Theo những cán bộ quản lý và chuyên gia, mô hình ĐH vùng, ĐH quốc gia cần được đánh giá thỏa đáng, cần suy xét nguyên nhân vì sao nó không như kỳ vọng.
Giờ thực hành của sinh viên Trường ĐH Bách khoa (TP.HCM) – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Nên học tập mô hình của Mỹ
Theo tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục ĐH, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN, khi thành lập các ĐH đa lĩnh vực, xã hội mong chờ những ưu việt mà kiểu trường này sẽ bộc lộ, như: bộ máy tổ chức gọn nhẹ (không có sự trùng lặp các khoa, bộ môn ở những trường thành viên khác nhau), ngân sách được đầu tư tập trung, sinh viên được tự do lựa chọn học các môn học hoặc các chương trình liên ngành ở các trường khác nhau trong một ĐH, sinh viên được học với những giảng viên giỏi nhất ở tất cả các môn học, dễ dàng mở ra các chương trình liên ngành…
Tuy nhiên cho tới nay kết quả có được lại không phải như vậy, do các trường thành viên vẫn hoạt động gần như độc lập, không phối hợp với nhau, trước hết là về mặt đào tạo, nên ĐH không có được sức mạnh tổng hợp.
Theo ông Khuyến, Bộ GD-ĐT lại tạo điều kiện để các trường ĐH thành viên khẳng định tư cách hoạt động độc lập của mình, cấp “đại học” trong các ĐH đa lĩnh vực giống như cấp “bộ chủ quản” trong thể chế hiện nay. Vì tồn tại đồng thời 2 “bộ chủ quản” nên dĩ nhiên xuất hiện nhiều ý kiến đề xuất bỏ bớt đi 1 “cấp bộ chủ quản”, tức là giải thể các ĐH đa lĩnh vực.
Ông Lê Viết Khuyến cũng cho rằng lẽ ra các ĐH đa lĩnh vực trên phải được tổ chức như một chỉnh thể thống nhất, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo, với một hệ thống quản trị 3 cấp là đại học (university), trường (college) và khoa (department), tức là theo mô hình các university của Mỹ. Để làm được việc đó, cần phải tổ chức lại các trường ĐH chuyên ngành (vốn có cấu trúc kiểu Liên Xô cũ) tham gia vào sự hình thành của ĐH đa lĩnh vực. Tuy nhiên, quá trình triển khai lại không phải như vậy.
“Vì nhiều lý do khác nhau, cấu trúc 3 cấp là trường – khoa – bộ môn về căn bản vẫn được giữ nguyên ở các trường thành viên. Kết quả là các ĐH đa lĩnh vực đều có cấu trúc 4 cấp: đại học – trường – khoa – bộ môn. Để giữ được vị thế của mình vốn đã từng là một trường ĐH độc lập, các trường thành viên khi chuyển ngữ cấu trúc 4 cấp trên qua tiếng Anh thường sử dụng mô hình: university – university – faculty – department, gây ra sự hiểu lầm trong các đồng nghiệp nước ngoài cho rằng các ĐH đa lĩnh vực ở VN là các tập đoàn ĐH. Thực ra các ĐH đa lĩnh vực này ngay từ lúc thành lập đã có xu hướng tồn tại dưới dạng một liên hiệp các trường ĐH chuyên ngành”, tiến sĩ Khuyến phân tích.
Xây dựng một “quần thể đại học”
Còn theo PGS Phan Quang Thế, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thái Nguyên, nếu giải tán ĐH vùng thì phải sáp nhập các cơ sở giáo dục ĐH thành viên và các khoa trực thuộc, như ở Thái Nguyên có lẽ không nên có quá 3 trường ĐH. Phương án này sẽ giải quyết được vấn đề về cơ quan ĐH cồng kềnh, kém hiệu quả và nhiều trường trực thuộc Bộ nhưng phương án này sẽ khó sắp xếp giảm biên chế vì lợi ích của cán bộ lãnh đạo và chủ chốt sẽ bị động chạm.
Giải pháp thứ hai, theo PGS Thế, là giữ nguyên ĐH vùng, nhưng không thể để tồn tại quá nhiều cơ sở giáo dục ĐH thành viên ít người học hoặc người học có đầu vào quá thấp hơn. Vì vậy, vẫn phải sáp nhập các cơ sở giáo dục ĐH thành viên hoặc đưa xuống cấp khoa trực thuộc để giảm bớt số đầu mối 2 cấp.
GS Từ Quang Hiển, nguyên Giám đốc ĐH Thái Nguyên, cho biết nếu duy trì mô hình ĐH vùng thì cần phải tạo một chỉnh thể ĐH thống nhất trước hết là về mặt cơ sở vật chất. Ý tưởng quy hoạch một địa điểm rộng hàng trăm héc ta với dự định xây dựng một quần thể ĐH thống nhất cho các ĐH vùng như trước đây là đúng đắn. Vấn đề là thực tế nhà nước lại không có kinh phí để thực hiện.
Xem lại cơ chế hoạt động của các trường thành viên
Theo PGS Phan Quang Thế, ĐH Thái Nguyên lúc thành lập chỉ có 4 trường ĐH truyền thống, đến nay đã mở thêm 3 cơ sở giáo dục ĐH thành viên và 2 khoa trực thuộc. Các cơ sở giáo dục ĐH thành viên của ĐH Thái Nguyên đều đã từng được tự chủ rất cao nhưng bản thân họ đều không vươn lên được và đang trở thành “cái nôi” chứa học sinh tốt nghiệp THPT kém nhất không thể có chỗ khác để đi.
“Đổ lỗi cho là cơ quan ĐH Thái Nguyên cồng kềnh và kém hiệu quả là không biện chứng bởi vì 5 cơ sở giáo dục ĐH mới kia và bản thân họ không đủ năng lực để vươn lên tiếp cận với thế giới hiện đại mới là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, năng lực lãnh đạo của cơ quan ĐH cũng có vấn đề”, ông Thế nhấn mạnh.
Cũng theo ông Thế, bộ máy quản lý của các trường ĐH thành viên hiện quá cồng kềnh, đông cán bộ quản lý nhưng không hiệu quả. Đời sống cán bộ viên chức, giảng viên quá thấp so với xã hội. Người đứng đầu các đơn vị chuyên môn và bộ môn cần có năng lực chuyên môn cao và khả năng đánh giá năng lực của giảng viên trong đơn vị chính xác gần như còn rất ít.
Theo thanhnien
Tin mới nhất

Đầu tư cho ĐH quốc gia chưa tương xứng ?
09:28:19 12/11/2018
Có ý kiến cho rằng các mô hình ĐH quốc gia và ĐH vùng chưa được như kỳ vọng, trước hết là do những vướng mắc về chính sách, quan điểm chỉ đạo không nhất quán.
Trung tâm học tập cộng đồng: Nhiều “nút thắt” cần được tháo gỡ.
09:07:24 12/11/2018
Nhờ các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) cắm sâu trên các địa phương cơ sở, người dân được trang bị kiến thức về mọi mặt, góp phần tăng năng suất lao động, giải quyết vấn đề việc làm. Tuy nhiên để TTHTCĐ phát huy được đúng bản chất ...
Nam sinh mắc chứng tự kỷ với bài phát biểu tốt nghiệp truyền cảm hứng mạnh mẽ
09:05:02 12/11/2018
Một học sinh trung học mắc chứng tự kỷ đã có bài phát biểu mạnh mẽ khiến cả trường xúc động tại buổi lễ tốt nghiệp của mình.
Đại học Mở TPHCM chiến thắng cuộc thi Sinh viên khởi nghiệp phía Nam 2018
06:54:25 12/11/2018
Với dự án Phát triển sản phẩm vi sinh vật có tác dụng làm giảm phát khí thải khí nhà kính - ứng dụng trong canh tác nông nghiệp và chăn nuôi, nhóm sinh viên Trường ĐH Mở TPHCM đã giành giải Nhất tại vòng chung kết cuộc thi Khởi nghiệp p...
“Học để thi, bắt học sinh phải giỏi toàn diện là những quan niệm giáo dục sai lầm”
06:52:13 12/11/2018
Có cơ hội sang làm nghiên cứu sinh tại Đại học Newcastle (Australia), chuyên gia giáo dục, Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền đã có những trải nghiệm và cảm nhận rõ sự khác biệt trong tư duy về giáo dục của Việt Nam và các nước.
Bạn đọc viết: Đề kiểm tra Văn: Chuyện dài để nói
06:44:25 12/11/2018
Nhân đọc bài “Đổi mới cách ra đề kiểm tra, đánh giá môn Văn: Vẫn “bình mới rượu cũ” của tác giả Thanh Thanh đăng trên báo Dân trí mà tôi thấy sao mà đúng với thực tế hiện nay vậy. Phần lớn giáo viên chúng tôi đều có chung suy nghĩ như t...
Trách phạt học sinh thế nào để không 'phản giáo dục'
06:34:57 12/11/2018
Mục tiêu quan trọng trong việc phạt học trò ở trường học là phải giúp chúng nhận ra lỗi của mình và ý thức việc sửa sai.
Mặt tối của nền giáo dục Hàn Quốc
06:33:13 12/11/2018
Thầy giáo hơn 20 năm kinh nghiệm cho biết chưa từng gặp ai ở nước mình hài lòng về chất lượng giáo dục như những gì thế giới ngợi ca.
Phụ huynh tố bếp của một trường học dùng dầu ‘bẩn’ nấu ăn cho học sinh
17:27:58 11/11/2018
Giới hữu trách tại TP. Uy Hải, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), vào cuộc điều tra sau khi các phụ huynh lên mạng xã hội tố cáo bếp của một trường học trong vùng dùng dầu “bẩn” nấu ăn, ảnh hưởng sức khỏe học sinh.
Tám cụm động từ tiếng Anh với 'break'
16:26:26 11/11/2018
'Break off' là kết thúc một mối quan hệ nào đó; 'break through' mang nghĩa vượt qua, đạt được thành công.
Quá trình vươn lên top đầu thế giới của nền giáo dục Hàn Quốc
16:22:03 11/11/2018
Thành công của giáo dục Hàn Quốc không đến dễ dàng và vẫn tồn tại nhiều thách thức cần giải quyết.
Những cách khiến trẻ tự tin từ khi mới chập chững biết đi
16:19:28 11/11/2018
Ngừng so sánh, chú ý lời nói của mình, không đẩy con đi quá xa và quá nhanh, bố mẹ sẽ giúp con thoải mái để tự tin hơn.
ĐH Quy Nhơn: “Thiết bị bật tắt thông minh” giành giải Nhất cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sinh viên”
16:03:17 11/11/2018
Vượt qua 10 ý tưởng xuất sắc, nhóm ý tưởng “Thiết bị bật tắt thông minh” đã đạt giải Nhất cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sinh viên” lần 2 năm 2018 do Trường ĐH Quy Nhơn tổ chức.
Nữ sinh Sóc Trăng đam mê môn Lịch sử
16:01:28 11/11/2018
Sinh ra trong một gia đình nông dân, cô học trò Lê Hồng Nhẫn (lớp 12, trường THPT Ngã Năm, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) lại có niềm đam mê môn Lịch sử và em đã gặt hái được “quả ngọt” ở bộ môn này.
CEO 8x và khát vọng 80% người Việt trẻ phát âm chuẩn tiếng Anh bằng ứng dụng ELSA Speak
10:53:43 11/11/2018
Thành công ở Mỹ với ứng dụng học phát âm tiếng Anh ELSA Speak, CEO Văn Đinh Hồng Vũ đã mang ứng dụng này về với quê hương Việt Nam với mong muốn sẽ cải thiện và nâng cao chỉ số thành thạo tiếng Anh của người Việt.
Kỷ luật và sự răn đe
10:50:12 11/11/2018
Trong mấy ngày qua, câu chuyện về hình thức kỷ luật đuổi học dành cho 7 học sinh ở Thanh Hóa khiến nhiều người quan tâm.
Phát triển năng lực học tập từ tư duy phê phán
10:38:08 11/11/2018
Tư duy phê phán không dừng lại ở việc giúp sinh viên xử lý những việc đơn giản thường ngày mà còn đem lại cho người học cách thu thập tài liệu phù hợp, sắp xếp một cách hiệu quả và sáng tạo thông tin, có lập luận logic và đưa ra kết luậ...
Học trò tặng cặp dê giống cho vợ con của thầy giáo cũ có hoàn cảnh khó khăn
10:35:52 11/11/2018
Mặc dù thầy giáo đã mất, nhưng biết tin con gái của thầy gặp hoàn cảnh khó khăn, nhóm học sinh cũ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã góp tiền mua cặp dê giống để tặng mẹ con chị Thắm, gầy dựng làm vốn.
Giáo viên nhiều địa phương chật vật sửa ngọng 'n, l'
07:28:48 11/11/2018
Nhiều lần bị học trò cười vì nói ngọng "n, l" lúc giảng bài, cô Vân ở Bắc Giang cố gắng tự sửa sai nhưng bất thành.
Giới hạn nào trong việc thầy cô phạt học trò?
07:23:07 11/11/2018
Giáo viên được khuyên khi phạt trẻ phải theo tinh thần kỷ luật tích cực, tránh việc phạt để hả cơn giận cá nhân và thiếu cái nhìn thấu đáo.
Giáo dục nếu có tâm, ở đâu cũng được đón nhận
22:19:34 10/11/2018
Lần đầu tiên tham gia chương trình 'Tri thức trẻ vì giáo dục' 2018, cô giáo Dương Thị Thu Hà xúc động chia sẻ với lãnh đạo Bộ GD-ĐT rằng cuộc thi giúp phát huy được sức mạnh, tâm huyết của người trẻ.
Nỗi khổ học nhiều, vận động ít của học sinh Việt
22:14:50 10/11/2018
Chương trình học thiết kế khô cứng và ít ỏi, phụ huynh, học sinh dồn sức cho các môn học chính... thể dục học đường ở Việt Nam đang bị 'bỏ rơi' trong khi thể lực học sinh có nhiều điều đáng bàn.
Học sinh nước ngoài học thể dục ra sao?
22:10:16 10/11/2018
Tại Nhật, các trường thường tổ chức các ngày hội thể thao và dã ngoại vào cuối tuần để phụ huynh có thể tham gia cùng con em.
Hội nghị giảng dạy tiếng Anh chuẩn quốc tế tại Hà Nội
22:01:29 10/11/2018
Hội nghị giảng dạy tiếng Anh VUS TESOL tổ chức ngày 9.11 có sự tham gia 1.000 người cùng các chuyên gia hàng đầu đến từ các tổ chức quốc tế uy tín.
Chuyện không bao giờ quên của thầy giáo khuyên học sinh vào tù
21:59:19 10/11/2018
Đó là câu chuyện của thầy giáo Trần Kiêm Ngẫu (49 tuổi), Tổng phụ trách Đội Trường tiểu học Hương Vân (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế), người đã khuyên học sinh định bỏ trốn nên chấp hành phán quyết của tòa án.
Trường ĐH Hoa Sen sẽ có hiệu trưởng mới
21:53:36 10/11/2018
Tập đoàn Nguyễn Hoàng đang tính toán phương án cho vị trí hiệu trưởng mới của Trường ĐH Hoa Sen. Ứng cử viên sáng giá nhất hiện nay là nguyên hiệu trưởng một trường ĐH công lập lớn ở TP.HCM.
Hiệu trưởng mất việc vì lấy cắp điện của trường để đào tiền ảo
21:51:10 10/11/2018
Hiệu trưởng của một trường trung học phổ thông ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) lén đưa 8 máy đào tiền ảo ethereum hoạt động trong trường khoảng một năm, buộc trường phải trả thêm 14.700 nhân dân tệ (gần 50 triệu đồng) tiền điện.
Nỗi ám ảnh học để thi ở các nền giáo dục châu Á
21:07:47 10/11/2018
Học sinh cuối cấp ở Hàn Quốc dành 16 tiếng mỗi ngày nhồi nhét kiến thức, học trò ở Trung Quốc phải truyền dịch để tăng khả năng tập trung.
Bạn đọc viết: Tặng con một ngày thứ 7 không sách vở
21:01:30 10/11/2018
Ngày thứ 7 không sách vở hiếm hoi, con được mẹ dẫn đi chơi, biết thêm bao điều mới lạ, con thật thà nói: “Thích quá mẹ ạ, hay là tuần nào mẹ cũng cho con đi chơi nhỉ?”.
Các ý tưởng hay vì giáo dục tranh tài 100 triệu đồng
20:59:37 10/11/2018
Các ý tưởng về bàn học cải tiến, đèn học thông minh, hệ thống xác định bằng cấp bằng blockchain, thiết bị dạy học cho người bị bệnh down…đã có phần thuyết minh và trả lời câu hỏi trước hội đồng chung khảo Tri thức trẻ vì giáo dục 2018 v...
Nhà tâm lý học tiết lộ vì sao cha mẹ chỉ nên mua cho trẻ đồ chơi vừa đủ, quần áo hạn chế
20:51:06 10/11/2018
5 món đồ chơi, 5 bộ quần áo các loại... đó là lời khuyên các nhà tâm lý đưa ra khi bố mẹ lựa chọn mua cho trẻ. Bởi lẽ, trao cho trẻ quá nhiều lựa chọn không hề mang lại hạnh phúc cho con như phụ huynh vẫn tưởng.
Học sinh tiểu học trồng rau bán lấy tiền giúp bạn
15:39:27 10/11/2018
Được thầy cô hướng dẫn trồng, chăm sóc rau, các học sinh tiểu học ở Quảng Ngãi vừa có trải nghiệm thực tế vừa gây quỹ giúp bạn khó khăn.
Thầy giáo tiếng Anh hướng dẫn cách sửa ngọng L/N
15:32:52 10/11/2018
Theo thầy Xuân Quang, khi phát âm từ "no", cánh mũi rung do hơi phát ra từ mũi; còn từ "low" hơi phát ra từ miệng, cánh mũi không rung.
Học tiếng Nhật: Tổng hợp kiến thức ngữ pháp bài 1 giáo trình Minna no Nihongo
15:28:14 10/11/2018
Với các bạn học tiếng Nhật chắc hẳn đã không còn xa lạ với bộ giáo trình Minna no Nihongo. Đây là bộ giáo trình cơ bản và được sử dụng phổ biến tại các trường học và trung tâm tiếng Nhật tại Việt Nam. Cùng tìm hiểu ngữ pháp bài 1 trong ...
Hiệu trưởng ở Hà Nội bị cảnh cáo vì lạm thu đầu năm
15:23:32 10/11/2018
Từ phản ánh của phụ huynh, UBND huyện Hoài Đức đã lập hội đồng xem xét 18 khoản thu đầu năm học của Trường Tiểu học Sơn Đồng.
Tiếng Anh trẻ em: Học về màu sắc qua slime ma quái
15:17:29 10/11/2018
Video bài học dưới đây không chỉ cung cấp từ vựng và cấu trúc tiếng Anh đơn giản về chủ đề màu sắc mà còn mang đến cho bé một trải nghiệm thú vị với các slime đầy sắc màu và bí quyết pha trộn thành công hũ slime huyền bí, chắc chắn sẽ k...
Cảnh báo tuyển sinh du học, lao động ở nước ngoài
11:12:08 10/11/2018
Sở GD-ĐT Đồng Tháp ra văn bản gửi các cơ sở giáo dục yêu cầu thủ trưởng các đơn vị không tự ý tiếp nhận và cho phép các đơn vị tư vấn, công ty môi giới về du học và hợp tác lao động ở nước ngoài như Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc... đến triển ...
Giáo viên giỏi chạy từ trường công sang tư: Trường công tìm cách xoay xở
11:08:45 10/11/2018
Với 'làn sóng' chuyển dịch nhân lực mạnh mẽ từ trường công sang tư như hiện nay do cơ chế trường tư thông thoáng, các trường công cũng đang tìm cách níu giữ người tài.
Scotland trở thành nơi đầu tiên đưa quyền LGBT vào chương trình giảng dạy
10:37:47 10/11/2018
Động thái của Scotland gửi thông điệp mạnh mẽ đến giới LGBT và lưỡng tính rằng họ được coi trọng ở đây.