Thứ Năm, 16 tháng 5, 2019

Lãnh đạo Tối cao Iran khẳng định sẽ không có chiến tranh với Mỹ

Trong bài phát biểu được phát sóng trực tiếp, Đại Giáo chủ Khamenei khẳng định, Iran sẽ không đàm phán thêm bất cứ thỏa thuận hạt nhân nào với Mỹ nữa. "Sẽ không có bất kỳ cuộc chiến nào. Iran sẽ tìm cách đối phó. Chúng tôi không muốn chiến tranh. Còn họ biết rằng điều đó không đúng ý muốn của họ", ông Khamenei khẳng định.

Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, vốn đã đạt được từ năm 2015 giữa Iran và các cường quốc trên thế giới, theo đó Tehran sẽ hạn chế làm giàu urani, nguyên liệu để chế tạo bom nguyên tử, đồng thời Mỹ sẽ rút bớt lệnh cấm vận nhằm vào Iran.

Kể từ đó, Mỹ liên tục gia tăng lệnh cấm vận nhằm vào Iran, đánh vào ngành kinh tế dầu mỏ - ngành kinh tế chủ lực của quốc gia Hồi giáo, để buộc Iran phải quay lại bàn đàm phán, nhượng bộ Mỹ. Ông Khamenei cho rằng, hành động này là "đáng ghê tởm".

Mới đây, tàu chở dầu của UAE và Saudi Arabia bị tấn công ngoài eo biển Hormuz. Mỹ đã ngay lập tức cáo buộc các lực lượng thân Iran đứng sau các vụ tấn công. Phía Iran đã ngay lập tức phủ nhận.

Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã gọi hành động của Mỹ là "cực đoan", đồng thời chỉ trích Washington nặng nề trước tình trạng cấm vận ngặt nghèo nhằm vào Tehran hiện nay. Quan hệ Mỹ - Iran đã trở nên căng thẳng, khi mới đây Mxy đã điều động tàu sân bay và máy bay B-52 tới Vùng Vịnh để "cảnh cáo" Iran.

Iran 'không lùi bước' trước sức ép của Mỹ

Cố gắng gây áp lực lên Iran của Mỹ cho đến nay chỉ có kết quả là nước này rút lại một phần cam kết trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015, và Iran sẽ không lùi bước, lãnh đạo nước này tuyên bố.

Mỹ đưa 'pháo đài bay' B-52 đến Qatar giữa lúc căng thẳng với Iran

Các máy bay ném bom B-52 của không quân Mỹ đã đến căn cứ Al Udeid ở Qatar cuối tuần trước, trong khi một vài chiếc khác cũng bay đến một địa điểm chưa xác định ở Tây Nam Á. Động thái quân sự của Washington diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Iran diễn biến ngày càng khó lường bởi những toan tính và tham vọng lợi ích địa - chính trị to lớn của mỗi bên.

Theo Reuters

Related Posts:

  • Covid-19 khiến Mỹ-Trung khẩu chiếnMối quan hệ giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, vốn đã phức tạp do các vấn đề thương mại, quyền sở hữu trí tuệ cũng như các quyền tự do báo chí, đã được thử thách thêm bởi sự bùng phát của dịch Covid-19 chết người. “Ngoại… Read More
  • Covid-19: Mỹ 8.500 ca, Ý 475 ca tử vong trong một ngàyMỹ Hãng tin CNN cho biết số ca mắc Covid-19 ở Mỹ đã lên tới 8.525 ca, tính đến cuối ngày hôm qua, 18/3. Số ca tử vong hiện là 145 ca. Số liệu này được đưa ra dựa trên thông tin thu thập từ các cơ quan y tế địa phương và chính… Read More
  • THẾ GIỚI 24H: Thánh lễ Hồi giáo Malaysia làm dịch bệnh lây lan khắp Đông Nam ÁThánh lễ có 16.000 người tham dự, bao gồm 1.500 người nước ngoài. Gần 2/3 trong số 673 ca nhiễm virus corona ở Malaysia (tính đến sáng 18/3) có liên quan tới thánh lễ nói trên, và không rõ ai đã mang virus tới thánh lễ. … Read More
  • Thế giới 'bất động' vì đại dịchTừ Đông Nam Á đến châu Âu và châu Mỹ, cuộc sống của người dân bị đảo lộn bởi tình trạng phong tỏa và giữ khoảng cách xã hội.  Người dân Malaysia xếp hàng dài trước siêu thị để mua đồ tích trữ. Người Philippines đứng đông… Read More
  • THẾ GIỚI 24H: Mỹ thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người 45 tình nguyện viên trẻ, khỏe mạnh sẽ được tiêm vaccine ngừa Covid-19. Mục tiêu của việc thử nghiệm là để kiểm tra xem vaccine có bất kỳ tác dụng phụ nào không, tạo tiền đề cho các thử nghiệm lớn hơn trong năm nay. Dự k… Read More