Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2019

Nhà lầu 3 tầng có hồ bơi xây trên đất nông nghiệp của nữ thượng úy

Nhà lầu 3 tầng có hồ bơi xây trên đất nông nghiệp của nữ thượng úy - ảnh 1Cán bộ địa chính Phường Tân Lợi cho biết tòa nhà đồ sộ bên đường vào Khu sinh thái không phép này cũng là nhà Thượng úy Hằng đang ởBáo cáo số 926 hồi âm bài đăng trên báo Tiền Phong “Khu sinh thái xây dựng không phép giữa lòng thành phố” do ông Lâm Tứ Toàn- Giám đốc Sở Xây Dựng Đắk Lắk ký ngày 2/12/2019 đã xác nhận: Tất cả các hạng mục đã xây trên toàn bộ diện tích đất của Khu sinh thái Không Gian Xưa đều là công trình không được cấp phép.
Nhà lầu 3 tầng có hồ bơi xây trên đất nông nghiệp của nữ thượng úy - ảnh 2Lối đi nội vùng trong "Không Gian Xưa"

Hồ sơ thể hiện: Khu sinh thái Không Gian Xưa có 1.310m2 đất ở trên tổng diện tích 2,44ha phần lớn đất nông nghiệp, ao hồ, trong đó có 7 thửa đất nông nghiệp và 4 thửa đất thổ cư, tại phường Tân Lợi, nội thành Buôn Ma Thuột. Trong 11 “bìa đỏ” có  2  thửa đứng tên vợ chồng ông Trần Kỳ Rơi, 2 thửa đứng tên ông Trần Lê Kỳ Hiếu, 2 thửa đứng tên ông Ngô Văn Quang và ông Trần Văn Hải, 5 thửa đứng tên bà Trần Lê Thúy Hằng.

Nhà lầu 3 tầng có hồ bơi xây trên đất nông nghiệp của nữ thượng úy - ảnh 3Hợp đồng Công ty Nam Sơn thuê đất của vợ chồng Tướng Rơi và 2 con của ông, là bà Hằng, ông Hiếu

Các hợp đồng mà các hộ nói trên ký từ năm 2013 tới năm 2016 cho Công ty TNHH xây dựng Nam Sơn thuê đều ghi thời hạn cho thuê 10 năm, mục tiêu hình thành một khu vui chơi giải trí với tổng vốn đầu tư gần 1 triệu đô Mỹ. Khi thuê, trên đất đã có hàng chục công trình và nhà ở từ 1 đến 3 tầng, xây dựng kiên cố trong các năm 2008, 2010.

Nhà lầu 3 tầng có hồ bơi xây trên đất nông nghiệp của nữ thượng úy - ảnh 4Thuê đất 10 năm kể từ năm 2013, mà Hồ sơ quy hoạch cảnh quan mãi tới tháng 1/2019 mới được lập
Nhà lầu 3 tầng có hồ bơi xây trên đất nông nghiệp của nữ thượng úy - ảnh 5Khi đó trong diện tích Khu sinh thái đã chi chít công trình 

Báo cáo số 926 của Sở Xây dựng Đắk Lắk xác nhận: Đến thời điểm kiểm tra tháng 11/2019, Khu sinh thái Không Gian Xưa vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Tất cả các hạng mục trong khu du lịch sinh thái Không gian xưa bao gồm: Sân tennis, sân tập gold, hồ bơi và các công trình kiên cố như nhà ở, nhà hàng đều chưa được giấy phép xây dựng.

Nhà lầu 3 tầng có hồ bơi xây trên đất nông nghiệp của nữ thượng úy - ảnh 6Những công trình kiên cố đã lấp đầy diện tích Khu sinh thái không phép

Số công trình nhiều và lớn nhất nằm trên các thửa đất thửa đất số 89, 678, 94, 95, 98 tờ bản đồ số 19 thuộc quyền sở hữu của bà Trần Lê Thúy Hằng, gồm 5 nhà chòi lục giác từ 1 đến 3 tầng, làm bằng gỗ; 3 nhà chòi gỗ vây lưới để nuôi gà; 1 nhà để xe; 5 ao hồ kè đá chống sạt lở. Đặc biệt, trên thửa đất nông nghiệp số 94 của bà Hằng còn có 2 công trình lớn mới xây năm 2017, là hồ bơi rộng 120 m2 đã hoàn thiện, và tòa nhà cấp III 3 tầng, tổng diện tích sàn lên tới 300 m2.

Nhà lầu 3 tầng có hồ bơi xây trên đất nông nghiệp của nữ thượng úy - ảnh 7Khu sinh thái Không Gian Xưa là cả một quần thể xây dựng không phép, tường cao cổng kín
Bà Trần Lê Thúy Hằng sinh năm 1987, hiện là Thượng úy, Đội trưởng Đội Chống buôn lậu thuộc Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk, con gái của Thiếu tướng Trần Kỳ Rơi, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk.

Khu sinh thái xây không phép: Vì sao 'voi chui lọt lỗ kim?

Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk chính thức xác nhận: Không công trình nào có giấy phép xây dựng trong tất cả các hạng mục đã mọc lên trong khu du lịch sinh thái Không Gian Xưa (phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột) bao gồm sân tennis, sân tập golf, hồ bơi và nhiều công trình kiên cố như nhà ở cấp III, cấp IV, nhà hàng v.v...

Khu sinh thái xây không phép giữa thành phố

Báo Tiền Phong nhận được nhiều ý kiến bất bình của người dân về dự án “Khu sinh thái Không Gian Xưa” trị giá triệu đô, xây không phép cả quần thể khép kín giữa lòng thành phố Buôn Ma Thuột, tồn tại bất chấp các quy định liên quan.

Cận cảnh loạt biệt thự, khu sinh thái tồn đọng và 'mọc' mới ở Ba Vì

Trong lúc những căn biệt, khu nghỉ dưỡng rộng hàng ngàn m2 mọc trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp tại huyện Ba Vì (Hà Nội) tồn tại nhiều năm chưa được xử lý, nhiều công trình sai phạm mới đã phát sinh khiến dư luận đặt dấu hỏi.

 

 

Related Posts: