Thực hiện như dự thảo xử phạt hành chính trong giáo dục, giáo viên sẽ tự buông xuôi vì còn phải giữ thế an toàn cho mình.
Gần 40 năm dạy học THCS, thầy giáo Trang Văn Lộc ở Ninh Thuận chia sẻ góc nhìn về dự thảo xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến.
Dư luận xôn xao dự thảo xử phạt hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tôi nghĩ dự thảo xuất phát từ hiện tượng phản giáo dục, xúc phạm nhân phẩm người học. Ví dụ cô giáo mắng chửi học viên theo ngôn ngữ “chợ búa” tại trung tâm dạy thêm Anh Ngữ, hay nhiều vụ bạo hành trẻ em ở cơ sở mầm non… Đó là phản ứng kịp thời nhằm ngăn chặn, răn đe, dẹp bỏ hiện tượng nói trên.
Nhưng nội dung dự thảo, điều 32 quy định: Phạt 10 đến 20 triệu đồng với hành vi xúc phạm, nhân phẩm danh dự người học; phạt 20 đến 30 triệu đồng với hành vi xâm phạm thân thể người học. Vô tình hay hữu ý, dự thảo “bắn” nhầm đối tượng. Người học, người dạy bao hàm cả thầy và trò trong hệ thống giáo dục. Phạt tiền, cảm giác giáo dục quá sòng phẳng, biến thành nghề dịch vụ, kinh doanh.
Sai luật thì phạt tiền, truyền thống tôn sư trọng đạo không còn, phá vỡ quan hệ thầy trò. Nghề giáo đơn thuần chỉ là nghề mưu sinh đúng nghĩa – bán chữ, không còn dạy chữ rèn người? Đó là sự tổn thương vị thế người thầy, mặc cảm đối với xã hội. Cứ thế sự nghiệp trồng người, gieo mầm tương lai… bao nhiêu mỹ từ dành cho nghề giáo trở nên vô nghĩa.
Một lớp học ở miền núi Quảng Ninh, nơi thầy và trò đều gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Minh Cương
Dự thảo nhầm đối tượng ở chỗ điều 32 “quét” luôn tất cả giáo giới, nhất là người trực tiếp giảng dạy bậc trung học. Người học ở bậc này là lứa tuổi mới lớn, tâm lý nổi loạn khẳng định mình gan lỳ… Nếu không uốn nắn, răn dạy để kiềm chế thì các em dễ trượt dài lỗi lầm: ngồi ghế nhà trường vi phạm nội quy trường lớp, vô kỷ luật sau này dễ sa vào phạm pháp. Bởi không ai quở trách, nhắc nhở chỉ ra sai phạm các em.
Thực hiện như dự thảo, người thực hiện “sứ mệnh giáo dục” sẽ tự buông xuôi vì còn phải giữ thế an toàn cho mình. Nghề mưu sinh mà! Đã là mưu sinh, kiếm tiền để sống mà bị phạt mỗi lần từ 10 đến 30 triệu đồng thì tiền đâu nộp phạt, nhất là giáo viên trẻ, lương ba cọc ba đồng. Dùng đồng tiền để phạt nhà giáo hay sai phạm nhà giáo được quy đổi, trả giá bằng tiền khác nào phạm đến danh dự, nhân phẩm nhà giáo.
Điều gây hoang mang nhất là tình huống diễn ra như thế nào, hành vi người thầy ra sao thì quy kết là xúc phạm nhân phẩm người học? Chả nhẽ một lời quở trách nghiêm khắc, quát tháo học sinh đùa giỡn, chọc phá bạn… trong giờ học lại là xúc phạm nhân cách? Nề nếp kỷ cương trường lớp sẽ trôi về đâu?
Tiếp đến là vấn đề ai đứng ra quyết định xử phạt, tiền phạt đó dùng để làm gì? Người bị phạt bất tuân, phản kháng, khiếu nại dẫn đến phải thành lập hội đồng xét xử…, gây mất thời gian, tổn phí công sức nhiều người, xao nhãng nhiệm vụ giảng dạy trong trường học. Hơn nữa, sai phạm nhà giáo từ lâu đã có luật công chức, viên chức, không cần thêm luật riêng xử phạt nhà giáo.
