Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

ĐH ngoài công lập không “mặn mà” dạy môn Khoa học xã hội và nhân văn?

Nguồn nhân lực Khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu gặp nhiều thách thức mặc dù đóng vai trò vô cùng quan trọng. Sự biến đổi của thang giá trị khiến các môn học này bị “coi rẻ”, thậm chí bị phân biệt đối xử ở các trường đại học ngoài công lập.

Trường ĐH Văn Hiến vừa phối hợp với Trường ĐH Thủ Dầu Một tổ chức hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Phát triển nguồn nhân lực Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH & NV) trong bối cảnh hội nhập toàn cầu”.

ĐH ngoài công lập không mặn mà dạy môn Khoa học xã hội và nhân văn? - Hình 1

Gần 100 đại biểu tham dự hội thảo về chủ đề “Phát triển nguồn nhân lực Khoa học Xã hội và Nhân văn trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã bàn luận về những vấn đề liên quan, tìm hiểu vai trò và tầm quan trọng của nguồn nhân lực KHXH & NV trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Đồng thời cũng đóng góp các giải pháp nhất định để phát triển nguồn nhân lực KHXH & NV…

Các đại biểu đều nhận định rằng các nước phát triển trên thế giới muốn phát triển bền vững thì không chỉ chú trọng duy nhất đến kinh tế, hay kỹ thuật – công nghệ hay chỉ tập trung vào lợi nhuận, tài chính… mà còn yếu tố con người, tính nhân văn của quá trình phát triển. Tuy nhiên điều đáng lo khi ở Việt Nam là các giá trị về KHXH & NV đang bị xem nhẹ.

Trong bài tham luận của mình, ThS Lê Thu Hằng, Trường ĐH Văn Lang nêu lên những khó khăn, thách thức của giảng viên dạy các môn KHXH & NV tại các trường ĐH ngoài công lập hiện nay. Trước hết, phải kể đến đó là sự biến đổi của thang giá trị ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, đánh giá của xã hội về lĩnh vực này. Tâm lý xã hội đề cao vấn đề lợi ích, sống thực tế, thiết thực thậm chí là thực dụng hơn. Ngày càng ít người giỏi lựa chọn và tham gia lĩnh vực này, vì lẽ đó, mà nguồn nhân lực trong lĩnh vực này ngày càng trở nên thiếu hụt, nhất là những người giỏi.

“Trong khi đó, nhiều trường ĐH ngoài công lập cũng không mặn mà với việc triển khai giảng dạy một số môn học KHXH & NV, hoặc một số trường chỉ làm theo kiểu chiếu lệ vì bị bắt buộc. Từ đó, đội ngũ giảng viên không được quan tâm, tạo điều kiện trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu. Thậm chí, có nơi giảng viên còn bị phân biệt đối xử từ chính người lãnh đạo, quản lý cho đến đồng nghiệp của mình”, bà Hằng đánh giá.

Không những vậy, giảng viên dạy các môn KHXH & NV, đặc biệt các môn chung như những môn lý luận chính trị tại các trường ĐH ngoài công lập phải đối diện với tình trạng lớp đông, phương tiện hỗ trợ không có. Những môn học bị cho là “vô bổ”, khô khan, nhàm chán,… nhưng lại bố trí số lượng rất đông sinh viên trong một lớp học lên đến vài trăm sinh viên là bình thường.

Bà Hằng cho rằng điều này khiến giảng viên không kiểm soát, không tương tác một cách tối ưu với sinh viên của mình cũng như càng vô cùng khó khăn nếu giảng viên muốn cải tiến phương pháp giảng dạy, áp dụng một phương pháp mới,… Vì vậy, chất lượng giảng dạy những môn học này khó mà có thể nâng lên, khó mà có thể làm thay đổi nhận thức của người học về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của nó.

