh, cung cấp nước sạch và tăng cường vệ sinh môi trường trong ngành giáo dục.
Hành trình "cõng" điện lên non - thắp sáng ước mơ trẻ em vùng cao

Hành trình "cõng" điện lên non - thắp sáng ước mơ trẻ em vùng cao

17:25:46 02/12/2018

Với hy vọng mang những món quà dành tặng cho người dân các bản vùng cao ở 3 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Quỹ XHTT Tấm lòng vàng Báo Lao Động, Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông đã trao tặng tới học sinh vùng cao những món quà...
Quảng Bình: Hiện thực hoá ước mơ trường lớp khang trang

Quảng Bình: Hiện thực hoá ước mơ trường lớp khang trang

17:18:35 02/12/2018

Tổng công ty Hàng không Việt Nam vừa phối hợp với UBND huyện Minh Hóa (Quảng Bình) tổ chức lễ khánh thành và bàn giao công trình khối phòng học hành chính, quản trị trường mầm non số 2 Trọng Hóa.
Những dấu ấn đẹp từ tinh thần nhân văn từ câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện

Những dấu ấn đẹp từ tinh thần nhân văn từ câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện

17:05:46 02/12/2018

Tình nguyện là nét đẹp thể hiện tính nhân văn, nhiệt huyết của thanh niên. Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, trước yêu cầu của thời kỳ mới, hàng ngàn thanh niên Việt Nam đang tích cực chung sức tham gia phát triển kinh tế - xã ...
Những bậc cầu thang giúp học trò mang công thức Toán - Lý - Hóa 'in sâu vào tiềm thức'

Những bậc cầu thang giúp học trò mang công thức Toán - Lý - Hóa 'in sâu vào tiềm thức'

17:03:17 02/12/2018

Những bậc cầu thang thân thương nơi ghi dấu những bước chân học trò, nay trở thành cuốn cẩm nang "bí kíp" giúp học sinh nhanh chóng nắm vững kiến thức môn học hơn.
Tiến sĩ bị tố “lừa tình” xin làm giảng viên ĐH Công nghiệp TP.HCM

Tiến sĩ bị tố “lừa tình” xin làm giảng viên ĐH Công nghiệp TP.HCM

16:52:40 02/12/2018

Tiến sĩ Nguyễn Văn Thịnh (42 tuổi), nguyên giảng viên Khoa Sư phạm - Đại học (ĐH) Bạc Liêu vừa nộp hồ sơ xin ứng tuyển vào vị trí giảng viên ĐH Công nghiệp TP.HCM. Tiến sĩ Thịnh là người “nổi tiếng” khắp cộng đồng mạng và báo chí những ...
Hiệu quả từ mô hình trường học gắn với sản xuất

Hiệu quả từ mô hình trường học gắn với sản xuất

16:30:12 02/12/2018

Đổi mới phương pháp dạy học là mục tiêu mà các trường luôn đặt ra nhằm phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh.
Phụ huynh “tố” nhiều khoản thu, chi thiếu minh bạch tại Trường THCS An Tảo

Phụ huynh “tố” nhiều khoản thu, chi thiếu minh bạch tại Trường THCS An Tảo

13:32:56 02/12/2018

Trường THCS An Tảo (TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) dù mới đi vào giảng dạy từ năm học 2013 – 2014 nhưng nhiều phụ huynh học sinh bức xúc bởi hằng năm họ phải đóng nhiều khoản tiền mang gắn mác “tự nguyện” nhưng thực chất là “bắt buộc”. Việ...
Nhiều nhà giáo đang quên mất mình là “kỹ sư tâm hồn”

Nhiều nhà giáo đang quên mất mình là “kỹ sư tâm hồn”

13:27:32 02/12/2018

Nhà giáo Nhân dân (NGND), PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh cho rằng: Phải đào tạo giáo viên là người tốt, sau đó mới thành nhà giáo tốt, tức là nhà giáo phải cao hơn so với người thường một bậc. Nhưng do yếu tố này chưa được chú trọng nên nhiều ...
“Áo ấm mùa đông” đến với trẻ em miền núi Hương Khê

“Áo ấm mùa đông” đến với trẻ em miền núi Hương Khê

13:22:36 02/12/2018

Hơn 200 suất quà gồm chăn, áo quần, bánh kẹo đã được trao tận tay học sinh Trường Tiểu học Hương Giang, xã Hương Giang, huyện Hương Khê trong sáng nay (2/12).
“Cõng” chữ vào ốc đảo

“Cõng” chữ vào ốc đảo

13:19:02 02/12/2018

Trong suốt 15 năm giảng dạy, người thầy đầu đã ngả sang “màu muối tiêu” vẫn rong ruổi vượt gần 400km từ nhà đến trường để mang cái chữ cho các em học sinh vùng ốc đảo.
Tâm sự nhói lòng của chàng trai chạy thận, cựu SV trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Tâm sự nhói lòng của chàng trai chạy thận, cựu SV trường ĐH Bách khoa Hà Nội

11:30:54 02/12/2018

23 tuổi, cái tuổi mà sinh viên có nhiều ước mơ, hoài bão phía trước còn chưa kịp thực hiện mà đã bị mắc bệnh hiểm nghèo. Đó là năm 2013, tôi đang là sinh viên năm cuối trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Tôi là Ngô Văn Vinh, sinh năm 1992, Quê ...
Tự tin trên con đường đã chọn

Tự tin trên con đường đã chọn

09:09:24 02/12/2018

Trong 166 gương mặt được Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh vinh danh tại Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu, xuất sắc năm 2018, tối 25-11, có n...
Từ vựng tiếng Anh về khoảng thời gian trong ngày

Từ vựng tiếng Anh về khoảng thời gian trong ngày

09:02:56 02/12/2018

"Dawn" là lúc sáng tinh mơ còn "dusk" chỉ thời điểm chạng vạng, khi mặt trời tắt nắng.
Sóc Trăng: Từ bao mì gói, thầy giáo sáng tạo ra sản phẩm kỷ lục Việt Nam

Sóc Trăng: Từ bao mì gói, thầy giáo sáng tạo ra sản phẩm kỷ lục Việt Nam

08:52:09 02/12/2018

Thầy Lê Quốc Toàn đã có 4 năm kiên trì, tranh thủ thời gian thu gom khoảng 20.000 bao mì gói để tạo ra từng chiếc túi xách với nhiều kích cỡ khác nhau. Bộ sưu tập 44 chiếc túi xách của thầy Lê Quốc Toàn đã được Tổ chức Kỷ lục ...
Giáo viên New Zealand thời 4.0

Giáo viên New Zealand thời 4.0

08:48:05 02/12/2018

Đi từ truyền đạt tốt kiến thức, các giáo viên ở New Zealand Zealand – đất nước đứng đầu thế giới về chuẩn bị học sinh sinh viên cho tương lai (do tổ chức Economist Intelligent Unit bình chọn) đã trở thành người dẫn dắt, khai mở tiềm năn...
Nghề giáo viên đủ áp lực lại còn khổ sở như việc “dỗ” học sinh tiểu học ăn, ngủ trưa

Nghề giáo viên đủ áp lực lại còn khổ sở như việc “dỗ” học sinh tiểu học ăn, ngủ trưa

22:11:25 01/12/2018

Chăm sóc bán trú cho học sinh tiểu học là công việc không phải ai cũng làm được. Hãy nghe tâm sự của chị Nguyễn Thị Tuyết Nga, một người phụ nữ ở Hà Nội từng làm công việc này, các bậc phụ huynh sẽ thấy nó vất vả nhường nào.
Giúp giáo viên vượt qua “điểm sôi cảm xúc”

Giúp giáo viên vượt qua “điểm sôi cảm xúc”

22:08:53 01/12/2018

Dưới góc nhìn của Chuyên gia tâm lý, PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) - đã có những lý giải về hiện tượng giáo viên (GV) sử dụng hình phạt bằng bạo lực, từ đó đưa ra lời khuy...
Bốn nữ sinh nhặt được tiền trả lại người đánh rơi

Bốn nữ sinh nhặt được tiền trả lại người đánh rơi

17:33:24 01/12/2018

Bốn nữ sinh của hai trường THPT ở Quảng Trị nhặt được 6,5 triệu đồng, tìm cách trả lại người đánh rơi.
Trường Đại học đầu tiên tại Anh bỏ qua điểm A-level trong tuyển sinh

Trường Đại học đầu tiên tại Anh bỏ qua điểm A-level trong tuyển sinh

16:25:44 01/12/2018

Đại học Bath Spa đã trở thành trường đại học đầu tiên tại Anh bỏ qua yếu tố điểm số (điểm A-level) của các học sinh ứng tuyển vào trường.
TP. Hải Phòng yêu cầu huyện rút kinh nghiệm để vữa trần rơi đầu học sinh

TP. Hải Phòng yêu cầu huyện rút kinh nghiệm để vữa trần rơi đầu học sinh

16:18:45 01/12/2018

Liên quan đến vụ việc 3 học sinh lớp 1, thuộc trường tiểu học Lý Học (xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng) bị thương do mảng vữa trên trần phòng học rơi vào đầu, ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UNBD thành phố cùng đại diện các Sở, ng...
Trao học bổng toàn phần tiếng Anh cho Thủ khoa Đại học năm 2018

Trao học bổng toàn phần tiếng Anh cho Thủ khoa Đại học năm 2018

16:10:28 01/12/2018

Sáng ngày 1/12, Trung tâm Anh ngữ GLN và JOLO đã tổ chức lễ ra mắt Quỹ học bổng “New Generation" và trao các suất học bổng toàn phần cho Thủ khoa và sinh viên xuất sắc của các trường Đại học tại Hà Nội.
Quảng Nam: Cô giáo cảm hóa học sinh hướng thiện, giúp người nghèo khó, bất hạnh

Quảng Nam: Cô giáo cảm hóa học sinh hướng thiện, giúp người nghèo khó, bất hạnh

16:07:31 01/12/2018

Không chỉ tận tâm với công tác giảng dạy, cô giáo Đặng Thị Thanh Thảo còn là tấm gương sáng cảm hóa học sinh hành thiện, giúp đời.
Đã có 12 trường ĐH khởi động chương trình Hult Prize

Đã có 12 trường ĐH khởi động chương trình Hult Prize

14:49:10 01/12/2018

Giải thưởng Hult Prize 'Nobel dành cho khởi nghiệp xã hội' sẽ lần đầu tiên đăng cai vòng thi khu vực Đông Nam Á ở Việt Nam, thông tin chính thức được công bố sáng 30-11.
Lưu ý với du học miễn phí

Lưu ý với du học miễn phí

14:47:36 01/12/2018

Nhiều sinh viên Việt chọn du học tại những nước miễn học phí hay chỉ đóng học phí ở mức rất thấp để thu hút du học sinh.
'Vẽ đường' cho học sinh xài smartphone, iPad nổi không, hay cứ cấm?

'Vẽ đường' cho học sinh xài smartphone, iPad nổi không, hay cứ cấm?

14:36:35 01/12/2018

'Tiết chào cờ trường em có các buổi sinh hoạt về nhiều vấn đề nhưng chưa bao giờ định hướng, nhắc nhở học sinh đừng lạm dụng martphone hay iPad'.
Đại học ở Việt Nam: Thành lập thì dễ, giải thể thì khó

Đại học ở Việt Nam: Thành lập thì dễ, giải thể thì khó

14:33:59 01/12/2018

Do đó, chủ trương cho phép các trường sáp nhập được kỳ vọng tạo điều kiện hình thành nên các trường đại học mạnh, có thể bứt phá phát triển.

Related Posts: