Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

Dịch tả lợn châu phi lan rộng: Bộ Nông nghiệp bất lực?

Lợn chết nhiều quá, chôn không xuể?

Trong những ngày qua, trên mạng xã hội cảnh lợn chết trôi lũ lượt theo mương nước tại tỉnh Bắc Giang khiến người dân quan ngại dịch bệnh bùng phát. Câu chuyện trở nên nghiêm trọng khi chính một thứ trưởng Bộ NN&PTNT phải “vi hành” tới hiện trường.

Ngay tại giao ban trực tuyến, Bắc Giang cũng bị Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhắc nhở về sự việc trên. Trao đổi với PV Tiền Phong  liên quan đến việc Bắc Giang bị “bêu” lơ là chống dịch, để lợn chết trôi sông, lợn chết để bốc mùi trong chuồng tại hội nghị trực tuyến về phòng chống dịch tả lợn châu Phi (ASF); ông Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nói, những ngày qua, ở xã Nghĩa Trung (huyện Việt Yên) do có mưa lợn chết nhiều quá, chôn không kịp.

Trong khi xã chỉ có một cán bộ thú y, phải lập hồ sơ pháp lý để hỗ trợ, mất nhiều thời gian.
Mặt khác, trước kia, khi có lợn chết, phải có cán bộ thú y của tỉnh, huyện xuống xác nhận lợn chết, để tránh tình trạng lập khống hồ sơ, nhận tiền hỗ trợ, nên không không kịp chôn lấp.

“Cùng thời điểm đó cũng có mưa nhiều, nên vừa rắc vôi bột, phun thuốc xong lại bị trôi, hiệu quả không cao. Virus gây bệnh tràn ra cánh đồng, chuột đồng cũng là tác nhân gây bệnh”- ông Thái nói.

Trong khi đó, theo lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, hàng trăm còn lợn chết nổi lềnh phềnh trên mương xã Hoàng An (huyện Hiệp Hoà) là do các xã của huyện Phú Bình (Thái Nguyên) thả xuống. “Anh em đã chặn cái đăng để ngăn lại…Không biết ở Phú Bình làm thế nào mà họ thả ra kênh nhiều thế”- ông Thái nói.  

Cũng lời ông Thái, thứ Năm tới (ngày 16/5), Sở NN&PTNT của Bắc Giang và sẽ mời Sở NN&PTNT Thái Nguyên, cùng với lãnh đạo huyện Hiệp Hòa và Phú Bình, 2 xã giáp ranh để bàn biện pháp thống nhất.

Bộ Nông nghiệp bất lực?

Theo ông Cường, thời gian tới, nếu phòng chống không tốt, ASF sẽ tiếp tục lây lan rất nhanh. Đặc biệt, nếu dịch “đánh” vào các hộ lớn đang ở thế cầm cự, lúc đó sẽ vô cùng thảm khốc.
Tại hội nghị Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, việc chống dịch có nơi lơ là, coi nhẹ, giao phó hoàn toàn cho cơ quan thú y.

“Mới đây, báo chí, mạng xã hội đưa tin lợn trôi sông, chỉ vài tiếng đã vớt được hàng tấn. Có địa phương chôn lợn rồi lại đào lên. Tôi yêu cầu các địa phương khi có thông tin như vậy cần kiểm tra ngay các vấn đề này, xử lý nghiêm những cán bộ, tổ chức để xảy ra hiện tượng trên”- Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, làm việc với doanh nghiệp chăn nuôi, giết mổ, hệ thống kho lạnh, nhà phân phối… bàn về giải pháp thu mua thịt sạch, giết mổ và cấp trữ cấp đông lạnh.

Ông cũng giao Chủ tịch UBND các tỉnh, thành, và chủ tịch UBND các cấp, huy động lực lượng, kể cả công an, quân đội vào cuộc trong tiêu hủy lợn bệnh, không để vứt xác lợn ra môi trường, như báo chí và mạng xã hội đã đưa.

“Mới đây, báo chí, mạng xã hội đưa tin lợn trôi sông, chỉ vài tiếng đã vớt được hàng tấn. Có địa phương chôn lợn rồi lại đào lên. Tôi yêu cầu các địa phương khi có thông tin như vậy cần kiểm tra ngay các vấn đề này, xử lý nghiêm những cán bộ, tổ chức để xảy ra hiện tượng trên”.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng

Dịch tả lợn châu phi lan rộng: Huy động công an, quân đội chống dịch

Dịch tả lợn châu Phi (ASF) gần như “phá vỡ” hệ thống phòng, chống dịch ở Việt Nam với tốc độ lây lan rất nhanh, với 29 tỉnh thành “dính” dịch và hơn 1,22 triệu con lợn bị tiêu hủy. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu xử lý nghiêm những địa phương lơ là, đối phó, để lây lan phức tạp; đề nghị công an, quân đội vào cuộc, xây dựng cơ chế hỗ trợ mua thịt lợn sạch cấp đông.

"Nếu khó quá thì thuê Phó Thủ tướng xuống làm cho"

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ yêu cầu Tổng cục Hải quan giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp, đồng thời nói vui rằng: "Nếu khó quá thì thuê Phó Thủ tướng xuống, tôi làm cho. Tôi cũng biết chút về kế toán”.

TPHCM bổ nhiệm hai nữ lãnh đạo chủ chốt

TPHCM vừa bổ nhiệm hai phụ nữ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt các đơn vị, gồm bà Huỳnh Thị Tuyết Nhung, Phó Tổng Giám đốc được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Dịch vụ cơ quan nước ngoài (FOSCO) còn bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Trưởng phòng Phòng Kinh tế quận 4 nhận được quyết định phê chuẩn kết quả bầu làm Phó Chủ tịch UBND quận.

 

Vợ cựu giám đốc Sở Tài nguyên cho rằng chồng không có tội

Ông Cao Minh Huệ - cựu Giám đốc Sở Địa chính (nay là sở TNMT) tỉnh Bình Dương bị buộc tội đã gây thiệt hại ngân sách Nhà nước trên 131 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại phiên tòa bị cáo Huệ liên tục phủ nhận tội danh cáo trạng nêu. Trong khi đó, vợ bị cáo Huệ cho rằng chồng không hề biết việc vợ đã làm nên không có tội.

Related Posts: