Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

Thảo luận phương án đầu tư cao tốc Bắc - Nam

Theo tờ trình gửi Quốc hội, Chính phủ chuẩn bị 3 phương án khác nhau. Trong đó, phương án một là ưu tiên phương án chuyển đổi toàn bộ 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) thành phần cao tốc Bắc - Nam sang hình thức đầu tư công. Với phương án này, tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 99.493 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước đã bố trí tại Nghị quyết số 52/2017 là 55.000 tỷ đồng, cần bổ sung khoảng 44.493 tỷ đồng (Chính phủ kiến nghị bổ sung trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025).

Hai phương án còn lại là chuyển 5 hoặc 3 dự án PPP sang đầu tư công. Sau phiên họp, trường hợp đủ điều kiện sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, thảo luận vào đợt 2, kỳ họp thứ 9. So với phương án đầu, hai phương án này có tổng mức lớn hơn, với tổng số trên 100 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên, phần ngân sách nhà nước còn thiếu lại giảm đi. Cụ thể, nếu theo phương án 2, chuyển đổi 5 dự án, 3 dự án còn lại tiếp tục đầu tư PPP thì số ngân sách nhà nước còn thiếu là 33 nghìn tỷ; còn phương án 3, nếu chuyển đổi 3 dự án, 5 dự án còn lại tiếp tục đầu tư PPP thì ngân sách nhà nước chỉ còn thiếu 22 nghìn tỷ đồng.

Trước đó, tại phiên họp thứ 45 (đợt 1), Ủy ban Thường vụ Quốc hội không tán thành với phương án chuyển đổi đầu tư cả 8 dự án PPP sang đầu tư công. Lý do, thu hút đầu tư theo phương thức hợp tác công tư (PPP) là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đã huỷ sơ tuyển một lần. Hiện có 7 trong số 8 dự án thành phần có ít nhất 2 nhà đầu tư tham gia sơ tuyển, chỉ có 1 dự án không có nhà đầu tư tham gia.

Chỉ chuyển hình thức đầu tư một số đoạn

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc tiếp tục huỷ sơ tuyển sẽ ảnh hưởng không tốt đến uy tín Nhà nước, dư luận, tâm lý nhà đầu tư và ảnh hưởng tới công tác quản lý, triển khai các đoạn tiếp theo của toàn tuyến sau này, nhất là trong bối cảnh Quốc hội đang xem xét, thông qua dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Trên tinh thần đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chuẩn bị lại tờ trình để báo cáo lần 2 theo nguyên tắc chỉ chuyển đổi hình thức đầu tư sang đầu tư công với dự án không có nhà đầu tư tham gia đấu thầu, đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết và số ít dự án thật sự cấp bách, quan trọng, có nhà đầu tư nhưng khó có khả năng huy động vốn, khả năng đấu thầu không thành công.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên tại buổi họp báo trước đó, ông Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, sau thẩm tra tờ trình của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế nhận thấy, 8 dự án thành phần này đều có thể đầu tư theo hình thức PPP, hoặc đầu tư công. Tuy nhiên, ông Sinh cho rằng, cả hai hình thức đầu tư này đều có điểm thuận lợi, khó khăn riêng.

Theo Nghị quyết 52 của Quốc hội, chỉ những dự án nào không triển khai được mới báo cáo Quốc hội xin chuyển đổi hình thức đầu tư. Hiện chỉ có một đoạn dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết không có nhà đầu tư, còn lại 7 dự án thành phần khác đã sơ tuyển nhà đầu tư. “Tinh thần là chỉ chuyển hình thức đầu tư một số đoạn, chứ không chuyển hết cả 8 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam sang đầu tư công”, ông Sinh khẳng định và cho biết, Ủy ban Kinh tế đã đề nghị, Chính phủ rà soát, báo cáo lãm rõ thêm sự cần thiết chuyển đổi hình thức đầu tư số dự án này.

Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ trên tuyến Bắc - Nam phía Đông được Quốc hội khoá XIV thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp thứ 4 (Nghị quyết số 52/2017). Theo đó, giai đoạn 2017 – 2020, đầu tư khoảng 654 km chia thành 11 dự án thành phần, trong đó 3 dự án thành phần đầu tư công và 8 dự án thành phần đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỷ đồng (bao gồm 55.000 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước; 63.716 tỷ đồng vốn huy động ngoài ngân sách).

Tăng tốc cho cao tốc Bắc - Nam: Vẫn dự phòng phương án đầu tư BOT

Lãnh đạo Bộ Giao thông – Vận tải khẳng định, quan điểm của Bộ vẫn là đấu thầu chọn nhà thầu nếu các dự án cao tốc Bắc - Nam được chuyển sang đầu tư công. Về mặt bằng, đảm bảo trong tháng 6 sẽ xong cơ bản, đủ điều kiện để khởi công ngay sau đấu thầu.

Tăng tốc cho cao tốc Bắc - Nam: Ngập ngừng đấu thầu hay chỉ định thầu

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tính toán, nếu 8 dự án BOT cao tốc Bắc - Nam phía Ðông được chuyển sang đầu tư công sẽ tiết kiệm tổng vốn đầu tư hơn 19.000 tỷ đồng. Dù ngân sách nhà nước phải bổ sung hơn 44.000 tỷ đồng, song có thể thu hồi qua thu phí, đảm bảo mục tiêu “bơm” vốn để kích thích nền kinh tế, khắc phục suy giảm do dịch bệnh COVID-19.

Related Posts:

  • Hàng loạt điểm giữ xe trên vỉa hè Sài Gòn bị thu giấy phépHơn 20 điểm giữ xe máy trên vỉa hè ở quận 1, TP HCM, bị thu giấy phép để đảm bảo mỹ quan đô thị. Điểm giữ xe máy được cấp phép ở quận 1. Ảnh: Duy Trần. Ngày 21/4, ông Đoàn Ngọc Hải – Phó chủ tịch UBND quận 1 – đồng ý đ… Read More
  • Trung tâm TP HCM sẽ có xe đạp công cộngNgười dân có thể dùng xe đạp di chuyển giữa các trạm đón xe buýt, thay vì phải đi bộ. Ngày 21/4, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM cho biết, trong năm nay sẽ thí điểm dịch vụ xe đạp công cộng tại trung tâm thành phố để thu… Read More
  • Thủ tướng phê duyệt quy hoạch khu du lịch thác Bản GiốcKhu vực sông Quây Sơn gần thác Bác Giốc sẽ được bổ sung hệ thống cầu gỗ liên kết các cồn. Bến thuyền kết hợp công trình dịch vụ tiếp giáp với bờ sông được xây với quy mô khoảng 1.000 m2.  Thủ tướng vừa phê duyệt quy hoạ… Read More
  • Trẻ em dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm vì… quá sạch sẽCác nhà khoa học cho rằng chính lối sống quá sạch sẽ là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ bởi sự suy giảm của hệ miễn dịch. Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng chìa khóa để giúp con cái khỏe mạnh là giữ cho căn nh… Read More
  • Đêm nay miền Bắc đón không khí lạnhTừ đêm nay Bắc Bộ chịu tác động của khối khí lạnh cường độ nhẹ, nhiệt độ đồng bằng phổ biến 19-22 độ C, vùng núi 16-19 độ C.   Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, khối không khí lạnh đang tiến sát b… Read More