Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020

Đảo Lý Sơn còn vết tích bao nhiêu núi lửa có niên đại hàng chục triệu năm?

Việt Nam hiện có bao nhiêu huyện đảo?

1. Việt Nam hiện có bao nhiêu huyện đảo?

  • A. 6

  • B. 12

    Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo tài liệu cuộc thi Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam, cả nước hiện có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển, với 125 huyện ven biển. Trong đó, có 12 huyện đảo gồm: Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Cô Tô, Côn Đảo, Cồn Cỏ, Hoàng Sa, Kiên Hải, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc, Trường Sa, Vân Đồn. Theo trang tin Cảnh sát biển Việt Nam, căn cứ vị trí chiến lược và các điều kiện địa lý, kinh tế, dân cư, các đảo, quần đảo được chia thành nhiều nhóm. Hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng bởi có thể lập căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Một số đảo, quần đảo của nhóm này như Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Bạch Long Vĩ... Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội như: Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc. Các đảo ven bờ gần đất liền, có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là căn cứ để bảo vệ trật tự an ninh trên vùng biển và bờ biển, như nhiều đảo thuộc các huyện đảo Bạch Long, Phú Quý, Côn Đảo.

  • C. 16

Đảo nào lớn nhất Việt Nam?

2. Đảo nào lớn nhất Việt Nam?

  • A. Thổ Chu

  • B. Phú Quốc

    Câu trả lời đúng là đáp án B: Phú Quốc (Kiên Giang) là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, với diện tích 567 km² và chiều dài 49 km. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23 km² (theo thống kê số liệu đất năm 2005), xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore thập niên 1960 khi chưa san lấp lấn biển.[1] Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía tây, là huyện lỵ của huyện đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thành phố Hà Tiên 45 km. Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả huyện này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

  • C. Lý Sơn

Huyện đảo nào có mật độ dân số cao nhất?

3. Huyện đảo nào có mật độ dân số cao nhất?

  • A. Cồn Cỏ

  • B. Phú Quốc

  • C. Lý Sơn

    Câu trả lời đúng là đáp án C: Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi được tách ra từ huyện Bình Sơn vào năm 1993, hiện có ba xã An Vĩnh, An Hải và An Bình. Huyện đảo Lý Sơn chỉ rộng khoảng 10 km2, dân số khoảng 23.000, mật độ dân số hơn 2.000 người mỗi km2, cao gấp nhiều lần các huyện khác trong tỉnh Quảng Ngãi và cao nhất trong 12 huyện đảo của Việt Nam. Lý Sơn trước đây được gọi là cù lao Ré, theo cách lý giải của dân gian là "cù lao có nhiều cây ré", nằm về phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý. Địa hình Lý Sơn tương đối bằng phẳng, không có sông ngòi lớn (chỉ có một số suối nhỏ được hình thành vào mùa mưa) và có độ cao trung bình 20-30 m so với mực nước biển. Đảo có năm hòn núi dạng bát úp được hình thành do hoạt động của núi lửa, trong đó cao nhất là núi Thới Lới (169 m). Lý Sơn chịu tác động chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa trên vùng biển nhiệt đới nóng ẩm và có chế độ mưa trái mùa. Tỏi là cây trồng đặc trưng và chủ lực của huyện đảo Lý Sơn, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Nhiều người ví tỏi Lý Sơn là vua các loại tỏi.

Lễ “Khao lề thế lính” là một nghi lễ truyền thống của huyện đảo nào?

4. Lễ “Khao lề thế lính” là một nghi lễ truyền thống của huyện đảo nào?

  • A. Lý Sơn

    Câu trả lời đúng là đáp án A: Lễ khao lề thế lính là một lễ hội được nhân dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi duy trì hàng trăm năm nay. Thời gian đầu khi mới thành lập Đội Hoàng Sa, cứ hàng năm người của đảo Lý Sơn lại được tuyển mộ vào đội này làm binh, phu đi khai thác và bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa. Việc này gọi là "thế lính". Lễ khao lề thế lính là một lễ hội độc đáo với truyền thống uống nước nhớ nguồn nhằm ghi nhớ công ơn người xưa hay nhóm An Vĩnh thuộc hải đội Hoàng Sa đã ra đi tìm kiếm sản vật và cắm mốc biên giới hải phận mà không trở về. Lễ hội được tổ chức tại Âm Linh Tự (một di tích được xếp hạng quốc gia) vào các ngày 18, 19, 20 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn không chỉ của huyện mà còn của cả tỉnh Quảng Ngãi. Với hình thức tổ chức rất công phu nhiều công đoạn, song đặc biệt hơn cả là hình thức thả thuyền giấy ra biển ngụ ý mãi duy trì việc ra biển như trước và có lẽ vì thế mà lễ hội có tên là khao lề thế lính. Vào những ngày này, ngoài việc tổ chức người địa phương còn thực hiện đắp và dọn các ngôi mộ của các chiến sĩ hải đội Hoàng Sa (dân nơi đây gọi là Mộ gió). Lễ hội này không chỉ mang ý nghĩa phục vụ công tác nghiên cứu văn hóa cộng đồng cư dân ven biển Việt Nam, du lịch mà còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, truyền thống gìn giữ và bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của đất nước. Đề nghị mọi người cùng ủng hộ việc nghiên cứu, lập hồ sơ trình UNESCO công nhận Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, một lễ hội có lịch sử 400 năm là Di sản Văn hoá Phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó cũng là một cách để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

  • B. Côn Đảo

  • C. Cô Tô

Trước đây Lý Sơn được gọi là gì?

5. Trước đây Lý Sơn được gọi là gì?

  • A. Cù lao Ré

    Câu trả lời đúng là đáp án A: Lý Sơn là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam. Trước đây, Lý Sơn được gọi là Cù lao Ré, theo cách lý giải của dân gian là “cù lao có nhiều cây Ré”. Hòn đảo là vết tích còn lại của một núi lửa với 5 miệng, được hình thành cách đây khoảng 25-30 triệu năm. 5 ngọn núi là nguồn giữ các mạch nước ngầm chính cung cấp nguồn nước cho toàn bộ người dân trên đảo. Huyện Lý Sơn là huyện đảo được tách ra từ huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam năm 1992 và trở thành huyện đảo tiền tiêu từ khi đó. Nói về huyện đảo này, nhân dân địa phương có ca dao thủy trình: Trực nhìn ngó thấy Bàn Than Ba hòn lao Ré nằm ngang Sa Kỳ.

  • B. Cù lao An Hóa

  • C. Cù lao Minh

Đảo Lý Sơn được hình thành di sự kiến tạo địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa cách dây khoảng bao nhiêu triệu năm?

6. Đảo Lý Sơn được hình thành di sự kiến tạo địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa cách dây khoảng bao nhiêu triệu năm?

  • A. 20-25 triệu năm

  • B. 25-30 triệu năm

    Câu trả lời đúng là đáp án B: Huyện đảo nằm về phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý. Diện tích của huyện Lý Sơn là 10,39 km², dân số năm 2019 là 22.174 người, mật độ dân số đạt 2.134 người/km². Gồm 2 đảo: đảo Lớn (Lý Sơn, hoặc gọi Cù Lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) ở phía bắc đảo Lớn và hòn Mù Cu ở phía đông của đảo Lớn. Vào cuối kỷ Neogen (là một kỷ địa chất của đại Tân Sinh) đầu đệ tứ, cách ngày nay khoảng 25 - 30 triệu năm, đảo Lý Sơn được hình thành di sự kiến tạo địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa. Hiện nay trên đảo có 5 hòn núi đều là chứng tích của núi lửa đã phun trào. Sự phun trào và tắt đi của núi lửa đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo. Chúng còn trải trên bề mặt đảo ở phía nam một lớp đất bazan màu mỡ thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đồng thời còn tạo nên những rạng đá ngầm là điều kiện tốt cho các loài thủy tộc sinh sống.

  • C. 30-35 triệu năm

Huyện đảo Lý Sơn được mệnh danh là?

7. Huyện đảo Lý Sơn được mệnh danh là?

  • A. Vương quốc nhum

  • B. Vương quốc Huỳnh đế

  • C. Vương quốc tỏi

    Câu trả lời đúng là đáp án C: Huyện đảo được mệnh danh là "Vương quốc tỏi" vì sản phẩm tỏi có hương vị đặc biệt. Các hàm lượng chất có trong tỏi luôn cao hơn tỏi được trồng ở những nơi khác.

Lý Sơn có chương trình bảo tồn rùa biển?

8. Lý Sơn có chương trình bảo tồn rùa biển?

  • A. Sai

    Câu trả lời đúng là đáp án A: Vườn quốc gia Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là nơi sinh sản của loài rùa biển quý hiếm. Côn Đảo là nơi duy nhất ở Việt Nam rùa biển vẫn đến để làm tổ. Đây là địa phương có số lượng rùa lên đẻ trứng nhiều nhất với số lượng rùa biển lên bãi đẻ trứng chiếm trên 85% số rùa về đẻ ở vùng biển cả nước. Vườn quốc gia Côn Đảo là nơi đầu tiên của Việt Nam thực hiện thành công chương trình bảo tồn rùa biển và được sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là nơi thả rùa con về biển nhiều nhất. Trong thời kì sinh sản, rùa biển sẽ quay trở lại tại đúng bãi biển nơi chúng được sinh ra để đẻ trứng. Chính vì vậy, Vườn Quốc gia Côn Đảo rất coi trọng việc đảm bảo môi trường an toàn để bảo tồn các loài rùa biển trên khắp toàn cầu. Vườn Quốc gia Côn Đảo đã thực hiện chương trình di chuyển trứng rùa biển từ nơi làm tổ đến môi trường an toàn, ấp nở chúng và thả những cá thể rùa con về đại dương. Trong 5 năm vừa qua, cơ quan chức năng địa phương ở Côn Đảo đã giúp ấp nở trứng và thả hơn 150.000 cá thể rùa con về đại dương mỗi năm.

  • B. Đúng

Hòn đảo nào có lối đi giữa biển?

9. Hòn đảo nào có lối đi giữa biển?

  • A. Lý Sơn

  • B. Điệp Sơn

    Câu trả lời đúng là đáp án B: Quần đảo Điệp Sơn nằm ở Vạn Giã, Khánh Hòa, nổi tiếng với con đường cát dài hơn 700 m nằm dưới 0,5 m nước, nối liền hai hòn. Quần đảo Điệp Sơn đang là một trong những nơi thu hút khách du lịch nhất trong năm qua, không chỉ nhờ con đường độc đáo giữa biển mà còn vì biển nơi đây rất sạch đẹp, nét hoang sơ của thiên nhiên vẫn còn hiện hữu ở quần đảo chưa được khai thác du lịch nhiều này.

  • C. Côn Sơn

Việt Nam hiện có bao nhiêu huyện đảo?

1. Việt Nam hiện có bao nhiêu huyện đảo?

  • A. 6

  • B. 12

    Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo tài liệu cuộc thi Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam, cả nước hiện có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển, với 125 huyện ven biển. Trong đó, có 12 huyện đảo gồm: Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Cô Tô, Côn Đảo, Cồn Cỏ, Hoàng Sa, Kiên Hải, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc, Trường Sa, Vân Đồn. Theo trang tin Cảnh sát biển Việt Nam, căn cứ vị trí chiến lược và các điều kiện địa lý, kinh tế, dân cư, các đảo, quần đảo được chia thành nhiều nhóm. Hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng bởi có thể lập căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Một số đảo, quần đảo của nhóm này như Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Bạch Long Vĩ... Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội như: Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc. Các đảo ven bờ gần đất liền, có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là căn cứ để bảo vệ trật tự an ninh trên vùng biển và bờ biển, như nhiều đảo thuộc các huyện đảo Bạch Long, Phú Quý, Côn Đảo.

  • C. 16

Đảo nào lớn nhất Việt Nam?

2. Đảo nào lớn nhất Việt Nam?

  • A. Thổ Chu

  • B. Phú Quốc

    Câu trả lời đúng là đáp án B: Phú Quốc (Kiên Giang) là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, với diện tích 567 km² và chiều dài 49 km. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23 km² (theo thống kê số liệu đất năm 2005), xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore thập niên 1960 khi chưa san lấp lấn biển.[1] Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía tây, là huyện lỵ của huyện đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thành phố Hà Tiên 45 km. Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả huyện này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

  • C. Lý Sơn

Huyện đảo nào có mật độ dân số cao nhất?

3. Huyện đảo nào có mật độ dân số cao nhất?

  • A. Cồn Cỏ

  • B. Phú Quốc

  • C. Lý Sơn

    Câu trả lời đúng là đáp án C: Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi được tách ra từ huyện Bình Sơn vào năm 1993, hiện có ba xã An Vĩnh, An Hải và An Bình. Huyện đảo Lý Sơn chỉ rộng khoảng 10 km2, dân số khoảng 23.000, mật độ dân số hơn 2.000 người mỗi km2, cao gấp nhiều lần các huyện khác trong tỉnh Quảng Ngãi và cao nhất trong 12 huyện đảo của Việt Nam. Lý Sơn trước đây được gọi là cù lao Ré, theo cách lý giải của dân gian là "cù lao có nhiều cây ré", nằm về phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý. Địa hình Lý Sơn tương đối bằng phẳng, không có sông ngòi lớn (chỉ có một số suối nhỏ được hình thành vào mùa mưa) và có độ cao trung bình 20-30 m so với mực nước biển. Đảo có năm hòn núi dạng bát úp được hình thành do hoạt động của núi lửa, trong đó cao nhất là núi Thới Lới (169 m). Lý Sơn chịu tác động chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa trên vùng biển nhiệt đới nóng ẩm và có chế độ mưa trái mùa. Tỏi là cây trồng đặc trưng và chủ lực của huyện đảo Lý Sơn, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Nhiều người ví tỏi Lý Sơn là vua các loại tỏi.

Lễ “Khao lề thế lính” là một nghi lễ truyền thống của huyện đảo nào?

4. Lễ “Khao lề thế lính” là một nghi lễ truyền thống của huyện đảo nào?

  • A. Lý Sơn

    Câu trả lời đúng là đáp án A: Lễ khao lề thế lính là một lễ hội được nhân dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi duy trì hàng trăm năm nay. Thời gian đầu khi mới thành lập Đội Hoàng Sa, cứ hàng năm người của đảo Lý Sơn lại được tuyển mộ vào đội này làm binh, phu đi khai thác và bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa. Việc này gọi là "thế lính". Lễ khao lề thế lính là một lễ hội độc đáo với truyền thống uống nước nhớ nguồn nhằm ghi nhớ công ơn người xưa hay nhóm An Vĩnh thuộc hải đội Hoàng Sa đã ra đi tìm kiếm sản vật và cắm mốc biên giới hải phận mà không trở về. Lễ hội được tổ chức tại Âm Linh Tự (một di tích được xếp hạng quốc gia) vào các ngày 18, 19, 20 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn không chỉ của huyện mà còn của cả tỉnh Quảng Ngãi. Với hình thức tổ chức rất công phu nhiều công đoạn, song đặc biệt hơn cả là hình thức thả thuyền giấy ra biển ngụ ý mãi duy trì việc ra biển như trước và có lẽ vì thế mà lễ hội có tên là khao lề thế lính. Vào những ngày này, ngoài việc tổ chức người địa phương còn thực hiện đắp và dọn các ngôi mộ của các chiến sĩ hải đội Hoàng Sa (dân nơi đây gọi là Mộ gió). Lễ hội này không chỉ mang ý nghĩa phục vụ công tác nghiên cứu văn hóa cộng đồng cư dân ven biển Việt Nam, du lịch mà còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, truyền thống gìn giữ và bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của đất nước. Đề nghị mọi người cùng ủng hộ việc nghiên cứu, lập hồ sơ trình UNESCO công nhận Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, một lễ hội có lịch sử 400 năm là Di sản Văn hoá Phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó cũng là một cách để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

  • B. Côn Đảo

  • C. Cô Tô

Trước đây Lý Sơn được gọi là gì?

5. Trước đây Lý Sơn được gọi là gì?

  • A. Cù lao Ré

    Câu trả lời đúng là đáp án A: Lý Sơn là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam. Trước đây, Lý Sơn được gọi là Cù lao Ré, theo cách lý giải của dân gian là “cù lao có nhiều cây Ré”. Hòn đảo là vết tích còn lại của một núi lửa với 5 miệng, được hình thành cách đây khoảng 25-30 triệu năm. 5 ngọn núi là nguồn giữ các mạch nước ngầm chính cung cấp nguồn nước cho toàn bộ người dân trên đảo. Huyện Lý Sơn là huyện đảo được tách ra từ huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam năm 1992 và trở thành huyện đảo tiền tiêu từ khi đó. Nói về huyện đảo này, nhân dân địa phương có ca dao thủy trình: Trực nhìn ngó thấy Bàn Than Ba hòn lao Ré nằm ngang Sa Kỳ.

  • B. Cù lao An Hóa

  • C. Cù lao Minh

Đảo Lý Sơn được hình thành di sự kiến tạo địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa cách dây khoảng bao nhiêu triệu năm?

6. Đảo Lý Sơn được hình thành di sự kiến tạo địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa cách dây khoảng bao nhiêu triệu năm?

  • A. 20-25 triệu năm

  • B. 25-30 triệu năm

    Câu trả lời đúng là đáp án B: Huyện đảo nằm về phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý. Diện tích của huyện Lý Sơn là 10,39 km², dân số năm 2019 là 22.174 người, mật độ dân số đạt 2.134 người/km². Gồm 2 đảo: đảo Lớn (Lý Sơn, hoặc gọi Cù Lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) ở phía bắc đảo Lớn và hòn Mù Cu ở phía đông của đảo Lớn. Vào cuối kỷ Neogen (là một kỷ địa chất của đại Tân Sinh) đầu đệ tứ, cách ngày nay khoảng 25 - 30 triệu năm, đảo Lý Sơn được hình thành di sự kiến tạo địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa. Hiện nay trên đảo có 5 hòn núi đều là chứng tích của núi lửa đã phun trào. Sự phun trào và tắt đi của núi lửa đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo. Chúng còn trải trên bề mặt đảo ở phía nam một lớp đất bazan màu mỡ thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đồng thời còn tạo nên những rạng đá ngầm là điều kiện tốt cho các loài thủy tộc sinh sống.

  • C. 30-35 triệu năm

Huyện đảo Lý Sơn được mệnh danh là?

7. Huyện đảo Lý Sơn được mệnh danh là?

  • A. Vương quốc nhum

  • B. Vương quốc Huỳnh đế

  • C. Vương quốc tỏi

    Câu trả lời đúng là đáp án C: Huyện đảo được mệnh danh là "Vương quốc tỏi" vì sản phẩm tỏi có hương vị đặc biệt. Các hàm lượng chất có trong tỏi luôn cao hơn tỏi được trồng ở những nơi khác.

Lý Sơn có chương trình bảo tồn rùa biển?

8. Lý Sơn có chương trình bảo tồn rùa biển?

  • A. Sai

    Câu trả lời đúng là đáp án A: Vườn quốc gia Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là nơi sinh sản của loài rùa biển quý hiếm. Côn Đảo là nơi duy nhất ở Việt Nam rùa biển vẫn đến để làm tổ. Đây là địa phương có số lượng rùa lên đẻ trứng nhiều nhất với số lượng rùa biển lên bãi đẻ trứng chiếm trên 85% số rùa về đẻ ở vùng biển cả nước. Vườn quốc gia Côn Đảo là nơi đầu tiên của Việt Nam thực hiện thành công chương trình bảo tồn rùa biển và được sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là nơi thả rùa con về biển nhiều nhất. Trong thời kì sinh sản, rùa biển sẽ quay trở lại tại đúng bãi biển nơi chúng được sinh ra để đẻ trứng. Chính vì vậy, Vườn Quốc gia Côn Đảo rất coi trọng việc đảm bảo môi trường an toàn để bảo tồn các loài rùa biển trên khắp toàn cầu. Vườn Quốc gia Côn Đảo đã thực hiện chương trình di chuyển trứng rùa biển từ nơi làm tổ đến môi trường an toàn, ấp nở chúng và thả những cá thể rùa con về đại dương. Trong 5 năm vừa qua, cơ quan chức năng địa phương ở Côn Đảo đã giúp ấp nở trứng và thả hơn 150.000 cá thể rùa con về đại dương mỗi năm.

  • B. Đúng

Hòn đảo nào có lối đi giữa biển?

9. Hòn đảo nào có lối đi giữa biển?

  • A. Lý Sơn

  • B. Điệp Sơn

    Câu trả lời đúng là đáp án B: Quần đảo Điệp Sơn nằm ở Vạn Giã, Khánh Hòa, nổi tiếng với con đường cát dài hơn 700 m nằm dưới 0,5 m nước, nối liền hai hòn. Quần đảo Điệp Sơn đang là một trong những nơi thu hút khách du lịch nhất trong năm qua, không chỉ nhờ con đường độc đáo giữa biển mà còn vì biển nơi đây rất sạch đẹp, nét hoang sơ của thiên nhiên vẫn còn hiện hữu ở quần đảo chưa được khai thác du lịch nhiều này.

  • C. Côn Sơn

Ai ra ngõ 'gặp gái' vẫn đỗ Trạng nguyên?

Vốn có tư chất thông minh, ham học, được người cha nổi tiếng dạy dỗ, ông sớm bộc lộ tài thơ phú, lực học hơn hẳn các bạn cùng lứa tuổi, năm 7 tuổi đã nổi tiếng là Thần đồng. Vị trạng nguyên này là ai?

Related Posts: