Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

Gần 30 hãng công nghệ về ‘phe’ Apple trong cuộc chiến mã hóa

Google, Facebook, Microsoft, AT&T và hơn 20 công ty công nghệ khác đã chính thức gửi hồ sơ pháp lý lên tòa án bày tỏ sự ủng hộ đối với Apple trong vụ mở khóa iPhone.

Theo Huffington Post, đây là động thái hiếm có từ các đối thủ của Apple, thể hiện rõ quan điểm của Thung lũng Silicon trước nỗ lực xây dựng cổng hậu của chính phủ Mỹ. Trong số những công ty này có rất nhiều cái tên quen thuộc như Google, Facebook, Microsoft, AT&T, Intel, eBay, Twitter, Mozilla, Dropbox, Snapchat, LinkedIn…

Gần 30 hãng công nghệ về phe Apple trong cuộc chiến mã hóa

Các đối thủ của Apple đang về phe hãng này trong cuộc chiến mã hóa. Ảnh:IndianExpress.

Chỉ vài ngày sau cuộc xả súng khiến 14 người thiệt mạng ở California (Mỹ) đầu tháng 12/2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu: "Tôi kêu gọi các lãnh đạo công nghệ và các nhà thực thi pháp luật cần khiến cho những kẻ khủng bố gặp khó khăn hơn khi sử dụng công nghệ để liên lạc ẩn danh".

Theo CNN, thông điệp của Obama không nói cụ thể, nhưng có thể ông nhắc tới công nghệ mã hóa. Nhiều năm qua, chính quyền Obama đã liên tục thuyết phục các hãng công nghệ lớn cài "cổng hậu" (backdoor) vào sản phẩm của họ, tức là các hãng sẽ nắm một bộ khóa mã riêng phòng khi các nhà thực thi luật pháp cần đến để truy cập điện thoại và máy tính của người sử dụng.

Đến tháng 1/2016, cuộc tranh cãi xung quanh việc giới công nghệ cần làm gì trong cuộc chiến chống khủng bố một lần nữa "nóng" trở lại, tâm điểm là giữa Apple và Cục Điều tra liên bang FBI. Cụ thể, FBI đề nghị Apple giúp họ truy cập chiếc iPhone 5c của tên khủng bố Syed Farook. Tuy nhiên, Apple kiên quyết từ chối, nói rằng họ đã hỗ trợ FBI hết sức có thể, nhưng phần mềm để mở khóa chiếc iPhone đó "đơn giản không tồn tại".

Công nghệ mã hóa ra đời để bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dùng được lưu trong thiết bị và khi giao dịch qua Internet, như thông tin thẻ tín dụng, các tài khoản e-mail, các cuộc trò chuyện, hình ảnh và video riêng tư… Nhưng bản thân công nghệ không thể phân biệt người tốt kẻ xấu, nên đây cũng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho khủng bố.

Tuy vậy, ngành công nghệ luôn phản đối việc tạo "cổng hậu" như yêu cầu của chính phủ Mỹ với lý do họ cần tôn trọng và bảo vệ sự riêng tư của người dùng. Chưa kể, nguy cơ chính phủ các nước khác và hacker tìm ra cách khống chế cổng hậu đó là hoàn toàn có thể xảy ra.

Châu An

Theo VNE

Related Posts:

  • Tim Cook: ‘Chiếc iPhone tốt nhất còn chưa ra mắt’CEO Apple khẳng định iPhone đã tạo ra một chuẩn mực mới cho ngành điện toán di động sau 10 năm nhưng model tốt nhất còn chưa ra mắt người dùng. Ngày 9/1/2007, đồng sáng lập Apple Steve Jobs giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên. … Read More
  • Ảnh thực tế Nokia 6: Thiết kế lai giữa iPhone và LumiaHMD Global vừa bất ngờ giới thiệu Nokia 6 tại Trung Quốc, sản phẩm có thiết kế khá, vỏ nhôm chắc chắn. Vỏ hộp Nokia 6 có hình sản phẩm với logo thương hiệu in chìm. Hình ảnh hai bàn tay nắm chặt được thiết kế trẻ trung hơn … Read More
  • Tai nghe nạm kim cương giá 100.000 USDHeadphone của Onkyo được nạm hàng nghìn viên kim cương, giá bán tương đương hơn 2,2 tỷ đồng, nhưng thông số kỹ thuật chưa được công bố.   Đặt tên theo thiết kế, mẫu tai nghe Onkyo Diamond, đã thu hút sự quan tâm của giớ… Read More
  • Ứng dụng Gear S có mặt trên App StoreDù khá trễ, nhưng Samsung đã đưa ứng dụng Gear S lên App Store để loạt thiết bị đeo của hãng có thể hoạt động tốt với iPhone. Khi CES 2017 sắp tàn cuộc, Samsung đã thực hiện lời hứa từ CES 2016: Ra mắt ứng dụng Gear S chính … Read More
  • Sau APG, đến lượt cáp quang biển AAG gặp sự cốMột ngày sau sự cố cáp APG, đến lượt tuyến AAG gặp sự cố. Nguyên nhân và thời gian khắc phục chưa được thông báo cụ thể. Theo thông in từ một nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước, cáp quang biển AAG vừa gặp sự cố trong n… Read More