Với dự thảo này, người thầy có toàn tâm toàn ý đầu tư công tác giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục không hay càng thêm lo lắng tự hỏi: liệu mình có lỡ lời, lỡ tay phải chịu phạt sau mỗi buổi dạy? Dự thảo này nếu được thông qua sẽ khiến giáo viên chịu quá nhiều áp lực: các chỉ tiêu lên lớp, danh hiệu thi đua, viết sáng kiến hàng năm và cả rủi ro không lường trước…
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo, bắt đầu được lấy ý kiến từ ngày 28/9. Văn bản này sau khi được hoàn thiện, Thủ tướng ký quyết định thông qua sẽ thay thế Nghị định số 138 năm 2013.
Điều 32. Vi phạm quy định về xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm thân thể người học.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Trang Văn Lộc
Theo Vnexpress
Tin mới nhất

Năm yếu tố của một trường mầm non tốt
11:11:27 11/10/2018
Lớp học an toàn, cô giáo thường đặt câu hỏi mở để khuyến khích trẻ tư duy là những điều phụ huynh cần lưu ý khi tìm trường cho con.
Thạc sĩ Harvard: 'Học sinh Việt chưa nhiều cơ hội khám phá bản thân'
11:02:47 11/10/2018
Các em thông minh nhưng ít có dịp phát huy năng lực cá nhân, theo bà Đào Thu Hiền, thạc sĩ tốt nghiệp Harvard năm 2005, ngành Quản lý công.
Thầy giáo tự học IELTS 8.0 chia sẻ bí quyết đạt điểm cao
10:55:45 11/10/2018
Bên cạnh việc dành nhiều thời gian chia sẻ kiến thức IELTS miễn phí, thầy Ngọc Bách còn khuyên học viên luyện phát âm với công nghệ AI.
Học tiếng Nhật: 10 phút chinh phục Kanji qua bộ thủ chữ Điền
10:37:14 11/10/2018
Hãy cùng chinh phục chữ Kanji tiếng Nhật qua bộ thủ chữ Điền cùng Phương Liên sensei nhé.
PGS. TS Hồ Thanh Phong làm Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng
10:07:19 11/10/2018
UBND TPHCM vừa có quyết định công nhận PGS. TS Hồ Thanh Phong làm hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng theo nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đồng thời UBND TPHCM cũng có quyết định công nhận, công nhận bổ sung và thay thế thành viên HĐQT mới củ...
Trường ĐH phải sáp nhập để phát triển
10:02:38 11/10/2018
Sáng 10.10, ông Nguyễn Văn Bình, Bí thư T.Ư Đảng - Trưởng ban Kinh tế T.Ư, cùng đoàn công tác đã dự lễ khai khóa năm 2018 của ĐH Quốc gia (ĐHQG) TP.HCM.
Chọn thành viên hội đồng ngành GS, PGS: Cần ưu tiên tiêu chí khoa học
09:30:44 11/10/2018
Theo các nhà khoa học, để có được những thành viên hội đồng ngành làm việc công tâm, vì khoa học, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cần tạo cơ chế lựa chọn khách quan, đặt yêu cầu uy tín khoa học lên hàng đầu, tránh việc quyết định dựa trên tham mưu c...
Thả nổi đào tạo nhân lực công tác xã hội
09:26:22 11/10/2018
Có nhiều vấn đề nghịch lý về chất lượng đào tạo và sử dụng nhân lực ngành công tác xã hội ở các trường đại học hiện nay.
Lầy nhất thế giới chắc chắn là sinh viên Mỹ vì họ nghĩ ra hàng loạt truyền thống kỳ dị không tả nổi
09:14:53 11/10/2018
Là nơi có chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới nhưng Mỹ cũng xứng đáng nhận được danh hiệu nơi có những hoạt động kỳ cục nhất với những truyền thống siêu khó đỡ của sinh viên.
Trường THPT dạy piano, violin cho học sinh
08:43:15 11/10/2018
Một phòng học nhạc được trường THPT chuyên Ngoại ngữ xây dựng nhằm đáp ứng đổi mới sắp tới trong chương trình giáo dục phổ thông.
10 từ lóng tiếng Anh phổ biến ở London
08:39:22 11/10/2018
Nếu một người London nói "keep your hair on", anh ta muốn khuyên bạn giữ bình tĩnh.
Từ thi trượt đại học, nữ sinh vươn lên thành thủ khoa trường Công nghệ Giao thông vận tải
08:28:03 11/10/2018
Trong kỳ thi đại học năm 2012, Phạm Nhung đã thiếu chút may mắn để đậu vào ngôi trường mình mơ ước. Thất bại đầu đời khiến Nhung buồn bã và chán nản, nhưng rồi cô hiểu rằng nếu từ bỏ dễ dàng thì không đúng với tính cách của mình.
Giáo dục đại học Việt Nam: Bước “nhảy vọt” trong công bố quốc tế
06:15:25 11/10/2018
Chỉ tính riêng công bố quốc tế của 30 trường đại học hàng đầu Việt Nam, tính từ 2017 đến tháng 6/2018 đã đạt 10.515 bài, bằng cả giai đoạn 5 năm trước 2011-2015 công bố trên toàn quốc.
Chương trình học bổng toàn phần France Excellence chính thức mở đơn
06:12:27 11/10/2018
Trong Ngày hội giáo dục đại học Pháp “Bienvenue en France!” - lần thứ 5 diễn ra vào ngày 7/10, Campus France Vietnam - Đại sứ quán Pháp đã tổ chức “Hội thảo thông tin du học Pháp” giới thiệu các chương trình học bổng của Chính phủ nói c...
Sóc Trăng: Nam sinh lớp 12 sáng tạo giải pháp kiểm soát tốc độ lái xe bằng điện thoại thông minh
06:08:55 11/10/2018
Một nam sinh ở Sóc Trăng đã sáng tạo ra giải pháp "ứng dụng kiểm soát tốc độ lái xe bằng điện thoại thông minh" giúp người điều khiển phương tiện tránh được những rủi ro không đáng có trong quá trình tham gia giao thông.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Sách giáo khoa có bài tập là theo Nghị quyết của Quốc hội
06:02:00 11/10/2018
Giải trình tại phiên họp của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội ngày 9/10, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, sách giáo khoa có thiết kế bài tập để học sinh viết trực tiếp vào trong sách là… thực hiện Nghị quyết 40 ban hành năm 2000 c...
Thủ khoa tốt nghiệp sớm của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
05:52:33 11/10/2018
Tháng 12/2017, Nguyễn Thùy Dung đã tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong khi 6 tháng sau bạn bè cùng khóa mới ra trường.
Học sinh Việt Nam giành giải ba quốc tế cuộc thi viết thư UPU
20:42:54 10/10/2018
Vượt qua nhiều học sinh khắp thế giới, bức thư mượn hình ảnh ông già Noel của Nguyễn Thị Bạch Dương đoạt huy chương đồng.
5 năm phổ cập giáo dục MN: Mỗi bữa ăn của trẻ được tăng lên 5.000 đồng
16:55:40 10/10/2018
Sau 5 năm triển khai Nghị quyết 29 về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, giáo dục mầm non phát triển nhanh chóng cả về quy mô, số lượng và chất lượng. 2 thành công rõ nét nhất đó là chính sách hỗ trợ ăn trưa với trẻ em mẫu g...
UEH nằm trong top 15 trường ĐH có công bố quốc tế nhiều nhất tại Việt Nam
16:19:39 10/10/2018
Trường đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) nằm trong top 15 trường đại học (ĐH) công bố quốc tế uy tín nhiều nhất Việt Nam theo tổng hợp vừa công bố của Bộ Giáo dục Đào tạo (Bộ GD-ĐT).
Gặp gỡ 4 tổ chức giáo dục trung học hàng đầu Mỹ tại Ngày hội du học 2019
16:15:11 10/10/2018
Lúc 9 giờ sáng chủ nhật 21.10 tại 27 Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM), Du học Hợp Điểm phối hợp cùng 4 tổ chức giáo dục trung học (TH) Mỹ tổ chức buổi Tư vấn trực tiếp Trung học Mỹ 'Tỉ tê chuyện du học cho con'.
100% trường học sẽ phải có quy tắc về văn hóa ứng xử
16:11:39 10/10/2018
Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025” vừa được Thủ tướng ký phê duyệt, trong đó đặt ra yêu cầu giáo dục học sinh từ những việc như biết lễ phép hay văn hóa xếp hàng...
Đỗ đại học, nữ sinh nhiễm chất độc da cam chưa thể đến trường vì nhà nghèo
16:08:32 10/10/2018
Thi đỗ vào Đại học Tài chính - Ngân hàng nhưng nữ sinh nhiễm chất độc da cam Phạm Thị Hoài Thương (Quảng Ninh) vẫn chưa thể đến trường nhập học vì gia đình không đủ tiền đóng học phí.
Trưởng ban Kinh tế trung ương chia sẻ với sinh viên về khái niệm 'người giàu'
16:04:58 10/10/2018
Trong lễ khai khoá năm học mới, hơn 1.000 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM đã được chia sẻ câu chuyện đầy cảm hứng về khái niệm “người giàu”.
Ngành giáo dục chưa sâu sát tình trạng bạo lực học đường
15:59:37 10/10/2018
Trước những đóng góp tại hội thảo bàn về bạo lực học đường, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết sắp tới sẽ có văn bản hướng dẫn sâu sát hơn công tác thực hiện tại các đơn vị.
Ký túc xá nữ hạng sang ở đại học Hàn Quốc
15:38:07 10/10/2018
Ngoài chỗ ngủ, các nữ sinh có thể sinh hoạt thoải mái trong không gian chung và căn bếp hiện đại.
Điểm xét tuyển lớp 10 ở Hà Nội: Điểm môn Toán, Văn sẽ nhân đôi
15:27:22 10/10/2018
Theo kế hoạch công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020 của Hà Nội vừa được UBND thành phố phê duyệt, điểm xét tuyển sẽ gồm điểm thi môn Toán cộng điểm thi môn Ngữ văn và nhân đôi. Điểm thi môn Ngoại ngữ, cộng điểm thi môn t...
Tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Trường THPT công lập sẽ giảm khoảng 3.000 học sinh
15:23:57 10/10/2018
Theo kế hoạch chi tiết tuyển sinh lớp 10 THPT do UBND TP Nà Nội vừa phê duyệt, năm học 2018-2019, dự kiến toàn thành phố tuyển vào trường THPT khoảng 81.200 đến 83.200 học sinh (giảm từ 3.000-4.000 học sinh so với năm ngoái). Trong đó, ...
Bình Dương: Chưa kết luận được vụ học trò lớp 5 nuốt 9 viên bi sắt
15:20:14 10/10/2018
Sự việc em P.Q.L., nam sinh lớp 5, Trường tiểu học An Bình B (thị xã Dĩ An, Bình Dương) nuốt 9 viên bi sắt chưa có kết luận cuối cùng. Nhưng hiện tại nhà trường đã làm việc và trao đổi với các bên trên cơ sở tích cực.
Nếu bạn luôn khốn đốn để nhớ từ vựng Tiếng Anh, hãy áp dụng ngay phương pháp 90s cực hiệu quả này
14:57:03 10/10/2018
Một mẹo học Tiếng Anh vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ.
Hình ảnh thú vị về học sinh thế kỷ trước qua góc nhìn hoạ sĩ
13:51:28 10/10/2018
Khung cảnh tới trường và các tiết học được nhiều họa sĩ tái hiện qua từng nét vẽ, tạo nên bức tranh đáng yêu về trẻ em thế kỷ trước.
Băn khoăn chương trình ngoại khóa do Sở GD-ĐT chỉ định
11:29:47 10/10/2018
Nhiều lãnh đạo phòng giáo dục và các trường phản ứng với văn bản của Sở GD-ĐT TP.HCM về việc thực hiện chương trình tiết học ngoài nhà trường vì cho rằng Sở không nhất thiết phải triển khai các chương trình mang tính 'định hướng' như vậ...
Chất lượng giáo sư phụ thuộc vào hội đồng ngành
11:25:31 10/10/2018
Để việc xét ứng viên đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư của các hội đồng giáo sư nhiệm kỳ mới có chất lượng, vai trò của hội đồng ngành, liên ngành hết sức quan trọng.
Học tiếng Anh: 90% người Việt phát âm sai các từ này, bạn thì sao? (Phần 3)
11:20:30 10/10/2018
Tiếp tục thử thách phát âm ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng đến với những phụ âm khó trong tiếng Anh. Bạn đọc đúng bao nhiêu từ trong số các từ này? Hãy cùng thử nhé!
Giỏi nghề nhưng kém ngoại ngữ
11:12:12 10/10/2018
Học kiến thức, kỹ năng nghề thì rất tốt nhưng đến tiết học văn hóa, tiếng Anh là… sợ, đó là tình trạng chung của học sinh trường nghề, dẫn đến việc dạy và học ngoại ngữ tại các trường này vô cùng khó khăn.
Bị bạn đánh, nam sinh Mỹ kiện khu học chánh vì không bảo vệ
10:18:25 10/10/2018
Do từ chối mua thiết bị hút thuốc lá điện tử, Leo Lin bị các nam sinh hành hung và phải nhập viện.
Vợ chồng cựu binh Australia sửa trường cho trẻ em Hội An
10:11:59 10/10/2018
Thấy ngôi trường bỏ hoang trong khi trẻ không có chỗ học, vợ chồng cựu binh người Australia bỏ tiền sửa chữa, mua sắm đồ dùng học tập.
Nữ sinh Sóc Trăng sáng tạo robot an ninh
09:34:32 10/10/2018
Một nữ sinh THPT ở tỉnh Sóc Trăng đã sáng tạo ra giải pháp "robot an ninh" rất độc đáo giúp ngăn chặn và phòng ngừa các mối nguy hiểm gây tổn hại đến sức khỏe và tính mạng của con người như các nguy cơ cháy nổ do điện, xì khí bình gas...
Cựu du học sinh chia sẻ “bí kíp” kiếm tiền, tiêu tiền ở châu Âu
09:14:16 10/10/2018
Trong “Ngày hội Giáo dục châu Âu” diễn ra tại Hà Nội mới đây, sinh viên Việt Nam đã có cơ hội lắng nghe những câu chuyện làm thêm nhiều việc, từ dọn vệ sinh, rửa bát cho tới bán hàng, gia sư, hướng dẫn viên, phiên dịch viên, thực tập tạ...
Thi 2019: Trường ĐH Hà Nội sẽ có hệ thống bài thi riêng, xét tuyển riêng nếu…
09:08:38 10/10/2018
Trao đổi với báo chí, PGS.TS Nguyễn Văn Trào, Hiệu trưởng trường ĐH Hà Nội cho biết, ủng hộ quan điểm đổi mới cách ra đề thi THPT của Bộ GD&ĐT trong năm 2019, về cơ bản trường vẫn sử dụng kết quả thi này nhưng trường cũng sẽ có bài thi ...
Gặp cô gái "4 năm, 2 lần thủ khoa" của ĐH Hà Nội
08:56:30 10/10/2018
Phương Anh là nữ thủ khoa đầu ra xuất sắc của của trường ĐH Hà Nội năm 2018 với số điểm học tập toàn khóa đạt 9,01/10. Bên cạnh đó cô cũng chính là thủ khoa đầu vào của trường. Ngay khi vừa tốt nghiệp, Phương Anh đã được giữ lại trường ...
Kết quả đổi mới giáo dục đã được quốc tế ghi nhận
21:48:07 09/10/2018
Kết quả đổi mới giáo dục đã được các nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Ngân hàng Thế giới đã khẳng định 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thự...