Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019

1001 thắc mắc: Vì sao hơi nước gây bỏng nặng hơn nước sôi?

Nhiệt ẩn hóa hơi là năng lượng nhiệt cần thiết để chuyển sang một đơn vị khối lượng chất lỏng sang trạng thái khí ở áp suất khí quyển tại điểm sôi của nó.

Nước sôi chỉ chứa một lượng năng lượng nhiệt cần thiết để làm sôi nó. Tuy nhiên, vì hơi nước được hình thành từ nước sôi, nó vừa chứa lượng nhiệt của nước sôi, vừa chứa nhiệt ẩn hóa của hơi nước. Do đó, hơi nước có nhiều năng lượng nhiệt hơn, kết quả là gây bỏng nặng hơn nước sôi.

 Clip nguồn youtube

Vì sao nhiệt độ nước không thay đổi dù tiếp tục được đun sôi?

Khi mới đun, nhiệt độ của nước sẽ không ngừng tăng lên. Tuy vậy khi nhiệt độ đạt tới 100oC, thời điểm mà nước bắt đầu sôi, nhiệt độ được giữ nguyên bởi nhiệt được sử dụng để thay đổi trạng thái của nước chứ không phải để tăng nhiệt độ.

Như thế có nghĩa là, nguồn nhiệt mà ta dùng để đun nóng nước trong lọ có nhiệt độ là 100o và nó cũng chỉ có thể làm cho nước trong lọ đạt tới 100oC mà thôi.

Khi ở 100oC, nước là hỗn hợp của cả trạng thái lỏng và trạng thái khí, đây là thời điểm cân bằng giữa trạng thái lỏng và trạng thái khí. Chỉ cần đun nước ở trạng thái lỏng thì khi tăng thêm lửa hoặc tiếp tục duy trì nhiệt, sẽ làm cho nước từ trạng thái lỏng dần chuyển sang trạng thái khí. Nước cho dù ở trạng thái hỗn hợp khí hay lỏng, nhiệt độ khi sôi cũng không thể tăng cao hơn.

Kết luận: Nước đã sôi mà càng tăng nhiệt độ với mục đích làm cho nước nóng hơn thì chỉ làm nước càng cạn nhanh mà thôi!

Tại sao không nên đun nước sôi nhiều lần?

Các tạp chất phổ biến nhất được tìm thấy trong nước máy bao gồm vôi, canxi, florua, nitrat, magiê và một số chất hữu cơ khác

Nước đun sôi 1 lần, đảm bảo diệt khuẩn. Nhưng khi đun sôi lại nước, bạn phá hủy các chất dinh dưỡng có trong nước và biến chúng thành các hợp chất nguy hiểm...

Khi đun nước nhiều lần, nhiệt độ cao sẽ chuyển đổi Nitrate thành Nitrosamine là chất gây ung thư (đặc biệt là ung thư buồng trứng, ruột, bàng quang, tuyến tụy, dạ dày và thậm chí có thể gây ra bệnh bạch cầu).

Vì vậy, tốt nhất, chỉ nên đun sôi lượng nước đủ dùng trong ngày và đổ bỏ phần nước thừa trong chai, bình đi trước khi châm thêm nước mới vào ngày hôm sau.

Không nên đun nước sôi quá lâu, thời gian tốt nhất là để nước sôi 5 – 10 phút, nhiệt độ sôi lâu sẽ khiến các chất hóa học có hại kết tủa trong nước.

Tuyệt đối không đun nước sôi quá 1 lần để dùng ăn uống, nó không chỉ không có lợi mà thực sự gây hại cho sức khỏe.

 Clip sơ cứu khi bị bỏng nước sôi. Nguồn youtube.

1001 thắc mắc: Kỳ lạ vì sao một số loài côn trùng đi lại băng băng trên nước?

Côn trùng là những loài động vật thân mềm chiếm số lượng đông đảo nhất trong thế giới động vật. Ước tính có hơn 1 triệu loài côn trùng sống trong mọi môi trường từ núi lửa, sa mạc, đầm lầy cho đến những dòng sông băng.Thông thường các con vật, côn trùng đều chìm nghỉm khi xuống nước. Vậy tại sao một số loài côn trùng lại có thể đi lại dễ dàng trên mặt nước.

Related Posts:

  • Phát hiện rắn viper hai đầu hiếm gặp Người dân ở bang Maharashtra hôm 19/9 bắt gặp một con rắn viper mới nở với hai đầu riêng biệt nằm trên cùng cơ thể. … Read More
  • Nước bẩn giết nhiều người hơn cả chiến tranhNhà thơ Anh W.H. Auden từng viết: “Hàng ngàn người sống được mà không yêu, không ai sống được mà thiếu nước”. Con người biết rằng, nước rất quan trọng với cuộc sống, nhưng cũng xả thải vô tội vạ. Khoảng 80% lượng nước thải củ… Read More
  • 15 bức ảnh động vật hoang dã đẹp nhất năm 2019Bức ảnh đoạt giải cao nhất “Nhiếp ảnh gia về động vật hoang dã năm 2019” có tên “The Moment” (Khoảnh khắc) mô tả sự đối đầu vừa kinh sợ vừa hài hước giữa một con cáo Tây Tạng và một con sóc đất (marmot). Bức ảnh đoạt giải của… Read More
  • Voi con lạc đàn thành bữa tiệc cho bầy sư tử háu đóiVườn quốc gia Amboseli nổi tiếng là nơi có thể tới gần quan sát voi rừng tốt nhất ở châu Phi. Tại đây, bạn còn có cơ hội gặp gỡ và ghé thăm một ngôi làng của người Maasai, hay ngắm nhìn đỉnh núi Kilimanjaro, ngọn núi đứng đơn… Read More
  • Apple sắp ra mắt iPhone giá rẻ?Dòng smartphone mới sẽ là thu hút các khách hàng vẫn đang dùng iPhone 6 hoặc 6s, CNBC News ngày 14/10 dẫn lời nhà phân tích Kuo Ming-Chi. Ông Kuo gọi dòng điện thoại mới là iPhone SE2, kế vị iPhone SE trình làng năm 2016. iP… Read More