Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2020

Mã độc tấn công máy tính mật khẩu yếu

Theo báo cáo của Bkav, năm 2019, tiếp tục chứng kiến sự hoành hành của các loại mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền. Số lượng máy tính bị mất dữ liệu trong năm 2019 ở Việt Nam lên tới 1,8 triệu lượt, tăng 12% so với năm 2018. Trong số này có rất nhiều máy chủ chứa dữ liệu của các cơ quan. Không chỉ gây thiệt hại lớn, việc các máy chủ bị xóa dữ liệu cũng gây đình trệ hoạt động của đơn vị trong nhiều ngày sau đó, thậm chí đến cả tháng.
Đặc biệt, xuất hiện một chiến dịch tấn công quy mô lớn của hacker nước ngoài vào máy chủ có mật khẩu yếu tại Việt Nam. Không sử dụng hình thức lây nhiễm mã độc thông thường, hacker tập trung dò tìm các máy chủ có mật khẩu yếu, từ đó thực hiện truy cập trái phép từ xa nhằm cài thủ công mã độc mã hóa dữ liệu. Kiểu tấn công này khiến phần mềm diệt virus bị vô hiệu hóa và hacker toàn quyền điều khiển máy chủ.
Chuyên gia bảo mật khuyến cáo, người sử dụng đặt lại mật khẩu đủ mạnh cho máy tính, máy chủ mình quản lý. Mật khẩu đủ mạnh phải có độ dài từ 9 ký tự trở lên, có chứa cả chữ hoa và chữ thường, có ký tự là số và ký tự đặc biệt. Ngoài ra, mật khẩu không nên chứa các ký tự dễ đoán như thông tin về người dùng hay thông tin về máy chủ, quản trị.
Cũng theo Bkav, năm 2019 có tới 80% máy tính bị nhiễm virus do cài đặt phần mềm không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên mạng. Trung bình, cứ 10 máy tính tải phần mềm từ internet thì 8 máy tính bị nhiễm viurs. Để đảm bảo an toàn, người sử dụng chỉ nên tải các phần mềm có nguồn gốc rõ ràng, từ nhà sản xuất tin tưởng và từ các kho ứng dụng chính thống, không tải từ những nguồn trôi nổi trên mạng.
Thống kê của Bkav cho thấy, năm 2019, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam đã lên tới 20.892 tỷ đồng (902 triệu USD), vượt xa con số 14.900 tỷ đồng của năm 2018. Tuy không có sự cố nào đặc biệt nghiêm trọng xảy ra, nhưng sự gia tăng các máy tính bị nhiễm mã độc mã hóa dữ liệu và mã độc tấn công có chủ đích APT là nguyên nhân chính gây ra những thiệt hại khổng lồ này. 
Dự báo năm 2020 mã độc tấn công APT sẽ tinh vi hơn, tấn công mã hóa tống tiền sẽ còn tiếp tục gia tăng do nguồn lợi trực tiếp nó mang lại cho hacker ngày càng lớn. Các thiết bị IoT như Wi-Fi, Camera giám sát, thiết bị đầu cuối sẽ là điểm nóng về an ninh mạng khi các thiết bị này ngày càng trở nên phổ biến và kết nối rộng. Đặc biệt, tấn công lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng sẽ gia tăng khó lường.

Related Posts:

  • iPhone X được trưng bày tại hội trường Steve JobsMột thành viên Reddit đã chia sẻ những hình ảnh “chưa từng thấy” trước đây về iPhone X. Thành viên diễn đàn Reddit cho biết, những hình ảnh này được chụp bởi một người giấu tên. Trang công nghệ BGR đoán n… Read More
  • Sau 17 năm, giá trị vốn hóa Microsoft trở lại mốc 600 tỉ USD2000 là năm đặc biệt với Microsoft khi công ty ở đỉnh cao trong giá trị vốn hóa thị trường khi đạt đỉnh 600 tỉ USD. Tuy nhiên, mức đỉnh này phải đến 17 năm sau, hãng mới trở lại. Microsoft đang từng bước tăng trưởng và được … Read More
  • CEO Tim Cook gợi ý phiên bản Mac Mini mớiCó vẻ như Apple đang chuẩn bị cho kế hoạch ra mắt phiên bản mới của chiếc Mac Mini, sau ba năm kể từ khi phiên bản gần đây nhất được phát hành vào tháng 10.2014. Mac Mini gần đây nhất được Apple ra mắt vào tháng 10.2014.&nbs… Read More
  • Trung Quốc chặn kết nối di động trên Apple Watch 3Chính quyền nước này được cho là có những lo ngại về an ninh với thiết bị đeo tay mới của Apple. Theo 9to5mac, Trung Quốc mới đây đã đột ngột chặn kết nối mạng di động LTE trên Apple Watch Series 3 mà không đưa ra l… Read More
  • Người Mỹ đánh giá Galaxy S8 tốt hơn iPhone 8Galaxy S8 được người dùng Mỹ đánh giá là tốt nhất, trong khi iPhone 8 chỉ xếp thứ tư. Galaxy S8 (bên trái) và Galaxy Note8 (bên phải). Theo khảo sát của Consumer Reports, Galaxy S8 và Galaxy S8 Plus ra mắt đầu năm nay l… Read More