Chưa bao giờ dạy thêm, học thêm lại được dư luận quan tâm đặc biệt như hiện nay. Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đã dành một mục quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về dạy thêm. Thông tư 17 của Bộ GD&ĐT không cấm dạy thêm, chỉ cấm dạy thêm sai quy định.
Ảnh minh họa
Học thêm là nhu cầu của học sinh. Dạy thêm đúng quy định là việc làm thêm tạo nguồn thu nhập chính đáng cho giáo viên. Không ai có thể phủ nhận mặt tích cực của dạy thêm, học thêm. Dạy thêm, học thêm tích cực nên nó có lý do để tồn tại. Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực, dạy thêm học thêm có những mặt trái thật tai hại khôn lường.
Trước hết xin bàn về tác hại của học thêm.
Học thêm lấy đi quỹ thời gian của học sinh
Chỉ cần học thêm 2-3 môn, mỗi môn 2-3 buổi/ tuần thì thời gian học của học sinh phủ kín cả tuần. Lẽ ra ra thời gian học thêm là thời gian để đầu óc, cơ thể người học nghỉ ngơi, thư giãn để bổ sung, tái tạo năng lượng, cân bằng về thể chất và tinh thần. Nhiều em đến lớp ngồi học trong trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ, dễ cáu gắt, dễ bị kích động bởi vì các em đang bị stress vì học hành quá căng thẳng.
Học thêm làm thui chột khả năng tự học
Tai hại rất đáng ngại của học thêm là nó làm thui chột khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Học là tư duy, rèn luyện kỹ năng tư duy, tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo, chứ không phải nhồi nhét kiến thức. Muốn có kỹ năng tư duy, sáng tạo không gì tốt hơn tự học, tự nghiên cứu. Học thêm làm cho học sinh không có thời gian tự học ở nhà, khả năng tự học giảm sút, thậm chí mất khả năng tự học. Các em chỉ quen đi theo “lối mòn” mà giáo viên hướng dẫn, “lập trình” sẵn. Chính điều này làm các em thiếu tự tin, thụ động trong tư duy và ảnh hưởng đến khả năng tự lập sau này. Trong những thủ khoa xuất sắc đỗ đại học, nhiều em hoàn toàn không học thêm mà các em tự học, tự nghiên cứu với niềm đam mê kiến thức, sự hiếu học, vượt khó.
Học sinh ảo tưởng về sức học của mình
Nhờ học thêm, học sinh được điểm cao, cuối năm đạt loại khá, giỏi, xuất sắc. Các em vui vẻ phấn khởi, phụ huynh rất tự hào về con em mình. Điều đó tuy chính đáng, nhưng chính thành tích nhờ học thêm đã làm cho không ít em ảo tưởng về sức học của mình. Phụ huynh cũng vậy, họ đôi khi ảo tưởng về khả năng của con mình. Hãy so sánh một em đạt loại khá nhờ tự học và một em đạt loại giỏi nhờ học thêm, em nào có năng lực học tốt hơn?
Giảm phát triển kỹ năng mềm
Ngày nay, nhiều học sinh học rất giỏi nhưng kỹ năng mềm thì kém. Nhiều em chỉ học như một cái máy và ngơ ngác trong cuộc sống đời thường. Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử và nhiều kỹ năng mềm khác bị khiếm khuyết. Thanh niên tuổi vừa trưởng thành của nước ta không có khả năng tự lập như thanh niên nước ngoài. Chúng chỉ biết học và dựa vào bố mẹ cho đến khi lập gia đình. Học thêm quá nhiều là một trong nhiều nguyên nhân làm các em không có thời gian rèn luyện kỹ năng, trải nghiệm cuộc sống.
Bệnh thành tích
Nhờ học thêm học sinh đạt điểm cao, số lượng học sinh khá, giỏi rất cao. Trong số đó, ai dám chắc không có những em được thầy cô dạy thêm thiên vị, nâng đỡ để đạt danh hiệu thành tích? Từ thành tích cá nhân học sinh dẫn đến thành tích chung của lớp, của trường, số lượng học sinh giỏi nhiều nhưng cái giỏi của học sinh ngày nay không thực chất, “đáng nể” như cái giỏi của học sinh trước đây. Ai là người trong ngành hẳn không khó nhận ra điều này.
Nếu như mặt trái của học thêm tai hại như vậy thì mặt trái của dạy thêm như thế nào? Dưới đây phải chăng là tác hại của dạy thêm?
Hình ảnh người thầy bớt “thiêng”
Giáo viên dạy thêm phải thu tiền học sinh, quan hệ “tiền tệ” dù muốn hay không nó phải xảy ra. Học sinh đi học đã nộp học phí, đi học thêm nộp thêm một khoản tiền lớn nữa, chẳng khác gì đóng “học phí” 2 lần.
Giáo viên dạy thêm để có thu nhập cao thì cần nhiều học sinh theo học. Vì thế không ít giáo viên ép học sinh học thêm bằng nhiều hình thức và nhiều “chiêu trò″ được đưa ra để “chiêu dụ” học sinh học thêm. Chuyện ưu ái, thiên vị đối với học sinh đi học thêm lớp mình dạy, phân biệt đối xử đối với học sinh không đi học thêm (hoặc không học thêm lớp mình dạy) là điều không thể tránh khỏi. Chính điều này làm cho hình ảnh người thầy bớt “thiêng” trong ánh mắt học sinh, phụ huynh.
Lại có chuyện giáo viên ngấm ngầm tranh giành học sinh học thêm, điều này đôi khi dẫn đến chuyện giáo viên nói xấu, bôi nhọ nhau, gây mất đoàn kết.
Làm công ăn lương nhà nước nhưng có giáo viên chuyển dạy chính (trong giờ chính khóa) thành dạy phụ, còn dạy thêm (dạy phụ) trở thành dạy chính. Đây là điều mâu thuẫn, phi lý nhưng có thực trong dạy thêm.
Làm sao xóa bỏ dạy thêm, học thêm?
Thiết nghĩ, để phát triển giáo dục, không chỉ dừng lại ở việc “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục” đối với dạy thêm, mà phải tiến đến xóa bỏ dạy thêm, học thêm. Một đồng nghiệp của tôi bảo, hãy tăng lương gấp đôi cho nhà giáo, xong nếu ai còn dạy thêm thì đuổi ra khỏi ngành, chẳng ai dám kêu ca gì nữa cả. Tôi thì không chắc tăng lương gấp đôi cho nhà giáo thì dạy thêm còn xảy ra hay không. Khi nào còn có cầu thì còn có cung. Học sinh còn nhu cầu học thêm thì giáo viên còn dạy thêm. Vậy phải chăng Bộ GD&ĐT cần phải giảm tải chương trình, cắt giảm số môn học. Bên cạnh đó cần tăng lương thích đáng đối với nhà giáo. Các vị phụ huynh nên khuyến khích và định hướng con em mình tự học, tự tìm tòi nghiên cứu qua sách báo, đặc biệt qua mạng Internet. Trên Youtube, trang Violet… hiện nay có rất nhiều tư liệu bài giảng điện tử, thư viện bài học e-Learning. Những giáo viên có tâm với nghề, chỉ cần mỗi người quay một vài video clip bài giảng hoặc bài dạy e-Learning có chất lượng đưa lên mạng Internet để làm nguồn tư liệu tự học qua mạng cho học sinh. Với kho tri thức khổng lồ đó, nếu các em biết khai thác thì cần gì bôn ba đến các lớp học thêm với những mặt trái tai hại không thể tránh khỏi của nó.
Lê Xuân Chiến
(Quảng Nam)
Theo Dân trí
Tin mới nhất

Thạc sĩ báo chí 9X tại Anh nói về sốc văn hóa
09:57:41 03/10/2018
Tốt nghiệp cử nhân, Phan Thanh Tùng (sinh năm 1992) xuất sắc giành học bổng thạc sĩ toàn phần Chevening danh giá của Bộ Ngoại giao Anh niên khóa 2017-2018. Theo Tùng, du học một năm không hẳn sẽ “dễ thở” hơn du học nhiều năm và sốc văn ...
Góc khuất của Đề án học tiếng Anh với người bản xứ
08:31:36 03/10/2018
Vì sự bất minh trong tỉ lệ ăn chia giữa những người có trách nhiệm liên quan và sĩ số lớp học quá đông dẫn đến việc học của học sinh kém hiệu quả...
Học trò không được lưu ban, giáo viên cũng khổ
08:28:04 03/10/2018
Chưa bao giờ, chuyện ở lại lớp với những học sinh chưa đạt yêu cầu về kiến thức, kĩ năng lại khó khăn đến như vậy.
Phụ huynh trường Lâm Văn Bền bức xúc trước những khoản thu vô lý
08:24:18 03/10/2018
Đại diện cha mẹ học sinh đã lên tiếng trước những khoản thu bất hợp lý nhưng nhà trường nói chỉ dự trù thu.
Giáo sư, Tiến sỹ đi đâu?
08:18:00 03/10/2018
Nhiều Tiến sỹ, Giáo sư, phó giáo sư, nhưng việc sử dụng họ thế nào, là một vấn đề hết sức quan trọng. Và đã dùng, thì đối xử với họ như thế nào, lại còn quan trọng hơn.
Đánh học sinh, phạt tiền: “Giáo viên không phải đi buôn trốn thuế”
08:13:52 03/10/2018
Một số vi phạm liên quan đến chuẩn mực, đạo đức nhà giáo đều bị quy thành tiền phạt là việc không nên, có thể tạo ra những áp lực cho giáo viên.
Kiến nghị miễn học phí học tập môn học giáo dục quốc phòng-an ninh
21:28:41 02/10/2018
Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương phối hợp chặt chẽ với Bộ GD&ĐT, các bộ ngành có liên quan xây dựng phương án miễn học phí học tập môn học Giáo dục quốc phòng - An ninh cho HSSV trình Thủ tướng Chính phủ.
Cần khéo léo trong thực hiện xã hội hóa giáo dục
21:22:26 02/10/2018
Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh cho rằng, việc thực hiện huy động xã hội hóa để đóng góp cho nhà trường là việc làm tốt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhưng phải khéo léo bởi không phải gia đình nào cũng có thể đóng góp như nhau, làm sao ...
Bị trường Sỹ quan Thông tin trả về địa phương với nhiều uẩn khúc, nam sinh viên kêu cứu
21:18:14 02/10/2018
Nam sinh viên Quang Quốc Việt bị trường Sỹ quan Thông tin (đóng tại TP Nha Trang, Khánh Hòa) trả về vì mắc bệnh lao phổi, tuy nhiên kết quả kiểm tra sức khỏe của Việt tại Bệnh viện Lao - Phổi Nghệ An cho thấy em không hề bị bệnh này.
GS Nguyễn Minh Thuyết: Chương trình mới không hướng tới thực hiện nền giáo dục đồng phục
21:13:34 02/10/2018
Dự kiến trong tháng 10, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được ban hành. GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình có những chia sẻ về triết lý giáo dục của chương trình này.
'Sốc': học sinh Tiểu học bị 'tra tấn thị giác' khi trang web thi Violympic xuất hiện tràn lan ảnh nội y và quảng cáo nóng mắt
20:18:20 02/10/2018
Là một cuộc thi mang tính chất giáo dục và cạnh tranh gay gắt, ấy vậy mà, khi click vào trang web chính tổ chức cuộc thi, rất nhiều những hình ảnh nội y và quảng cáo phản cảm không phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, trung học xuất ...
Buồn vui nghề dạy trẻ
20:14:33 02/10/2018
Có nhiều người nghĩ rằng, đi dạy mầm non chủ yếu là dạy trẻ múa hát. Thực ra không phải vậy. Có rất nhiều kỹ năng giáo viên mầm non phải có. Có rất nhiều kiên nhẫn, hy sinh. Vậy nên, không yêu nghề, mến trẻ thì không thể làm được nghề n...
Miễn học phí cho học sinh THCS: Xử lý nghiêm nếu thu trái quy định
20:09:09 02/10/2018
Mới đây, Chính phủ đã thống nhất chủ trương thực hiện chính sách miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở (THCS) trường công lập và hỗ trợ đóng học phí ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập, đặc b...
Ngày hội giáo dục đại học Pháp
20:05:24 02/10/2018
Ngày hội giáo dục đại học Pháp lần thứ 5 do Campus France Vietnam – Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức nhằm giúp sinh viên tìm hiểu thông tin về du học Pháp, sẽ diễn ra tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Bác sĩ 9X giành học bổng danh giá của chính phủ Anh
18:22:21 02/10/2018
Hồ Quang Chánh đã vượt qua hàng nghìn ứng viên Việt Nam để nhận học bổng Chevening 2018 - chương trình học bổng quốc tế danh giá của chính phủ Anh dành cho bậc giáo dục thạc sĩ.
Nữ sinh Malaysia tự tử vì áp lực thi cử, để lại 4 lá thư tuyệt mệnh
18:19:20 02/10/2018
Ngay trước kỳ thi tốt nghiệp THCS, nữ sinh 15 tuổi người Malaysia nhảy xuống từ cửa sổ phòng riêng. Em để lại 4 lá thư tuyệt mệnh cho bố mẹ, bạn bè, giáo viên.
Không phục vụ hai mục đích, đề thi THPT quốc gia 2019 sẽ thế nào?
18:14:49 02/10/2018
Đề thi THPT quốc gia 2019 sẽ có nội dung như thế nào khi kỳ thi không còn phục vụ hai mục đích như những năm trước. Đây là mối quan tâm, băn khoăn của nhiều học sinh, giáo viên.
Ấm áp ngôi nhà chung của học sinh dân tộc thiểu số Hà Tĩnh
18:11:20 02/10/2018
Trường THCS và THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh từ lâu đã là ngôi nhà đặc biệt của học sinh người dân tộc thiểu số Hà Tĩnh. Nơi đây quy tụ hàng trăm em học sinh đến từ hơn 10 dân tộc với nhiều hoàn cảnh khác nhau cùng học tập và lớn lên.
Hôm nay, chính thức mở vòng 2 thi giải Toán tiếng Việt qua mạng Internet năm học 2018-2019
18:05:16 02/10/2018
Ban tổ chức cuộc thi giải Toán, Vật lí qua mạng Internet - ViOlympic năm học 2018-2019 vừa chính thức thông báo, vòng thi thứ 2 các môn ViOlympic Toán tiếng Việt, Toán tiếng Anh và Vật lí lần lượt được mở vào 8h00 các ngày 2/10, 3/10 và...
“Lớp học xanh - Lớp học mở” của cô hiệu trưởng
18:02:04 02/10/2018
Mô hình “Lớp học xanh - Lớp học mở” được cô Lâm Hồng Lãm Thúy ấp ủ khi còn là hiệu phó Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng. Năm 2015, khi cô Thúy về nhận công tác tại Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TPHCM thì mô hình này được triển ...
Sẽ xoá độc quyền trong xuất bản sách giáo khoa
17:55:46 02/10/2018
“Sắp tới việc xoá độc quyền sẽ được thực hiện khi đã có 5 NXB in ấn SGK. Theo đó, cũng huy động nhiều nguồn lực xã hội hoá để tổ chức biên soạn SGK” - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Hữu Độ cho biết.
Phản đối Chương trình “Sữa học đường” là thiếu thiện chí
17:51:15 02/10/2018
Những ngày vừa qua, dư luận xôn xao và có nhiều ý kiến trái chiều về Chương trình “Sữa học đường” sẽ được áp dụng vào năm học 2018 - 2019 trên địa bàn Hà Nội.
Vì sao chỉ 0,1% thủ khoa được tuyển dụng vào làm việc tại Hà Nội?
17:42:39 02/10/2018
Qua 16 năm tuyên dương 1705 thủ khoa thông qua con đường xét tuyển đạc cách, năm ngoái vào dịp này, Sở Nội vụ cũng đã có báo cáo có 186 thủ khoa xuất sắc đã được tuyển dụng về làm việc tại các cơ quan của Thành phố Hà Nội.
Những bức ảnh kể chuyện kỹ năng thanh niên thế giới của UNESCO
16:17:56 02/10/2018
Bức ảnh chụp cô gái trẻ 23 tuổi người Việt Nam nhiễm chất độc da cam đã đoạt giải Nhì trong cuộc thi ảnh nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Kỹ năng thanh niên thế giới năm 2018 của UNESCO-UNEVOC.
Thanh Hóa: Tiền trường lên tới 1.5 triệu, phụ huynh và nhà trường bất đồng "tự nguyện"
16:11:53 02/10/2018
Phụ huynhTrường Mầm non Hoa Mai, phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa được đề nghị đóng tiền xã hội hóa (XHH) theo hình thức cào bằng với mức từ 600 nghìn đến 1,5 triệu đồng.
Có người Việt nào không muốn tăng chiều cao?
16:04:51 02/10/2018
Chương trình sữa học đường với mục đích giảm tối đa trình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ em đã được Chính phủ quyết từ cách đây 2 năm, nay lại được “bàn ra tán vào” trên nhiều kênh truyền thông mạng.
Cô giáo cho học sinh ngậm bút chì: Cảm thông hay lên án?
16:01:01 02/10/2018
Để giữ trật tự trong lớp, một cô giáo ở Huế đã cho học sinh lớp 1 ngậm ngang cây bút chì trong vài phút. Cách xử lý này sau đó dẫn đến nhiều ý kiến tranh luận trái chiều trong cả giáo viên lẫn phụ huynh.
Quảng Ngãi: Nhiều HS tử vong do đuối nước, toàn tỉnh chỉ có 6 điểm trường có bể bơi
15:45:01 02/10/2018
Chỉ trong 8 tháng năm 2018, tại tỉnh Quảng Ngãi xảy ra 18 vụ đuối nước khiến 24 người tử vong, trong đó phần lớn nạn nhân là học sinh bậc Tiểu học, THCS. Nhiều năm liền số học sinh đuối nước ở Quảng Ngãi đều ở mức cao, tuy nhiên đề án đ...
Bộ GD&ĐT: Để học sinh viết vào SGK, hiệu quả dạy học sẽ không cao
15:41:45 02/10/2018
Trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về việc xuất bản, phát hành sách giáo khoa (SGK) ngày 1/10, Bộ GD&ĐT cho biết, nếu trong dạy học giáo viên cho học sinh trả lời bằng cách viết, vẽ trực tiếp vào SGK rồi đánh giá kết quả là "đúng hay...
Kỷ niệm 22 năm ngày thành lập Hội Khuyến học Việt Nam: Khuyến học, khuyến tài đưa đất nước đi lên
15:38:07 02/10/2018
Nhằm tri ân các cá nhân, tổ chức làm công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập cả nước, sáng nay 2/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức buổi lễ kỷ niệm 22 năm ngày thành lập Hội Khuyến học Việt Nam t...
Nhà trường không được ép học sinh mua sách tham khảo
14:52:23 02/10/2018
Giáo viên không được sử dụng nội dung vượt quá chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình trong sách tham khảo để kiểm tra học sinh.
Thầy giáo ở Sài Gòn tát, đá học sinh
14:48:11 02/10/2018
Nhóm học trò lớp 5 trường Tiểu học Lương Thế Vinh bị thầy giáo 49 tuổi "đụng tay đụng chân" vì không tập trung học, nói leo.
Chọn phương pháp tiếp cận tiếng Anh cho trẻ theo độ tuổi
14:43:36 02/10/2018
Trẻ 0-3 tuổi chưa có khả năng suy luận khái niệm trừu tượng nên cần học thông qua những thứ có thể nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm.
Học tiếng Nhật: 10 chữ Kanji cơ bản "bắt buộc phải nhớ"
12:45:23 02/10/2018
Kanji là nỗi sợ hãi đối với hầu hết những người học tiếng Nhật và đã có không ít người phải từ bỏ con đường chinh phục tiếng Nhật giữa chừng. Nhưng sự thật, Kanji có đáng sợ như vậy không ? Hay bạn chưa có phương pháp học đúng đắn? Học ...
Thi THPT quốc gia chủ yếu nhằm mục đích thi tốt nghiệp: Học sinh lớp 12 học như thế nào?
12:40:41 02/10/2018
Chỉ mới tiếp cận những thông tin mới nhất về mục tiêu kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 qua truyền thông nên lãnh đạo các trường THPT vẫn khẳng định dạy và học như lộ trình đã công bố trước đây.
Số người thất nghiệp có trình độ ĐH và sau ĐH giảm
12:36:46 02/10/2018
Tổng cục Thống kê phối hợp Bộ LĐ-TB-XH công bố bản tin cập nhật thị trường lao động VN quý 2 năm nay. Điểm chung đáng lưu ý là so với quý 1 và cùng kỳ năm ngoái, số lượng và tỷ lệ thất nghiệp nói chung giảm nhẹ.
Chẳng cần đòn roi, bố mẹ hãy áp dụng ngay 4 cách phạt con dưới đây để khiến trẻ răm rắp nghe lời
10:32:59 02/10/2018
Cách dạy con bằng đòn roi chưa bao giờ là tốt cho tâm lý và sự phát triển của trẻ. Thay vào đó, hãy học ngay 4 cách phạt đầy khoa học được những ông bố bà mẹ thông thái áp dụng và hiệu quả tuyệt vời, các bé sẽ răm rắp nghe lời.
Lợi thế khi học chương trình IB và AP ở trung học Mỹ
10:15:34 02/10/2018
Với bề dày đào tạo IB, AP, hàng năm trường Windermere và North Broward, Mỹ có nhiều học sinh trúng tuyển đại học danh tiếng như Harvard, Yale, Pennsylvania...
Bộ Giáo dục: 'Chiết khấu phát hành sách giáo khoa ở mức rất thấp'
10:07:22 02/10/2018
Chi phí phát hành sách giáo khoa hiện là 18-20%, dùng chiết khấu cho đại lý cấp dưới, tiếp thị, vận chuyển, kho bãi...
Xử phạt bằng tiền vi phạm trong giáo dục: Lo ngại tính khả thi
08:32:23 02/10/2018
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục chạm tới nhiều vấn đề đang gây bức xúc trong xã hội thời gian qua. Tuy nhiên, nhiều ý kiến nghi ngại về tính khả thi của những quy định này.
Chàng trai Việt "chinh phục" Microsoft, Google và nhiều "ông lớn" công nghệ thế giới
08:08:41 02/10/2018
Mới đây, Phạm Quang Vũ – chàng kỹ sư trẻ người Việt tại Microsoft đã vượt qua vòng phỏng vấn của hàng loạt “gã khổng lồ công nghệ” thế giới. Google và Oracle đã đưa ra cho Vũ mức lương hấp dẫn - gấp rưỡi con số tối đa mà Facebook hay Am...
Người Việt đầu tiên nhận giải thưởng quốc tế danh giá về “Quốc gia thông minh”
08:03:29 02/10/2018
Hôm qua, ngày 1/10 (theo giờ địa phương) tại Thủ đô London - Vương quốc Anh, lần đầu tiên một nữ Viện sĩ, tiến sĩ – doanh nhân Việt Nam đã được nhận giải thưởng xuất sắc nhất “Ý tưởng, mô hình và hệ thống tích hợp về quốc gia thông minh...
Minh bạch chất lượng giáo dục đại học
06:20:34 02/10/2018
Sau mỗi kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, cùng với công tác tuyển sinh, chất lượng của giáo dục đại học luôn là mối quan tâm đặc biệt của các phụ huynh. Không ít người băn khoăn, lo ngại về vấn đề minh bạch trong xếp hạng chất lượng ...
Đừng cứng nhắc
06:15:41 02/10/2018
Cuối tuần, có dịp về quê, gặp bạn làm hiệu trưởng một trường tiểu học nhưng khi nói về việc dạy học lại khá lo lắng trong bảo đảm chất lượng, tôi hỏi: Các điều kiện dạy học hiện nay tốt hơn trước đây rất nhiều sẽ thuận lợi để nâng cao c...