Một khảo sát trên hàng trăm học sinh trung học phổ thông (THPT) gần đây của TS Trần Thành Nam (ĐH Giáo dục - ĐHQG Hà Nội) và nhóm tác giả cho thấy, có đến 63% học sinh cho biết rằng chắc chắn hành vi quấy rối tình dục đã xảy ra trong trường học, 91,5% cho rằng đã chứng kiến hoặc là mục tiêu của vấn nạn này.
Theo nhóm tác giả, cách đây 2 năm, nhóm tiến hành nghiên cứu trên hàng trăm học sinh thuộc các lớp khối 10 và 11 tại các Trường THPT ở TP Hà Nội, Nam Định. Ở mỗi trường, nhóm chuyên gia chọn khoảng 200 học sinh để trả lời các câu hỏi. Kết quả cho thấy, năng lực nhận diện của học sinh về hành vi quấy rối tình dục trường học còn nhiều thiếu sót.
Đánh giá chung, các em chỉ nhận diện được những hành vi quấy rối nghiêm trọng có liên quan đến động chạm cơ thể, có thể quan sát và đo đếm được. Còn trên các phương tiện truyền thông, có 93.5% học sinh chắc chắn đã chứng kiến, gây ra hoặc đã là mục tiêu của quấy rối tình dục trực tuyến.
Đặc biệt, hành vi quấy rối tình dục thường xảy ra ở sân trường bên ngoài giờ học, phòng thể dục, phòng chờ, hồ bơi... Đối tượng có hành vi quấy rối thường là một nhóm thành viên khác giới.
Hệ lụy của việc học sinh bị quấy rối tình dục cũng được chuyên gia chỉ ra như: Tăng tỷ lệ trầm cảm, lo âu, giảm lòng tự trọng, giảm thành tích học tập... Quấy rối tình dục học đường còn trở nên nghiêm trọng hơn vì nhiều học sinh không nhận thức được đó là hành vi quấy rối, không báo cáo hoặc không có hình thức ngăn chặn việc quấy rối tiếp diễn.
TS Trần Thành Nam cho biết, nghiên cứu về quấy rối tình dục học đường cho đến hiện tại còn rất mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, trước đó có khảo sát cho thấy có thể có đến 80% học sinh THPT từng trải qua ít nhất một hình thức quấy rối trong thời gian học ở trường.

Chọn sách giáo khoa: Lo cạnh tranh không lành mạnh
Hôm nay, 22/11, Bộ GD&ĐT chính thức công bố kết quả thẩm định sách giáo khoa (SGK) mới. Thông tin được đưa ra “nháp” trước đó là có 5 bộ SGK được hội đồng thẩm định thông qua sau khi đánh giá 2 vòng. Nhiều người lo ngại tình trạng cạnh tranh không lành mạnh sẽ xảy ra khi các địa phương lựa chọn SGK.

Quốc gia nào bằng phẳng nhất thế giới, nội các từng họp dưới biển?
Quốc gia này nhỏ nhất châu Á được tạo thành từ 1.192 đảo san hô nằm trải dài trên 90.000 km2 với 90% diện tích bề mặt là nước biển và được mệnh danh là thiên đường, địa điểm thu hút khách du lịch.

Tận thấy nơi cô giáo “kể khổ” với Chủ tịch tỉnh việc học dưới gầm cầu thang
Trong buổi gặp mặt nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) giữa Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế và cán bộ, giáo viên ngành mầm non, một cô giáo đã thẳng thắn bày tỏ mong muốn chính quyền tỉnh đầu tư cải thiện điều kiện trường lớp, do có nhiều trẻ mẫu giáo nơi cô giáo này giảng dạy phải học dưới gầm cầu thang, học lớp ghép lên đến 60 cháu, trẻ thường phải ăn cơm trưa ngoài sân… vì cơ sở vật chất thiếu thốn.

Khám phá Thái Lan - quốc gia có đội bóng xứng tầm với tuyển Việt Nam
Đội tuyển bóng đá quốc gia Thái Lan là đội tuyển cấp quốc gia của Thái Lan do Hiệp hội bóng đá Thái Lan (FAT) quản lý. Trong 7 lần dự cúp bóng đá châu Á thì thành tích cao nhất của đội là thứ hạng ba vòng chung kết năm 1972, kỳ đầu tiên Thái Lan là chủ nhà đăng cai. Đội đã 5 lần giành ngôi vương tại giải vô địch khu vực với lần gần nhất là vào năm 2016.

Vì sao 16 ứng viên giáo sư, phó giáo sư bị loại?
Trước những băn khoăn của nhóm nhà khoa học trẻ về xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) năm 2019, ngày 18/11, PGS.TS Trần Anh Tuấn, Chánh văn phòng Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước (GSNN) đã có cuộc trao đổi với báo chí.
Hà Linh