ĐH ngoài công lập không mặn mà dạy môn Khoa học xã hội và nhân văn? - Hình 2

Các nhà khoa học về lĩnh vực KHXH&NV nêu các ý kiến đóng góp các giải pháp nhất định để phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn

Ths Thu Hằng cũng chỉ ra những tác động từ việc biến đổi hệ giá trị, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảng dạy và giảng viên trường đại học mà còn tác động rất lớn đến hệ thống giáo dục từ bậc phổ thông. Thực tế hiện nay, ở nhiều trường phổ thông cũng xem nhẹ những môn này nên tình trạng “dạy cho có″ diễn ra một cách phổ biến. Thêm vào đó, giáo viên KHXH thì yếu chuyên môn, thiếu kỹ năng, phương pháp giảng dạy, thậm chí không tâm huyết với công việc của mình bởi chính họ cũng là kết quả của quá trình nhận thức và đào tạo, bồi dưỡng không đến nơi đến chốn.

Chính những điều đó đã tác động rất lớn đến học sinh và xã hội. Những môn KHXH dần trở thành “dư thừa” trong chương trình, từ đó, hình thành suy nghĩ “học cho có″, “dạy cho xong”. Và số học sinh yêu thích những môn này ngày một thưa thớt đi. Thực tế đó đã tạo ra hệ quả nặng nề khi học sinh bước lên giảng đường đại học và đối mặt với các môn KHXH & NV là tâm lý ngán, sợ, cảm thấy nặng nề, vô bổ.

Bên cạnh đó, điều các giảng viên trăn trở không phải vì không đủ kiến thức để trình bày vai trò, ý nghĩa, giá trị của những môn học này với các sinh viên của mình mà có lẽ giảng viên đang bị thiếu một “điểm tựa” vững chắc để làm điều đó. “Điểm tựa” ở đây chính là cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn của xã hội về vấn đề này.

Ths Lê Thu Hằng đề xuất 3 giải pháp để tháo gỡ. Trong đó, bà cho rằng cần có cơ chế, chính sách rõ ràng, công bằng, bình đẳng giữa các ngành, nghề, lĩnh vực, giữa các giảng viên ở các khối ngành khác nhau, giữa hệ thống trường đại học công lập và ngoài công lập. Tạo môi trường để giảng viên hành nghề, sinh viên khi tốt nghiệp. Và quan trọng là bản thân giảng viên phải có ý thức và quyết tâm cao trong việc trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đang đặt ra.

Còn theo Ths Đào Quang Bình (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ) và Ths Nguyễn Thị Hồng Thủy (Trường ĐH Văn Hiến), để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển khối ngành KHXH & NV, định hướng phát triển KHXH & NV cần đi trước một bước so với các ngành khác, vì đây là ngành mang tính dự báo và đòi hỏi tính tổng hợp cao. Cần thay đổi cả về chất và lượng trong việc đầu tư cho KHXH & NV. Đầu tư và nâng cao chất lượng nguồn lực cho khoa học xã hội hiện nay cấp thiết hơn bao giờ hết, cần thay đổi quan niệm về đầu tư cho KHXH & NV. Trong tương lai cần có cơ chế cụ thể và rõ ràng cho khối ngành khoa học xã hội. Như vậy, KHXH & NV sẽ tự vận hành và phát huy được giá trị của mình cho xã hội. Ngược lại, KHXH & NV cần phải đóng góp nhiều hơn nữa vai trò phản biện xã hội, cũng như xuất hiện trên mọi mặt của các lĩnh vựa phát triển và thể hiện được “tiếng nói” của mình.

Lê Phương

Theo Dân trí

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Tinh giản biên chế với hiệu trưởng hạn chế năng lực

Thanh Hóa: Tinh giản biên chế với hiệu trưởng hạn chế năng lực

16:49:29 25/09/2018

Tỉnh Thanh Hóa đã chi gần 195 triệu đồng để tinh giản biên chế đối với hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Đông Anh (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) do được phân loại, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực, không ...
Doanh thu từ sách VNEN năm 2017 đạt khoảng 300 tỷ đồng

Doanh thu từ sách VNEN năm 2017 đạt khoảng 300 tỷ đồng

16:32:01 25/09/2018

Thông tin trên được Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, Hoàng Thị Hoa đưa ra tại Phiên họp toàn thể lần thứ 7 vào sáng nay 25/9.
Mức chi chiết khấu phát hành sách giáo khoa khoảng 250 tỷ đồng/năm

Mức chi chiết khấu phát hành sách giáo khoa khoảng 250 tỷ đồng/năm

16:17:04 25/09/2018

Mức chi chiết khâu phát hành SGK GDPT khoảng 250 tỷ đồng/năm (tương đương với 25% doanh thu hàng năm 1.000 tỷ đồng) là khá cao, chưa thật phù hợp với cơ cấu giá thành, ảnh hưởng lớn đến việc chi trả của học sinh.
Tổ hợp không gian khoa học đầu tiên của cả nước

Tổ hợp không gian khoa học đầu tiên của cả nước

16:06:17 25/09/2018

Tổ hợp không gian khoa học đặt ở phố biển Quy Nhơn (Bình Định) có nhà mô hình vũ trụ, bảo tàng khoa học, đài quan sát thiên văn.
Học sinh cấp ba thiết kế lại sách giáo khoa Lịch sử khiến nhiều “người lớn có tri thức” phải hổ thẹn

Học sinh cấp ba thiết kế lại sách giáo khoa Lịch sử khiến nhiều “người lớn có tri thức” phải hổ thẹn

10:43:07 25/09/2018

Danh Phuong hiện đang là một học sinh cấp ba tại thành phố Hồ Chí Minh, mong muốn sử dụng thiết kế để gạt bỏ nỗi buồn chán mỗi khi học Lịch Sử.
Giải trình về trách nhiệm để xảy ra thừa, thiếu giáo viên: Công tác tuyển dụng còn bất cập

Giải trình về trách nhiệm để xảy ra thừa, thiếu giáo viên: Công tác tuyển dụng còn bất cập

10:00:06 25/09/2018

Ngày 24/9, Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội đã tổ chức phiên họp giải trình về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên và tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.
Nên bỏ in bài tập vào SGK

Nên bỏ in bài tập vào SGK

09:27:48 25/09/2018

Theo phụ huynh, chuyên gia, nếu không muốn học sinh làm bài tập vào sách giáo khoa (SGK) thì không nên in vào sách, thay vào đó, chỉ nên in trong cuốn vở bài tập hoặc sách hướng dẫn giáo viên.
'Quốc sách hàng đầu' mà cắt giảm biên chế giáo viên!

'Quốc sách hàng đầu' mà cắt giảm biên chế giáo viên!

09:23:08 25/09/2018

Học sinh tăng nhưng lại phải giảm biên chế giáo viên là bức xúc của đồng loạt các địa phương.
Đắk Lắk: Thiếu hàng ngàn giáo viên, nhân viên nhưng vẫn phải giảm biên chế

Đắk Lắk: Thiếu hàng ngàn giáo viên, nhân viên nhưng vẫn phải giảm biên chế

08:18:30 25/09/2018

Trong năm học 2018 - 2019, toàn tỉnh Đắk Lắk thiếu khoảng 1.000 giáo viên mầm non và khoảng 1.400 nhân viên bậc học này, chưa kể những bậc học khác. Tuy thiếu nhưng ngành giáo dục vẫn phải giảm đến khoảng 400 biên chế.
Bạn đọc viết: Buông tay để con đến trường, em nhé…

Bạn đọc viết: Buông tay để con đến trường, em nhé…

08:13:41 25/09/2018

Sáng qua em gái tôi đưa con đến lớp mầm non buổi đầu tiên trong năm học này. Dẫu ngày khai trường đã qua được hai tuần nhưng em chần chừ mãi mới quyết định cho con đến lớp.
Học tiếng Anh: Muôn vàn cách chào hỏi - bắt chuyện bạn nên biết

Học tiếng Anh: Muôn vàn cách chào hỏi - bắt chuyện bạn nên biết

11:23:14 24/09/2018

Bạn đã có cho mình bao nhiêu cách chào hỏi trong tiếng Anh hay và mới. Liệu rằng bạn đã có những câu nói hay, cấu trúc độc đáo dưới đây? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Tư nhân hóa giáo dục đại học: “Con đường gập ghềnh, khúc khuỷu”

Tư nhân hóa giáo dục đại học: “Con đường gập ghềnh, khúc khuỷu”

11:15:37 24/09/2018

"Có thể nói, hơn 20 năm qua đường đi của khối đại học, cao đẳng ngoài công lập (NCL) cho đến nay là một con đường không bằng phẳng, mà gập ghềnh khúc khuỷu, vẫn tồn tại nhiều bất cập".
Thí điểm đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp

Thí điểm đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp

11:08:38 24/09/2018

ĐH Quốc gia TPHCM đang nghiên cứu Đề án Thí điểm tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ định hướng ứng dụng nghề nghiệp cho hai ngành là Quản trị kinh doanh và ngành Quản lý giáo dục. Nếu triển khai, đây sẽ là chương trình đào tạo tiến sĩ định h...
Bạn đọc viết: Khổ vì vấn nạn “đồng phục”

Bạn đọc viết: Khổ vì vấn nạn “đồng phục”

11:05:29 24/09/2018

Là một phụ huynh có con, cháu đang tuổi đến trường, tôi cũng như bao người đều rất quan tâm đến các điều kiện học tập của con trẻ ở trường. Ai cũng muốn con em mình được học tập, sinh hoạt trong môi trường an toàn, lành mạnh, tiện nghi....
Đào tạo nghề tại Phần Lan: Học để trở thành ông chủ

Đào tạo nghề tại Phần Lan: Học để trở thành ông chủ

11:01:40 24/09/2018

Ở một xã hội đề cao giáo dục, nơi mọi người đều được tạo cơ hội bình đẳng trong học tập, việc cạnh tranh tìm việc sau khi ra trường của sinh viên Phần Lan thường rất khắc nghiệt; và nhiệm vụ của các trường học tại đây là trang bị cho họ...
Khơi thông điểm nghẽn từ Luật GDĐH hiện hành

Khơi thông điểm nghẽn từ Luật GDĐH hiện hành

20:58:56 23/09/2018

Luật Giáo dục đại học là đạo luật đầu tiên điều chỉnh về giáo dục đại học, có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển giáo dục đại học Việt Nam, tạo ra những chuyển biến tích cực trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung...
Những người thầy thắp sáng hy vọng cho giáo dục thế giới

Những người thầy thắp sáng hy vọng cho giáo dục thế giới

16:55:37 23/09/2018

Để những đứa trẻ nghèo hiểu rõ hơn về môn Tin học, thầy giáo ở Ghana đã tỉ mẩn vẽ lại giao diện Microsoft Word lên bảng đen.
Quy trình biên soạn, xuất bản sách giáo khoa

Quy trình biên soạn, xuất bản sách giáo khoa

16:51:02 23/09/2018

Trước khi được phát hành khắp cả nước, sách giáo khoa được in thí điểm, dạy ở một số vùng miền trong 2 năm, sau đó chỉnh sửa, hoàn thiện.
Tiếng Anh trẻ em: Học từ vựng chủ đề thói quen buổi sáng

Tiếng Anh trẻ em: Học từ vựng chủ đề thói quen buổi sáng

16:46:36 23/09/2018

Thói quen buổi sáng và hình thành thói quen học ngoại ngữ như một trong những hoạt động không thể thiếu của con mỗi buổi sáng thức dậy, như việc đánh răng mỗi sáng hay vệ sinh cá nhân hằng ngày. Video bài học dưới đây sẽ cung cấp từ vựn...
GS Hoàng Chí Bảo: Giảng viên đại học phải giảng dạy với tư cách nhà khoa học

GS Hoàng Chí Bảo: Giảng viên đại học phải giảng dạy với tư cách nhà khoa học

16:32:05 23/09/2018

Giảng viên đại học phải giảng dạy với tư cách nhà khoa học, không chỉ biểu hiện ở bằng cấp, học vị, học hàm mà phải là người thực sự nghiên cứu, có công trình nghiên cứu ở lĩnh vực chuyên sâu mà mình g...
Quảng Nam: Khi thầy cô vùng cao kiêm thợ cắt tóc, gội đầu cho học sinh

Quảng Nam: Khi thầy cô vùng cao kiêm thợ cắt tóc, gội đầu cho học sinh

14:11:22 23/09/2018

Bước vào khai giảng năm học mới, thầy cô vùng cao huyện Phước Sơn (Quảng Nam) tổ chức cắt tóc, gội đầu, tắm giặt, kêu gọi đóng góp sách vở, quần áo, chăm lo bữa ăn cho học sinh… Đó là những công việc không tên, thầm lặng của những thầy ...
Đắk Nông: Nhiều trường công chủ trương xã hội hóa hợp đồng giáo viên

Đắk Nông: Nhiều trường công chủ trương xã hội hóa hợp đồng giáo viên

14:07:55 23/09/2018

Nhiều năm liền lâm vào cảnh thiếu giáo viên các bậc học từ mầm non đến THCS, nhiều trường mầm non tại TX.Gia Nghĩa - Đắk Nông đã chủ trương hợp đồng với các giáo viên bằng nguồn xã hội hóa. Chủ trương này nhận được sự đồng thuận của đa ...
Khánh Hòa: Nghị lực đến trường của nam sinh "tí hon" 18 tuổi, nặng 20kg

Khánh Hòa: Nghị lực đến trường của nam sinh "tí hon" 18 tuổi, nặng 20kg

14:04:26 23/09/2018

Nhiều người không khỏi xúc động trước nghị lực trong 9 năm qua của em Trương Hoàng Thiện, học sinh lớp 9/2 trường THCS Bùi Thị Xuân (TP Nha Trang, Khánh Hòa) dù em bị khuyết tật, bệnh xương thủy tinh bẩm sinh.
Hàng trăm sinh viên Sài Gòn mang trung thu ấm áp đến trẻ em vùng xa

Hàng trăm sinh viên Sài Gòn mang trung thu ấm áp đến trẻ em vùng xa

13:57:18 23/09/2018

Hàng loạt sinh viên của nhiều trường ĐH tại TPHCM đã chuẩn bị các kế hoạch tổ chức làm lồng đèn và bánh trung thu cũng như nhiều hoạt động thiện nguyện nhằm giúp trẻ em vùng sâu, vùng xa có Tết Trung thu ấm áp...
Trung thu ấm áp với học sinh vùng lũ Mường Lát

Trung thu ấm áp với học sinh vùng lũ Mường Lát

13:53:01 23/09/2018

Nhiều ngày sau cơn lũ lịch sử quét qua, trường lớp bị tàn phá vẫn chưa kịp khắc phục, điều kiện học tập còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng các thầy cô giáo vẫn dành hết tình cảm để chuẩn bị cho các em học sinh một mùa trung thu ấm áp...
Học toán và giỏi toán

Học toán và giỏi toán

10:29:43 23/09/2018

Có nên học toán không là câu hỏi chắc chắn khiến nhiều người tròn mắt. Mà không tin cũng phải tin khi một số trường tài chính, ngân hàng đang toan tính bỏ hẳn toán cao cấp?!
GS Hồ Ngọc Đại: Tôi từng kiến nghị cần tặng sách giáo khoa, phát miễn phí cho học sinh lớp 1

GS Hồ Ngọc Đại: Tôi từng kiến nghị cần tặng sách giáo khoa, phát miễn phí cho học sinh lớp 1

10:25:25 23/09/2018

GS Hồ Ngọc Đại quan niệm, lớp 1 là lớp rất quan trọng. Nhà nước, nhân dân cần có quà cho trẻ lớp 1 để các em có sách mới, quần áo mới. Ông từng kiến nghị cần tặng sách giáo khoa , phát miễn phí cho trẻ lớp 1, coi đó là món quà đầu tiên ...
Nữ thủ khoa ngành Luật Trường đại học An Giang với những nỗ lực bứt phá

Nữ thủ khoa ngành Luật Trường đại học An Giang với những nỗ lực bứt phá

08:49:22 23/09/2018

Thủ khoa đầu vào của Trường đại học An Giang là một trong “những trái ngọt” mà Ngọc Minh gặt hái được sau khoảng thời gian “nỗ lực bứt phá”.
Thông tư 16 đã tác động mạnh đến lạm thu, từ nay muốn "ăn" cũng khó

Thông tư 16 đã tác động mạnh đến lạm thu, từ nay muốn "ăn" cũng khó

08:40:47 23/09/2018

Việc ra đời Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT nhằm tránh cho các cơ sở giáo dục lợi dụng hoạt động tài trợ để thu tiền phụ huynh học sinh dưới dạng ép buộc, cào bằng.
Lớp học miễn phí giữa lòng hồ thủy điện của sư thầy

Lớp học miễn phí giữa lòng hồ thủy điện của sư thầy

06:44:20 23/09/2018

Mùa mưa, nước lòng hồ thủy điện Trị An dâng cao, cỏ cây bên bờ chết úng nên dân gọi mùa nước "thúi". Đường ngập, bè nổi trên hồ nên việc học hành cũng chòng chành theo con sóng.
Đào tạo nguồn nhân lực gắn với các chương trình đột phá của TPHCM

Đào tạo nguồn nhân lực gắn với các chương trình đột phá của TPHCM

06:35:46 23/09/2018

Sáng 22-9, Học viện Cán bộ TPHCM đã khai giảng năm học mới 2018 - 2019 và trao học bổng tặng các sinh viên vượt khó, có thành tích xuất sắc trong học tập.
Bài 1: Xóa độc quyền sách giáo khoa

Bài 1: Xóa độc quyền sách giáo khoa

06:29:05 23/09/2018

LTS: Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) phổ thông ra đời với mục tiêu khắc phục những bất cập của giáo dục phổ thông hiện tại.
Bộ bí kíp giúp bạn học nhanh và nhớ sâu bất cứ thứ gì mà ai cũng nên biết

Bộ bí kíp giúp bạn học nhanh và nhớ sâu bất cứ thứ gì mà ai cũng nên biết

20:46:20 22/09/2018

Mỗi kì thi đến, bạn phải thức xuyên đêm học bài với một chồng sách vở và chi chít giấy nhớ. Đã đến lúc tạm biệt những mệt mỏi đó với các bí kíp ghi nhớ siêu hiệu quả sau đây.
NXB Giáo dục trả lời về nghi vấn lợi ích nhóm khi làm sách giáo khoa

NXB Giáo dục trả lời về nghi vấn lợi ích nhóm khi làm sách giáo khoa

18:54:51 22/09/2018

Tổng giám đốc Hoàng Lê Bách khẳng định làm sách giáo khoa là nhiệm vụ chính trị, không mang lại lợi nhuận mà còn "bị lỗ 40 tỷ mỗi năm".
Nữ hiệu trưởng đại học Mỹ gây ấn tượng khi nói sáu thứ tiếng

Nữ hiệu trưởng đại học Mỹ gây ấn tượng khi nói sáu thứ tiếng

18:47:10 22/09/2018

Khả năng ngôn ngữ và vốn hiểu biết phong phú của tiến sĩ Astrid Tuminez được thể hiện trong video chào đón sinh viên.
Một phần năm giáo viên Mỹ phải làm nghề tay trái để kiếm sống

Một phần năm giáo viên Mỹ phải làm nghề tay trái để kiếm sống

18:35:32 22/09/2018

Mức lương nghề giáo thấp buộc nhiều người xin làm thêm ở cửa hàng quần áo, đồ ăn nhanh ngoài giờ giảng.
Học tiếng Nhật: Tự tin giới thiệu bản thân chỉ sau hai phút

Học tiếng Nhật: Tự tin giới thiệu bản thân chỉ sau hai phút

18:15:13 22/09/2018

Khi giao tiếp với một người Nhật Bản, làm sao để họ quan tâm và đồng ý kết bạn lâu dài? Hãy bắt đầu từ những bước đơn giản đầu tiên - học cách giới thiệu bản thân thật thông minh nhé!
Tiếng Anh trẻ em: Cách diễn đạt cảm xúc cực dễ hiểu

Tiếng Anh trẻ em: Cách diễn đạt cảm xúc cực dễ hiểu

18:04:49 22/09/2018

Video bài học dưới đây cung cấp 5 từ vựng chủ đề cảm xúc kèm cấu trúc đơn giản giúp bố mẹ dạy con học tiếng Anh, đồng thời hiểu hơn về thiên hướng cảm xúc của con để từng bước giúp con phát triển.
Sách giáo khoa không thiết kế để học sinh viết vào sách?

Sách giáo khoa không thiết kế để học sinh viết vào sách?

17:56:52 22/09/2018

Giải thích về việc “SGK chỉ sử dụng được một lần”, ông Hoàng Lê Bách, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khẳng định: “SGK không thiết kế để học sinh viết vào sách".

Related Posts: